Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh
Ngày cập nhật: 06/06/2024
Staff turnover là khái niệm trong ngành nhân sự doanh nghiệp, đây là khái niệm nhằm chỉ lượng nhân viên nghỉ việc của doanh nghiệp nào đó. Nhân sự bỏ việc là một việc có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp và nó có sự ảnh hưởng nhất định dựa vào tầm quan trọng cũng như vị trí của nhân viên nghỉ việc. Từ đó cho thấy Staff turnover vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Staff turnover phản ánh phần nào chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, các chính sách nhân sự cũng như lượng công việc có thực sự thỏa mãn nhân viên đối với doanh nghiệp mà họ đang hoạt động hay không. Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh thu mà còn được đánh giá dựa vào những đánh giá của nhân lực trong doanh nghiệp, họ có thực sự tự hào về tổ chức nơi mình làm việc hay không. Một doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp tạo được lòng tin, tạo được nhân viên trung thành và văn hóa doanh nghiệp được nhân viên đề cao. Một doanh nghiệp có thể phát triển tốt là khi đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng không có nghĩa là những nhân viên ấy sẽ mãi cống hiến và làm việc cho doanh nghiệp. Hay có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phát triển vững mạnh, xây dựng được đội ngũ nhân viên lành nghề trung thành thì tỉ lệ Staff turnover sẽ thấp đi.
Khi nhắc đến khái niệm Staff turnover thì thường người ta sẽ đặt câu hỏi về nhiều khái niệm kèm theo như: Employee turnover, employee retention, turnover rate, employee experience,... bởi những khái niệm này có quan hệ liên quan tới nhau. Cùng tìm hiểu một số khái niệm xung quanh để thực sự hiểu được ý nghĩa của những khái niệm này.
- Employee turnover: Đây là một khái niệm xuất hiện từ lâu nhưng thực sự chưa nhiều người hiểu về khái niệm này. Employee turnover là khái niệm để đề cập đến số lượng hay phần trăm công nhân rời khỏi doanh nghiệp và được thay thế bằng một sự thay thế của nhân viên mới. Dựa vào tỷ lệ Employee turnover mà chủ doanh nghiệp sẽ xem xét về cá lợi ích cung cấp cho người lao động thuê theo giờ và cân nhắc về chi phí đào tạo nhân viên.
- Employee retention: được dịch nghĩa là giữ chân nhân viên, khái niệm Employee retention đề cập đến khả năng giữ lại nhân viên cũng như tỉ lệ nhan viên ở lại làm việc sau quá trình đào tạo của doanh nghiệp. Employee retention được biểu thị bằng thống kê đơn giản thông qua số lượng nhân viên tiếp tục làm việc hay nghỉ sau quá trình đào tạo và thử việc. Nhiều doanh nghiệp coi Employee retention trở thành chiến lược để phát triển nguồn nhân sự cho doanh nghiệp của mình.
- Turnover rate: đây là tỉ lệ thôi việc của một doanh nghiệp nào đó, khái niệm Turnover rate được tính dựa trên số lao động nghỉ việc trên số lao động trung bình một năm. Tỉ lệ thôi việc hay Turnover rate được chia nhỏ ra nhiều loại khác nhu như tỉ lệ nhân viên tự nghỉ việc, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc không tự nguyện,...Tỷ lệ nghỉ việc phản ánh phần nào về những gì doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nhân viên nghỉ việc.
Các sự việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó như công ty phát triển bởi đường lối đúng đắn, bạn thành công bởi bạn giỏi hay bạn đã có sự cố gắng và việc nhân viên nghỉ việc cũng có lý do của nó. Một doanh nghiệp khi có tỉ lệ Staff turnover đang không ngừng gia tăng thì doanh nghiệp đó cần xem lại chính bản thân để xem xét lý do khiến nhân viên của mình đang dần nghỉ việc và tìm ra cách khắc phục tình trạng này cũng như giảm Staff turnover xuống thấp nhất có thể.
Một vài lý do, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff turnover mà doanh nghiệp có thể gặp phải gồm:
Khi doanh nghiệp cơ cấu xây dựng và phát triển làm tăng số lượng nhân sự trong doanh nghiệp thi bộ phận tuyển dụng sẻ vị áp lực trong việc tuyển dụng. Ở khâu tuyển dụng, họ sẽ liên tiếp ồ ạt tuyển dụng nhân viên vào mà không thông qua việc thẩm định đánh giá ứng viên đó có thực sự phù hợp với doanh nghiệp đó hay không vì vậy nguyên nhân không nhỏ của việc Staff turnover gia tăng trong doanh nghiệp đến từ chính khâu tuyển dụng khi lựa chọn sai người.
Đây là biểu hiện của việc sai người đúng thời điểm, khi nhu cầu tuyển dụng có những lại không tìm được những ứng viên thực sự phù hợp với doanh nghiệp, bộ phận nhân khi tuyển dụng và bổ nhiệm các vị trí chưa lựa chọn được ứng viên phù hợp với công việc. Nhân viên nhân sự là người trực tiếp tuyển dụng và tiếp xúc với ứng viên. Do đó, kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự lúc này cần được phát huy và luôn phải trau dồi thường xuyên bởi để nhìn nhận đánh giá con người không phải là dễ.
Mỗi một người đều có sự sáng tạo nhất định cũng như một cách làm việc, thực hiện công việc theo một cách riêng của bản thân. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng tôn trọng và công nhận cá tính riêng của nhân viên mà có một vài doanh nghiệp cần sự thống nhất về cách làm việc truyền thống, họ cần sự an toàn hơn việc tiếp cái mới để bứt phá và những sự cố gắng cũng như cách làm việc của nhân viên không được công nhận. Tuy nhiên bất kỳ một nhân viên nào khi đã bỏ thời gian, sức lực, làm việc hết mình đều muốn bản thân được doanh nghiệp hay đồng nghiệp công nhận điều đó và được nhìn nhận một cách xứng đáng và khi doanh nghiệp không thỏa mãn được yêu cầu này của nhân viên thì nhiều viên sẵn sàng nghỉ việc để tìm kiếm công việc cũng như doanh nghiệp mới phù hợp hơn. Không nhân viên nào muốn đi làm mà lúc nào cũng suy nghĩ khi nào nên nghỉ việc hay có nên nhảy việc vì lương hay không.
Cơ hội mà nhân viên tìm kiếm có thể là cơ hội học hỏi, phát triển bản thân, cơ hội về lộ trình thăng tiến cũng như con đường phát triển sau này. Việc tìm kiếm cơ hội này hết sức quan trọng bởi gần như ai cũng có tham vọng và muốn hoàn thiện bản thân.
Trong quá trình làm việc và cống hiến doanh nghiệp, những nhân viên có tham vọng sẽ tự nhận thấy được tố chất của bản thân cũng như sẽ tìm kiếm các cơ hội để học hỏi hoàn thiện bản thân hơn và đồng thời tìm kiếm con đường thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên khi doanh nghiệp không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, không có sự đảm bảo về việc mở rộng hay phát triển thì gần như các nhân viên có kinh nghiệm hay nhân viên sau khi cảm thấy hoàn thiện bản thân và học hỏi đủ từ đó doanh nghiệp đó thì sẽ nghĩ đến việc Staff turnover.
Đây là điều dễ hiểu khi doanh nghiệp không đáp ứng được những mong muốn của nhân viên.
Xem thêm: Bạn đã biết cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn
Đây là một trong nhiều lý do khiến cho Staff turnover gia tăng ở một số doanh nghiệp. Hiện nay với tình hình xã hội mở cửa, doanh nghiệp dần coi trọng năng lực làm việc của nhân viên thì việc tìm kiếm cơ hội phát triển không còn quá khó khăn, nhưng đường lối phát triển đó có thực sự đã đáp ứng được nhân viên chưa còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mức lương cũng như chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp.
Một trong những cách để níu kéo và thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hiện nay đang đánh vào mức lương và chế độ đãi ngộ để thu hút và níu kéo nhân viên ở lại. Việc trả mức lương xứng đáng cũng như đáp ứng các chế độ đãi ngộ như cơm trưa, ăn uống sinh hoạt cho nhân viên một cách thỏa đáng là yếu tố giảm thiểu Staff turnover trong doanh nghiệp.
Một nhân viên thường làm ít nhất 8h trên công ty chưa kể giờ tăng ca hay làm ngoài giờ, vì vậy họ khá quan tâm đến ngôi nhà thứ 2 này sẽ cho họ những gì để họ trung thành bán mạng cho nó. Nếu lương quá rẻ mạt không xứng đáng với công sức bỏ ra, chế độ đãi ngộ yếu kém thì không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ có tỉ lệ Staff turnover gia tăng một cách nhanh chóng.
Áp lực mà doanh nghiệp tạo ra cho nhân viên sẽ vô cùng đa dạng, một vài áp lực mà nhân viên có thể gặp phải trong doanh nghiệp như:
- Khó hòa đồng với môi trường làm việc: không hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như không tìm được tiếng nói chung của nhân viên khiến cho một bộ phận không nhỏ nhân viên quyết định nghỉ việc sau một thời gian cảm thấy bản thân không thể phù hợp. Việc khó hòa mình với môi trường làm việc có thể do sếp, người quản lý hay đồng nghiệp hoặc do chính bản thân nhân viên đó thì còn tùy hoàn cảnh.
- Áp lực trong công việc: với khối lượng công việc được giao xuống cho nhân viên quá sức, gây khó khăn trong quá trình hoàn thành khối lượng công việc làm cho nhân viên lu bu, chịu áp lực từ deadline hay số lượng doanh số cao ngất ngưởng là lý do khiến nhiều nhân viên nghỉ việc và Staff turnover của doanh nghiệp tăng nhanh.
- Khó khăn trong quá trình làm việc: hiện nay việc điều chuyển nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp đã không còn xa lạ, tuy được nhiều doanh nghiệp đón nhận và thực hiện như một chiến lược đào tạo nhân viên toàn diện thì không ít nhân viên lại phản đối bởi họ không có kinh nghiệm hay năng lực ở lĩnh vực mới và đây là lý do khiến họ phải nghỉ việc khi cảm thấy bản thân không còn phù hợp với vị trí làm việc mới.
Khi đã tìm được nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ Staff turnover thì doanh nghiệp cần có những giải pháp để giảm thiểu Staff turnover xuống mức tối đa cho doanh nghiệp của mình. Một số giải pháp được đề xuất để giải quyết trực tiếp những lý do gây gia tăng tỉ lệ Staff turnover như:
- Xây dựng quy trình tuyển dụng để tìm kiếm được ứng viên phù hợp, tìm được đúng người đúng thời điểm và đúng doanh nghiệp và có sự phân công công việc phù hợp. Muốn tìm được đúng người thì bạn nên chuẩn bị các bài test: aptitude test, psychometric test,... vừa đánh giá được cá tính thái độ lẫn sự logic kiến thức. Bạn cần chuẩn bị bộ câu hỏi hay, ví dụ: "bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi". Đây là một câu hỏi bạn có thể xem xét được mục đích của ứng viên cũng như ý chí phấn đấu có phù hợp với môi trương công ty hay không.
- Tạo dựng chế độ khen thưởng công bằng, công khai, hợp lý: đây là cách trực tiếp để khẳng định và công nhận thành quả của nhân viên.
- Doanh nghiệp cần vạch ra đường lối phát triển, lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên để họ có định hướng phát triển bản thân rõ ràng.
Việc doanh nghiệp đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu của nhân viên giúp cho nhân viên an tâm làm việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Staff turnover giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang ohats triển vững mạnh từ nền móng là nguồn nhân sự ổn định và tạo được đội ngũ công nhân viên trung thành có giàu kinh nghiệm, hiểu về doanh nghiệp. Đây là những lợi ích mà việc doanh nghiệp nhận được sau khi giảm tỉ lệ Staff turnover của doanh nghiệp mình xuống thấp nhất có thể.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về Staff turnover, hẳn bạn đã hiểu được Staff turnover là gì? Cùng đánh giá doanh nghiệp của bạn có đang bị Staff turnover gia tăng hay không và tìm kiếm ngay giải pháp để ngăn chặn việc Staff turnover gia tăng. Nếu bạn là nhân viên nhân sự thì đây sẽ là bài viết chia sẻ cực kì hữu ích với bạn. Bởi tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất của nhân sự. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!
Xem thêm: Chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự trong doanh nghiệp
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc