Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Ngày cập nhật: 21/08/2024
Trong hoạt động vận hành của các doanh nghiệp, chi phí biên là một trong những khái niệm được các nhà quản lý về tài chính, kế toán quan tâm hàng đầu. Vậy cụ thể thì chi phí biên là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì chi phí biên là khái niệm được sử dụng dùng để chỉ những chi phí biểu thị phần chi phí tăng thêm trong hoạt động sản xuất khi thực hiện sản xuất thêm một đơn vị về sản lượng cho đầu ra. Nhìn vào chi phí biên, các nhà quản lý sẽ thấy được mức chi phí tổn thất mà doanh nghiệp, tổ chức phải bỏ ra để đổi lại những giá trị như việc có thêm được một đơn vị sản lượng cho đầu ra.
Đây là yếu tố được sử dụng để chỉ phần chi phí tăng thêm được tính toán tương ứng với một sản phẩm đầu ra được thêm vào danh sách sản xuất so với những gì đã dự tính ban đầu. Nó chính là chi phí thể hiện sự biến đổi nhất định so với dự tính ban đầu trong tổng số chi phí sản xuất khi mà doanh nghiệp giảm đi hoặc tăng thêm một sản phẩm.
Một ví dụ để người đọc dễ hình dung hơn về loại chi phí này đó là: Ví dụ trong một doanh nghiệp sản xuất 200 sản phẩm với tổng chi phí là 200 triệu đồng. Nhu cầu của thị trường tăng nên doanh nghiệp sản xuất bổ sung thêm 100 sản phẩm nữa với tổng chi phí tăng lên là 95 triệu. Lúc này, chi phí biên sẽ được tính toán bằng việc lấy thay đổi về chi phí sản xuất chia cho thay đổi về số lượng. Cụ thể là lấy 95 chia cho 100 thì chi phí biên cho trường hợp này đó là 950.000 cho một sản phẩm được sản xuất thêm.
Nhìn chung thì đây là một loại chi phí mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần tính toán để có thể thực hiện trôi chảy công việc quản lý liên quan. Vậy cụ thể những đặc điểm cùng những vai trò của chi phí biên là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, chi phí biên được coi là một hàm số dùng để nói về sản lượng, chính vì thế mà chi phí biên sẽ mang đặc điểm phụ thuộc vào mức sản lượng. Như vậy có nghĩa là khi doanh nghiệp sản xuất với điểm sản lượng khác nhau thì chi phí biên cũng phụ thuộc vào đó mà thay đổi.
Khi thể hiện và vẽ ra để trình bày về đại thể thì chi phí biên mang đặc điểm của một đường cong hình chữ U. Với những điểm thể hiện với sản lượng xuất phát thấp, khi sản lượng tăng thì chi phí biên sẽ có chiều hướng đi xuống. Khi đạt đến một mức sản lượng nào đó thì thông thường chi phí biên sẽ có xu hướng đi ngược lại và tăng lên khi sản lượng tiếp tục tăng.
Điều này được giải thích là bởi xuất phát từ nguyên nhân khi một sản lượng được sản xuất có xuất phát thấp, lúc này sự dư thừa về công suất cũng như năng lực của một số yếu tố cố định đã khiến cho việc dù sản xuất thêm một đơn vị sản lượng cũng không tăng lên về chi phí so với mức chi phí ban đầu cho mỗi một đơn vị sản phẩm.
Ngược lại khi đã đạt đến một mức sản lượng phát sinh định mức khiến cho những lợi thế dư thừa kể trên đã khai thác triệt để thì lúc này, chi phí biên sẽ tăng lên do quy mô sản lượng lớn và cần đến sự xuất hiện của những chi phí mới phát sinh. Nhìn chung thì những đặc điểm về xu hướng diễn biến của chi phí biên được so sánh tương đồng với những đường khác như tổng chi phí hoặc chi phí bình quân. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét, nhìn nhận và đưa ra những đánh giá liên quan để đoán được hướng đi từ đường này suy ra đường kia.
Tiếp đến là vai trò của chi phí biến là gì? Trên thực tế, việc đưa ra những phân tích cho chi phí biên sẽ là công việc mang ý nghĩa rất quan trọng cho một doanh nghiệp. Quá tình phân tích này sẽ đem lại cho doanh nghiệp về lợi ích có thể đưa ra được những phương hướng giúp tối ưu hóa mức sản xuất để tạo ra những lợi ích về tối đa hóa lợi nhuận.
Nếu chi phí biên sau khi tính toán thấp hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng sản phẩm để thu được lợi nhuận bổ sung. Ngược lại, nếu tình trạng doanh thu nhận được từ sản phẩm sản xuất thêm ít hơn hoặc bằng với chi phí biên kéo dài thì lúc này doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh lại mức sản lượng và tính toán đến những phương án quản lý chi phí sản xuất bởi sẽ rất dễ rơi vào trường hợp lỗ trong lúc này.
Nhờ có chi phí biên mà doanh nghiệp nhận biết được số tổn phí mà mình cần bỏ ra khi sản xuất một đơn vị sản phẩm. Từ những con số này mà doanh nghiệp có thể đưa ra những đường lối, phương hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai hiệu quả.
Có thể thấy rằng, nếu một doanh nghiệp muốn nhận được những kết quả kinh doanh cùng lợi nhuận gia tăng thì việc kiểm soát chi phí biên sao cho nó đi xuống sẽ là điều cần thiết. Vậy các thức để giảm chi phí biên là gì?
Để giảm chi phí biên trong hoạt động sản xuất thì điều đầu tiên các doanh nghiệp cần thực hiện đó chính là tìm ra giải pháp quản trị tốt mức chi phí. Điều chỉnh, cân nhắc và cắt bỏ những chi phí không cần thiết. Tập trung đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất cũng như chú trọng việc đầu tư đào tạo nhân lực để từ đó những yếu tố về năng suất lao động cùng giá trị gia tăng của sản phẩm được tăng lên. Xây dựng và hình thành những tư duy về việc thay đổi để thích ứng với chiều hướng phát triển của doanh nghiệp để không bị “bỡ ngỡ” trong trường hợp quy mô của doanh nghiệp tăng lên.
Áp dụng đánh giá, cải tiến những chính sách quản lý dựa trên quy mô sản xuất một cách hợp lý nhất. Sử dụng những giải pháp về phần mềm quản lý tài chính kế toán ứng dụng công nghệ số nhằm tính toán chi phí chính xác, hiệu quả. Một trong những sản phẩm mà bạn có thể tham khảo đó là phần mềm Quản lý tài chính kế toán 365 được cung cấp miễn phí và vô cùng tiện ích. Chắc chắn với giá trị đem lại, cái tên này sẽ giúp bạn đạt được những hiệu quả nhất định, mang đến sự hài lòng, tin tưởng khi quyết định lựa chọn và sử dụng.
Chia sẻ vừa rồi cũng đã khép lại bài viết của chúng tôi về câu hỏi chi phí biên là gì. Với những giá trị thông tin đem lại, mong rằng bạn đọc đã có được những đáp án rõ ràng cho thắc mắc của mình. Đừng quên quay lại ghé thăm chúng tôi để chờ đón những bài viết hữu ích và chất lượng khác nhé!
Nguồn lực tài chính là gì? Phân loại và cấu trúc của yếu tố này
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc