Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Ngày cập nhật: 19/08/2024
In lụa là một kỹ thuật sử dụng trong in ấn do giới thợ đặt về việc xuất phát từ lúc khuôn in còn ở dạng bảng lưới làm bằng tơ lụa. Sau này, khi các vật liệu thay thế cho bản lưới lụa trở nên đa dạng hơn như vải sợi tổng hợp, vải cotton hoặc lưới kim loại, tên gọi cho loại hình này được mở rộng thành in lưới.
Trên thị trường hiện nay, kỹ thuật in lụa là 1 trong những kỹ thuật in cực kỳ đa dạng, được áp dụng lên trên toàn bộ bề mặt của các loại lụa khác nhau.
In lụa, cái tên đã nói lên tất cả, là một dạng kỹ thuật in ấn, nói về một kỹ thuật in vô cùng sáng tạo. Các vật liệu dùng để in lụa đều làm từ những chất liệu mềm mại nhất hay làm từ sợi vải, do đó mà khi nói tới in lụa, chúng ta có cảm giác vô cùng dễ chịu.
Quá trình in màu khi in lụa trên giấy nền là một phần màu mực sẽ được in lên bề mặt lưới mà chúng ta chuẩn bị từ trước, sau đó in lên vật liệu in, còn một mặt khác trong khuôn in thì được bịt kín bởi những loại hóa chất chuyên dùng để in lụa.
Kỹ thuật in lụa dùng để áp dụng cho toàn bộ các hình thức in như in vải, in thủy tinh, in gỗ, nilon, giấy,... hay thay thế cho phương pháp vẽ các hoạt tiết tinh xảo trên các miếng gạch men trong quá trình sản xuất gạch.
Dựa theo cách sử dụng, bạn có thể phân loại in lụa thành: In lụa trên máy in tự động; In lụa trên bàn in bằng cách thủ công; In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác khác.
Dựa theo hình dạng của khuôn in, in lụa chia thành 2 dạng là: In sử dụng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay; In sử dụng khuôn lưới phẳng.
Dựa theo phương pháp in, in lụa được chia thành 3 loại là:
- Trong quá trình in trực tiếp, màu in sẽ không bị ảnh hưởng bởi màu nền nhạt hoặc màu trắng của sản phẩm.
- In phá gắn: Là hình thức sử dụng in lụa in trên sản phẩm có nền màu, mực in cần gắn được màu cần in lên trên sản phẩm và yêu cầu phá được màu của nền.
- In dự phòng: Sử dụng hình thức in lụa lên các sản phẩm có màu nhưng không thể sử dụng cách in phá gắn.
Để in lụa, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như:
- Lụa: Tất nhiên, để in lụa thì vật liệu không thể thiếu để tạo nên các sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật lụa đó chính là lụa. Trong mỗi lần in, cần lựa chọn các loại vải thích ứng và phù hợp với các vật liệu cần in ấn.
- Khung lụa: Để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa thì in lụa là cần thiết trong quá trình in lụa. Khung lụa thường làm bằng 2 chất liệu là nhôm hoặc gỗ.
- Bàn in lụa: Có 2 loại bàn in lụa là loại đa năng và loại thường. Loại thường sẽ làm bằng gỗ và mặt bằng kính. Loại bàn in lụa đa năng làm bằng sắc, có lò xo đi kèm để có thể phục vụ cho việc in ấn dày mỏng bằng cách điều chỉnh cao thấp.
Bên cạnh đó, để in lụa, bạn cần chuẩn bị máng tráng keo, dao gạt mực, dung dịch cảm quang (còn gọi với tên khác là keo chụp bản) để thực hiện một sản phẩm tốt nhất.
Kỹ thuật in lụa vô cùng “nhiệm màu”, có thể biến hóa đa dạng trên các vật liệu có bề mặt mỏng như bề mặt giấy, dày như gỗ sơn màu, dẻo như kẹo cao su, cứng như bề mặt của kim loại hay cồng kềnh giống như chiếc ghế trong công viên, trường học…
Bạn có thể in lụa trên hàng trăm chất liệu khác nhau, đều là những chất liệu phổ biến và quen thuộc như nhôm, bìa carton, sắt, kẽm, nhựa, chìa, mica…
In lụa còn có thể in ra hàng trăm ngàn các thành phẩm khác nhau, vô cùng đa dạng và được in tinh tế, hoàn hảo nhất như: Thiệp mời, quần jean, bao bì lớn nhỏ, các loại áo, cặp học sinh, giỏ xách, ba lô, khăn quàng cổ, thùng nhựa…
Dựa trên nguyên lý thấm mực, in lụa được sử dụng để in các sản phẩm khác nhau. Mực sẽ được cho vào lòng khung làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ, sau đó gạt qua bằng một lưỡi cao su. Dưới áp lực mà dao gạt đem đến, lưới in chỉ được thấm một phần mực in, phần mực in khác đã được bịt bởi các hóa chất sử dụng chuyên cho tạo hình in.
Sau đó, mực này sẽ được in lên các vật liệu đã được chuẩn bị từ trước tạo thành chữ hoặc hình ảnh. Ban đầu, in lụa chỉ được làm bằng thủ công, về sau công nghệ càng phát triển nên in lụa đều được tự động hóa bằng máy móc.
Kỹ thuật in lụa áp dụng lên nhiều vật liệu khác nhau như thủy tinh, vải, nilon, mặt đồng hồ, một số sản phẩm làm từ mica, kim loại, giấy hay gỗ… hoặc được ứng dụng để thay cho các phương pháp vẽ dưới men trong quá trình sản xuất đồ gốm, gạch men… tạo ra những sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày hoặc các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gồm cả những sản phẩm đưa ra thị trường kinh doanh.
Trong quy trình in lụa thường có nhiều bước khác nhau, cụ thể như:
Bước 1: Chuẩn bị khung, sau đó pha keo. Khung làm bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ đã rửa sạch sẽ, phơi khô. Bạn có thể sử dụng khung với nhiều hình dạng nhưng đa số khung in lụa đều là hình chữ nhật.
Bước 2: Chụp bản.
Bước 3: Pha mực. Khi pha mực in, bạn cần chuẩn bị kỹ càng và chú ý chất liệu được in cần phù hợp với mực được pha.
Bước 4: In thử, canh tay kê. Tiến hành cho mực vào mảng, sau đó quét lên lưới. Chú ý 2 mặt đều được quét đều trên lưới và sấy khô để thực hiện dán phim lên mặt ngoài của lưới. Bạn dán 4 góc lại bằng băng dính, lấy tấm kính để ép phim vào lưới. Sau khi ép xong, mang đi phơi trong vòng 3 phút dưới ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng máy phơi để phơi, cuối cùng bạn kiểm tra lại sản phẩm của mình.
Bước 5: In sản lượng. Sau khi bản in thử hoàn thành, bạn đánh giá chất lượng. Nếu sản phẩm in thử đáp ứng được các tiêu chí của bạn thì bạn tiến hàng in hàng loạt sản phẩm.
Bước 6: Rửa khung. Khi đã phơi xong, bạn tiến hành gỡ phim ra, sau đó đem khung đi rửa sạch sẽ, kỹ càng để chuẩn bị cho lần in tới.
In lụa là kỹ thuật in đã trở nên phổ biến hiện nay, thường được in tại các đơn vị in túi áo, thiệp cưới, túi nilon hoặc những biểu mẫu với số lượng không quá nhiều.
Với in lụa, bạn có thể áp dụng để in trên nhiều vật liệu với kích cỡ, hình dạng khác nhau như các loại thùng, chai, mạch điện tử, bao bì, các sản phẩm kim loại, nhựa hoặc hoa văn trên các vải sợi.
Quá trình in lụa còn là phương pháp in bổ sung cho những công đoạn sau một số thành phẩm in như thẻ cào, in UV cục bộ… Một ứng dụng khác nữa của in lụa là sử dụng để in lên những chất liệu vải dễ thấm mực như đồ đôi hay đồng phục thể thao.
Ứng dụng phổ biến khác của in lụa cũng là thiệp cưới. Với hình thức in lụa sử dụng cho thiệp cưới sẽ tạo nên những sản phẩm thiệp cưới rõ nét và khó phai màu.
Bên cạnh sự tiến hóa của in lụa, thời đại công nghệ càng phát triển nên thay vì sử dụng các danh thiếp thông thường, các doanh nghiệp, cá nhân thường dùng thẻ cá nhân thông minh. Nhờ phần mềm danh thiếp thông minh, bạn dễ dàng gửi các danh thiếp hay card visit của mình qua hình thức online dễ dàng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được in lụa là gì và những thông tin về in lụa. In lụa là công nghệ in ấn cho ra đời những sản phẩm rõ nét, chất lượng trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau, giúp các công ty, doanh nghiệp, đơn vị tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc các sản phẩm sử dụng đời thường hàng ngày. Bạn có thể in lụa theo màu sắc mà mình muốn và không cần đầu tư quá nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại mà vẫn có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Backlit Film là gì?
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc