Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Sai lầm nghiêm trọng khiến chốt đơn bán hàng không thành công.

Tác giả: Hồng Nguyễn

Ngày cập nhật: 26/07/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

1. Nghề sales và sự thật về quá trình chốt đơn bán hàng. 

1.1. Nghề sales là gì?

Sales là một trong những lĩnh vực thuộc Marketing, là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng, sản phẩm cho doanh nghiệp, công ty. Nhiệm vụ cốt lõi của nghề sales là tìm ra nhu cầu của khách hàng hay nói khác đi là thấu hiểu thị hiếu khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng dùng những kỹ năng sales của mình để tư vấn sản phẩm và dịch vụ bán hàng, giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề về sản phẩm dịch vụ mình phụ trách, thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình để chốt đơn bán hàng (hay chốt sale).

Như vậy, quá trình chốt đơn bán hàng sẽ xảy ra khi bạn đã hoàn thành được tất cả các bước trước đó: chào đón- tư vấn giới thiệu- thuyết phục- chốt đơn- hậu mãi. Chốt đơn chính là bước quyết định bạn có bán được hàng hay không. Kể cả khi bạn đã tư vấn sản phẩm rất tốt, thuyết phục khách hàng rất có lý, có tình nhưng khách hàng vẫn không lựa chọn sản phẩm của bạn thì có nghĩa là bạn không bán được hàng. 

Nghề sale là gì?
Nghề sales là gì?

Quá trình chốt đơn thành công thường sẽ được theo sau là hậu mãi (After sales) hay còn được gọi là các chính sách và hỗ trợ sau bán hàng. Để có được bước này, thì bạn phải là người thành công chốt đơn bán hàng. 

Tuy nhiên quá trình chốt đơn bán hàng không bao giờ là dễ, đặc biệt là giữa hệ thống B2B tức doanh nghiệp với doanh nghiệp. Bán hàng cho khách hàng là các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ của bạn phải cao hơn rất nhiều.

Việc làm Nhân viên kinh doanh

1.2. Những sự thật về quá trình chốt đơn bán hàng.

Chốt đơn bán hàng hay chốt sales là cách duy nhất và là quá trình duy nhất bạn nhận được lời đồng ý mua hàng từ khách hàng của mình để từ đó tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, công ty. Việc được khách hàng tin tưởng vào bản thân bạn hay tin tưởng vào sản phẩm do bạn tạo ra là điều quan trọng để quá trình bán hàng được diễn ra tốt đẹp tuy nhiên chốt đơn mới là lúc yêu cầu bạn phải có kỹ năng xử lý khéo léo nhất để phòng trường hợp khách hàng từ chối chốt đơn bán hàng ở phút chót.

Nguyên lý của việc chốt sale là đưa ra lời mời, lời đề nghị mua hàng không thể từ chối. Đây được coi là cả một nghệ thuật vì nó cần có sự kết hợp của rất nhiều kỹ năng và sử dụng ngôn ngữ, giọng nói hay, ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc trong quá trình diễn giải và đánh trúng vào tâm lý của người mua hàng.

Những sự thật về quá trình chốt sales.
Những sự thật về quá trình chốt sales.

Sự thật rằng chốt đơn bán hàng cần bạn tập trung tối đa 200% công lực và trí lực cho sản phẩm và dồn sự quan tâm về phía khách hàng. Chốt đơn bán hàng cũng yêu cầu bạn phải có kỹ năng xử lý sự từ chối trước khi khách hàng đưa ra câu hỏi, hay nói đúng hơn là nắm thóp được những gì khách hàng định nói tiếp theo. Tiếp đó là cách bạn xử lý từ chối sau lần để nghị mua hàng. Có rất nhiều loại hình khách hàng trong quá trình bán hàng bạn nhất định sẽ phải gặp, không phải bất cứ ai đến cửa hàng của bạn đều đã có ý định mua hàng từ trước đâu. Vậy việc bạn là sau khi đề nghị bán hàng mà bị khách hàng từ chối đó là phải cảm ơn họ, sau đó xác định nguyên nhân khiến khách hàng từ chối mua hàng bằng một câu hỏi mở và dẫn dắt đến một câu hỏi chốt đơn bán hàng ngầm.

Có một sự thật là nghề sale không hề đơn giản và dễ làm như chúng ta nghĩ. Đôi khi nó còn xảy ra những sai lầm khiến quá trình chốt đơn bán hàng không thành công. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm nghiêm trọng trong chốt đơn bán hàng của các seller trong phần tiếp theo.

Xem và tham khảo ngay: Việc làm Nhân viên chốt đơn hàng lương cao, cập nhật thường xuyên

2. Những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình chốt đơn bán hàng

2.1. Lựa chọn thời điểm chốt sale không thích hợp

Điều cấm kỵ trong bước chốt đơn bán hàng đó là sự nóng vội. Những người có tính cách nóng nảy, không kiên nhẫn thường không thích hợp với nghề sales cũng là vì lẽ đó. Quá trình chốt sales thông thường là bước cuối cùng sau khi khách hàng đã ưng ý với sản phẩm của bạn. Vì vậy đừng nóng vội và để lộ ra điểm yếu của mình là cần bán được hàng , như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy bạn không có sự kiên nhẫn. Lúc nào bạn cũng trong tâm thế chốt sale thì bạn sẽ dễ bị sa đà và kết quả là khách hàng không thấy được thiện chí của bạn đối với việc bán hàng. Sai lầm này bạn có thể sửa được qua quá trình tôi luyện và gặp gỡ nhiều khách hàng.

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh phần mềm đầy đủ nhất

2.2. Quá trình chốt đơn bán hàng không mấy mặn mà 

Đến giai đoạn cần thiết để nói ra những điều cần nói nhất cho quá trình bán hàng thì bạn lại “câm như hến”. Bạn đừng nghĩ rằng khi khách hàng đồng ý mua hàng của bạn rồi thì bạn có thể hời hợt bỏ quá bước chốt đơn bán hàng. Khách hàng ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có uy tín và có sự phục vụ tận tâm nhất. Khách hàng sẽ nhìn vào cách bạn chốt đơn bán hàng có vui vẻ và nhiệt tình hay không. Nếu bạn quá thờ ơ với khách hàng, họ có thể từ chối bạn ngay sau đó giống như cách bạn thờ ơ với họ. Đó là điều chắc chắn. Hơn thế nữa, luôn tươi cười niềm nở trong cả quá trình bán hàng là chìa khóa thành công cho việc chốt đơn bán hàng của bạn. Nhìn thấy nhân viên năng động và tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, khách hàng bao giờ cũng có cảm tình hơn.

2.3. Không coi “Khách hàng là Thượng đế”

Đối với nghề bán hàng thì đương nhiên trọng tâm trong mọi cuộc bán hàng sẽ là khách hàng rồi. tuy nhiên nếu bạn không biết cách làm hài lòng khách hàng, phục vụ khách hàng không có tâm, bạn sẽ nhận lại cái kết đắng là chốt đơn bán hàng không thành công. Tại sao lại như vậy? Bán hàng hiểu theo nghĩa tường tận của nó thì là bán sản phẩm cho khách hàng.

Trong bán hàng cần đặt khách hàng làm ưu tiên
Trong bán hàng cần đặt khách hàng làm ưu tiên

Nếu bạn không coi khách hàng là trung tâm của quá trình này thì hầu như bạn mới chỉ đang hoàn thiện được một nửa của quá trình và mặc kệ khách hàng ở vế sau. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy mình không được quan tâm và sẵn sàng rời bỏ bạn để tìm đến nơi có dịch vụ khách hàng tốt hơn.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản chi tiết!

2.4. Không thấu hiểu nhu cầu của khách hàng 

Đừng chỉ chăm chăm rằng tôi bán hàng là tôi thao thao bất tuyệt cho việc bán hàng và việc của bạn là mua hàng của tôi. Bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi! Tìm hiểu nhu cầu khách hàng là điều cốt lõi trong quá trình bán hàng. Không hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng thì cũng sẽ dẫn đến bước chốt đơn bán hàng của bạn chắc chắn không thành công.

Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng
Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng

Nếu bạn không hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm cũng như cách họ muốn sản phẩm đó được cung cấp thế nào, thì chắc chắn bạn sẽ không thể hoàn thành giao dịch mua hàng của mình. Như thế chẳng khác nào ông nói gà bà nói vịt, người bán nói một đằng, thị hiếu của khách hàng ở một nẻo. 

2.5. Không tạo được sự tin tưởng trong quá trình bán hàng

Chốt đơn bán hàng, việc đầu tiên bạn phải biết bạn mình trước. Trước khi bán được món hàng của bạn, bạn cần phải nhớ rằng khách hàng sẽ mau bạn trước, tức là mua sự uy tín và chất lượng từ chính con người bạn trước tiên. Nếu ngay từ đầu bạn đã để khách hàng cảm thấy mình không có chữ tín thì làm sao khách hàng thích và tin tưởng vào sản phẩm của bạn được. Hãy tạo cho mình một mặt tiền sáng giá cùng với những kỹ năng bán hàng và rèn luyện khả năng gây ấn tượng với khách hàng. Có như vậy, khách hàng mới sẵn sàng rút ví để chi trả cho bạn.

3. Cách khắc phục những sai lầm khiến chốt đơn bán hàng không thành công.    

Chốt đơn bán hàng đã được nâng lên thành cả một nghệ thuật đỉnh cao trong sales. Bởi lẽ, đây là bước quan trọng nhất cho cả quá trình bán hàng, nó quyết định bạn có bán được hàng hay không và khách hàng có sẵn sàng để đến với dịch vụ và sản phẩm của bạn cho những lần tiếp theo hay không. 

Cách khắc phục cho tình trạng chốt đơn bán hàng không thành công cũng cần phải có quá trình rèn luyện và nâng cao kỹ năng cũng như tay nghề của mình. Việc bạn cần làm là chăm gặp khách hàng. Có rất nhiều vị khách với những nhu cầu và đòi hỏi khó chiều, bạn không thể lường trước được những sự việc sẽ xảy ra trong quá trình chốt đơn bán hàng của bạn hết được. Tuy nhiên, qua những lần gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, bạn sẽ dần dần hình thành được thói quen là phải chốt đơn với từng đối tượng khách hàng như thế nào cho hợp lý và tỷ lệ thành công chốt đơn bán hàng cao. 

Quá trình chốt đơn bán hàng cần có kỹ năng tốt
Quá trình chốt đơn bán hàng cần có kỹ năng tốt

Bên cạnh đó, để có thể chốt đơn bán hàng một cách hiệu quả và đem lại doanh thu, lợi nhuận cho chính bạn và cho doanh nghiệp của bạn, bạn cũng cần trau dồi những phẩm chất như sự uy tín, tính trung thực, tinh thần lạc quan, đam mê với nghề sales và đặc biệt là không sợ bị từ chối. 

Chốt đơn bán hàng là một cách để chúng ta mang lại giá trị cho khách hàng hay cũng chính là tạo ra giá trị cho chính bản thân mình (thu nhập). Vì vậy, quá trình chốt đơn bán hàng thực chất là quá trình mà cả đôi bên cùng có lợi, thuận lòng người mua, vừa lòng người bán. 

Trên đây là những điều cần lưu ý về quá trình chốt đơn bán hàng cũng như những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình chốt đơn bán hàng mà bạn cần biết để phát triển doanh nghiệp, tạo ra giá trị và có nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hãy đảm bảo bạn hiểu hết được những ý nghĩa của bài viết này để tăng cơ hội và tỷ lệ chốt đơn bán hàng cho cả bạn và khách hàng của bạn

Những sai lầm trong bán hàng kinh điển của dân sale

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý