Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lê Thái Tổ và hành trình lấy lại giang sơn từ tay bạo quân Minh

Tác giả: Lại Trang

Ngày cập nhật: 24/07/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

1. Tiểu sử Lê Thái Tổ, bạn đã biết?

Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi. Ông sinh ngày 10/09/1385 tại vùng đất Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Lê Thái Tổ là vị vua anh hùng, người mở đầu thời kỳ Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại trên quân Minh đô hộ, khôi phục nền độc lập lâu dài cho dân tộc. 

Tiểu sử Lê Thái Tổ
Tiểu sử Lê Thái Tổ

Ông là con út của Lê Khoáng - một chúa trấn thủ vùng Lam Sơn mẹ là Trịnh Thị Ngọc Hương (Theo Báo Thanh Hóa). Được sinh ra trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương” tại mảnh đất Thánh linh nhân kiệt, ông ngay từ nhỏ Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, khẳng khái, “dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng,  miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.” Lớn lên trong thời buổi loạn lạc, chứng kiến cảnh đất nước bị giày xéo bởi hơn 80 vạn quân Minh, thời điểm ngay từ nhỏ vốn được ươm ủ tinh thần hào hiệp của cha và truyền thống tốt đẹp của quê hương, Lê Lợi đã tu chí đọc sách, nghiền ngẫm phương thức thao lược. Lớn lên, nối gót cha, ông tiếp quản vai trò chúa trại Lam Sơn. 

Cũng từ đây, thấu hiểu hết sự khổ cực của bách tính trăm họ dưới trướng đô hộ của giặc Minh, Lê Lợi tích cực tìm người hiền tài, mưu trí, tu tập dân sơ tán, dấy nghĩa binh, mong dẹp trừ loạn lớn. 

Nắm được tình hình này, quân Minh dùng đủ mọi thủ đoạn từ mềm đến rắn để triệt tinh tinh thần dân tộc đang hừng hực trong ông bằng kế vời ra làm quan và ban cho bổng lộc. Thế nhưng với khí chất của người đứng đầu và lòng căm thù giặc sâu sắc, ông dứt khoát “Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, cớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người. Lê Lợi nhất quyết chối từ và đứng ra chủ trì mở hội thề Lũng Nhai, tụ họp nghĩa binh chống lại quân nhà Minh xâm lược. 

2. Lê Lợi và Kỳ tích Lam Sơn, chống quân Minh đô hộ 

Thống lĩnh vùng đất Lam Sơn, chí khí ngất trời lại căm thù giặc sâu sắc, vào mùa xuân năm 1418, Lê Lợi tế cờ khởi nghĩa và tự xưng là Bình Định Vương. Nghe tin, hào kiệt khắp nơi cùng hội tụ về Lam Sơn hưởng ứng.

Lê Lợi và Kỳ tích Lam Sơn, chống quân Minh đô hộ
Lê Lợi và Kỳ tích Lam Sơn, chống quân Minh đô hộ 

Trong đó, có các vị tướng tài mà sau này lực lượng chủ chốt của nghĩa quân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú...Sau khi nhận thấy lực lượng đã đông đủ, ông quyết định tấn công các đồn đang cai quản của giặc Minh rồi làm chủ một vùng đất đai rộng lớn khắp miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, đối diện với đạo quân cai trị hùng mạnh và tàn bạo phương Bắc, nghĩa quân Lam Sơn dù sở hữu tướng tài, song vì lực lượng còn mỏng nhiều lần bị giặc Minh hãm. Theo nhiều tài liệu, sử sách của ghi chép lại:

Tháng 4 mồng 9, giặc đáp trả nghĩa quân Lam Sơn. Sau 10 ngày chống cự oanh liệt, các tướng Lê Thạch, Lê Lý, Trương Lôi, Đinh Bồ và Lê Ngân đã chém được đầu trên 3000 quân địch. Trong khi tinh thần anh hùng đang trỗi dậy, tên phản quốc Ái đã rơi vào bẫy của địch Minh và hướng dẫn địch tấn công trở lại. Nghĩa quân thiệt hại nặng, phu nhân và các con của chủ tướng cũng bị vây bắt. 

Tình hình nguy khốn, Lê Lợi phải rút về Chí Linh ẩn náu, sau đó chuyển sang Mường Khao để chiêu mộ thêm binh lực, chờ thời cơ chín muồi để mang quân đánh trả địch. Trong thời gian này, nghĩa quân hết sức khó khăn, thiếu lương, nước sạch...hao mòn nhân lực. Thời điểm tụ họp lại lực lượng, chỉ còn hơn trăm người. Tuy vậy, với sự kiên cường bền bỉ kết hợp với lối đánh phù hợp, dù lực lượng mỏng quân ta tiếp tục giành được được thắng lợi ở nhiều trận như Mường Một, Mường Canh, Nghĩa Nanh…

Sự tích Hồ Gươm bắt nguồn từ sự kiện trả gươm thần cho Đức Long Quân
Sự tích Hồ Gươm bắt nguồn từ sự kiện trả gươm thần cho Đức Long Quân

Để giải thích cho tình hình lật thế cờ của nghĩa quân từ thế bị động sang tiến công, nhiều truyền thuyết dân gian đã truyền miệng về câu chuyện Lê Lợi được Đức Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc. Nhờ Thanh Gươm có chuôi nạm ngọc mang tên Thuận Thiên (Thuận theo ý trời)...nghĩa quân đi đâu thắng đấy, làm quân địch có chi viện thêm cũng phải hãi. Sau này, khi đánh xong giặc Minh, đúng hôm vua đi dạo Hồ Tả Vọng. Đức Long Quân sai rùa vàng đến đòi Gươm, sự tích Lê Lợi hoàn trả lại gươm thần cho rùa Vàng trở thành nguồn gốc để lý giải cho cái tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm bây giờ. 

Trở lại với dòng chảy của lịch sử những năm ùn ùn khí thế đánh đuổi ngoại bang của nghĩa quân Lam Sơn, năm 1420, thu được thắng lợi lớn ở Bến Bổng. Năm 1421, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân thu dùng kế lấy nhàn chống mệt và đánh phá được giặc ở đèo Ống. Năm 1426, quân ta thu về chiến lợi phẩm ở Ninh Kiều, Tốt Động, hạ được các thành là Thi Kiêu, Xương Giang, Điêu Hào, và chém đầu tướng giặc là Trần Hiệp và Lý Lượng, Ba Lẫm và Quan Du, Lý Bân, Phương Chính, Tạ Phượng, Hoàng Thành phải rút chạy. Sau khi vây sát được thành Đông Đô, quân ta dưới trướng Lê Lợi quyết tâm chờ viện binh của Địch để hạ luôn một trận.

Năm 1427, nhà Minh phái một đạo quân hùng mạnh được cầm đầu bởi tướng Liễu Thăng và Mộc Thạnh, Trần Viễn Hầu kéo sang nước ta để thực hiện chiến dịch đàn áp. Thống soái Lê Lợi cho quân bao vây và đánh chặn địch giành thắng lợi ở Pha Lũy và Mã Yên. Liễu Thăng bị chém đầu, Mộc Thạnh vì cớ này mà bạt vía, sau khi nhận được sắc thư, ấn phù của Liễu Thăng thì quy hàng. 

Hành trình chống lại quân Minh của lãnh đạo Lê Lợi
Hành trình chống lại quân Minh của lãnh đạo Lê Lợi

Đến tháng 12/1427, các tướng khác của nhà Minh là Vương Thông, Mã Anh Trần Chí đều xin hòa và rút quân về nước. Quân ta cấp cho 5 thuyền chiến và 2.000 con người cho quân địch về nước trên thế thượng phong, kết thúc 10 năm nằm gai nếm mật. Chiến lược dẹp loạn và đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi đã giành được thắng lợi toàn vẹn. 

3. Lê Thái Tổ xây dựng triều đình Hậu Lê độc lập, siêu cường trên 400 năm 

Nhắc đến những công lao to lớn của Lê Lợi, bên cạnh vai trò là người thủ lĩnh tài năng lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chấm dứt ách thống trị tàn bạo của giặc Minh trên lãnh thổ Đại Việt, người đời sau còn biết đến ông với tư cách là ông vua khai sáng và mở ra nhà Hậu Lê - triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử Phong kiến Việt Nam kéo dài trong suốt trên 400 năm. Sau khi chiến thắng, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết “Cáo Bình Ngô” để cáo với thiên hạ về trang sử mới của nhà nước Đại Việt. Với giọng văn hùng hồn, đanh thép với những câu mở đầu, vạch rõ tư tưởng của người đứng đầu:

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Lê Thái Tổ xây dựng triều đình Hậu Lê độc lập, siêu cường trên 400 năm
Lê Thái Tổ xây dựng triều đình Hậu Lê độc lập, siêu cường trên 400 năm 

Bình Ngô Đại cáo trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Mùa Xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, đóng đô ở Đông Kinh (Hà Nội ngày nay), sử cũ gọi là Thái Tổ Cao Hoàng Đế hay Lê Thái Tổ. Ông cũng là người sáng lập ra Triều Lê (Các tài liệu, sử sách đều gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều đại Lê trước đó được sáng lập bởi Lê Hoàn). Ông chuyển trọng trách từ chủ tướng lãnh đạo vạn quân trở thành người đứng đầu đất nước. 

Trong những ngày đầu xây dựng vương triều Hậu Lê, Lê Thái Tổ đã nỗ lực xây dựng bộ máy chính quyền, ngoại giao, nhằm phục hồi và phát triển đất nước về mọi mặt sau chiến tranh như chân chỉnh bộ máy từ trung ương đến địa phương, đưa ra nhiều chính sách cải cách về ruộng đất và nông nghiệp nhằm khôi phục sản xuất ổn định đời sống xã hội. năm 1429, sau khi lên ngôi được một năm, Lê Thái Tổ tổ chức khoa thi Minh Kinh để tìm người tài ra giúp nước. 

Vị vua đầu triều Hậu Lê cũng được xếp vào danh sách một trong những vị thiên tử có đường lối ngoại giao và kế sách củng cố nền độc lập nước nhà bền vững và mềm mỏng nhất. Sau sự đại bại của quân Minh, Với triều đại hùng mạnh và bạo chúa phương Bắc , Triều Lê quyết định thiết lập quan hệ bình thường hóa để an dân, mỗi năm đều sai dân nạp thêm cống phẩm. Trong khi đó, với thù trong nước, Lê Thái Tổ quyết chí đập tan âm mưu cát cứ tại một số vùng của bọn ngụy quân cũ. Điển hình nhất có thể kể đến như Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. 

Vị vua tài đức Lê Thái Tổ
Vị vua tài đức Lê Thái Tổ

Là vị minh quân uy vũ hay chủ tướng cho tài quân sự và tầm nhìn chiến lược, thế nhưng Lê Thái Tổ cũng chẳng thể tránh được kiếp luân hồi. Vị vua đầu tiên của Triều Lê tại ngôi vẻn vẹn 6 năm thì mất. Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22/8/1433 hưởng thọ 48 tuổi và được dựng lăng ở Lam Kinh - Địa điểm nổi dậy phất cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Ca thán công lao của Lê Thái Tổ, Đại Việt sử ký toàn Thư có chép lại rằng “Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp ”.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh tiểu sử Lê Thái Tổ cũng như những mốc son quan trọng nhất trong hành trình tiêu diệt giặc Minh, thống nhất toàn vẹn, giang sơn Đại Việt cũng như quá trình dựng xây đất nước sau chiến thắng. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Tiểu sử Ngô Quyền

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý