Tác giả: Trương Văn Trắc
Ngày cập nhật: 26/08/2024
1. Tùng
2. Kiên
3. My
4. Phương Anh
5. Miền Nam
6. Miền Trung
7. Miền Bắc
Mô hình phát triển phần mềm còn được biết đến với tên gọi là quy trình phát triển phần mềm. Nó chính là một tập hợp các kỹ thuật hay một hệ thống được tạo ra trên phần mềm máy tính. Trong mỗi trường hợp, mô hình phát triển phần mềm sẽ được người sử dụng với mục đích khác nhau nhưng suy cho cùng, nó sẽ được áp dụng để làm nên cấu trúc nhóm làm việc nhằm giúp người dùng làm nên các chức năng của phần mềm một cách hiệu quả nhất.
Hầu hết các mô hình phát triển phần mềm đều cung cấp một framework. Đây là một cách thức được dùng để kiểm soát sự phát triển hệ thống thông tin. Framework này sẽ bao gồm phát triển chương trình và các công cụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển.
Mô hình phần mềm Waterfall còn được biết đến với tên gọi là mô hình thác nước. Mô hình này sẽ được nhà phát triển thiết kế theo nhiều tầng, mang hình ảnh tượng trưng của một dòng thác nước.
Các giai đoạn phát triển của loại mô hình này sẽ được sắp xếp một cách chiến lược để tạo ra một giai đoạn phát triển trước khi chính thức hoàn thành nó. Lợi ích lớn nhất của mô hình Waterfall là nó khiến cho khách hàng hiểu được mục tiêu chung của sản phẩm và nhóm phát triển phát mềm. Từ đó sẽ giúp cho việc tương tác giữa khách hàng và phần mềm trở nên tốt hơn và môi trường mà phần mềm này đang thực hiện.
Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này là giúp người sử dụng dễ dàng phát triển và quản lý. Nó thực sự thích hợp cho những dự án phát triển trong thời gian ngắn. Nhất là nó giúp đảm bảo phát hiện sớm các lỗi.
Tuy nhiên, mô hình Waterfall vẫn tồn tại một số nhược điểm như tính linh hoạt thấp, phạm vi điều chỉnh hạn chế. Điều này sẽ khiến người dùng rất khó để đo lường trong từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, nó cũng khó trong việc quay lại khi một giai đoạn nào đó kết thúc.
Xem thêm: Saas là gì? Mô hình phần mềm dẫn đầu xu hướng công nghệ
Một kế hoạch Waterfall sẽ được xây dựng dựa trên các giai đoạn sau:
Analysis: Lên kế hoạch, phân tích thiết kế hệ thống phần mềm và xác định kiến trúc tổng thể.
Design: Tiến hành thiết kế, thu thập và ghi lại tài liệu đặc tả của giai đoạn.
Triển khai: Hệ thống sẽ được phát triển tại từng đơn vị và sẽ tích hợp trong giai đoạn kế tiếp.
Verification: Tiến hành cài đặt và kiểm tra thử phần mềm. Mục đích chính của giai đoạn Verification là kiểm tra, sửa tất cả các lỗi sao cho phần mềm hoạt động theo đúng yêu cầu.
Deployment: Lập trình và triển khai hệ thống trong môi trường khách hàng để đưa ra thị trường.
Maintenance: Tiến hành bảo trì hệ thống và sẵn sàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu đến từ phía khách hàng.
Mô hình phát triển chữ V còn được gọi là mô hình 4 tầng. Đây là một loại mô hình nâng cấp của mô hình Waterfall. Mô hình này sẽ có rất nhiều giai đoạn phát triển. Nó sẽ giúp người dùng có được những phương pháp quản lý chất lượng hỗ trợ và mô tả các giai đoạn một cách riêng biệt trong quá trình tương tác với nhau.
Mô hình chữ V được tạo ra bởi giai đoạn xác minh và xác thực, cụ thể như sau:
Giai đoạn xác minh: đây là một giai đoạn đầu tiên của mô hình, giúp hiểu và xác định được những mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm. Giai đoạn xác minh sẽ phải trải qua các bước như phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, thiết kế cấu trúc và thiết kế mô đun.
Giai đoạn xác thực: giai đoạn này có tác dụng giúp loại bỏ các lỗi trong code nhằm xác định lại yêu cầu của chức năng và từng thông tin ở bên trong nội bộ. Giai đoạn xác thực sẽ được xây dựng dựa trên các bước như kiểm thử đơn vị, kiểm thử hệ thống, kiểm thử tích hợp và kiểm thử người dùng.
Mô hình xoắn ốc là một loại mô hình phát triển phần mềm mà hoạt động trong đó được tạo ra theo hình xoắn ốc và thực hiện theo cách thức phân tích rủi ro. Cứ sau mỗi lần lặp lại, các mục tiêu và phương án thay thế của mô hình sẽ được lựa chọn. Chúng được dựa trên kinh nghiệm cá nhân và các tiêu chí cần đáp ứng hay hình thức của mô hình.
Mô hình xoắn ốc sẽ được diễn ra theo từng bước cơ bản sau:
Planning: đây là bước đầu tiên, cần xác định và thiết lập các mục tiêu cần đạt được.
Risk analysis: bước tiếp theo chính là phân tích rủi ro. Ở bước này, các mối nguy hiểm sẽ được kiểm tra và đánh giá kỹ lượng. Đồng thời, các rủi ro cũng sẽ được ngăn chặn bằng các biện pháp an toàn.
Engineering: bước kỹ thuật này sẽ liên quan tới mã hóa, kiểm thử và tính triển khai của phần mềm.
Evaluation: bước cuối cùng sẽ là sự đánh giá của khách hàng nhằm xác định xem có nên lập lại chu trình hay không.
Mô hình RUP được viết tắt bởi cụm từ the Rational Unified Process. Mô hình này là một phương pháp phát triển phần mềm ứng dụng được thực hiện bởi các công cụ hỗ trợ mã hóa sản phẩm. Mô hình RUP được dùng để hướng tới đối tượng quản lý và phát triển phần mềm có chất lượng cao.
Mô hình Rup sẽ được thực thi bởi 4 giai đoạn cơ bản là bắt đầu, thiết kế, xây dựng và chuyển đổi.
Giai đoạn bắt đầu: Đây là tạo lập và hình thành nên ý tưởng.
Giai đoạn thiết kế: Các trường hợp của mô hình sẽ được xây dựng và kiến trúc để tạo nên thiết kế.
Giai đoạn xây dựng: Tổng hợp tất cả các hoạt động từ thiết kế đến sản phẩm chính thức.
Giai đoạn chuyển đổi: Thực thi các giai đoạn tiếp theo để đảm bảo sự hài lòng đến từ phía khách hàng.
Mô hình nguyên mẫu là một loại mô hình thường được ứng dụng khi tạo ra một loại phần mềm nhằm cung cấp một phiên bản cũ hơn, đang hoạt động để sử dụng làm bản trình bày hay mẫu của một dự án. Về cơ bản, mô hình này là một cách tuyệt vời để nhận đầu vào các yêu cầu, chức năng và khả năng hoạt động để giúp quá trình phát triển sản phẩm diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Muốn tạo lập nên một mô hình nguyên mẫu, ds việc làm tuyển dụng nhân viên triển khai phần mềm cần thực hiện lần lượt các giai đoạn sau:
Requirement: Giai đoạn đầu tiên của mô hình là thiết lập yêu cầu của một hệ thống mong muốn.
Design: Thực hiện thiết kế ý tưởng cơ bản từng những yêu cầu mới được hình thành.
Prototype formation: xây dựng nguyên mẫu hoạt động cho hệ thống.
Đánh giá ban đầu: xác định các tính năng và hạn chế thông qua việc thử nghiệm mẫu của khách hàng.
Refining Prototype: tiến hành tinh chỉnh nguyên mẫu và phân tích các bước thực hiện của khách hàng.
Tóm lại, chính nhờ sự đa dạng của các mô hình hiện nay đã giúp các đơn vị lập trình có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc phát triển phần mềm. Mong rằng, câu trả lời của timviec365 đã giúp các bạn hiểu hơn về mô hình phát triển phần mềm là gì.
Agile là gì? Tìm hiểu phương pháp phát triển phần mềm hiệu quả
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc