Tác giả: Hồng Nguyễn
Ngày cập nhật: 06/08/2024
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường được tổ chức theo Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát hành lần đầu tiên vào năm 1996. Sự ra đời của nó có ý nghĩa trở thành định hướng giúp doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề liên quan tới môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. ISO 14001 là khung chuẩn có khả năng áp dụng với mọi tổ chức/đơn vị, không có sự phân biệt về quy mô lớn nhỏ.
Để có thể sử dụng ISO 14001 một cách hiệu quả, đánh giá viên sẽ đưa ra các checklist câu hỏi đánh giá nội bộ cho các nhân viên trong từng vị trí, phòng ban ở công ty.
Các phiên bản của ISO 14001:
Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ban hành năm 1996), hiện tại đã có 3 phiên bản được ra đời lần lượt là: ISO 14001:1996, 14001:2024, 14001:2024.
Sau những công đoạn chỉnh sửa và cập nhật, hiện tại phiên bản mới nhất là ISO 14001:2024
Với phiên bản mới này, ISO 14001:2024 sẽ là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp có thể tối ưu những rủi ro trong việc quản lý, qua đó góp phần cải thiện hiệu suất lao động - đảm bảo hiệu suất môi trường. Từ những vai trò mà ISO 14001:2024 đem lại, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc tạo lòng tin của khách hàng và các bên đối tác liên quan.
Một đơn vị, tổ chức cần phải tiến hành những cuộc đánh giá nội bộ nhằm cung cấp và năm bắt thêm thông tin về hệ thống quản lý môi trường. Yêu cầu của các cuộc đánh giá nội bộ là phải đáp ứng và phù hợp với hệ thống quản lý môi trường trong đơn vị mà mình đang triển khai. Đòi hỏi tổ chức xây dựng phải tiến hành đo lường, theo dõi và đánh giá chính xác kết quả đạt được. Toàn bộ quá trình yêu cầu cần được thực hiện và duy trì theo đúng tiến độ công việc.
Như vậy, các đơn vị tổ chức cần phải xác định được:
- Đối tượng muốn theo dõi và đánh giá
- Lập ra được phương pháp theo dõi để đảm bảo kết quả theo dõi có giá trị
- Thời gian thực hiện đánh giá
- Kết quả sau khi theo dõi sẽ được phân tích vào thời điểm nào
Mục đích cốt lõi của việc áp dụng checklist đánh giá nội bộ ISO 14001 là giúp nâng cao hiệu quả trong công việc, đồng thời đây cũng là cách giúp doanh nghiệp chứng minh sự tuân thủ nghiêm túc quy định của chính phủ về vấn đề môi trường. Một khi phía doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ thì sẽ được xem xét miễn giảm các cuộc đánh giá, điều tra, từ đó làm giảm nguy cơ chịu phạt vì những vi phạm liên quan đến vấn đề môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Như đã nói ở trên, checklist đánh giá nội bộ ISO 14001:2024 được dùng trong các chương trình đánh giá nội bộ gồm các hoạt động theo trình tự như sau: theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá. Các đơn vị, tổ chức được quyền thiết lập, triển khai và duy trì nhiều hơn một chương trình đánh giá nội bộ. Quá trình thiết lập chương trình chương trình đánh giá nội bộ rất quan trọng, vì vậy yêu cầu tổ chức cần phải:
- Xác định rõ những chuẩn mực và phạm vi đánh giá
- Lựa chọn chuyên gia đánh giá có trình độ và khả năng cao
- Đảm bảo trung thực về kết quả đánh giá và cần phải báo cáo tới phía lãnh đạo
Nghiệp vụ đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 14001:2024 cần lưu trữ thông tin dưới dạng văn bản để chứng minh kết quả theo dõi, đo lường và phân tích.
Quá trình đánh giá cần thực hiện dựa trên tinh thần khách quan, độc lập để đảm bảo tính chính xác cho công việc. Thông qua checklist đánh giá nội bộ, phía lãnh đạo công ty, tổ chức sẽ xem xét, nhìn nhận ra vấn đề. tìm được điểm yếu điểm mạnh, từ đó mới đề xuất được những khắc phục và thực hiện các biện pháp cải tiến phù hợp hệ thống quản lý môi trường. Bởi thế sự trung thực trong việc quy trình đánh giá là yếu tố cần thiết.
Hơn hết, checklist đánh giá cũng được xem là một trong những cách truyền thông nội bộ hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp củng cố tầm nhìn cho nhân viên và tăng giá trị văn hóa cho công ty.
Tùy vào ngành nghề, quy mô của công ty, đơn vị mà sẽ có những cách xây dựng checklist đánh giá nội bộ ISO 14001:2024 theo những cách khác nhau.
Checklist trong một tổ chức cũng sẽ gồm nhiều bảng câu hỏi khác nhau để phù hợp với từng bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp đối với hệ thống quản lý môi trường. Ví dụ sẽ có checklist dành cho phòng kế toán, checklist của bộ phận marketing, của phòng kinh doanh, phòng nhân sự,...
- Lên lịch trình đánh giá
- Lên kế hoạch đánh giá quy trình
- Thực hiện đánh giá
- Báo cáo đánh giá
- Theo dõi các vấn đề và đề xuất những phương án phù hợp
Checklist đánh giá nội bộ ISO 14001:2024 không phải là khái niệm khó hình dung, hiểu đơn giản thì đây là bảng câu hỏi dùng để đánh giá nội bộ hoặc cung cấp danh sách về những thông tin, câu hỏi mà đánh giá viên sẽ đặt ra cho các nhân viên trong tổ chức đang vận hành hệ thống quản lý môi trường.
Rất khó để tìm kiếm được một mẫu checklist câu hỏi đánh giá nội bộ có khả năng áp dụng chung cho tất cả các tổ chức và phòng ban được. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý cho phòng ban sản xuất:
- Anh/chị đã hoạch định việc sản xuất cũng như quy trình nhập nguyên vật liệu đầu vào như thế nào?
- Anh/ chị có thực hiện các quy trình theo thủ tục và biểu mẫu hay không?
- Anh/ chị có thể cho xem hồ sơ gần nhất về quá trình sản xuất và nhập nguyên vật liệu đầu vào?
- Anh/ chị có những cách kiểm soát trang thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất như nào?
- Anh/ chị sẽ xử lý như thế nào đối với sản phẩm bị lỗi hoặc sản phẩm không thể xuất xưởng?
- Anh/ chị có hạn chế việc thải ra môi trường trong quá trình sản xuất không? Nếu có hãy kể về phương pháp mà anh/ chị đã áp dụng.
Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tổng quan những thông tin về ISO 14001:2024 và checklist câu hỏi đánh giá nội bộ. Hy vọng độc giả sẽ nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích. Nhớ theo dõi trang để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất nhé.
Checklist là gì
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc