Tác giả: Lưu Thu Trang
Ngày cập nhật: 24/08/2024
“Cơ cấu” là những cấu trúc bên trong một sự vật hay vấn đề nào đó, nó biểu thị tỷ lệ hoặc những mối liên hệ tương quan giữa các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. “Nợ” là khoản vay chưa trả và phải trả mà người đi vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ với người cho vay. Từ đó ta có thể hiểu “cơ cấu lại nợ” là sự thay đổi lại cấu trúc, các yếu tố, các thành phần hoặc quá trình hoạt động, tính chất của khoản nợ, khiến nó khác đi với ban đầu theo hướng có lợi cho đôi bên.
Hay nói cách khác, cơ cấu lại nợ là việc bên đi vay và bên cho vay sẽ thỏa thuận với nhau để tìm ra giải pháp thay đổi tính chất và các thỏa thuận về khoản nợ ban đầu, đưa nó về một hình thức khác hay một phương pháp thanh toán khác.
Quá trình cơ cấu lại nợ có thể là giảm lãi suất của các khoản vay hoặc kéo dài thời gian trả nợ. Cơ cấu lại nợ cũng có thể là hoán đổi số nợ lấy vốn chủ sở hữu, khi đó chủ nợ sẵn sàng hủy bỏ một phần nợ nhất định để lấy vốn chủ sở hữu tương ứng trong doanh nghiệp. Còn đối với một quốc gia đang tìm cách cơ cấu lại nợ thì có thể chuyển đổi từ tư nhân sang tổ chức khu vực công cộng.
Cơ cấu lại nợ thường là giải pháp mà các công ty đang gặp khó khăn về tài chính hay các vấn đề thanh khoản nghĩ đến. Trong trường hợp tài chính eo hẹp, mà các hóa đơn vẫn chưa thể thanh toán được, các doanh nghiệp thường rơi vào trường hợp vỡ nợ hoặc thậm chí là phá sản. Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn có thể có cơ hội thay chuyển tình thế bằng cách đàm phán với các chủ nợ, thuyết phục họ cơ cấu lại nợ, thay đổi một vài điều khoản trong hợp đồng để doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán. Như vậy, các khoản vay vẫn không hoàn toàn mất đi, các chủ nợ không mất mát gì, các con nợ cũng có thêm thời gian, điều kiện để xoay chuyển tình thế và tiếp tục trả nợ theo thỏa thuận mới.
Các doanh nghiệp có thể được cơ cấu lại nợ bằng cách tham gia đàm phán trực tiếp với chủ nợ để định hình lại các điều khoản. Cơ cấu lại nợ đôi khi không xuất phát từ phía doanh nghiệp mà lại xuất phát từ chính chủ nợ khi họ thấy doanh nghiệp không có khả năng thực hiện việc thanh toán khoản nợ theo đúng lịch trình đặt ra trước đó. Để đảm bảo vẫn lấy lại được khoản cho vay kèm theo lãi suất mong đợi, các chủ nợ sẽ sẵn sàng thực hiện một vài phương pháp cơ cấu lại nợ để giảm áp lực cho con nợ. Các phương pháp phổ biến nhất là giảm lãi suất, gia hạn thêm thời gian, hoán đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu, trả nợ ở mức chiết khấu như bỏ qua các khoản lãi hoặc gốc, xóa một phần nợ,...
Cơ cấu lại nợ hay tái cơ cấu nợ thường sẽ là biện pháp được ưu tiên trên hết trong những trường hợp khó khăn về tài chính, đôi khi đây là con đường duy nhất nếu không muốn phá sản. Phá sản về cơ bản là một công ty đang gặp khó khăn về tài chính có thê trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ thông qua việc tạm dừng hoạt động và tạm dừng các hiệu lực hợp đồng liên quan đến pháp luật. Sau khi tuyên bố phá sản, doanh nghiệp sẽ được đề cập làm việc với chủ nợ để thống nhất phương án trả nợ khác. Nếu công ty không thể thực hiện các điều khoản của kế hoạch trả nợ, công ty sẽ phải tự bán tài sản để trả nợ. Trong nhiều trường hợp, tổng tài sản thanh lý được cũng không đủ để trả nợ, doanh nghiệp không làm ăn được nên không càng không có tiền trả nợ. Tình cảnh này bất lợi đến cả đôi bên. Do đó, cơ cấu lại nợ chính là biện pháp hợp lý và tối ưu nhất.
Cơ cấu lại nợ nên là phản ứng chủ động từ người đi vay khi nhận thấy tình hình tài chính bất ổn và mình không có đủ khả năng thực hiện các điều khoản thanh toán đã định sẵn trong hợp đồng. Tốt nhất, nếu bạn là người vay nợ và đang gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản nợ thì hãy trực tiếp liên hệ với chủ nợ để giải thích về tình hình tài chính cá nhân hay doanh nghiệp đang gặp phải. Liên hệ trước với chủ nợ có lẽ sẽ tốt hơn với khoản vay tín dụng của bạn thay vì cứ để khoản nợ quá hạn mà không có động thái gì dẫn đến các chi phí phát sinh theo hợp đồng gia tăng.
Người cho vay thường không có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn, họ hoàn toàn có thể tuân theo các điều khoản đã thống nhất ban đầu. Nếu bạn không thể thanh toán hóa đơn, bạn có thể bị tính phí trả chậm, các khoản thanh toán trễ có thể bị báo cáo lên văn phòng tín dụng, tài khoản của bạn sẽ bị thu hồi hoặc bị kiện để đòi nợ. Do đó, việc cần làm là bạn nên liên hệ trước để tạo sự chủ động tìm biện pháp khắc phục, thể hiện thái độ chân thành và đưa ra những phương án giải quyết mới có lợi cho cả 2 bên. Những điều này có thể khiến chủ nợ tin tưởng hơn và có đánh giá tích cực hơn về bạn cũng như doanh nghiệp của bạn.
Nếu chủ nợ đồng ý giúp đỡ, hãy cân nhắc các lựa chọn của bạn. Người cho vay có thể sẽ chọn cách hỗ trợ khó khăn tạm thời hoặc cơ cấu lại khoản vay. Nếu có đề xuất tái cơ cấu nợ, nó có thể có nhiều hình thức hoặc họ sẽ đưa ra nhiều phương án khác nhau để bạn lựa chọn chẳng hạn như lãi suất hoặc thời gian thanh toán. Hãy xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn những phương án phù hợp.
Bạn có thể thương lượng các điều khoản trong hợp đồng trước khi chấp nhận đề nghị cơ cấu lại nợ. Ví dụ như bạn có thể cố gắng để thương lượng số tiền thanh toán thấp hơn hoặc miễn lãi suất tích lũy.
Khi bạn đã đồng ý với các điều khoản mới, bạn cần phải chấp nhận và ký vào thỏa thuận. Sau đó, bạn có nghĩa vụ phải tuân theo các điều khoản trong hợp đồng mới này và thực hiện tiếp tục quá trình trả nợ.
Các cá nhân bị mất khả năng thanh toán có thể cố gắng thương lượng lại các điều khoản với chủ nợ và cơ quan thuế. Các cá nhân có thể tự mình thương lượng hoặc nhờ sự trợ giúp của một công ty xóa nợ có uy tín
Các doanh nghiệp có một số công cụ để tái cấu trúc các khoản nợ của họ.
Một là hoán đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu: Điều này xảy ra khi chủ nợ sẵn sàng đổi lấy một phần hoặc tất cả khoản nợ chưa thanh toán để lấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giao dịch hoán đổi thường là một sự lựa chọn ưu tiên khi khoản nợ chưa thanh toán mà tài sản của công ty cũng đáng kể, sự trao đổi này sẽ có lợi cho cả đôi bên trong khi việc đẩy doanh nghiệp vào đường cùng sẽ phản tác dụng. Các chủ nợ thường sẽ lựa chọn việc nắm quyền công ty đang gặp khó khăn nếu cần thiết.
Một công ty đang tìm cách cơ cấu lại khoản nợ của mình cũng có thể đàm phán với các chủ nợ về việc sẽ cắt giảm một khoản lãi chưa thanh toán hoặc một phần số dư sẽ không được hoàn trả.
Một công ty phát hành trái phiếu cũng có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp không thể thanh toán nợ. Trái phiếu có thể được nhà phát hành mua lại trong thời gian lãi suất giảm. Điều này cho phép công ty phát hành cơ cấu lai nợ trong tương lai vì khoản nợ hiện tại có thể được thay thế bằng khoản nợ mới trong tương lai với lãi suất thấp hơn.
Các quốc gia phải đối mặt với khoản nợ của mình trong suốt lịch sử. Trong thời điểm hiện tại, một số quốc gia đã lựa chọn việc cơ cấu lại với các trái chủ. Điều này có nghĩa là chuyển nợ từ khu vực tư nhân sang tổ chức khu vực công có khả năng xử lý tốt hơn các tác động của việc vỡ nợ của một quốc gia.
Những chủ nợ từ quốc gia khác đôi khi cũng phải thực hiện việc cắt giảm phần trăm lãi suất mà họ đang nợ. Thời gian đáo hạn của trái phiếu cũng có thể được kéo dài để giúp các công ty chính phủ có thời gian đảm bảo nguồn vốn mà họ cần để thanh toán cho các chủ nợ. Tuy nhiên, kiểu tái cơ cấu này lại thường không được giám sát quốc tế và cũng có nhiều rủi ro xảy ra.
Bạn đã biết cơ cấu lại nợ là gì chưa? Cơ cấu lại nợ thực sự là một biện pháp không ngoan trong trường hợp gặp khó khăn với việc thanh toán nợ. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc một phần vào tình hình tài chính tổng thể và các hình thức tái cơ cấu mà chủ nợ đưa ra. Ngoài cơ cấu lại nợ, bạn cũng có thể xem xét một vài phương án khác như hợp nhất nợ, quản lý nợ hoặc hoãn thanh toán.
Hướng dẫn cách phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chuẩn nhất
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc