Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

CRM ERP là gì? Những điểm giống và khác nhau giữa chúng?

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Ngày cập nhật: 09/08/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

CRM, ERP đều là những giải pháp giúp hỗ trợ Doanh nghiệp vô cùng phổ biến hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn phân vân và không phân biệt được sự khác nhau giữa CRM và ERP là gì? Những ưu, nhược điểm của chúng như thế nào. Dĩ nhiên, trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một bài viết về vấn đề đó. CRM ERP là gì? Và sự giống, khác nhau giữa chúng nhé!

1. CRM ERP là gì? Những điểm chung của chúng?

1.1. CRM ERP là gì? 

CRM có tên tiếng Anh là Customer Relationship  Management,  có thể được hiểu là phần mềm chuyên về quản trị và chăm sóc khách hàng, phần mềm này chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ các công việc bán hàng để tạo ra mối gắn kết giữa các Doanh nghiệp và người dùng. Từ đó, thúc đẩy Doanh thu cho Doanh nghiệp. 

CRM ERP là gì, những điểm chung của chúng?
CRM ERP là gì, những điểm chung của chúng?

ERP có tên tiếng Anh Enterprise Resource Planning, chính là phần mềm chuyên về quản trị hoạt động của Doanh nghiệp, tập đoàn này bao gồm nhiều phân hệ khác nhau nhau như: Kế toán, bán hàng, sản xuất, nhân sự, kinh doanh,..ERP tập trung nhiều vào việc liên kết và kết nối giữa các phòng ban với nhau, tổng công ty đến chi nhánh để các nhà quản lý có thể có cái nhìn tổng quát về hoạt động của một Doanh nghiệp.

1.2. Điểm chung của ERP và CRM

Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm về ERP là rộng hơn so với CRM bởi vì CRM chỉ chuyên trách nhiệm vụ quản trị và chăm sóc khách hàng, còn ERP thì mang tính gắn kết nhiều phòng ban, thực hiện nhiều hoạt động hơn liên quan đến nhiều bộ phận trong công ty. Vậy liệu rằng chúng có điểm gì thực sự giống nhau?

Dựa vào định nghĩa và phần mở bài phía trên ta cũng phần nào thấy được CRM nằm trong ERP, tuy nhiên cả hai đều có điểm chung về chức năng, đó chính là:

Điểm chung của ERP và CRM
Điểm chung của ERP và CRM

- CRM và ERP đều tích hợp các Module quản lý bán hàng: Toàn bộ các quy trình bán hàng đều sẽ được tự động hóa với ERP và CRM. Bạn hoàn toàn có thể thiết lập nhắc nhở và gọi điện chăm sóc khách hàng, quản lý những thông tin dữ liệu của người dùng ngay trên một phần mềm duy nhất hay như xem lại các lịch sử giao dịch đối với một khách hàng bất kỳ.

- Bên cạnh đó, quy trình Market của ERP và CRM cúng được tự động hóa một cách tối ưu. Với hai nền tảng chủ yếu chính là SMS Marketing và Email Marketing, thêm vào đó là tính năng mới được tích hợp thêm Social. Cả ERP và CRM đều là những công cụ hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho hoạt động Marketing và giúp cho Doanh nghiệp có thể tiếp cận tới khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng hơn.

2. Những điểm khác nhau của ERP CRM là gì?

Phần khác nhau của ERP và CRM là vô cùng khác biệt. Chính vì vậy mà chúng tôi sẽ nêu ở phần riêng để các bạn có cái nhìn thật sự rõ nét và bên cạnh đó phân tích những ưu, nhược điểm của hai hệ thống này để đưa ra những lựa chọn phù hợp nếu bạn đang cân nhắc sử dụng một trong hai hệ thống này.

Những điểm khác nhau của ERP CRM là gì
Những điểm khác nhau của ERP CRM là gì

2.1. Nhiệm vụ của ERP CRM là gì?

- Đối với ERP: ERP giúp cho bạn giảm thiểu các chi phí quản lý thông qua việc loại bỏ các công việc, các thao tác thừa trong quá trình hoạt động của một Doanh nghiệp, đó chính là những thao tác thừa trong quá trình hoạt động của các phòng ban.

- Đối với CRM: CRM giúp đẩy mạnh doanh thu về phía Doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng khoa học nhất.

2.2. Đối tượng quản lý của ERP CRM?

- Đối với ERP: 

Phần mềm này chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các phòng ban khác nhau trong bộ máy của một Doanh nghiệp có thể kể đến như:

+ Sản xuất: Quản lý toàn bộ từ khâu nhập nguyên liệu ra vào, sản xuất cho tới khi bán ra ngoài thị trường;

Đối tượng quản lý của ERP CRM
Đối tượng quản lý của ERP CRM

+ Nhân sự: Quản lý về số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng của Doanh nghiệp,..;

+ Bộ phận Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về việc quản lý dòng tiền và thực hiện theo quy định của pháp luật và thông tư;

+ Dự án: Lên kế hoạch cho một dự án đầu tư cụ thể từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân lực cho dự án, đầu ra dự án, cho đến sản xuất như thế nào,..

- Đối với CRM: 

Tập trung vào việc quản lý các thông tin của khách hàng tiềm năng, từ đó chăm sóc khách hàng thông qua việc thúc đẩy các hoạt động bán hàng. Và cuối cùng là đo lường các đánh giá hiệu quả quá trình kết nối giữa các Doanh nghiệp với khách hàng của mình.

2.3. Thời gian và khả năng tương thích của ERP và CRM

- Đối với ERP: 

+ Quy mô của ERP là lớn hơn rất nhiều so với CRM;

+ Do có liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau nên thời gian tích hợp kéo dài hơn và đòi hỏi nhiều công sức hơn để có thể kết nối dữ liệu giữa các phòng ban với nhau;

- Đối với CRM:

Thời gian và khả năng tương thích của ERP và CRM
Thời gian và khả năng tương thích của ERP và CRM

+ CRM là phần mềm quản lý khách hàng, đúng như tên gọi của nó thì CRM chỉ tập trung vào hoạt động quản lý khách hàng nên có quy mô nhỏ hơn ERP khá nhiều.

+ Vì quy mô nhỏ hơn ERP nên khả năng tương thích và thời gian chuyển đổi giữa các phần mềm theo đó cũng sẽ ngắn hơn.

2.4. Quy mô của Doanh nghiệp khi sử dụng ERP và CRM

- Đối với ERP: ERP được ứng dụng rất lớn ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các tổng công ty với số lượng phòng ban nhiều và phức tạp.

- Đối với CRM: Phần mềm này được sử dụng trong nhiều các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ những đặc điểm gọn nhẹ của chúng.

2.5. Thời điểm áp dụng của ERP và CRM

- Đối với ERP: 

ERP được sử dụng tại thời điểm mà Doanh nghiệp đã vào trong giai đoạn phát triển một cách ổn định. Số lượng nhân sự công ty cũng như các phòng ban ngày càng gia tăng thì nhiệm vụ tối cao và tiên quyết nhất chính là tối ưu các chi phí thì ERP chính là lựa chọn đúng đắn dành cho các Doanh nghiệp, không sớm thì muộn thì Doanh nghiệp cũng sẽ cần sử dụng để ERP để quản lý các phòng ban hiệu quả hơn. 

ERP được sử dụng tại thời điểm mà Doanh nghiệp đã vào trong giai đoạn phát triển một cách ổn định
ERP được sử dụng tại thời điểm mà Doanh nghiệp đã vào trong giai đoạn phát triển một cách ổn định

- Đối với CRM: 

Nếu như ở giai đoạn đầu tiên khi Doanh nghiệp của bạn vẫn còn non trẻ, mục đích chủ yếu của công ty bạn lúc này chính là việc thúc đẩy nhanh doanh số cho công ty của mình, đồng thời thu thập nhiều khách hàng hơn nữa thì mô hình CRM chính là biện pháp tối ưu dành cho Doanh nghiệp, công ty của bạn.

2.6. Chi phí đầu tư cho ERP và CRM

- Đối với ERP: 

Tất nhiên rồi, đối với những phần mềm có nhiều chức năng đa dạng, có thể thực hiện được nhiều đầu việc hơn cho công ty, Doanh nghiệp thì giá của chúng sẽ có phần cao hơn so với phần mềm ít những tính năng hơn. Chính vì vậy, giá của phần mềm ERP sẽ cao hơn so với CRM rất nhiều. 

Mức giá của phần mềm ERP sẽ dao động từ $25.000 - $1.000.000. Mức giá sẽ tùy thuộc vào quy mô của Doanh nghiệp bạn, phần mềm mà bạn lựa chọn sử dụng cho Doanh nghiệp và mức độ tùy chỉnh, số lượng người sử dụng phần mềm ERP đó.

- Đối với CRM:

Vì chỉ tập trung vào tính năng quản lý, chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy mà chi phí phần mềm CRM sẽ thấp hơn so với ERP. Chi phí của phần mềm CRM sẽ giao động từ 100.000 VND - 300.000 VND/ người/ tháng. Nó sẽ phụ thuộc vào từng phiên bản: Basic, Standard, Business, Enterprise.

Chi phí đầu tư cho ERP và CRM
Chi phí đầu tư cho ERP và CRM

Dù có những điểm khác nhau thế nhưng CRM và ERP tạo ra đều nhằm tập trung vào việc tối ưu và tăng Doanh thu cũng như quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả. Cả hai đều sẽ hướng đến mục tiêu cao nhất của Doanh nghiệp đó là gia tăng lợi nhuận.

Như vậy hôm nay, chúng ta đã cùng nhau bàn luận về crm erp là gì, sự giống và khác nhau giữa hai phần mềm ERP và CRM này. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những tin vô cùng hữu ích liên quan đến chủ đề này.

Google Remarketing là gì?

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý