Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cây hương thảo là gì và một số thông tin thú vị về cây hương thảo

Tác giả: Trương Văn Trắc

Ngày cập nhật: 27/08/2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Tạo CV online

1. Trả lời cây hương thảo là gì?

Theo như ghi chép từ cuốn bách khoa toàn thư, cây hương thảo sẽ được gọi với cái tên chính thức là Rosmarinus Officinalis. Tuy nhiên, loài cây này sẽ thường được các nhà khoa học gọi với cái tên là Rosemary hay có tên tiếng việt là cây hương thảo, cây Mê điệt hương.

Cây hương thảo là một giống cây thực vật có hoa nằm trong họ nhà hoa môi. Chúng bắt đầu được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753. Loài cây này được tìm thấy từ vùng biển Địa Trung Hải.

Cây hương thảo có khả năng phát triển tốt ở những khu vực ấm áp với độ ẩm trung bình. Khi đạt điều kiện thuận lợi, cây có thể phát triển thành một cây bụi cao vài mét. Ở Việt Nam, loại cây này thường được trồng nhiều trong các tỉnh miền Trung hoặc miền Nam.

Cây hương thảo thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn phù hợp với hầu hết các món thịt hay gia cầm, thịt bò. Một trong các món ăn tiêu biểu là món bít tết. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng với mục đích làm thuốc chữa bệnh cho cơ thể.

Trả lời cây hương thảo là gì
Trả lời cây hương thảo là gì?

2. Cây hương thảo có các đặc điểm thực vật nào?

2.1. Rễ của hương thảo

Hương thảo được biết đến là một loài cây có rễ chùm giống như cây hoa giấy, nhưng rễ hương thảo sẽ mọc nhiều hơn và có chiều dài tương đối ngắn. Phần rễ của loài cây này thường được  mọc ra từ hạt hoặc thân của cây. Vì vậy, quá trình nhân giống và trồng loài cây này tương đối dễ dàng.

2.2. Phần thân của hương thảo

Về phần thân, hương thảo là một dạng cây thuộc thân gỗ, phân nhiều nhánh. Chiều cao trung bình của cây hương thảo sẽ từ 1 đến 2m, thường tạo thành bụi. Không giống với rất nhiều loài cây khác, thân của hương thảo sẽ tỏa ra một mùi hương dịu nhẹ, làm tạo nên cảm giác khoan khoái dễ chịu đối với người dùng.

2.3. Hình dạng của lá và hoa

Lá của cây hương thảo có hình dạng dài và hẹp. Chún không có cuống, phía trên mép hoàn toàn có thể gập xuống. Loại lá này có màu xanh sẫm, nhẵn, mọc nhiều và nằm dày trên các cành cây. Về cơ bản, chúng là một trong những thành phần có nhiều giá trị nhất đối với loài hương thảo.

Còn về phần hoa, bộ phận này sẽ có màu lam nhẹ ngả sang tím với chiều dài rơi vào khoảng 1cm. Trong quá trình nở, hoa sẽ được xếp đều ở các vòng lá. Trung bình, một nhánh cây hương thảo sẽ có từ 2 - 10 vòng xếp của hoa. Loài hoa này có mùi thơm khá nồng, đậm và cuốn hút đối với bất kỳ ai.

Xem thêm: Khám phá loại cây đa dụng với hương thơm đặc trưng - Thyme là cây gì

Hoa của cây hương thảo có màu tím
Màu hoa của cây hương thảo

2.4. Tinh dầu đặc trưng của cây hương thảo

Cây hương thảo có chứa một loại tinh dầu đặc trưng, dễ bay hơi là tanin, saponosid axit, choline, acid rosmarinic và 2 heterosid là romaside và romarinoside hay các loại axit hữu cơ. Nhìn hình dạng bên ngoài, tinh dầu của hương thảo là một loại chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, về sau sẽ sẫm dần và cứng lại. Chúng có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỉ lệ nào.

Loại tinh dầu này sẽ thường chiếm 0,5% ở cây khô, 1,4 - 2% ở hoa, 1 - 2% ở lá. Tinh dầu hương thảo sẽ có mùi thơm hơn khi có sự kết hợp giữa mùi cây long não nhẹ dịu với mùi của cây thông.

Tính dầu đặc trưng của cây hương thảo
Tính dầu đặc trưng của cây hương thảo

3. Cây hương thảo có những công dụng tuyệt vời nào?

3.1. Có công dụng chống oxy hóa

Cây hương thảo có chứa một lượng lớn các hợp chất polyphenol như axit rosmarinic và axit carnosic. Đây là những hoạt chất có công dụng chính trong việc chống oxy hóa hay kháng viêm.

Đặc biệt là chất axit rosmarinic, do cả khả năng chống oxy hóa nên loại chất này thường được dùng như một loại chất bảo quản tự nhiên, làm gia tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, các hợp chất của cây hương thảo còn có tác dụng kháng khuẩn hay chống nhiễm trùng.

3.2. Giúp tăng khả năng ghi nhớ và sự tập trung của não bộ

Việc sử dụng sản phẩm từ cây hương thảo hay tinh dầu đã được chứng minh có tác dụng giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng, làm tăng khả năng tập trung và sự trí nhớ. Theo một nghiên cứu gần đây đã được thực hiện đối với sinh viên, việc sử dụng ngẫu nhiên 500mg hương thảo hoặc giả dược 2 lần mỗi ngày liên tục trong một tháng. Sau khi sử dụng hương thảo, nhóm sinh viên này đã ghi nhận rằng mức độ lo lắng giảm đáng kể, cùng với việc cải thiện khả năng ghi nhớ và chất lượng giấc ngủ.

Hương thảo giúp tăng cường khả năng học tập
Hương thảo giúp tăng cường khả năng học tập

3.3. Hương thảo giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Ở một số nước châu Âu, cây hương thảo còn được chiết xuất để điều trị triệu chứng khó tiêu. Đồng thời, loài cây này còn có tác dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự cân bằng của các vi khuẩn đường ruột với tính năng kháng viêm.

3.4. Bảo vệ hệ thần kinh trung ương của con người

Theo như một nghiên cứu đến từ ống nghiệm và động vật, các hợp chất trong cây hương thảo có công dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc bảo vệ hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn sự lão hóa của tế bào não. Đặc biệt, loài cây cũng có công dụng lớn trong việc phòng ngừa triệu chứng đột quỵ, giúp bảo vệ và phục hồi trước các tình trạng có thể dẫn đến tổn thương của não bộ.

4. Cần chú ý những gì khi sử dụng cây hương thảo?

Như đây đề cập ở trên, cây hương thảo mang tới rất nhiều công dụng đặc biệt hữu ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng lá của cây hương thảo với liều thấp. Mặc dù được xếp vào trường hợp hiếm nhưng việc dùng lá cây hương thảo với liều lượng lớn có thể gây nên một số tình trạng không mong muốn như hôn mê, nôn mửa, phù phổi, co thắt,…

Bên cạnh đó, cây hương thảo còn có thể tương tác mạnh với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp cao,… Do đó, trong quá trình làm gia vị của các món ăn, người dùng cần đặc biệt lưu ý để kiểm tra xem bản thân có đang sử dụng một số loại thuốc này hay không.

Đối với trẻ nhỏ, việc thường xuyên sử dụng cây hương thảo có thể tạo ra tình trạng hưng phấn ngắn hạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Còn với những người phụ nữ đang mang thai hay mắc bệnh động kinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước sử dụng loại cây này trong bữa ăn hàng ngày.

Cần chú ý những gì khi sử dụng cây hương thảo
Cần chú ý những gì khi sử dụng cây hương thảo?

5. Ý nghĩa của cây hương thảo trong văn hóa và tinh thần

Cây hương thảo có mùi hương thơm đặc trưng và tạo cảm giác dễ chịu, an thần. Nên, ở một số vùng quê địa phương, người ta quan niệm là loài cây này có thể xua đuổi tà ma và mang điềm lành đến cho gia đình.

Mùi hương của cây hương thảo thường có vị nồng và lan tỏa khắp phòng. Điều này sẽ khiến không khí trong phòng trở nên dễ chịu, an thần và tạo nên cảm giác sạch sẽ, thoải mái hơn. Cũng bởi đặc điểm này mà cây hương thảo cũng có ý nghĩa về sự may mắn và bình an trong văn hóa.

Về mặt phong thủy, cây hương thảo còn được dùng để kết nối giữa âm và dương. Theo một số tài liệu, một số dân tộc ở châu Âu thường sử dụng các sản phẩm từ giống cây này hay được đốt lên để làm nghi lễ cúng thần linh. Cũng theo ghi chép này, việc đeo đồ vật từ cây hương thảo sẽ có công dụng chính trong việc xua đuổi và loại trừ tà ma.

Ý nghĩa của cây hương thảo trong văn hóa
Ý nghĩa của cây hương thảo trong văn hóa và tinh thần

Như vậy, cây hương thảo không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người mà chúng còn có được dùng như một sản phẩm của văn hóa, mang lại tác dụng tích cực về mặt tinh thần. Hy vọng, bài viết của timviec365 đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây hương thảo là gì và một số công dụng hữu hiệu giống cây này.

Khám phá bí quyết sức khỏe với cây thạch đen - cây thạch đen là gì

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý