Tác giả: Nguyễn Văn Tùng
Ngày cập nhật: 24/06/2024
Trên thực tế, Director general hay Tổng giám đốc có quyền hạn rất lớn trong doanh nghiệp, các chức năng của họ chỉ đứng sau vị chủ tịch. Nói một cách dễ hiểu, Director là người chỉ đạo, kiểm soát tất cả bộ máy trong tổ chức, những ai có nguyện vọng gì đều phải được thông qua từ phía Director general. Người mang chức vụ này thường hoạt động trong các tổ chức cộng đồng, cơ quan chính phủ. Ở doanh nghiệp tư nhân, một Director general cũng có thể được hiểu là Tổng giám đốc, người điều phối mọi hoạt động kinh doanh trong công ty.
Một Director general có rất nhiều chức năng, bao gồm việc ban hành các quyết định liên quan tới chính sách, điều lệ về hoạt động của toàn bộ hệ thống công ty; xây dựng hệ thống quản lý, kết nối phòng ban với nhau và duy trì mối quan hệ hợp tác với các tập đoàn khác. Tất cả các chức năng này đều hướng tới mục đích lớn nhất: thúc đẩy sự mở rộng và bền vững của doanh nghiệp.
Xem thêm: Hiểu rõ hơn về lương tổng giám đốc tại đây!
Với sứ mệnh quan trọng như vậy, một Director general phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong nhiệm kỳ làm việc. Theo dõi bản mô tả công việc Director general ngay sau đây để hiểu rõ những nhiệm vụ của họ nhé!
Nhiệm vụ cơ bản nhất của Director general - người điều hành chính trong công ty là xây dựng các chiến lược phát triển sản xuất theo định hướng doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích, mục đích cao nhất của công ty đệ trình lên cấp cao hơn phê duyệt.
Bởi vậy, khi xây dựng chiến lược, một người lãnh đạo giỏi cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố khác nhau: sự tác động từ yếu tố ngoại cảnh vào hoạt động doanh nghiệp cùng với yếu tố bên trong - thực trạng của công ty để đưa ra chiến lược phù hợp nhất. Ngoài ra, Director general trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cần chịu trách nhiệm ban hành các chính sách, xây dựng cơ cấu nhân sự và quy định quyền hạn của từng thành viên sao cho phù hợp với sách lược họ đưa ra.
Để làm tốt điều này, một Director general phải là người “chí công vô tư”, có khả năng làm việc độc lập, không thể dựa vào quan điểm chủ quan của bất cứ ai hoặc nghe theo lời nói ngon ngọt của cấp dưới. Họ nên giữ “một cái đầu lạnh” để đưa ra những chính sách sáng suốt.
Một vị thuyền trưởng điều khiển một đoàn tàu lớn không nhất thiết phải là người quyền năng nhất nhưng nên có những thuyền viên thực sự ưu tú. Để làm được điều này, nhất thiết người lãnh đạo phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự giỏi. Một Director general luôn cần điều này trong quá trình làm việc của mình.
Một tập đoàn thường bao gồm nhiều cấp quản lý khác nhau phân chia theo đơn vị chức năng, có thể là: phòng kinh doanh, kế hoạch, tài vụ, quảng cáo, nhân sự,... Tất cả đều có sự giám sát chặt chẽ từ người trưởng phòng. Trưởng phòng sau đó sẽ báo cáo lại hoạt động cho Director general để họ nắm được tình hình chung nhất về từng phòng ban. Bởi tính chất này, để đảm bảo một hệ thống minh bạch cần phải có chiến lược xây dựng quản lý tốt.
Ngay từ đầu General director trong quá trình tuyển dụng cần phải để đội ngũ của mình hiểu rõ mục đích phát triển của công ty, những tâm tư nguyện vọng gửi gắm họ; họ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển phòng ban của các nhân sự tùy theo năng lực của họ trong quá trình làm việc; tiến hành chấn chỉnh đội ngũ nhân viên trừ những người không trực thuộc sự quản lý của mình. Ngoài ra, Director general nên thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của nhân viên để đảm bảo những người cấp dưới hiểu rõ vị trí công việc của mình, kỷ luật tốt.
Phát triển kế hoạch quản lý nguồn nhân lực khoa học trên thực tế sẽ giúp doanh nghiệp có một sự minh bạch trong phong thái làm việc và giúp Director general làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng sự mong đợi từ cấp trên.
Trên thế giới sẽ chẳng có công ty nào hoạt động hoàn toàn độc lập mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai. Để đứng vững, họ cần phải liên kết với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác nhau và may mắn hơn là có sự hậu thuẫn từ nhiều cơ quan quản lý cấp cao hơn trong bộ máy chính phủ. Một Director general giỏi là người có thể dùng kỹ năng giao thiệp tốt để giữ chân các đối tác trong mối quan hệ làm ăn của mình.
Trong những buổi gặp gỡ khách hàng, doanh nghiệp hay người trong cơ quan nhà nước, Director general cần chủ động nắm bắt nguyện vọng của những nhân tố này để có sự đối đãi thật tốt, ngược lại đảm bảo công ty của mình cũng có lợi trong mối quan hệ ấy. Họ nên là người kết nối doanh nghiệp với các tổ chức khác. Một công ty có đứng vững trên thị trường cạnh tranh hay không và được người khác đánh giá thế nào phụ thuộc rất nhiều vào một Director general quyền năng.
Cha ông ta từ xưa đã có câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu ca dao về sự đoàn kết này chẳng cần nhìn đâu xa mà hãy áp dụng vào trong bộ máy của một doanh nghiệp.
Như đã nói, quản lý nhân sự thành công là chiếc chìa khóa vạn năng giúp một doanh nghiệp đứng vững trong thị trường cạnh tranh. Sẽ chẳng có công ty nào chấp nhận để Tổng giám đốc đứng mũi chịu sào trước mọi biến động còn cấp dưới thì “sống chết mặc anh” cả. Thái độ của người đứng đầu sẽ tác động đến biểu hiện bên ngoài của nhân viên trong công ty. Đây cũng có thể coi là “đắc nhân tâm” - một nghệ thuật dùng người của những nhà quản lý tài ba.
Hãy giúp nhân viên hiểu rõ tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình, cho họ thấy bạn cần họ như thế nào và họ cần phải làm gì để làm tốt vai trò của mình. Việc đưa ra các chính sách chiêu mộ nhân tài, bảo hiểm sức khỏe hoặc có sự quan tâm tới người nhà của nhân viên cũng là một ý kiến hay để xây dựng hệ thống đoàn kết.
Không chỉ đảm bảo mối quan hệ của mình với nhân viên, một Director general còn cần hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nhân viên trong cùng một phòng ban và giữa những vị trí khác nhau. Trong cơ quan làm việc sẽ không thể nào tránh hết những đố kỵ, áp lực và cuộc xung đột không đáng có. Nhất là khi mọi người đều hoạt động vì một cái chung nhưng ai cũng đều có lý lẽ, tâm tư riêng.
Khi những vị trưởng phòng hoặc quản lý cấp cao không thể giải quyết, Director general sẽ chủ động làm điều này. Lúc này, Director general nên có những buổi trò chuyện riêng để hiểu lý lẽ của từng bên, tổ chức một buổi họp mặt chung tháo gỡ các thắc mắc và đưa ra phương án giải quyết. Ngoài ra, người lãnh đạo nên đề xuất tổ chức các buổi tiệc, du lịch để thắt chặt quan hệ của nhân viên với nhau.
Nếu Director general là người quản lý và xây dựng hệ thống quản lý chung nhất trong công ty thì những nhân viên cấp cao đứng đầu từng phòng ban đóng vai trò là tai mắt của họ trong công ty. Tuy nhiên, đôi khi Tổng giám đốc phải tự mình làm điều này để có cái nhìn sâu sắc hơn với doanh nghiệp của mình. Cùng với việc xây dựng hệ thống quản lý, Director general nên tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động của doanh nghiệp định kỳ, đến từng phòng ban nghe báo cáo của nhân viên. Hoặc chính họ cũng có thể đột xuất đến từng phòng để theo dõi tiến độ làm việc của từng người.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Social Corporate Responsibility) là một thuật ngữ hiện đã trở nên phổ biến trong xã hội và được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn để phát triển. Nói một cách đơn giản, một doanh nghiệp không chỉ nên quan tâm đến sự phát triển của mình mà còn phải cho cộng đồng thấy sự “hòa nhập” của bản thân ra sao đối với mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Khi cho xã hội thấy những gì bản thân đóng góp, doanh nghiệp sẽ xây dựng được vị thế vững mạnh trong mắt công chúng và thu hút sự quan tâm, tin tưởng của nhiều đối tác khác. Ta có thể lấy ví dụ như: Vinamilk mở ra “quỹ sữa học đường” hỗ trợ trẻ em nghèo đến trường, ủng hộ gần 40 tỷ trong mùa dịch Covid cho các bác sĩ tuyến đầu và những địa phương khác nhau; hoặc một số thương hiệu trà sữa, thời trang nổi tiếng cũng thay đổi khâu vận hành để thân thiện hơn với môi trường,...
Như vậy, một Director general là người phải có khả năng phát hiện ra sự liên kết của mình với các nhóm công chúng có mấu chốt ở đâu để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp tại vấn đề đó. Đồng thời, cập nhật các vấn đề nóng hổi của xã hội để kịp thời xử lý. Những chiến lược cụ thể này cần trình báo lên cấp cao hơn, sau khi phê duyệt cần xây dựng một đội ngũ để thực hiện ngay lập tức.
Tùy vào mục đích phát triển và định hướng của từng doanh nghiệp, một Director general trên thực tế có rất nhiều quyền hành và nhiệm vụ đối với vị trí của mình.
Là người đứng đầu công ty, họ được quyền phê duyệt các mục tiêu mà phòng ban đưa ra, được nêu ý kiến của mình đối với mọi vấn đề của công ty và nếu không đồng tình với bất cứ đề mục nào, Tổng giám đốc có quyền bảo cấp dưới xem xét để sửa lại. Ngoài ra, Director general cũng có quyền phê duyệt các báo cáo, mục tiêu của giám đốc chức năng.
Director general cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và hội đồng quản trị, chủ tịch cùng cổ đông. Chính vì vậy, trong các buổi họp thường niên, Tổng giám đốc cần trình bày báo cáo cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.
Bởi Director general - Tổng giám đốc là người đứng trên tất cả trong bộ máy quản lý nên cũng không quá khi nói rằng, họ là người có quyền năng thâu tóm toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng chịu sự giám sát của cấp cao hơn là hội đồng quản trị, đặc biệt là chủ tịch hội đồng quản trị. Mặc dù vậy, Director general có đa dạng nhiệm vụ và quyền hành hơn bởi có sự liên kết trực tiếp với doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị thường thực hiện nhiệm vụ của mình gián tiếp và đôi khi không có mặt tại cơ quan trong lúc cần thiết như Director general.
Bởi vậy, Director general cần thể hiện ra mình là người có trách nhiệm đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Không nên lạm dụng quyền hành, “một tay che trời” làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty.
Chắc chắn, khi đứng ở vị trí độc tôn, được duy trì quyền hành lớn đến vậy, một Director general có thể đạt được rất nhiều lợi thế khác nhau ai cũng muốn. Không chỉ nhận được sự tín nhiệm, nể trọng từ phía nhân viên, Director general cũng được hưởng một mức lương đáng mơ ước 9 (có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/tháng tùy vào cơ cấu doanh nghiệp), có nhiều cơ hội thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp hoặc đi luân chuyển tại những cơ sở tốt hơn trong doanh nghiệp.
Ngay cả khi không còn làm tại công ty nào đó, trong quá trình tìm việc, một cựu Director general cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những người mới. Bởi dù ít hay nhiều, họ cũng đã có những kinh nghiệm nhất định trong quá trình làm việc, đáng lưu ý nhất là khả năng xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự.
Để trở thành một Director general, ứng tuyển viên cần đáp ứng các tiêu chí về học vấn và phẩm chất sau đây:
- Ứng tuyển viên tối thiểu phải có bằng cử nhân đại học hoặc cao hơn, những người có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) là một lợi thế lớn cho công việc.
- Các công ty sẽ đưa ra yêu cầu kinh nghiệm khác nhau đối với Director general của mình, tuy nhiên, nhìn chung người đó cần phải có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình và 5 năm ở vị trí quản lý tương đương.
- Có các chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL, TOEIC,..) là một lợi thế, đặc biệt là Tiếng Anh.
- Nhiều doanh nghiệp sẽ yêu cầu người ứng tuyển làm bài kiểm tra về cả lý thuyết lẫn thực hành trước khi đi vào các công việc cụ thể để kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề, đàm phán,...của họ.
Trở thành một người lãnh đạo giỏi đâu phải ngày một, ngày hai mà thành, nhất là vị trí rất cao như Director general. Thành quả này đòi hỏi bạn phải có sự cố gắng, phấn đấu rất lâu trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Không còn có cách nào khác, muốn ăn trái ngọt, muốn chinh phục vị trí này cần không ngừng cố gắng.
Như vậy, để trở thành một Director general giỏi, ứng cử viên phải chuẩn bị rất nhiều và đảm bảo đủ khả năng đáp ứng công việc này. Bản mô tả công việc Director general cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ trong quá trình tìm việc làm. Nếu còn có những thắc mắc liên quan đến vị trí này, vui lòng liên hệ với timviec365.vn để liên hệ và nhận được sự hướng dẫn đầy đủ nhất từ phía các nhà tuyển dụng.
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc