Tác giả: Cao Thị Ninh Giang
Ngày cập nhật: 25/07/2024
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu system testing là gì nhé.
Để một chương trình, ứng dụng hoạt động và đạt hiệu quả cao nhất không thể thiếu các bước kiểm tra và đánh giá. Mỗi ứng dụng, chương trình hay bất kỳ website nào khi được lập trình đều được tạo ra từ các modular, các phần hoạt động riêng biệt kết hợp lại với nhau. Không phải lúc nào những đơn vị riêng biệt này cũng phối hợp hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy, system testing là hoạt động cần thiết đồng thời cũng là một trong những bước kiểm tra cuối cùng của hoạt động kiểm tra.
Hiểu đơn giản, system testing là hoạt động kiểm tra toàn bộ hệ thống, các module, các thành phần được tích hợp trong mỗi chương trình, ứng dụng sẽ được trải qua quá trình kiểm tra toàn bộ để xác minh tính thích hợp. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng sẽ đo lường khả năng kết hợp của các phần trên và so sánh với các yêu cầu đã được đề ra trước đó.
Phối hợp với bước integration testing - kiểm thử hội nhập, bước kiểm thử hệ thống này sẽ đưa ra các kết quả khách quan nhất giúp các coder, developer kịp thời sửa chữa và khắc phục những vấn đề của hệ thống.
Tin tuyển dụng: Việc làm IT phần mềm
Những hoạt động nằm trong bước system testing đều được thực hiện và đánh giá từ những tài liệu khách quan, những đối tượng tiến hành bước này phải đặt mình từ góc nhìn và quan điểm của người dùng cũng như dựa vào kết quả sau khi chạy thử để đưa ra nhận xét đúng và đủ nhất.
Có các thiết bị ngoại vi tích hợp sẵn, các tương tác của từng module và phần tích hợp sẽ được báo cáo một cách đầy đủ và rõ ràng, giúp đánh giá chất lượng của hệ thống. Các dữ liệu trong phần mềm sẽ được xem xét kỹ lưỡng sau khi được nhập vào và xuất ra trong phần mềm. Chính từ những bước này, đội ngũ lập trình viên sẽ tìm ra được những sai phạm và xử lý những sự cố trong phần mềm kịp thời, không gặp trường hợp để lại hậu quả khi làm việc về sau.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị ngoại vi, tập người dùng mục tiêu của các phần mềm, ứng dụng cũng sẽ được trải nghiệm những tính năng trên phần mềm ứng dụng và đưa ra đánh giá cá nhân để đội ngũ phát triển ứng dụng tiếp thu và cải thiện. Những nhận định này vô cùng quan trọng và có giá trị lớn đối với bất kỳ phần mềm, ứng dụng nào cũng được xây dựng với mục đích trước tiên là đảm bảo sự hài lòng của người dùng.
Khám phá: System engineer là gì? Bật mí thông tin cần biết về System engineer
Quy trình kiểm tra chất lượng bao gồm 4 bước:
Bước 1: Unit Testing: Kiểm thử đơn vị
Bước 2: Integration Testing: Kiểm thử tích hợp
Bước 3: System Testing: Kiểm thử hệ thống
Bước 4: Acceptance Testing: Kiểm thử tính xác nhận
Quy trình kiểm tra này hiện được áp dụng không chỉ trong các ngành nghề công nghệ thông tin mà còn được vận dụng ở các ngành nghề khác bởi tính khách quan cũng như hiệu quả nó đem lại. Đặc biệt ở quá trình kiểm thử hệ thống, đội ngũ kiểm tra phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Giao diện ứng dụng: Tùy vào mục đích của ứng dụng, lĩnh vực của ứng dụng mà sẽ cần những giao diện sao cho phù hợp. Giao diện cần dễ sử dụng và có những tùy biến phù
- Tính bảo mật: Hiện nay, người dùng sẽ phải cung cấp rất nhiều thông tin cá nhân cho các ứng dụng. Chính vì vậy tính bảo mật là một trong những yếu tố cần đặt lên hàng đầu để đảm bảo người dùng có được trải nghiệm an toàn nhất.
- Hiệu năng ứng dụng: Rất nhiều ứng dụng tuy có nội dung bổ ích, thú vị nhưng hiệu năng ứng dụng không cao, điều này khiến ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Tính đa chức năng trong ứng dụng: Các ứng dụng hiện thường được tích hợp nhiều chức năng. Đội ngũ phát triển cần đảm bảo tất cả các chức năng này đều ổn định và đem lại hiệu quả tương đương nhau.
- Tương tác giữa người dùng và hệ thống: Đây cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng, phản hồi của hệ thống phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng và hỗ trợ người dùng kịp thời nhất.
Ngoài ra dựa trên lĩnh vực phát triển của ứng dụng và các nhận xét từ người dùng nhà phát hành sẽ cần đề ra các tiêu chí khác sao cho phù hợp và thực tế nhất.
Đọc thêm: Test Case là gì? Học cách viết Test Case cho người mới nhập môn
System testing là một khái niệm có phần khá rộng. Để các bạn đọc có thể hình dung kỹ lưỡng hơn, timviec365.vn xin gửi đến thông tin các loại hình kiểm thử hệ thống phổ biến.
- Kiểm thử chức năng: Mỗi phần mềm, ứng dụng sẽ có một chức năng riêng. Trong hoạt động này hoạt động kiểm thử sẽ đảm bảo phần mềm, ứng dụng thực hiện đúng mục đích do nhà phát triển đề ra.
- Kiểm thử khả năng phục hồi: Trong quá trình hoạt động, các ứng dụng sẽ không tránh khỏi tình trạng bị crack hoặc gặp các vấn đề phát sinh. Với hoạt động này, ứng dụng sẽ được xem xét để từ đó đánh giá khả năng phục hồi và phản ứng của ứng dụng khi gặp vấn đề liên quan.
- Kiểm thử khả năng tương tác: Các phần mềm sẽ được tích hợp với các máy chủ để do đó cần được đánh giá khả năng tương tác nhằm giảm tối đa độ trễ
- Kiểm thử hiệu năng: Để ứng dụng, phần mềm đạt được hiệu quả cao nhất sẽ cần một hiệu năng ổn định. Với mật độ truy cập thay đổi, có thể tăng giảm không lường trước, ứng dụng sẽ cần một hiệu năng ổn định để người sử dụng không gặp khó khăn.
- Kiểm thử khả năng sử dụng: Nếu hiệu năng sử dụng là một khái niệm bao quát thì khả năng sử dụng lại được thu hẹp lại. Trong thời gian ngắn nhất ứng dụng phải đáp ứng được các chức năng hoạt động của ứng dụng đồng thời xử lý tốt nhất có thể.
- Thử nghiệm an ninh: Như đã đề cập ở trên, yêu cầu về an ninh của các ứng dụng đang trở nên ngày càng quan trọng. Cùng với việc bảo vệ thông tin người dùng để đảm bảo uy tín của nhà phát hành, công tác kiểm thử bảo mật còn hạn chế những rủi ro về pháp lý khi người dùng có toàn quyền kiện nhà phát hành nếu bị đánh cắp thông tin khi sử dụng ứng dụng.
Ngoài ra còn rất hiệu hoạt động kiểm thử khác. Tất cả các hoạt động kiểm thử này đều góp phần xây dựng hệ thống ứng dụng tốt nhất, đem lại hiệu năng tối đa cho ứng dụng. Đây là tiền đề cần thiết trước khi đến bước kiểm thử tính xác nhận cuối cùng trong quy trình 4 bước kiểm thử.
Có thể thấy, system testing là hoạt động kiểm thử bao hàm và không thể thiếu trong các quá trình xây dựng ứng dụng. Là một trong những bước cuối của quy trình kiểm thử tuy nhiên tầm quan trọng của system testing là không thể bàn cãi. Mong rằng với bài đăng trên của timviec365.vn, bạn đọc sẽ có thêm những thông tin và giải đáp được câu hỏi system testing là gì. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin khác qua những bài viết trên blog của chúng tôi nhé.
Bài viết tham khảo: MVC là gì? Vì sao mô hình MVC lại được sử dụng phổ biến như vậy?
TPI là gì?
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc