Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thành lập công ty Logistics và quy trình chi tiết dành cho người mới

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Ngày cập nhật: 20/08/2024

Theo dõi timviec365 tại google new
Tạo CV online

1. Các bước cơ bản để thành lập công ty Logistics

Nhận thấy nhiều cơ hội phát triển, nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn nhàn rỗi mong muốn thành lập công ty Logistics để thu lợi nhuận cho cá nhân. Tuy nhiên do kiến thức về thủ tục cũng như pháp luật còn hạn chế nên rất nhiều người đã gặp khó khăn trong khâu đầu tiên này.

Hãy để tôi giúp bạn bằng cách chia sẻ quá trình thành lập doanh nghiệp Logistics cơ bản, theo dõi và cập nhật ngay bạn nhé.

1.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Logistics

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Logistics
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp Logistics

Mỗi cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp Logistics cần phải nắm rõ quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh. Theo đó để thành lập công ty chuyên hoạt động Logistics bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau đây:

- Điều lệ thành lập công ty Logistics

- Danh sách các cổ đông sáng lập hoặc các thành viên trực thuộc công ty

- 1 trong số các giấy tờ có thể chứng minh tư cách cá nhân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu. Đây là các giấy tờ cần chuẩn bị đối với cá nhân thành lập công ty.

Cho riêng tổ chức, cần sắp xếp các tài liệu chứng minh về tư cách pháp nhân như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp hợp pháp,...

- Chuẩn bị giấy đề nghị về việc đăng ký kinh doanh do cá nhân, tổ chức viết và gửi tới cơ quan có thẩm quyền

1.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức chính là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Vì vậy các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty Logistics cần nộp hồ sơ tới cơ quan này ngay sau khi hoàn thiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh một cách kỹ lưỡng sau đó sẽ cấp giấy phép cho cá nhân, tổ chức yêu cầu sau từ 3 - 5 ngày làm việc.

Ngay sau khi đăng ký kinh doanh thành công, doanh nghiệp có nhiệm vụ công bố thông tin này lên cổng thông tin do Nhà nước quản lý, nếu không thực hiện điều này thì doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Thời gian cho phép doanh nghiệp đăng ký thông tin lên cổng thông tin điện tử Quốc gia tối đa là 30 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Những nội dung mà doanh nghiệp Logistics buộc phải công bố bao gồm danh sách các thành viên là cổ đông sáng lập và các cổ đông từ nước ngoài nếu là công ty cổ phần.

1.3. Khắc và công khai con dấu doanh nghiệp

Khắc và công khai con dấu doanh nghiệp
Khắc và công khai con dấu doanh nghiệp

Một công ty hoạt động cần có con dấu, do đó khi nhận được giấy phép kinh doanh, công ty Logistics cần làm con dấu và công khai mẫu dấu của mình. Riêng về số lượng, mẫu dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ các thông tin như Tên và Mã số của doanh nghiệp.

Khi đặt và khắc con dấu thành công, doanh nghiệp Logistics sẽ công bố mẫu dấu này trên cổng thông tin điện tử Quốc gia để Nhà nước dễ dàng quản lý.

1.4. Treo bảng hiệu công ty và mua chữ ký số

Không một doanh nghiệp hợp pháp nào lại không có biển hiệu, vì vậy việc treo bảng hiệu chính là một trong những quy trình mà chủ doanh nghiệp Logistics cần thực hiện ngay sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh thành công.

Tuy nhiên, biển hiệu công ty sẽ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng quy định mà Nhà nước ban hành.

Chữ ký số là thành phần không thể thiếu trong quá trình thành lập công ty Logistics. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động về mảng này cần phải mua chữ ký số điện tử để nhằm mục đích nộp thuế online nhanh chóng, tiện lợi. Nhưng cần yêu cầu phía ngân hàng kích hoạt tài khoản doanh nghiệp với chức năng đóng thuế, sau đó kế toán sẽ dùng tài khoản có chữ ký số để nộp thuế theo đúng thời hạn và quy định.

1.5. Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty Logistics

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty Logistics
Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty Logistics

Trong hoạt động kinh doanh của công ty Logistics, chắc chắn sẽ có những giao dịch liên quan tới tiền mà không phải tiền mặt, chính vì vậy việc đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Logistics là điều cần thiết phải thực hiện ở giai đoạn này.

Theo đó, chủ doanh nghiệp sẽ ra ngân hàng để đăng ký mở tài khoản, khi đi cầm theo giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân chính chủ để được xử lý.

Cuối cùng khi có số tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cũng cần phải thông báo trên cổng thông tin điện tử Quốc gia nhé.

1.6. Kê khai và đóng thuế đầy đủ theo quy định Nhà nước

Kê khai và nộp thuế chính là nghĩa vụ của doanh nghiệp trong đó công ty Logistics, vì vậy các công ty Logistics sau khi thành lập và đã đi vào hoạt động ổn định thì cần đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế mà công ty cần phải nộp bao gồm Thuế GTGT (nộp theo quý), Thuế TNDN (nộp dựa trên lợi nhuận hàng năm mà công ty thu được), và Thuế Môn bài (nộp sau khi thành lập trong vòng 30 ngày).

Riêng với Thuế Môn bài, mức đóng sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

1.7. Góp vốn và thuê kế toán cho công ty Logistics

Góp vốn và thuê kế toán cho công ty Logistics
Góp vốn và thuê kế toán cho công ty Logistics

Các thành viên là cổ đông sáng lập cần phải tiến hành góp đúng và đủ số vốn cho công ty như đã cam kết từ trước. Ngoài tiền, các cổ đông sáng lập có thể tham gia góp vốn với những tài sản có giá trị mà mình cam kết trong vòng 90 ngày khi đăng ký kinh doanh.

Bất kể vốn góp là tiền Việt, ngoại tệ hay là vàng thì cần phải được thẩm định với mức giá chuyên nghiệp. Để tăng độ chính xác, doanh nghiệp nên tổ chức thẩm định để quy đổi thành đồng Việt Nam.

Muốn hoạt động ổn định, công ty Logistics cần thuê kế toán để thực hiện công việc quyết toán sổ sách, tiền thuế phải nộp hay kê khai thuế theo đúng thời hạn. Việc thuê 1 kế toán chuyên nghiệp sẽ làm gia tăng chi phí gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp mới thành lập, chính vì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán từ bên thứ ba để tiết kiệm khoản chi phí nhất định.

2. Thành lập công ty Logistics cần đáp ứng những điều kiện gì?

Logistics là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ và đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:

- Vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện vốn kinh doanh

- Doanh nghiệp Logistics phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về máy móc, thiết bị trong kinh doanh cho các hoạt động Logistics, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân viên trong công ty khi làm việc

- Doanh nghiệp Logistics phải đăng ký các ngành nghề kinh doanh phù hợp bao gồm: Dịch vụ đóng gói, Kho bãi và lưu trữ hàng hóa, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan tới vận tải, Kiểm tra và phân tích kỹ thuật, Bốc xếp hàng hóa, Cho thuê xe có động cơ,...

Thành lập công ty Logistics cần đáp ứng những điều kiện gì?
Thành lập công ty Logistics cần đáp ứng những điều kiện gì?

3. Những lưu ý đáng nhớ khi thành lập công ty Logistics

3.1. Lưu ý về các nguồn vốn khi thành lập công ty Logistics

Việc thành lập công ty hoạt động về Logistics cần một khoản vốn, vốn đầu tư ban đầu không cần quá lớn, có thể tùy thuộc vào khả năng của chủ doanh nghiệp.

Khi có nguồn vốn được xác định, doanh nghiệp cần kê khai số vốn này để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra thuận lợi

Có một số ngành nghề trong Logistics sẽ không yêu cầu kê khai vốn, doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng của mình để kê khai vốn điều lệ. Tuy nhiên với trường hợp này, doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ ít nhất bằng với vốn pháp định theo từng ngành nghề.

3.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty Logistics

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt, theo đó chủ doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn thật kỹ xem với điều kiện hiện tại thì doanh nghiệp mình phù hợp với loại công ty nào nhất.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty Logistics
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty Logistics

Hiện tại có 5 loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho công ty Logistics của mình đó là Công ty hợp danh, Công ty tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

3.3. Người làm đại diện pháp luật cho công ty Logistics phải có năng lực

Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong các quyết định của công ty, họ cũng là gương mặt đại diện thay công ty làm việc với các tổ chức khác, theo đó khi lựa chọn cần cân nhắc kỹ lưỡng, phải đánh giá đúng trình độ để có người đại diện có năng lực.

3.4. Tên và địa điểm doanh nghiệp phải đảm bảo quy định chung

Có một số quy định chung khi đặt tên cho công ty Logistics mà bạn cần lưu ý đó là:

- Tên doanh nghiệp không được trùng với các tổ chức khác, đồng thời không cố tình đặt tên dễ hiểu lầm với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Công ty cần đảm bảo đầy đủ cấu trúc bao gồm Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

- Để chắc chắn về tên sau khi đặt không bị trùng, doanh nghiệp hãy tra cứu tên doanh nghiệp trên hệ thống nhé.

Với địa chỉ công ty, tuyệt đối không được đặt ở chung cư, nhà tập thể hay những khu vực bị cấm đặt làm trụ sở kinh doanh khác.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí thì doanh nghiệp có thể lấy địa chỉ nhà riêng để đăng ký làm văn phòng đại diện của công ty Logistics.

Tên và địa điểm doanh nghiệp phải đảm bảo quy định chung
Tên và địa điểm doanh nghiệp phải đảm bảo quy định chung

Trong quá trình làm việc, nếu áp dụng phương pháp thủ công thì hiệu suất kinh doanh không được đảm bảo, khi đó doanh nghiệp có thể nghĩ tới phương pháp sử dụng phần mềm quản lý vận tải 365, phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động cũng như giảm thiểu những cồng kềnh trong khâu quản lý.

Vậy là toàn bộ những thông tin về thành lập công ty Logistics đều đã được làm sáng tỏ, hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích tới bạn.

Chi phí vận tải trong Logistics

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý