Tác giả: Timviec365.vn
Ngày cập nhật: 25/05/2024
Có thể coi lữ hành là một công việc, một hoạt động thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau, miễn sao những người tham gia đoàn lữ hành ấy cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn, xứng đáng với số tiền họ bỏ ra để có một chuyến đi như mong đợi.
Nói về người lữ hành, có khá nhiều khái niệm để nói về họ, nhưng có thể hiểu chung chung rằng họ là những người tham gia dịch vụ du lịch khác nhau hoặc tự túc, hoặc tham gia theo đoàn dưới sự trợ giúp và hợp tác của công ty du lịch. Ngoài ra người lữ hành có thể được hiểu là những người đi du lịch tùy vào cảm hứng, họ có thể đi bất cứ nơi nào họ muốn, có thể đi một mình hoặc đi theo đoàn. Nhưng nói chung người lữ hành là người tham gia du lịch, khám phá các vùng đất mới và là những người thích di chuyển, thích những điều lạ lẫmcủa các vùng miền cũng như các quốc gia khách nhau.
Quản trị du lịch lữ hành khi được gọi đầy đủ như vậy thì lại là một ngành học dành cho những người năng động và thích khám phá. Ngành học này bao gồm cả quá trình quản lý và diều hành tour du lịch, chịu trách nhiệm và được phân công công việc từ các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin hành khách, cùng gắn kết và phối hợp với các bộ phận khác, các cơ quan liên quan khác để giải quyết các tình huống phát sinh, lên kế hoạch lộ trình và chương trình du lịch cho hành khách và các sự kiện khác có liên quan đến du lịch… Nói chung ngành học này là bao quát toàn bộ các việc làm, các vị trí có liên quan đến du lịch.
Ngoài ra ngành quản trị du lịch và lữ hành còn đang được xem như là một ngành “công nghiệp không khói”. Đây là một trong những ngành giàu tiềm năng và là ngành kinh tế mũi nhọn nhất trong cả thập kỉ qua mà nước ta đang muốn phát triển.
Không những vậy, trong gần 10 năm trở lại đây, du lịch nước ta đang gia tăng một cách đột biến. Chính vì vậy mà nguồn nhân lực của ngành quản trị du lịch và lữ hành đang rất cần, và đây cũng là một ngành nghề được nhà nước ta hỗ trợ để phát triển.
Khi theo học quản trị du lịch và lữ hành, các bạn sinh viên sẽ được tiếp xúc và học tập với các nguồn kiến thức đa dạng khác nhau. Sinh viên theo học ngành này sẽ được nghiên cứu về các môn liên quan đến địa lý du lịch, văn hóa, tâm linh, tâm lý và tập quán của các khách du lịch nước ngoài cũng như khách du lịch ở trong nước. Cùng với đó các bạn sẽ được học thêm các kĩ năng chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, học cách thiết kế một tour du lịch, lên lịch trình tour, quản lý và điều hành tour, thương mại và điều hành du lịch theo đoàn, theo sự kiện, tổ chức sự kiện du lịch… Đối với các môn học chuyên ngành, sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức về quản trị du lịch và lữ hành, nhận thông tin chuyên sâu về con người, văn hóa, phong tục tập quán của con người, các quốc gia khác nhau…
Ngoài các môn học chuyên ngành thì các bạn sinh viên còn được học các môn khá thú vị liên quan đến quản trị du lịch và lữ hành như: y - sơ cấp cứu và luật du lịch.
Một trong những điều các bạn sinh viên theo học ngành này phải nắm rõ đó là y – sơ cấp cứu và luật du lịch.
Y-sơ cấp cứu trong du lịch là một nghiệp vụ chắc chắn phải nắm rõ đối với tất cả những ai ở trong ngành. Nó hỗ trợ cho việc an toàn trong chuyến đi của cả đoàn, vì vậy nghiệp vụ nghề nghiệp này phải đảm bỏa nắm rõ và thực hành được.
Hiện nay cơ hội để các bạn trẻ theo đuổi nghề rất rộng mở, vì trên cả nước có rất nhiều trường xét tuyển và đào tạo về ngành quản trị du lịch và lữ hành. Sau đây tôi sẽ liệt kê ra một số trường có đào tạo ngành nghề để các bạn độc giả tham khảo: Trường Đại học Nguyễn Trãi, Trường Đại học Đông Đô, trường Đại học Xã hội nhân văn, trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội… và còn rất nhiều trường trên cả nước nđào tạo ngành nhề này. Chính vì vậy có thể thấy được rằng, cơ hội để được học tập và theo đuổi đam mê nghề nghiệp của các bạn rất rộng mở, chỉ chờ và ý chí quyết tâm rèn luyện của các bạn sinh viên…
Công việc của một quản trị du lịch và lữ hành rất rộng mở, có nhiều cơ hội việc làm với ngành nghề này. Theo ước tính của nhà nước Việt Nam, nhu cầu nhân lực của ngành này trong nước cũng như quốc tế lên cao, đến con số 73 triệu việc làm, trong đó ở khu vực Trung Đông là 1,2 triệu, tại khu vực Châu Âu là 2,2 triệu, tại khu vực Châu Mỹ là 9.6 triệu, và Châu Á trong đó có cả Việt Nam là 46,1 triệu việc làm mới đối với ngành này. Việt Nam thì ngày một phát triển hơn so với các nước trong khu vực kéo theo đó là lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch cũng tăng cao nên nhu cầu nhân lực cũng từ đó mà tăng theo, dặc biệt là nguồn nhân lực giỏi và ngành nghề này rất trọng dụng nhân tài.
Theo như Bộ văn hóa - Thể thao và du lịch cho biết, nhu cầu nhân lực của toàn ngành quản trị du lịch và dịch vụ sẽ cần khoảng 870.000 nhười, cao gần gấp 3 lần so với các ngành nghề quan trọng khác như: Giáo dục, Y tế và Tài chính, trong đó mỗi năm toàn ngành này chỉ cần đến 40.000 nguồn lao động.
Nhưng với thực tế rằng, lượng sinh viên ra trường và tốt nghiệp ngành quản trị du lịch và lữ hành chỉ khoảng 15.000 người trên 1 năm, nằm trong số đó chỉ có hơn 12% có trình độ Đại học và Cao đẳng trở lên. Như vậy có thể thấy, nguồn lao động cho ngành này có trình độ đang thiếu nghiêm trọng. Chính vì thế đây là cơ hội cho các bạn trẻ trong giai đoạn này.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, các sinh viên trong ngành có thể đảm đương những vị trí công việc sau:
- Hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn hành khách, khách đoàn đến các điểm vị trí thăm quan và mua sắm, đảm bảo chỗ ở và nghỉ ngơi cho khách, đảm bảo số lượng khách đến và khách về.
- Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú: Làm việc trong các khách sạn, checkin và checkout keys cho khách hàng, đảm bảo phòng ốc của khách hàng ổn định và sạch sẽ.
- Tổ chức hội nghị - sự kiện: Chị đứng ra tổ chức các sự kiện, liên hợp và có liên quan trong một tour du lịch.
- Quản trị – điều hành thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước: Sắp xêp, tổ chức và lên kế hoạch, địa điểm cho tour du lịch đó.
- Chuyên viên kinh doanh du lịch tại các cơ sở: Bán và tư vấn các sản phẩm du lịch cho khách hàng, hành khách để kiếm thu nhập về cho công ty hay tập đoang du lịch.
- Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí…)
- Thuyết trình giữa đám đông và thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử để hành khách có thể nắm được nội dung…
- Làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển (điều hành, bán vé, phục vụ)
- Tham gia nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu hoặc các trường Đại học
- Sinh viên có thể theo học ở trình độ cao hơn về quản trị, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lữ hành trong và ngoài nước.
- Có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng kiến thức mới để phục vụ yêu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.
Đó là những cơ hội công việc mà các bạn sinh viên ra trường sẽ làm, nó mang đến một mức thu nhập cao và ổn định.
Đối với tất cả các ngành nghề, khó khăn và thử thách trong nghề là không trách khỏi, đặc biệt là về lĩnh vực du lịch. Đối với nghề dịch vụ này các bạn còn gặp khó khăn hơn các nghề khác rất nhiều, phải có những bạn thật sự đam mê, thật sự yêu nghề mới có thể theo đến cùng. Nói ví dụ như trong ngành quản trị du lịch và lữ hành có nghề Hướng dẫn viên du lịch.
- Làm việc với giờ giấc thất thường: Hầu hết trong tất cả chúng ta đều nghĩ rằng, hướng dẫn viên du lịch là một nghề được đi nhiều nơi, ăn nhiều món ngon, đi liên tục lại còn miễn phí. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là đặc trưng của công việc này, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như giờ giấc bất thường, không được ổn định và không được ở cạnh người thân vì thường xuyên xa nhà kể cả những ngày lễ tết.
Với thu nhập kinh tế như hiện tại, có rất nhiều gia đình chọn đi du lịch vào những dịp lễ Tết, vì đây là những ngày cao điểm của du lịch. Nên vậy có rất nhiều hướng dẫn viên phải tiếp tục công việc của mình, chấp nhận xa gia đình để tiếp tục với công việc của mình.
- Phải làm “dâu trăm họ”: Việc làm “dâu trăm họ” không phải chi riêng mỗi hướng dẫn viên du lịch mà tất cả mọi người trong ngành du lịch đều không thể tránh khỏi. Trở thành những người làm trong ngành du lịch họ luôn phải nghe những lời trách móc từ vị khách này đến vị khách khác mà không thể nào làm hài lòng tất cả các vị khách.
- Những người làm trong ngành kinh tế du lịch, quản trị du lịch và lữ hành phải thật kiểm soát được cảm xúc của mình. Mà cảm xúc là cái khó kiểm soát nhất của con người, nhưng đối với những người làm nghề du lịch họ luôn phải cố gắng kiểm cảm xúc của mình, dù có cáu gắt, tức giận hay buồn, nhưng khi vào đến công việc, họ vẫn phải luôn giấu cảm xúc của mình mà nở nụ cười với các hành khách.
Với một hướng dẫn viên du lịch khi làm cho một công ty lữ hành, theo luật du lịch Việt Nam, thì để làm được hướng dẫn viên du lịch cần phải là người học du lịch tại các cơ sở giáo dục hợp quy, đáp ứng yêu cầu về kiến thức lẫn sức khỏe. Và chỉ có người mang quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam mới có thể làm hướng dẫn viên du lịch cả khách nội địa và khách nước ngoài. Thế nhưng do nhu cầu du lịch, khách nước ngoài đến Việt Nam quá đông, không đủ hướng dẫn viên nên dẫn đến tình trạng hướng dẫn viên “chui” của nước ngoài tràn vào và làm việc tại Việt Nam, khiến cho hướng dẫn viên Việt Nam chỉ đi theo và làm bình phong cho họ, rất bất công với công sức của những hướng dẫn viên thực sự tại Việt Nam.
Đó là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành du lịch mà Nhà nước đang cố gắng khác phục. Thiếu nhân lực, tình trạng hướng dẫn viên “chui” . Làm cho áp lực của ngành nghề này ngày càng lên cao. Vì vậy nguồn nhân lực của ngành du lich nước nhà rất cần rất cần những người đam mê và nhiệt huyết của các bạn sinh viên.
Qua bài viết trên, Linh hi vọng đã giải đáp phần nào cho độc giả từ khóa Quản trị du lịch và lữ hành là gì? Từ đó giúp các bạn định hướng kĩ hơn về nghề nghiệp cũng như xác định cho mình nghề Quản trị du lịch và lữ hành để đam mê và theo học đến cùng. Timviec365.vn là một website chuyên giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn về nghề nghiệp hàng đầu. Thùy Linh hy vọng độc giả sẽ tận dụng được hiệu quả những điều tuyệt vời mà timviec365.vn mang lại.
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc