Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thặng dư vốn là gì? Cách tính thặng dư cho doanh nghiệp

Tác giả: Nguyễn Mai Thùy

Ngày cập nhật: 23/08/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

1. Thặng dư vốn là gì?

Thặng dư vốn cổ phần là một khái niệm chỉ một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so sánh với giá phát hành, phần thặng dư vốn cổ phần còn được gọi với tên khác là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ việc phát hành thêm nhiều cổ phần và khoản thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần đó, và sau chuyển vào vốn đầu tư trong tương lai của chính chủ sở hữu.

Thặng dư vốn cổ phần (thặng dư vốn) = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Khoản thặng dư này sẽ không được coi là vốn cổ phần cho tới khi nó được chuyển đổi thành cổ phần và sau đó kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.

Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là gì?

Các khoản chênh lệch có xu hướng gia tăng do việc thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, khoản chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá ban đầu mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn, sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.

Khi giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn so với mệnh giá đã mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm sẽ nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này khoản chênh lệch bị giảm sẽ không cần phải hạch toán trong chi phí, tuy nhiên phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.

Trong trường hợp nguồn vốn thặng dư mà không đủ sử dụng thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ tài chính trong công ty để bù đắp.

– Vốn điều lệ tại công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:

+ Khi kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn nhằm mục đích tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư khoản vốn này cần đáp ứng đủ những điều kiện về các khoản chênh lệch tăng từ giá bán thực tế so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Trong đó, công ty có thể tận dụng toàn bộ khoản chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.

+ Trường hợp nếu chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được phép sử dụng phần chênh lệch đã gia tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán, từ đó bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.

Tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn
Tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn

2. Một vài quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp

Việc thặng dư vốn cổ phần là vấn đề thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bộ Tài Chính đã quy định rõ ràng về vấn đề này trong “Thông tư 19/2024/TT-BTC về việc hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần”, cụ thể những nội dung sau:

– Về hạch toán: 

Khoản tiền chênh lệch thu được từ việc bán cổ phiếu với giá trị cao hơn mệnh giá đã được niêm yết vẫn sẽ được hạch toán trong tài khoản ở phần thặng dư vốn. Tuy nhiên, khoản tiền này lại không được hạch toán vào hoạt động thu nhập của doanh nghiệp.

– Không bị tính thuế: 

Khoản thặng dư về vốn cổ phần sẽ không bị tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp. 

– Chênh lệch giảm: 

Trong những hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có những tình huống buộc phải bán cổ phiếu mới phát hành với giá trị nhỏ hơn mệnh giá niêm yết ban đầu trên cổ phiếu. Lúc này sẽ xuất hiện khoản chênh lệch giảm trong tổng số nguồn vốn. 

Phần chênh lệch này sẽ không cần thiết phải hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, khoản thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp dùng để bù đắp. Tuy nhiên, nếu số tiền thặng dư vốn đó không đủ để đền bù, bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ phải sử dụng lợi nhuận sau thuế (không phải lợi nhuận trước thuế) và các khoản tiền thu từ các Quỹ đóng góp của công ty. 

Điều chỉnh để tăng vốn cổ phần
Điều chỉnh để tăng vốn cổ phần

– Điều chỉnh để tăng vốn cổ phần:

Trong một vài trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể dùng nhiều cách để điều chỉnh tăng vốn hoạt động như:

+ Tăng khoản vốn điều lệ bằng việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần sang. Yêu cầu: doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về khoản chênh lệch gia tăng giữa giá bán thực tế so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. 

+ Dựa trên số lượng cổ phiếu đã bán ra ngoài thị trường, khi doanh nghiệp kêu gọi vốn bằng việc mua cổ phiếu, sẽ phát hành ra một lượng cổ phiếu nhất định. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có khả năng bán được hết số lượng cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư (đặc biệt đối với các công ty cổ phần còn trẻ, mới thành lập,…). Khi này, doanh nghiệp chỉ được phép tăng vốn điều lệ dựa trên phần chênh lệch giữa giá bán phát hành ngoài thị trường và mệnh giá niêm yết của cổ phiếu trong nguồn vốn thặng dư với tổng giá vốn của lượng cổ phiếu chưa bán. 

Nếu tổng phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa thể bán ra bằng nguồn vốn thặng dư, thì doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh như thông thường để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Bán số lượng cổ phiếu cho các nhà đầu tư
Bán số lượng cổ phiếu cho các nhà đầu tư

3. Cách tính thặng dư vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần  = ( Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x SL cổ phần phát hành

Ví dụ: Một công ty cổ phần ABC phát hành 120.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 100.000 đồng, dự kiến huy động 12 tỷ. Vì nhu cầu từ thị trường, công ty ABC bán mỗi cổ phiếu giá 160.000 đồng, khi bán hết số cổ phiếu nêu trên thì họ thu được 19,2 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn của công ty ABC là 7,2 tỷ.

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vồn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Theo đó, khoản thặng dư trên sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi nó được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của doanh nghiệp.

4. Cách tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn

4.1. Muốn tăng vốn điều lệ thặng dư cổ phần phải làm như thế nào?

Luật doanh nghiệp cho phép mỗi doanh nghiệp có thể bán cổ phần của mình bằng hoặc cao hơn mức mệnh giá cổ phần đã đăng ký. Sau khi doanh nghiệp kết thúc việc chào bán, các cổ đông đã đồng ý mua cổ phần, công ty sẽ tiếp tục tiến hành việc tăng vốn điều lệ của công ty.

Trong trường hợp, công ty bán cổ phần của mình với mệnh giá 15.000 VNĐ/Cổ phần, số tiền đó cao hơn mệnh giá cổ phần là 5.000 VNĐ thì số khoản dư ra được coi là khoản thặng dư vốn của công ty. Những quy định về việc kết chuyển thặng dư vốn công ty cổ phần nhằm mục đích bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được quy định tại khoản 2 phần II mục A.

Vì vậy, tùy thuộc xem công ty bạn chào bản cổ phần của mình cao giá hơn mệnh giá ban đầu nhằm mục đích để xem xét thời hạn và điều kiện có thể làm tăng vốn đối với phần thặng dư vốn này.

Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

4.2. Một số thủ tục cơ bản để tăng vốn điều lệ công ty

Thủ tục gồm có:

- Thông báo về vấn đề thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

- Biên bản họp ĐHĐCĐ về vấn đề tăng vốn điều lệ của công ty;

- Quyết định của HĐQT về vấn đề tăng vốn điều lệ của công ty;

- Danh sách những cổ đông sau khi thay đổi tỷ lệ góp vốn

Nơi nộp: Tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư gần nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc tính từ khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN ĐKDN mới cho nội dung thay đổi, nếu như Sở không chấp thuận thì ra thông báo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết rõ và nêu cụ thể lý do.

Hy vọng những thông tin mà Timviec365.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi thặng dư vốn là gì? Và giúp bạn biết thêm về các quy định, và cách tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn. Chúc công việc kinh doanh của bạn luôn hiệu quả và thành công!

 

Lãi vốn là gì ? Có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý