Tác giả: Nga Nguyễn
Ngày cập nhật: 05/08/2024
Việc đo lường chỉ số KPI cho bộ phận Developer sẽ mang lại nhiều mặt tích cực cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài việc tăng cường tinh thần sáng tạo và phát triển trong bộ phận Công nghệ thông tin, chỉ số KPI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định hoạt động phù hợp để đạt được hiệu quả cao.
Đánh giá hiệu suất của bộ phận Developer thông qua chỉ số KPI sẽ giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt, quản lý hoạt động doanh nghiệp một cách dễ dàng và thực tế hơn. Nhìn nhận chỉ số KPI như một mắc xích để đánh giá năng lực, hiệu quả thực tế của chuỗi bộ phận hoạt động phần mềm.
Khi đánh giá được mức độ hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, các nhà quản lý sẽ đưa ra được những kế hoạch, chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả cho bộ phận phát triển phần mềm cũng như toàn thể doanh nghiệp. Nhìn nhận từ kết quả KPI thực tế, Doanh nghiệp đặt ra những vấn đề còn tồn tại để kịp thời đưa ra các giải pháp cải thiện, xử lý kịp thời.
Đánh giá KPI cho Developer tác động trực tiếp vào hoạt động thúc đẩy sự năng động, sáng tạo trong bộ phận lập trình thì doanh nghiệp. Từ đó tạo nên một môi trường phát triển đầy tiềm năng, xây dựng được mạch ngầm nhân lực vững mạnh tạo tiền đề nâng cao chất lượng, hình ảnh, giá trị của doanh nghiệp trong mắt nhân sự cũng như trong mắt khách hàng.
KPI chính là công cụ thúc đẩy năng suất hoạt động của các Developer hay của các nhóm lập trình viên. Qua KPI các kỹ sư phát triển phần mềm nắm bắt được hiệu suất hoạt động của mình, đảm bảo được sự minh bạch, công bằng trong việc đánh giá năng lực làm việc.
Phòng ban Developer sẽ có được một chu trình hoạt động hiệu quả hơn, phân chia nhiệm vụ, công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Các chỉ số hiệu suất (KPI) dành cho các Developer cung cấp nhiều cơ hội cho các lập trình viên thông qua chính sách thưởng và phạt. Qua những áp lực mà KPI đặt ra thì các IT phần mềm sẽ đưa hoạt động của mình vào khuôn khổ tạo tiền đề cho việc phát triển nghề nghiệp Developer.
Các nhà quản lý cần đặt ra nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu đo lường chỉ số KPI cho Developer theo từng giai đoạn nhất định. Bên cạnh những chỉ tiêu cơ sở cần phải có của một nhân sự thì các chỉ tiêu chuyên môn, chuyên sâu trong công việc của một Developer cũng cần được chú trọng.
Các nhà quản trị có thể đặt ra nguyên tắc đánh giá KPI cho Developer thông qua mô hình đánh giá thông minh SMART. Với những đặc điểm cơ bản như:
- Đặt ra mục tiêu cụ thể tương ứng với S - Specific: Hình dung cụ thể như: Nhân viên lập trình dịch vụ cần giải quyết thắc mắc của khách hàng về phần mềm của công ty ít nhất 10 khách hàng trong 1 tháng.
- Tốt hơn hết nhà quản trị cần đưa ra những mục tiêu có thể đo lường được - Measurable: Ví dụ: Khi đặt chỉ tiêu đo lường hiệu suất của nhân viên SEO thì không nên đặt ra chỉ tiêu chung chung. Cần đưa ra cụ thể “Tối ưu các bài viết lọt top 10 tìm kiếm” thay vì “Tối ưu hóa bài viết để xếp thứ hạng cao trên tìm kiếm google”.
- Đặt ra KPI cũng cần xuất hiện những mục tiêu có thể đạt được cho bộ phận Developer: Để thúc đẩy được sự phát triển, đánh giá đúng năng lực Developer thì những chỉ tiêu mục tiêu có thể đạt được là vô cùng hữu ích. Những cá nhân giỏi sẽ biết cách lập kế hoạch và cố gắng đạt được những mục tiêu này để được công nhận cũng như khen thưởng.
- Relevant tương ứng với chữ R trong mô hình SMART, là mục tiêu thực tế mà Developer thực hiện. Kết quả thực tế đạt được của Developer có vượt được mức mục tiêu có thể đạt được hay không chính là câu hỏi mà những nhà quản trị luôn quan tâm.
- Cuối cùng chữ cái T đại diện cho Time Bound, là kế hoạch mục tiêu trong một thời hạn cụ thể: Ví dụ: Hoàn thành lập trình web sơ bộ trong 5 ngày, tối ưu được 100 bài viết trên Website trong 1 tháng.
Trong KPI cho Developer cần có những chỉ tiêu căn bản về trách nhiệm, nghĩa vụ cơ bản của nhân sự như các vấn đề đi làm đúng giờ, tăng ca, hoàn thành công việc đúng hạn, có đề xuất, đóng góp ý kiến và nhiều chỉ tiêu cơ bản khác tùy vào chính sách của doanh nghiệp.
Bên cạnh những chỉ tiêu căn bản đó thì hiệu suất hoạt động của Developer cũng được đánh giá qua các hoạt động chuyên sâu.
Với công việc mang tính chuyên ngành cao thì Developer cũng cần có những chỉ tiêu chuyên môn để đánh giá được đúng KPI, năng lực hoạt động.
Viết mã ổn định, có thể kiểm tra được chính là đánh giá sản phẩm mà các Developer tạo ra. Nếu việc tạo hoặc thay đổi các sản phẩm phần mềm không gây hại cho phần còn lại của doanh nghiệp và nó có thể dễ dàng cho hệ thống tự động kiểm tra thì các mã đó sẽ được đánh giá cao tức hiệu quả hoạt động của Developer đó được xem là tốt.
KPI phát triển phần mềm có tính chất như trên sẽ có thể dùng làm thước đo cho việc đánh giá năng lực lập mã của Developer, qua đó có thể suy ra được chất lượng sản phẩm mà cá nhân hay nhóm phát triển đó tạo ra.
Thời gian chu kỳ được hiểu là chỉ tiêu đo lường thời gian dành cho một công việc nhất định của một cá nhân hay một nhóm, nhằm mục đích đánh giá được hiệu quả của phát triển phần mềm.
Đo thời gian chu kỳ mang lại lợi thế cho việc nhìn nhận một cách khách quan về hiệu suất hoạt động của nhóm Developer, thông qua các số liệu sẽ ước tính được tốc độ của nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong tương lai.
KPI đánh giá Developer cũng có thể dựa trên chỉ tiêu hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. Hoạt động phát triển phần mềm thường xuyên được tổ chức theo nhóm do vậy muốn có hiệu quả cao thì các cá nhân trong đó cần kết nối, chia sẻ kiến thức, vấn đề, ý tưởng của mình cho đồng sự.
Qua việc xem xét chỉ tiêu này doanh nghiệp cũng tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm phát triển cũng như giữa các nhân sự của công ty. Đây cũng là bước đệm đánh giá được sự cống hiến của các Developer cho công việc nói riêng hay cho công ty nói chung.
Xem thêm: Phần mềm quản lý đánh giá KPI miễn phí: https://quanlychung.timviec365.vn/
Bạn có thể tham khảo một số chỉ tiêu KPI chuyên sâu cụ thể trong việc thiết lập đánh giá chỉ số KPI cho Developer qua thông tin dưới đây.
- Số chiến lược, kế hoạch đề xuất cho hoạt động của phòng ban trong một kỳ. Tỷ lệ triển khai kế hoạch đổi mới, nâng cấp được thực hiện.
- Tỷ lệ khắc phục sự cố trong hoạt động liên quan tới các hệ thống dùng chung, số lần vi phạm quy trình xử lý công việc gây ảnh hưởng tới công ty.
- Tỷ lệ triển khai các biện pháp đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phức tạp của khách hàng sử dụng sản phẩm phần mềm trong một khoảng thời gian.
- Tỷ lệ đưa ra các vấn đề của phòng ban cũng như tổng hợp, báo cáo lên các cấp liên quan để kịp thời xử lý.
- Đánh giá KPI trưởng phòng thông qua KPI của phòng ban phát triển phần mềm với một tỷ lệ nhất định.
- Tỷ lệ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao phó, khả năng cập nhật thông tin của phần mềm, cập nhật thành công users khi được yêu cầu.
- Số lần tham gia các cuộc họp, số lần đề xuất được ý kiến, ý tưởng mới trong một kỳ đánh giá KPI nhất định.
- Tỷ lệ tạo mã ổn định và có thể kiểm tra trong kỳ. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu phân quyền truy cập cho thành viên mới.
- Tỷ lệ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho người sử dụng thành công trong thời gian quy định.
- Tỷ lệ khắc phục sự cố phần mềm, lỗi trên các website trong thời gian quy định.
Với những thông tin quan trọng cần biết về KPI cho Developer mà timviec365.vn đã cung cấp hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích để phục vụ cho mục đích của mình. Bạn cũng nên biết rằng hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm quản lý KPI để có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động đánh giá hiệu suất KPI cho Developer cũng như của doanh nghiệp.
KPI Seo
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc