Tác giả: Timviec365.vn
Ngày cập nhật: 14/06/2024
Trước hết, chúng ta cùng đi vào giải nghĩa thuật ngữ này cũng như phân biết nó với các vị trí khác trong công ty.
Senior là một thuật ngữ tiếng Anh, được từ điển Cambridge dịch là: “Người có kinh nghiệm và độ tuổi lớn hơn những thành viên khác trong nhóm” hay “Người có vị trí cao hơn trong nhóm”.
Áp dụng vào công việc, Senior sẽ là từ dùng để chỉ những những nhân viên đã có nhiều năm công tác (trong khoảng từ 3 đến 5 năm) cũng như có nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà họ đang công tác. Như vậy, có thể thấy Senior là một vị trí cao trong bộ máy nhân sự.
Ngoài Senior, ta thường bắt gặp những thuật ngữ khác là Intern, Fresher hay Junior. Để phân biệt các vị trí này, ta cần đi vào tìm hiểu về các thuật ngữ này:
- Intern: Dùng để chỉ các đối tượng là thực tập sinh, những “newbie của newbie” và có vị trí thấp nhất trong công ty. Thực tập sinh thường là những sinh viên chưa ra trường, cần trải qua các hoạt động thực tế để làm quen với công việc cũng như cần dấu xác nhận của các công ty. Giai đoạn này kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào quy định của công ty, thông thường sẽ chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 tháng.
- Fresher: Fresher là thuật ngữ để chỉ những người mới, “newbie” của công ty. Họ chỉ cao hơn Intern một bậc bởi họ được coi là những nhân viên chính thức dù cũng không đòi hỏi quá cao về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Vị trí này là bàn đạp để nhân viên có thể phát triển lên các vị trí cao hơn.
- Junior: Sau khi các Fresher công tác tại vị trí trong khoảng 2 năm, họ sẽ được xem là Junior. Junior là những nhân viên đã có kinh nghiệm trong khoảng từ 1 đến 2 năm tại công ty, dù đó chưa phải là con số gì cao cả song họ đã thuần thục và làm quen với vị trí cũng như chỉ dạy cho các Intern và Fresher của công ty.
Như vậy, có thể thấy thứ bậc trong công việc của một công ty dựa vào tiêu chí năng lực, thời gian công tác và kinh nghiệm sẽ là: Intern - Fresher - Junior - Senior. Sau khi đã trải qua quá trình học hỏi và kinh nghiệm qua ba vị trí nêu trên, bạn có thể trở thành một Senior cấp cao được nhiều người coi trọng.
Công việc của một người làm Senior nhìn chung là đưa ra ý kiến, hướng dẫn, quản lý và định hướng hoạt động. Thế nhưng, trong bộ máy nhân sự của công ty, vị trí Senior thường được chia thành hai công việc chính là Senior Manager và Senior Executive với vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Senior Manager là danh từ được ghép bởi hai thuật ngữ “Senior” và “Manager”, có thể hiểu là những người có nhiệm vụ tương tự như một người quản lý song không có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn như một người manager thực thụ. Để hiểu một cách cụ thể hơn, Senior Manager sẽ nằm giữa vị trí Senior và vị trí Manager thông thường.
Vai trò của Senior Manager:
- Thiết lập và xây dựng mục tiêu hoạt động cho tổ chức: Họ có vai trò xây dựng mục tiêu, định hướng hoạt động của bộ phận mình quản lý dựa vào chiến lược chung của công ty.
- Đưa ra những quyết định quản trị: Vị trí Senior Manager yêu cầu họ phải phân tích, đánh giá rồi đưa ra những quyết định quan trọng, quyết định đến hoạt động vận hành của tổ chức.
- Quản lý nhân sự và cải thiện hiệu suất của nhân viên: Với vai trò quản lý, họ có trách nhiệm theo dõi và đánh giá nhân viên cấp dưới để đảm bảo họ đang đi đúng hướng cũng như đang làm việc đúng tiến độ của công việc.
Senior Executive hay Giám đốc điều hành cấp cao là viết tắt của cụm từ “Senior Managing Executive Officer”, chính là những người nằm trong bộ máy quản lý cao nhất của công ty, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động vận hành ổn định của công ty đó.
Vai trò của Senior Executive:
- Xây dựng chiến lược hành động: Nhiệm vụ của họ là đề ra, xây dựng và điều chỉnh những chiến lược hành động trong các thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Đây là vai trò vô cùng quan trọng quyết định việc công ty có thể đi đến đâu.
- Quản lý và điều hành hoạt động chung: Họ là những người đứng ra điều phối các hoạt động chung của toàn bộ bộ máy hành động của công ty. \
- Kết nối và làm việc với các cổ đông, khách hàng và đối tác: Họ là người đại diện, lấy danh dự và uy tín của mình để đứng ra làm việc với các cổ đông, những khách hàng và những đối tác quan trọng khác. Như vậy, họ cần phải hài hòa giữa lợi ích của nhiều bên liên quan.
Là một cấp bậc cao trong bộ máy của công ty, công việc của người Senior có ảnh hưởng rất lớn để sự vận hành ổn định của toàn bộ bộ máy nhân sự. Vì vậy, để có thể trở thành một Senior, bạn phải đáp những được những yêu cầu của vị trí này ở cả tiêu chí năng lực và phẩm chất.
Để đáp ứng được yêu cầu công việc, người làm Senior phải trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cần thiết để điều hành và quản lý hoạt động của công ty. Về cơ bản, một Senior phải có những kỹ năng sau:
- Khả năng lãnh đạo: Là một nhân sự cấp cao, khả năng lãnh đạo là yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo thực hiện chức năng điều phối, quản lý và tạo động lực cho nhân viên.
- Khả năng ra quyết định cấp quản trị: Có quyền hạn trong việc đưa ra các quyết định cấp cao, những gì mà Senior đưa ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận hành công việc của các bộ phận. Vì vậy, người làm Senior phải có khả năng phân tích, đánh giá chính xác cũng như ra quyết định nhanh.
- Khả năng giao tiếp: Senior không chỉ phải đối thoại với cấp dưới mà còn phải thường xuyên kết nối với cổ đông, khách hàng hay đối tác. Vì vậy, họ cần phải có khả năng truyền đạt cao cũng như khéo léo để tìm được tiếng nói chung giữa các bên liên quan.
- Khả năng phân tích và đánh giá thị trường: Để xây dựng các chiến lược hoạt động cho toàn bộ máy công ty, nhất là đối với vị trí Senior Executive, họ cần phải có khả năng tư duy, phân tích nhạy bén để phát hiện ra những biến động của môi trường bên ngoài, từ đó có thể điều chỉnh nhanh chóng, đảm bảo sự ổn định của công ty.
Ngoài ra, để thực hiện tốt vai trò của Senior, ta còn cần trang bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng để không chỉ là một người lãnh đạo tài giỏi mà còn là một cấp trên tốt, được cấp dưới nể phục, tin tưởng.
Không chỉ phải đảm bảo về năng lực chuyên môn, người Senior cũng phải có những phẩm chất, được gọi là “Đức” bên cạnh cái “Tài”.
- Có đạo đức nghề nghiệp: Ở một vị trí cao, người làm Senior cần phải có đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp vững vàng để không sa vào những điều sai lệch, những việc làm không những có ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân họ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
- Đáng tin cậy: Senior phải là một cá nhân có uy tín trong mọi việc làm để cả nhân viên cấp dưới cũng như cấp trên, đối tác nể trọng và tin tưởng. Nếu người làm Senior không có được lòng tin của mọi người thì sẽ chẳng có ai mong muốn hợp tác và cống hiến nữa.
- Có tầm nhìn xa trông rộng: Là người đưa ra các định hướng phát triển, Senior phải có khả năng tư duy phân tích những biến động của môi trường xung quanh, từ đó đưa ra những định hướng thích hợp để công ty không bị thoát ra khỏi xu thế phát triển chung, thậm chí là vượt lên trước khi khám phá ra nhu cầu mới, tạo lợi thế cạnh tranh.
Theo như định nghĩa đã nêu ở trên, Senior sẽ là những nhân viên cống hiến lâu năm trong công ty, đã tích lũy được một khối lượng kiến thức, kỹ năng về hoạt động của tổ chức được đề bạt lên nắm vị trí này. Tuy nhiên, thực tế có không ít những người có kinh nghiệm nhưng không đạt yêu cầu cần thiết để trở thành Senior hay vì nhiều lý do mà công ty thiếu mất vị trí này nên bạn hoàn toàn có thể đặt chân vào vị trí này ngay, miễn là bạn có đủ kinh nghiệm và năng lực.
Bạn có thể tìm được các công việc ở vị trí Senior tại một số nguồn khác nhau, chẳng hạn như:
- Website, Fanpage của công ty
- Các trung tâm môi giới việc làm truyền thông
- Các app, website cung cấp việc làm.
Ví dụ: Tại timviec365, chúng tôi có một không gian riêng nhằm liên kết với các nhà tuyển dụng để tìm kiếm ứng viên ở các vị trí, công việc khác nhau.
Tổng kết lại, timviec365.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về vị trí Senior là gì trong tổ chức, vai trò cũng như những yêu cầu để trở thành một Senior hoàn hảo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết hữu ích khác tại mục blog của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm viết CV cũng như tìm kiếm việc làm.
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc