Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Ngày cập nhật: 28/06/2024
Nhân viên Tester đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Nói một cách đơn giản công việc của họ là kiểm tra và tìm lỗi phần mềm, chịu trách nhiệm rất nhiều công việc khác cùng với lập trình viên.
Mỗi vị trí trong ngành IT đều đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức riêng, là người kiểm thử phần mềm và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của phần mềm được diễn ra trơn tru, tối ưu hóa các tiện ích thì một tester cần có kiến thức chuyên môn sâu, tỉ mỉ và nhanh nhạy phát hiện ra những lỗi nhỏ nhất trong phần mềm. Họ tham gia vào thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm được tạo ra phù hợp với mục đích sử dụng.
Như vậy trong một doanh nghiệp nhân viên Tester sẽ chịu trách nhiệm ở khâu cuối cùng, đảm bảo đầu ra và trong quá trình sử dụng không bị lỗi hệ thống . Một số nhiệm vụ khác có thể kể đến là phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.
Bật mí: Lương tester thật sự có cao không?
Phân tích và xác định yêu cầu là bước kỹ thuật đầu tiên trong quá trình phát triền phần mềm. Hoạt động này giúp chúng ta nắm rõ được nhiệm vụ phát triển cái gì, chứ không phải là phát triển như thế nào. Từ đó tạo ra các sản phẩm phù hợp nhất theo nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động nghiên cứu, phân tích đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng và phát triển phần mềm. Các nhân viên Tester cùng với lập trình viên sẽ phối hợp với khách hàng để phần mềm khi đưa vào sử dụng đáp ứng chất lượng và các tiêu chuẩn đề ra. Nếu phân tích không tốt, có sự sai trái lệch lạc giữa thông tin các bên, việc sửa chữa lại sẽ rất tốn kém và gây mất thời gian. Thậm chí chi phí sửa chữa sẽ tăng thêm gấp bội nếu phát hiện ra lỗi quá muộn, nhất là ở khâu thiết kế hay mã hóa.
Như vậy trong hoạt động này nhân viên Tester sẽ thẩm định các tài liệu yêu cầu, đảm bảo chất lượng phần mềm cũng như nhu cầu sử dụng. Đôi khi việc xác định yêu cầu rất trừu tượng và khó nắm bắt, khi đó việc xây dựng bản mẫu mô tả dễ hiểu vắn tắt, hướng vào đối tượng người đọc là vô cùng cần thiết.
Một trong những công việc quan trọng nhất của nhân viên Tester là kiểm thử phần mềm và phát hiện lỗi. Tìm lỗi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với kiểm thử viên. Ở một mức độ nào đó, một người kiểm thử tuyệt vời thường là một người liểm có thể tìm thấy các lỗi quan trọng trong hệ thống. Hiệu suất công việc dựa trên số lỗi bạn tìm được.
Trong các loại thử nghiệm, bạn sẽ chạy Testcase theo kịch bản hoặc danh sách kiểm tra để xác minh hệ thống theo yêu cầu đã được xác định và xác nhận nếu yêu cầu được thông qua hoặc thất bại. Các lỗi được tìm thấy trên các đường dẫn quan trọng được coi là ưu tiên cao nhất, nhưng nếu bạn muốn khám phá ra những lỗi mới có thể làm theo nhiều cách khác nhau như thử nghiệm thăm dò(Exploratory testing) cũng đang được rất nhiều kiểm thử viên áp dụng.
Trong bất cứ công việc sản xuất gì, mục tiêu cuối cùng là khiến khách hàng hài lòng và thỏa mãn với dịch vụ họ đang sử dụng. Thiết kế phần mềm cũng vậy, khách hàng chính là “kho tài liệu” hữu ích và trực quan nhất đưa ra cách đánh giá phản hồi cũng như yêu cầu đối với một ứng dụng. Vì vậy hãy tận dùng điều này để tạo ra các sản phẩm phù hợp, mang tính thời đại với nhu cầu sử dụng nhé.
Vậy làm thế nào để liên kết với khách hàng. Các Tester sẽ là người tạo ra các biểu mẫu đánh giá và gửi tới họ, trong đó có mục nhận xét, những ưu điểm và hạn chế khi người dùng trải nghiệm. Hoặc bạn có thể thu thập thông tin trực tiếp thông qua những cuộc phản hồi gọi đến hoặc gặp mặt trao đổi, sẽ dễ dàng giải đáp những thắc mắc cũng như vấn đề của khách hàng.
Nhân viên Tester nhiệm vụ chính là kiểm tra, chạy thử, chỉ chịu trách nhiệm hỗ trợ trong quá trình lập trình, phát triển phần mềm, không phải là “nhân vật chính” thiết kế lên sản phẩm. Vì vậy việc báo cáo chính xác, khoa học, dễ hiểu cho giám đốc và các phòng ban liên quan khác là điều hết sức cần thiết.
Các phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng ứng dụng phải nắm bắt được các thông tin bị lỗi của sản phẩm và phải nhanh chóng cải thiện. Vì vậy nhân viên tester phải lập báo cáo không những chính xác mà phải nhanh gọn, nếu những hạn chế đó không được khắc phục ngay sẽ gây bất tiện cho người dùng cũng như tốn nhiều chi phí sửa chữa. Các báo cáo có thể được lập bằng những số liệu cụ thể, biểu đồ, tính toán chi tiết… Đối với những lỗi sai quá trừu tượng, khó hiểu cần những buổi thảo luận chuyên sâu.
Đây là công việc nâng cao cho các kiểm thử viên, nếu bạn có khả năng và áp dụng các thực hành phòng ngừa lỗi trong công việc, bạn sẽ tiến xa hơn với nghề này.
Nhiều bạn nghĩ rằng một nhân viên Tester chỉ có nhiệm vụ tìm càng nhiều lỗi càng tốt. Nếu các lỗi bị ngăn chặn, thì bạn có thể lo lắng rằng không còn lỗi để tìm sau khi sản phẩm hoàn thành. Nhưng rõ ràng, nếu một hệ thống tồn đọng quá nhiều vấn đề và không được giải quyết ngay, điều này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy sau này trong việc khắc phục và phát triển phần mềm như vấn đề về chi phí, nguồn nhân lực hay thời gian.
Như vậy một kiểm thử viên bên cạnh việc kiểm tra lỗi thì việc ngăn ngừa chúng ngay từ đầu cũng hết sức quan trọng, đòi hỏi bạn phải tinh tế và khả năng quan sát, đánh giá quy trình, tiến độ của một sản phẩm. Ngăn chặn các lỗi ngay từ đầu đem lại rất nhiều lợi ích và những giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Là 1 nhân viên kiểm thử phần mềm ngoài các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc cần phải biết bạn cần phải linh động và khéo léo xử lý trong mọi tình huống. Vậy bạn đã có những tố chất và kĩ năng nên có cho một Tester chưa?
Nhân viên kiểm thử phần mềm đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Những kiến thức về mảng này rất nhiều đòi hỏi người học phải kiên trì, chịu khó và khả năng phân tích, đánh giá. Các kỹ năng cơ bản cần có là thiết kê, lập trình và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm. Có như thế các Tester mới có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề sản phẩm gặp phải.
Quá trình chuẩn bị để kiểm thử sản phẩm nhân viên Tester phải giao tiếp với rất nhiều người và giải quyết rất nhiều vấn đề. Nếu bạn công việc bị chồng chéo, sắp xếp không khoa học như vấn đề lưu trữ thông tin hay báo cáo công việc… sẽ khiến bạn bỏ lỡ các chi tiết quan trọng, và tiếp tục tốn thời gian và công sức để kiểm thử lần nữa.
Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội
Do đó, để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, chính xác, nhân viên Tester phải rèn luyện cho mình kỹ năng sắp xếp công việc, note lại những chi tiết quan trọng cần kiểm thử sau đó xây dựng chiến lược để thử nghiệm.
Nhân viên Tester sau khi đã kiểm thử phần mềm và phát hiện lỗi, công việc quan trọng tiếp theo là viết báo cáo lại cho người phụ trách, nhóm thiết kế hay lập trình viên. Mỗi báo cáo phải rõ ràng, chi tiết giúp người khác nhanh chóng nắm bắt vấn đề và đơn giản hóa quá trình xử lý, khắc phục.
Một vấn đề khác là báo cáo của bạn có thể chi tiết quá mức cần thiết, trình bày quá dài dòng. Khiến các người chịu trách nhiệm liên quan tới công việc khó tìm ra điểm mấu chốt vấn đề và tốn thời gian nghiên cứu đọc hiểu. Do đó, hãy lưu ý chỉ nên viết những ý chính, quan trọng nhưng không lan man, dài dòng.
Các test case là một phần không thể thiếu của quy trình kiểm thử phần mềm. Nhân viên Tester sẽ tuỳ thuộc vào từng case cụ thể mà thực hiện công việc khác nhau. Hiệu suất công việc của cả nhóm tester phụ thuộc vào việc có thể viết các test case phù hợp và rõ ràng hay không.
Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh
Là một Tester bạn cần phải giao tiếp với rất nhiều thành viên trong công ty như Manager, leader, coder, Brse, BA,...Mục đích tìm ra những thiếu sót là để thông báo các bộ phận chuyên môn khắc phục vì vậy vũ khí lớn nhất của bạn trong việc trình bày vấn đề là “giao tiếp”, hãy trao đổi với họ một cách rõ ràng, chặt chẽ. Bạn phải đảm bảo được là hiểu rõ yêu cầu của dự án, mô tả được những tiêu chí để kiểm tra, giải thích các bước mô tả vấn đề và không ngại đặt các câu hỏi.
Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và mang tính chất toàn cầu, vì vậy ngoại ngữ là một công cụ cần thiết cho bạn dễ dàng học hỏi, nghiên cứu tài liệu cũng như giao tiếp trao đổi với khách hàng và các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Khả năng ngoại ngữ mang đến cho bạn cơ hội làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Vậy nên đừng chần chừ mà học thêm một ngoại ngữ nếu bạn đang là một Tester tài năng rồi nhé.
Trên đây là những mô tả công việc Tester một cách chi tiết nhất. Tester luôn nằm trong những nghề được săn đón nhiều nhất với những tiềm năng và cơ hội phát triển rất lớn trong tương lai. Hi vọng với chia sẻ của timviec365.vn bạn đã có những kiến thức tổng quát để tự tin theo đuổi ngành nghề hấp dẫn này.
Tải ngay bản mô tả công việc chi tiết nhất tại đây:
Mô tả công việc Nhân viên Tester.docx
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc