Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giải đáp thắc mắc quản lý khách sạn là gì chi tiết nhất

Tác giả: Timviec365.vn

Ngày cập nhật: 24/05/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

1. Quản lý khách sạn là gì?

Quản lý khách sạn có tên tiếng anh chuyên ngành là: Hotel and Restaurant Management. Đây là một ngành nghề rất có triển vọng trong tương lai. Đối với ngành nghề quản lý khách sạn này, đây là một ngành nghề dịch vụ, hiểu nom na là một người đứng lên quản lý mọi hoạt động và nhu cầu của khách hàng trong khách sạn. Nó bao gồm các hoạt động về hoạt định vay tổ chức sự kiện trong khách sạn, lãnh đạo mọi việc và kiểm tra tất cả mọi thứ diễn ra trong khu vực khách sạn, nó liên quan đến cả các loại phòng ở như phòng dorm, phòng deluxe, phòng bungalow (chỉ có tại resort), phòng đôi, phòng standard, phòng suitephòng executive,... ẩm thực nhà ăn, tiệc cưới, hội nghị… Với phương châm là mang lại cảm giác thoải mải, vui vẻ, và hài lòng về tất cả các dich vụ trong khu vực khách sạn cho khách hàng. Để tạo nên một không gian với tổng hợp những điều như vậy và đáp ứng được nhu cầu của “thượng đế” là một đặc thù riêng của ngành. Hơn thế nữa, từng một bộ phận trong khách sạn phải phối hợp và liên kết chặt chẽ lại với nhau dưới sự chỉ đạo của người quản lý khách sạn. Vì vậy quản lý khách sạn là gì? Ngày càng là từ khóa được nhiều bạn trẻ tìm kiếm, đồng thời cũng là một ngành nghề trở nên tất yếu và quan trọng trong xã hội.

>> Xem thêm: Supervisor là gì

quan-ly-khach-san-la-gi
Quản lý khách sạn là gì

2. Quản lý khách sạn thì học gì?

Để trở thành một nhà quản lý khách sạn tài ba và quyền lực bạn phải trải qua một quá trình học tập. Trên thực thế có rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành học quản lý khách sạn và tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc, hay các cơ sở trường đào tạo quản lý khách sạn nước ngoài chẳng hạn như trường quản lý khách sạn Việt Úc. Để trả lời câu hỏi ngành quản lý khách sạn thi khối nào ? Các bạn cần chuẩn bị cho kì thi của các khối và các môn xã hội như Tiếng Anh, Ngữ Văn, Địa Lý và môn Toán cùng cả môn ngoại ngữ.

Khi đã theo học ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn, tất cả các sinh viên trong ngành sẽ được học các môn liên quan và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích, các kiến thức về văn hóa, đại lý, các kiến thức liên quan đến vùng miền, luật du lịch… để có thể đáp ứng nhu cầu của ngành đề ra. Không những vậy, các bạn sinh viên còn được học hỏi và nắm vững những kiến thức chuyên sâu hơn, cách quản lý khách sạn hiện đại nhất, tham gia tổ chức các hoạt động có trong khách sạn, các kĩ năng nghiệp vụ khi tác nghiệp và các tình huống cần phải xủa lý nếu xảy ra trong khách sạn sao cho phù hợp với điều kiện ngành nghề.

Ngoài ra, sau khi được học các kiến thức cơ bản, sơ lược về ngành nghề, các bạn sinh viên sẽ được trau dồi về nhiều ngoại ngữ khác nhau, được đào tạo về nghiệp vụ cũng như các tiêu chuẩn mà ngành nghề đưa ra. 

Tại một số trường Đại học nổi tiếng và từ lâu đã có tiếng trong việc đào tạo nghề dịch vụ như: Trường Đại học Hoa Sen, trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Hạ Long… Các bạn sinh viên có thể tự lựa chọn ngành nghề học phù hợp với khả năng cung như mong muốn của mình. Đặc biệt các sinh viên của ngành quản trị khách sạn của các trường đều sẽ được trú trọng và phát triển vốn ngoại ngữ. Được rèn luyện nhiều kĩ năng làm nghề cũng như ứng xử với khách hàng, giải quyết các tình huống phát sinh… Ngoài ra khi theo học ngành quản trị khách sạn, sinh viên sẽ được các trường hỗ trợ và liên kết đào tạo ở nhiều khách sạn lớn, cho sinh viên có nhu cầu thực tập và phát triển kĩ năng của bản thân, từ đó đúc kết kinh nghiệm ngay khi vẫn còn trên giảng đường.

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hồ Chí Minh

>> Xem thêm: Duty manager là gì

3. Công việc cần làm của một quản lý khách sạn

Để quản lý được một khách sạn lớn điều đầu tiên bạn phải làm là trau dồi kĩ năng và kiến thức thật kĩ trước khi bước chân vào nghề. Tuy vậy những công việc chính của một quản trị viên khách sạn đó là: Quản trị nhân sự, quản trị hoạt động tài chính, giải quyết các vấn đề của khách hàng…

quan-ly-khach-san-la-gi
Quản lý khách sạn học gì

3.1. Quản trị nhân sự

Để quản lý tốt mội mặt vấn đề trong khách sạn, trước tiên nhà quản lý cần phải giám sát và quản lý được từng bộ phận nhân viên cũng như chuyên môn khác nhau trong khách sạn. Như vậy mới có sự liên kết trong chuỗi một hệ thống của khách sạn. Công việc như sau:

- Đề xuất để tuyển dụng cũng như thay thế các vị trí đã cũ trong khách san. Việc này giúp quản lý dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nhân sự.

Là một người trực tiếp đứng ra tuyển chọn nhân viên mới, đồng thời tham gia đào tạo nhân viên, việc này giúp quản lý với nhân viên làm việc hiểu nhau hơn và ăn ý với nhau hơn trong môi trường khách sạn.

- Luôn là người đứng ra đánh giá kết quả đào tạo và thử việc của các nhân viên mới. Việc này góp một phần cho việc danh tiếng và đi lên của khách sạn, vì nhân viên có tốt khách sạn mới tốt đẹp theo, chính vì vậy cần cân nhắc thật kĩ để đánh giá và lựa chọn nhân viên.

- Phân công lịch làm việc cũng như sắp xếp lịch làm việc , đôn đốc, nhắc nhở nhân viên thực hiện theo tiến độ công việc đã đề ra, công việc này trách sự thắc mắc những điều không hay xảy ra giữa các nhân viên với nhau. Vậy nên cần làm công việc này một cách công khai và minh bạch.

- Người đứng ra đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của nhân viên. Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và thuận lợi, từ đó nhân viên sẽ làm việc cống hiến lâu dài cho khách sạn. Đó cũng là một trong những cách giữ lại nhân viên giỏi cho khách sạn.

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hà Nội

3.2. Quản trị tất cả các hoạt động tài chính

Theo sát các báo cáo về chi phí theo từng tháng, lợi nhận hay sụt giảm của khách sạn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho tháng sau. Sau đó đề ra các biện pháp nhắm tăng doanh thu cho khách sạn và hạn thấp mức chi phí nhất có thể, có thể cắt giảm những chi phí không cần thiết và không có ích cho khách sạn. Ngoài ra quản trị viên còn phải theo dõi tiền tip của khách hàng theo từng ngày. Quan trọng nhất là quản trị viên phải là người trực tiếp kí và hủy hóa đơn bán hàng cũng như các hóa đơn tiền liên quan đến khách sạn.

>> Xem thêm: Channel mangager là gì

3.3. Giải quyết các vấn đề phát sinh từ khách hàng

Luôn phải theo dõi cũng như tổ chức để lấy ý kiến đánh giá từ khách hàng, xin lỗi nếu có sai sót từ phái khách sạn. Quản lý phải là người có tiếng nói và trực tiếp tham gia giải quyết các kiếu nại cũng như thắc mắc của khách hàng, đây là điều vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến uy tín cũng như danh tiếng của khách sạn. Cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và khách quen, làm tối ưu việc để lại ấn tượng của khách sạn trong lòng khách hàng. Vì mỗi một khách hàng là một nguồn thu của khách sạn.

Không chỉ dừng lại ở đó, một quản lý khách sạn cần phải quản lý tốt cac khía cạnh khác như: vệ sinh phòng nghỉ, quản lý cơ sở vật chất có trong khách sạn, quản lý chất lượng phục vụ trong nhà ăn, quán bar của khách sạn, quản lý và giữ thương hiệu trong khách san… Tất cả những lĩnh vực trên đều đòi hỏi kinh nghiệm kĩ năng thực tiễn cũng như sự tài ba của quản lý.

Tuyển quản lý khách sạn

quan-ly-khach-san-la-gi
Vấn đề phát sinh trong ngành

4. Những khó khăn và thách thức trong nghề

Có thể nói, những năm gần đây ngành quản lý khách sạn rất “khát” nhân lực, chính vì vậy cơ hội nghề nghiệp đối với các bạn sinh viên theo học nghề này là rất rộng mở. Tuy nhiên mỗi ngành nghề đều có cho mình những khó khăn và thách thức riêng.

- Kì vọng của khách hàng vào những người quản lý ngày càng cao: Đây là một trong những thách thức lớn nhất của những người làm quản lý khách sạn mà đòi hỏi họ phải vượt qua. Khách hàng họ luôn đòi hỏi những dịch vụ tốt nhất có thể sẽ đòi hỏi những thứ khác ngào khách sạn, vậy nên cần những người quản lý có thể làm hài lòng khác hàng và giả thích với khách hàng về vấn đề cũng như những dịch vụ có thể đáp ứng được trong khách sạn. Thỉnh thoảng chỉ một vài sự việc nhỏ nhưng vẫn có khách hàng đòi hỏi quản lý phải giải quyết chứ không tin tưởng các nhân viên cấp dưới hay nhân viên phụ trách mảng đó. Chính vì vậy các nhà quản lý luôn luôn phải trau dồi cho mình các kiến thức cũng như thực tiễn ngoài ngành để có khả năng giải quyết và phục vụ những khách hàng khó tính.

Không những thế người quản lý của một khách sạn luôn phải là người đi xây dựng lòng tin cho khách hàng. Thường xuyên giao tiếp với khách hàng cũ, đây cũng là một cách để nuôi dựng mối quan hệ và sự quay trở lại những lần tiếp theo của khách hàng cũ. Bằng cách này hay cách khác hãy cố giữ mối quan hệ với khách cũng việc quan tâm họ, hay giảm giá, giảm bill cho những lần trở lại tiếp theo.

-  Triển vọng của ngành quản lý khách sạn: Ngoài việc có thể kiếm được nguồn nthu nhập cao, ổn định hay nguồn thu nhập có thể tăng theo quý, thì khi làm một quản lý khách sạn bạn có thể đảm nhận tốt các công việc khác. Nhất là những bạn sinh viên mới ra trường khi đã theo học xong nghề quản lý khách sạn. Có thể ngay lúc đầu các bạn chưa thể làm ngay công việc của một người quản lý, nhưng các bạn có thể làm việc ở các lĩnh vực khác liên quan như: nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng… rồi từ đó, khi đã đủ kinh nghiệm và trưởng thành hơn, các bạn có thể lên đên chức vụ quản lý khách sạn và cao hơn nữa với mức thu nhập và đãi ngộ cao.

Từ bài viết trên có thể thấy nghề quản lý khách sạn là một nghề “làm dâu trăm họ” nếu không nói quá. Là ngành dịch vụ mến khách và hướng tới mục tiêu chính của nghề là chăm sóc, phục vụ và thỏa mãn những yêu cầu cua khách hàng ở một cách tối ưu nhất. Chính vì thế, để theo đuổi ngành nghề này các bạn trẻ cần phải xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình, có yêu thích nghề hay không, từ đó mới có thể học và theo nghề một cách tâm huyết nhất.

Kiếm việc làm

Qua bài viết này, timviec365.vn hi vọng đã giải đáp phần nào về thắc mắc của từ khóa quản lý khách sạn là gì? Kể từ đó, đã hỗ trợ các bạn trẻ xác định được hướng nghiệp cho tương lai của mình. Để trở thành một nhà quản lý khách sạn tốt, chúc các bạn thành công với lựa chọn nghề nghiệp của mình!

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý