Tác giả: Thảo Ngọc
Ngày cập nhật: 20/07/2024
Giấy phép kinh doanh được viết tắt là GPKD, là loại giấy được cấp cho những doanh nghiệp mà kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Thông thường, loại giấy phép này được cấp sau khi doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ vào luật Doanh nghiệp (điều 8, khoản 1) là doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện kinh doanh. Cụ thể, họ cần sở hữu trọn bộ giấy phép kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ như: chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,...
Có thể thấy, giấy phép kinh doanh là giấy tờ vô cùng cần thiết với không chỉ cá thể mà cả doanh nghiệp để có thể kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật về luật Kinh doanh và luật Doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh
Để được cấp giấy phép kinh doanh thì trọn bộ những giấy tờ cần thiết cần có là gì luôn được nhiều hộ kinh doanh quan tâm hàng đầu:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên trực thuộc đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, danh sách cổ đông nếu là công ty cổ phần và danh sách góp vốn cho công ty hợp danh.
- Bản sao Chứng minh nhân dân của người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật và mọi thành viên góp vốn.
- Bản thuê địa điểm Kinh doanh (Bản công chứng của hợp đồng thuê mặt bằng)
Trên là những giấy tờ cần phải sở hữu để xin được giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng liên doanh
Căn cứ vào đặc thù của đơn vị kinh doanh để thực hiện xin giấy phép kinh doanh ở những nơi khác nhau.
Đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập với địa điểm kinh doanh ở ngoài khu công nghiệp hay khu chế xuất: việc đăng ký xin giấy phép kinh doanh được thực hiện tại Sở kế hoạch và Đầu tư của thành phố.
Để đăng ký tại khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với ban quản lý của khu đó.
Đối với hộ kinh doanh theo cá thể thì đăng ký với bộ phận liên quan ở tại Ủy ban nhân dân các quận, huyện tương ứng.
Tải về ngay: Hàng ngàn mẫu cv kinh doanh đẹp, sắc nét, thiết kế chuyên nghiệp và dễ dàng viết nội dung cv kinh doanh gửi đến nhà tuyển dụng
Thông thường, thủ tục xin giấy phép kinh doanh được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ bắt buộc.
Bước 2: Người đứng tên đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật liên hệ bộ phận một cửa các cơ quan đề cập ở mục trên để tiến hành nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ nộp hợp lệ, trong vòng 4 ngày theo lịch làm việc hành chính, người đại diện theo pháp luật cũng có thể là người ủy quyền chủ động liên hệ tới cơ quan để được nhận giấy phép.
Bước 3: Sau khi sở hữu giấy phép kinh doanh, cần liên hệ đơn vị khắc dấu để thực hiện khắc dấu doanh nghiệp. Khi đã có dấu doanh nghiệp thì liên hệ Sở kế hoạch và Đầu tư để tiến hành đăng công bố mẫu dấu đó trước thời điểm chính thức sử dụng.
Bước 4: Doanh nghiệp triển khai đăng ký thủ tục thuế tại cơ quan thuế, sau đó tiến hành mua chữ ký số rồi thực hiện đăng ký khi báo thuế qua internet.
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng, qua đó thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở kế hoạch và Đầu tư để có thể đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 6: Tiến hành xin in hóa đơn rồi thực hiện in hóa đơn. Từ đó, trước thời hạn là 5 ngày, cần thông báo phát hành hóa đơn để có thể sử dụng.
Bước 7: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn duy trì khai báo thuế thường niên và lưu giữ chứng từ liên quan tại doanh nghiệp.
Đó là toàn bộ những bước trong thủ tục xin giấy phép kinh doanh bạn nên biết!
Xem thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì
Những thủ tục hành chính đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh cần đảm bảo tính chính xác cao về mặt nội dung. Vậy để thủ tục xin giấy phép kinh doanh diễn ra nhanh gọn, ta cần bỏ túi những lưu ý dù là nhỏ nhất sau:
- Tên doanh nghiệp không phù hợp: Tránh sử dụng những tên viết tắt, tên quá dài và khó phát âm, hay các từ vi phạm tới những điều cấm của luật, dễ hiểu nhầm thành nghĩa khác khi dịch sang tiếng Anh. Nên dùng những từ bao hàm hết được các lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp hay cá thể dự tính xin giấy phép kinh doanh.
- Vốn điều lệ không thực tế: Trường hợp kê khai vốn điều lệ bắt buộc phải dựa vào thực tế: Không kê khống vốn điều lệ lên ở ngưỡng cao hay kê vốn điều lệ xuống thấp hơn so với quy mô kinh doanh. Ngoài ra, kê góp vốn không bằng tài sản cũng là không thể hoàn thiện được giấy phép kinh doanh.
- Điều lệ không chặt chẽ, rõ ràng và không hoàn thiện đủ các thủ tục: Ở phần này người xin giấy cần hết sức lưu ý tới loạt quy định đề ra cần nêu rõ các quy tắc quản lý cũng như điều hành nội bộ. Đối với mỗi trang phải được đóng dấu, xác nhận của các thành viên để lưu trữ đúng cách. Không những vậy, người làm giấy tờ kinh doanh nên lập và lưu trữ những điều lệ tu chỉnh đề phòng khi có tình huống phát sinh xảy ra.
- Mô hình doanh nghiệp không phù hợp: Rất có thể mô hình kinh doanh có sự tách biệt giữa 2 khía cạnh là quyền sở hữu và cách thức điều hành hoạt động với những doanh nghiệp có khá đông thành viên.
- Cơ cấu vốn chưa hợp lý: Khoản đăng ký vốn hiểu đơn giản là các tài sản trên thực tế đang phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có phương án điều động vốn sao cho cân đối, hợp lý.
- Hồ sơ pháp lý được tập hợp không hợp lệ: Trong bộ hồ sơ pháp lý phải chứa đựng những hồ sơ quan trọng như: hồ sơ đăng ký thành lập, hồ sơ nội bộ và hồ sơ gồm các thủ tục thực hiện tuân thủ sau thành lập. Một điều đặc biệt ở phần này chính là bộ quy chế về điều hành nội bộ của chủ sở hữu.
- Liên tục cập nhật những quy định mới: Cá thể hay doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh, sửa đổi lại giấy phép đầu tư, giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dựa trên các quy định mới của luật Doanh nghiệp, luật Kinh doanh,...
Những gợi ý vừa rồi là điểm đầu tiên mà chắc chắn các doanh nghiệp cần nắm vững để giúp cho việc xin giấy phép kinh doanh trở nên thuận lợi và tiện lợi hơn đó!
Qua bài viết này, timviec365.vn hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất về thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Bạn đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của timviec365.vn để tham khảo cũng như tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác bạn nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách nộp tờ khai thuế qua mạng
PHẦN MỀM CHAT365
ĐÃ ĐƯỢC TẢI VỀ MÁY CỦA BẠN
Bạn click vào cài đặt phía dưới sau đó đăng nhập và chat với ứng viên hoặc nhà tuyển dụng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Hotline: 0979.524.615
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc