Tác giả: Phạm Thu Phương
Ngày cập nhật: 15/04/2024
Không thể phủ nhận vai trò của các vị trí kỹ sư sản xuất ngày càng trở nên phổ biến và là một mắt xích vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất tại các khu công nghiệp, trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất. Kỹ sư sản xuất sẽ thực hiện các công việc nhằm đảm bảo quá trình sản xuất trong công tác quản lý, thiết kế, phân tích và vận hành một cách tốt nhất.
Nếu trong tin tuyển dụng đối với vị trí kỹ sư sản xuất bao gồm các thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng làm việc và các chứng chỉ kèm theo đó thì tương ứng với các phần thông tin trên bạn cũng cần trình bày trong CV những thông tin tương tự để đáp ứng lại yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Vì vậy nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với vị trí kỹ sư sản xuất và đang muốn tìm một vị trí công việc tương ứng thì CV Production Engineer sẽ là phương tiện để bạn có thể gửi gắm thông điệp đến nhà tuyển dụng về nhu cầu tìm việc của mình.
CV Kỹ sư sản xuất sẽ là một trong những căn cứ để nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó mà cân nhắc, chọn lựa ra các nhân tố hoàn hảo nhất cho vị trí này. Vậy để biết được bố cục trình bày các mục nội dung chính trong CV kỹ sư sản xuất như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi phần nội dung tiếp theo trong bài viết ngay sau đây.
>> Xem thêm: CV QA Engineer
Nội dung và cấu trúc trình bày cần tuân theo mô tả công việc trong tin tuyển dụng cho vị trí kỹ sư sản xuất. Điều này có nghĩa trật tự sắp xếp và cách để có thể phân bố nội dung trong CV Production Engineer phụ thuộc vào chính yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc kỹ và nghiên cứu - phân tích thông tin thật kỹ lưỡng trước khi trình bày.
Bạn có thể tham khảo cách trình bày bố cục CV Production Engineer bao gồm các thông tin đầy đủ từ A đến Z bao gồm các mục nội dung như sau:
- Title trong CV Production Engineer - Tên ứng viên
- Vị trí ứng tuyển
- Mục tiêu nghề nghiệp trong CV và giới thiệu bản thân
- Kinh nghiệm làm việc trong CV
- Kỹ năng làm việc
- Quá trình học tập / trình độ học vấn
- Thành tích/ giải thưởng trong CV và các chứng chỉ trong CV có liên quan
- Thông tin tham chiếu/ người tham chiếu
Đó là toàn bộ các mục nội dung chính trong một CV kỹ sư sản xuất cần được đảm bảo thực hiện theo đúng trật tự. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi cách sắp xếp thông tin trong CV một cách linh hoạt tùy theo mục đích và ý đồ trình bày của bạn. Nhưng cách tốt nhất để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó là hãy trình bày những nội dung mà nhà tuyển dụng cần lên vị trí hàng đầu trong CV.
Các mục nội dung quan trọng sẽ được đẩy lên trên và các mục nội dung ít quan trọng hơn hoặc các phần nội dung phụ sẽ được đẩy xuống phía dưới. Chính vì vậy, bạn cần trình bày sao cho nội dung thu hút nhà tuyển dụng để họ có thể đọc toàn bộ nội dung trong CV của bạn từ đầu đến cuối.
Bất cứ một công việc nào cũng sẽ có một lộ trình thăng tiến nhất định. Trong mục này việc mà bạn cần làm đó chính là khẳng định mục tiêu, kế hoạch phát triển bản thân trong CV và trong công việc với các bước thực hiện cụ thể hướng tới một vị trí làm việc cao hơn, thời gian để bạn phấn đấu đạt được vị trí đó.
Mục tiêu nghề nghiệp không phải là mục nội dung chính trong một CV nhưng nó lại tạo một bước đệm, điểm nhấn để nhà tuyển dụng có thể thấy được những điểm nổi bật trong con người bạn và quyết định đến việc có đọc tiếp CV hay không?
Để trình bày tốt trong phần nội dung này bạn cần trả lời cho các câu hỏi như sau: Các kỹ năng bạn cần hoàn thiện thêm trong quá trình làm việc là gì? Bạn có muốn học thêm trau dồi thêm các loại chứng chỉ nghiệp vụ khác hay không?
Các phần mềm thiết kế như 3D Cad, Autocad,....phục vụ cho công việc của kỹ sư sản xuất bạn đã thành thạo chưa? Bằng cách nào bạn có thể hoàn thiện được các kỹ năng đó? Và trong thời gian là bao lâu?
Ngoài những kỹ năng mà ngài muốn cải thiện để phục vụ công việc, mục tiêu nghề nghiệp còn có thể chứa đựng những vị trí và thành tựu mà ngài muốn đạt được. Thực tế cho thấy có mấy ai đi làm vì đam mê! Nếu muốn có mức lương cao, vị trí cao hơn thì chắc chắn điều bạn cần làm đó chính là tự đặt ra mục tiêu công việc cụ thể để có thể đạt được các mục tiêu đó một cách có kế hoạch.
Ví dụ cụ thể: Với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí kỹ sư sản xuất, thành thạo các kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, các phần mềm 3D Card, thiết kế bản vẽ mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và nâng cấp bản thân, cống hiến cho công ty.
Hoặc bạn có thể trình bày với các nội dung với gợi ý về ví dụ như sau: Với kinh nghiệm(ghi các kinh nghiệm làm việc), kỹ năng(ghi một số kỹ năng chính đối với kỹ sư sản xuất) mong muốn được cống hiến cho công ty.
Nội dung của mục tiêu nghề nghiệp chỉ tóm tắt ngắn gọn trong vòng khoảng từ 2 đến 3 dòng, sử dụng ngôn ngữ sao cho ngắn gọn, đủ ý, hướng đến việc đóng góp và cống hiến khả năng của bạn cho công ty. Đồng thời chính những cống hiến đóng góp cho công việc chung đó bạn cũng sẽ nhận được những thành quả là các vị trí nhất định.
Bạn nên tránh việc kể vô tội vạ các công việc mà bạn đã từng làm trong quá khứ, thế nhưng lại không có bất kỳ một công việc nào liên quan đến vị trí kỹ sư sản xuất hoặc các công việc có liên quan đến ngành sản xuất. Rồi từ những thông tin về kinh nghiệm làm việc không liên quan của bạn sẽ bị biến thành những nội dung gây nhàm chán trong CV.
Khi trình bày thông tin trong mục kinh nghiệm làm việc sẽ có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra cụ thể như sau: Bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc tại vị trí kỹ sư sản xuất hay chưa? Và số năm kinh nghiệm đối với vị trí này là bao lâu?
Trường hợp bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc từ 1 cho đến 3 năm tại vị trí tương đương thì quá đơn giản bạn chỉ cần trình bày các thông tin cần có trong mục nội dung này đó là: Tên các vị trí công việc mà bạn mà bạn đã từng làm, tên các công ty(hãy ghi tên các công ty có quy mô lớn, có sự phổ biến và được nhiều người biết đến)
Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì bạn cần ghi trong mục kinh nghiệm làm việc là gì? Tùy vào từng mục đích và yêu cầu tuyển dụng mà mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những chiến lược tuyển dụng khác nhau.
Bạn không nên bi quan khi nghĩ rằng cứ phải có kinh nghiệm làm việc thì mới có thể tìm được công việc tại vị trí này. Hãy chọn những nhà tuyển dụng, các công ty không yêu cầu kinh nghiệm làm việc cho vị trí này. Tiếp đến việc bạn cần làm đó là trình bày nội dung về mục kinh nghiệm làm việc sao cho phù hợp.
Cụ thể, hãy ghi quá trình bạn đi thực tập tại các công ty sản xuất một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Vì trong thực tế quá trình mà bạn thực tập trong các công ty sản xuất bạn cũng đã được tiếp xúc và làm quen với công việc, nắm bắt được các công việc chính trong quá làm việc. Đó cũng chính là một kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể tận dụng để trình bày vào CV Production Engineer.
Hoặc trong trường hợp bạn làm các vị trí công việc khác, không liên quan đến ngành sản xuất. Nhưng các kỹ năng từ các công việc mà bạn đã từng thực hiện trong quá trình làm việc tại vị trí công việc đó bạn lại có thể áp dụng vào vị trí kỹ sư sản xuất.
Bạn có thể trình bày phần mô tả công việc đối với các công việc cũ thật khéo léo để làm sao cho các công việc hoặc các kỹ năng làm việc có sự tương đồng nhất định giữa hai công việc mới và cũ.
Đối với mỗi trường hợp khác nhau khi trình bày kinh nghiệm làm việc, bạn cũng nên thay đổi cả bố cục trình bày phù hợp với các trường hợp cụ thể đó.
>> Xem thêm: CV QC Engineer
Một số các kỹ năng trong CV gợi ý đối với vị trí kỹ sư sản xuất mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Kỹ năng sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ - nghe nói đọc viết (bạn cần ghi trình độ mà bạn đã đạt được ra)
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế như phần mềm 3D Card, Autocad
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng quản lý và tổ chức công việc
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
Kỹ năng làm việc có lẽ là một trong số những phần nội dung dễ trình bày nhất trong CV Production Engineer. Bạn có cần phân tích nội dung phần này không? Mà thay vào đó bạn có thể sử dụng phần thanh biểu tượng để biểu thị tỷ lệ phần trăm kỹ năng mà bạn đã đạt được.
Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất
Để tạo một CV kỹ sư sản xuất theo phong cách của riêng bạn điều đó là rất tốt. Tuy nhiên, Nếu bạn đang không biết thiết kế CV theo phong cách như thế nào? Thì có lẽ mẫu CV dạng chuyên nghiệp sẽ là một trong những dạng CV rất phù hợp với vị trí công việc này. Vì thực tế cho thấy kinh nghiệm làm việc từ 1 năm, 2 đến 3 năm chính là yêu cầu dựa trên một số tin tuyển dụng.
Vì vậy bạn cần xác định số năm kinh nghiệm làm việc của mình ứng với phong cách trình bày CV một cách phù hợp. Bạn có thể tự thiết kế CV kỹ sư sản xuất theo phong cách của riêng mình. Việc tham khảo thêm các mẫu CV có sẵn sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng trình bày.
Thêm nữa, để có thể đảm bảo được chất lượng CV luôn ở mức tốt nhất thì bạn có thể trau dồi thêm các kiến thức về thiết kế. Bạn cần tránh các lỗi sai chẳng hạn như các lỗi chính tả, phông chữ trong CV không đồng nhất và cỡ chữ trong CV sử dụng sai, màu sắc trong CV loè loẹt,...trong quá trình thiết kế, tạo CV bằng cách rà soát và đọc lại tất cả các thông tin trong CV sau khi hoàn thành các công đoạn làm việc.
Để có được cơ hội làm việc, mức lương cao, vị trí làm việc tốt, với một công việc mới như kỹ sư sản xuất như trên, một CV Production Engineer với các nội dung trình bày đầy đủ như trên là điều vô cùng cần thiết để khởi đầu cho một công việc mới.
Như vậy, thông qua bài viết CV Production Engineer với các gợi ý về cách trình bày trong bài viết, hy vọng các bạn đã tự đúc kết và chắt lọc các thông tin để áp dụng trình bày trong CV Production Engineer của mình một cách hoàn hảo nhất.
Cách viết CV Production Manager chuẩn mực dành cho các ứng viên
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc