Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Marketing cho người mới bắt đầu học hiệu quả nhất hiện nay

Tác giả: Nguyễn Linh

Ngày cập nhật: 29/07/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

Việc làm marketing - pr

1. Vì sao bạn muốn bắt đầu học marketing?

Thực tế cho thấy ngành marketing là một ngành rất hot ở các trường Đại học hàng đầu, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các ngành marketing cũng khá cao nhưng liệu ở trường học bạn có được học tất cả mọi thứ thực tế về marketing không? Chắc chắn câu trả lời của bạn sẽ là không rồi.

Marketing cho người mới bắt đầu
Marketing cho người mới bắt đầu

Các kiến thức bạn học tại nhà trường chỉ đơn giản là các kiến thức trên lý thuyết chứ bạn không hề biết khi áp dụng vào thực tế công việc mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào. Chính vì vậy đó là lý do mà bạn cần phải bắt đầu việc học lại nghiêm túc về marketing trước khi muốn bắt đầu một công việc nào đó liên quan đến marketing. Chinh chiến vào chính thực tế công việc để biết và hiểu được những giá trị cốt lỗi của marketing đem lại.

Marketing là quá trình bạn phải tìm hiểu khách hàng của bạn muốn gì và xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự hiểu biết của bạn. Có rất nhiều các loại hình marketing mà bạn cần phải tìm hiểu và bạn cần kết hợp các loại hình marketing để chọn ra được các thức tiếp cận với khách hàng phù hợp nhất. Trong một công ty thì đội ngũ marketing và sales sẽ không tách biệt với nhau mà phải hỗ trợ cho nhau bởi mục đích cuối cùng đều là lượng doanh số thu về cho công ty.

Tìm hiểu marketing cho người mới bắt đầu
Tìm hiểu marketing cho người mới bắt đầu

Lĩnh vực marketing rất phong phú với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương khá cao so với các vị trí tương đương trong ngành. Chính vì vậy việc hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có mong ước trở thành một marketer là điều không quá khó hiểu. Một thị trường đang ngày một phát triển nhiều hơn về công nghệ thông tin, thì những người theo đuổi marketing cũng là những người đang theo đuổi sự phát triển ấy. Ngoài ra, việc xác định một mục tiêu cụ thể cho hành trình của bạn cũng sẽ giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch và đạt được từng bước thành công trên con đường thực hiện ước mơ của mình.

2. Bạn cần học những gì để theo đuổi marketing?

2.1. Kiến thức nền tảng

Với các kiến thức nền, một người bắt đầu theo học marketing cần nắm được các nội dung, nguyên tắc cơ bản của marketing như các khái niệm, các nguyên tắc, các nội dung cơ bản với vai trò, mục tiêu của marketing trong xã hội hiện nay. Các nội dung chỉ trên mức lý thuyết song với các fresher thì đây cũng là những nội dung căn bản để bắt đầu bước vào con đường marketing chuyên nghiệp.

Chia sẻ về marketing cho người mới
Chia sẻ về marketing cho người mới

Các kiến thức nền tảng giúp bạn hình thành được tư duy về marketing, giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn khi lên các kế hoạch marketing, tránh được việc nhầm lẫn giữa marketing và các công việc tương tự như pr hay quảng cáo đại trà,…

2.2. Kiến thức chuyên ngành

- Cách xây dựng và lên kế hoạch triển khai một nội dung marketing là kiến thức chuyên ngành đầu tiên mà mỗi fresher phải học được. Công việc đầu tiên mà mỗi nhân viên marketing mới sẽ bắt đầu được thử sức chính là lên kế hoạch marketing cho một sản phẩm hay thương hiệu của công ty, doanh nghiệp.

- Một marketer cũng cần nắm được các thông tin về những phần mềm hỗ trợ cho công việc của mình như phần mềm website, công cụ SEO, email marketing, các trang mạng xã hội trực tuyến,… Đây sẽ là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả công việc của một nhân viên marketing cũng như của cả bộ phận marketing. Vì thế việc tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về những công cụ hỗ trợ này sẽ giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn.

Thông tin về marketing cho người mới bắt đầu
Thông tin về marketing cho người mới bắt đầu

- Nhân viên marketing có cần học chỉnh sửa ảnh không? Câu trả lời là có vì đây là những thao tác cơ bản để bạn có thể học sâu hơn về marketing. Dĩ nhiên việc chỉnh sửa ảnh của marketing cũng không quá phức hợp như công việc của một designer. Bạn chỉ cần biết các công thức chỉnh sửa ảnh cơ bản nhất để có thể chủ động trong công việc của mình hơn.

- Cuối cùng một kiến thức nữa mà bạn cần nắm được là cách thức để tạo mới một website bằng mã nguồn để chủ động xây dựng nội dung marketing của mình nhé. Đây là một kiến thức vô cùng quan trọng và khá phức tạp àm bất cứ một người bắt đầu với marketing cũng cần phải học nhé.

Mẫu cv

2.3. Kỹ năng marketing

- Khả năng sáng tạo: Cốt lỗi của marketing chính là sáng tạo. Một nhân viên marketing sẽ khác với một nhân viên kinh doanh ở chỗ là bạn luôn phải tìm tòi những cái mới, luôn phải thay đổi trong cách tiếp cận với các khách hàng, cách đưa sản phẩm đến với công chúng. Marketing mà chỉ toàn là những sao chép, cóp nhặt từ những nội dung khác dần dần sẽ trở nên nhàm chán với khách hàng, không tạo được sự kích thích đối với khách hàng.

- Kỹ năng lên kế hoạch: Bất cứ một ngành nghề nào khi bạn muốn bắt tay làm một việc gì đó thì bạn đều phải bắt đầu bằng việc lên kế hoạch. Chỉ khi bạn đã lên kế hoạch một cách chỉnh chu, bạn mới có thể từng bước thực hiện nó một cách dễ dàng, hiệu quả nhất mà không bị thiếu sót gì trong quá trình làm việc cũng như gây ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Công việc marketing cho người mới bắt đầu
Công việc marketing cho người mới bắt đầu

- Kỹ năng viết bài: Lối viết của marketing sẽ khác với lối viết văn của một biên tập nội dung. Một bài marketing sẽ chỉ có mục đích nhằm thẳng vào tâm lý khách hàng, kích thích khách hàng đi đến quyết định mua hoặc sử dụng sản phẩm. Kỹ năng viết của marketing cũng cần tuân theo một nguyên tắc nhất định để đảm bảo bài viết được tối ưu nhiều nhất khi đăng tải.

- Kỹ năng công nghệ: Một marketing không cần phải biết quá sâu rộng về công nghệ, song, một người làm về truyền thông lại không biết gì về công nghệ thì thật vô lý. Công nghệ sẽ là những tác nhân giúp cho bạn đẩy được hiểu quả trong các chiến dịch marketing của mình, giúp bạn luôn chủ động trong công việc và đạt được kết quả cao hơn.

2.4. Các công cụ trong marketing

Có rất nhiều các công cụ trực tuyến cũng như các phần mềm để giúp các nhân viên marketing tối ưu hóa được công việc của mình đang làm. Một trong số các phần mềm đó bạn có thể kể đến như là:

- SEO: công cụ dùng để tối ưu hóa các tìm kiếm trên các website.

- Content marketing: công cụ tạo nội dung cho marketing. Một chiến dịch marketing hoàn hảo cần đến các nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng và chính vì thế mà conten marketing ra đời.

- Social media marketing: là việc thực hiện marketing thông qua việc sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… nhằm xây dựng thương hiệu và quảng bá các sản phẩm tới công chúng.

- Email marketing là hình thức thực hiện marketing trực tiếp qua các thư điện tử như một phương tiện để giao tiếp với khách hàng. Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, email marketing được các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng rất rộng rãi.

Xem thêm: Các loại Content Marketing

3. Các vị trí công việc cho một marketing mới vào nghề

Việc làm marketing cho người mới bắt đầu
Việc làm marketing cho người mới bắt đầu

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều cần có bộ phận marketing vì vậy cơ hội việc làm cho những ứng viên ngành marketing là rất lớn. Marketing cũng là một chuyên ngành khá rộng và bao quát nên mình có thể điểm qua một số các vị trí để bạn tham khảo khi bắt đầu công việc marketing như:

- Thực tập sinh, nhân viên marketing tại bộ phận marketing của các công ty, doanh nghiệp. Với vị trí này bạn vừa có thể học được các kiến thức cơ bản của marketing lại vừa được áp dụng vào thực tiễn công việc.

- Nhân viên nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường cũng là một công việc đáng để các fresher thử sức với môi trường marketing.

- Nhân viên tiếp thị sản phẩm cũng là một ví trí giúp bạn học hỏi được các kỹ năng về marketing và được áp dụng thực tế ở công việc.

- Nhân viên chạy ads cho các cửa hàng, đơn vị vừa và nhỏ. Công việc này thường được rất nhiều các bạn sinh viên đã học về marketing lựa chọn khi mới ra trường. Công việc này bạn cũng có thể làm online để kiếm thêm thu nhập.

Hy vọng các nội dung mình chia sẻ về học marketing cho người mới bắt đầu đã giúp bạn hình dung được những công việc cần làm khi bắt đầu bước chân vào con đường trở thành một marketer chuyên nghiệp.

Xem thêm: Việc làm digital marketing

Làm sao để trở thành một Marketer chuyên nghiệp?

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý