Cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp phổ biến
- Bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng mới nhất cho ứng viên
- Bộ câu hỏi phỏng vấn xuất nhập khẩu chi tiết và đầy đủ nhất
Có lẽ, khi đọc đến những dòng chữ này, bạn là một người may mắn vừa vượt qua vòng CV kế toán tổng hợp và có thể là vòng kiểm tra năng lực của công ty để đến với phần thi về đích - trò chuyện cùng nhà tuyển dụng, hay còn gọi là vòng phỏng vấn. Trước khi vào bài viết, vieclam88.vn xin chúc mừng bạn đã thành công lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Bước được một chân vào công ty mơ ước, song có thể ở lại hay không lại là câu chuyện khác. Vấn đề cần quan tâm nhất lúc này là bạn phải chuẩn bị thế nào để nhà tuyển dụng hoàn toàn tâm phục khẩu phục với kỹ năng của bạn.
Hãy cùng theo dõi các những câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp dưới đây, cùng với đó là những tips gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng để trang bị kỹ năng phỏng vấn tốt hơn cho mình bạn nhé.
1. Những câu hỏi thông thường khi phỏng vấn vị trí kế toán tổng hợp và hướng dẫn cách trả lời mẫu
1.1. Các câu hỏi thông tin cá nhân cơ bản nhất
Câu 1: Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, hãy giới thiệu ngắn gọn bản thân bạn
Điều này là vấn đề mà có vẻ như không quá phức tạp, tuy nhiên, đây chính là nhiệm vụ đầu tiên mà mỗi ứng viên phải đối mặt khi đi phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào. Nhà tuyển dụng không chỉ đơn thuần xác thực lại các điểm trong CV mà còn muốn biết cách bạn triển khai vấn đề, cách quản lý thời gian cũng như sự tự tin của bạn khi phỏng vấn.
Vậy nên nói là “ngắn gọn” nhưng cũng không nên chỉ nói về họ tên, sở thích hay quá trình học tập. Hãy nói cho họ biết sơ qua về một số kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mà bạn có trong quá trình làm kế toán tổng hợp. Và với câu hỏi này, tuyệt đối không đề cập tới những sở thích cá nhân không liên quan đến công việc.
Ví dụ: (đã lược bỏ qua các thông tin cá nhân) “Tôi là người vô cùng yêu thích công việc làm việc với các con số, kinh doanh và kiểm soát tài chính. Đây chính là lý do tôi lựa chọn kế toán tổng hợp để phát triển sự nghiệp.. Trong thời gian qua, để đáp ứng xu thế thị trường và nhu cầu công việc, tôi đã luôn trau dồi kiến thức của mình, trải nghiệm bản thân với việc lập kế hoạch, báo cáo kinh doanh, kiểm tra các nguồn tiền. Đồng thời tham gia một khóa học nghiệp vụ kế toán trưởng. Bởi vậy, tôi rất tự tin với vị trí cần nhiều kinh nghiệm với sổ sách như vị trí kế toán tổng hợp quý công ty đang tuyển dụng”
Câu 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn ở bất cứ vị trí nào không riêng kế toán tổng hợp. Đối với điểm mạnh, hãy chắc chắn rằng những tố chất của bạn thực sự giúp ích cho công việc kế toán tổng hợp. Bạn có thể đề cập tới những điểm mạnh như: sự cẩn thẩn, đam mê nghề nghiệp, có khả năng chịu áp lực cao trong công việc, hiểu các quy định về tài chính kế toán, thích làm việc với chuyên môn tính toán,...
Về điểm mạnh, thay vì chỉ thành thật liệt kê điểm yếu của bản thân, hãy thêm vào đó một số câu chứng tỏ sự quyết tâm học hỏi, muốn khắc phục lỗi lầm của bạn như: “Tôi biết mình đang có những điểm yếu như trên, nhưng tôi tin rằng với sự yêu thích, đam mê với ngành nghề và khả năng học hỏi từ đồng nghiệp, tôi có thể khắc phục những điểm yếu này trong thời gian tới và đóng góp tốt hơn cho công ty”
Câu 3: Vì sao bạn muốn chuyển việc?
Nếu trước đây bạn từng làm vị trí nhân sự của công ty khác, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết lý do nghỉ việc của bạn tại nơi cũ. Nhưng đừng thật lòng với những lý do như: khó thăng tiến trong công việc, sếp quá khó tính, đồng nghiệp xấu tính hay hàng tá những điều phàn nàn về công ty. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng kể cả bạn nghỉ việc ở công ty họ thì những điều bạn nói trong buổi phỏng vấn sau về họ sẽ kinh khủng như vậy.
Bởi vậy, thay vì trách cứ, một số lý do hay ho dành cho bạn đây:
- Xin thành thật: bạn có thể nghỉ việc vì lí do nhà xa, hoặc do gia đình luân chuyển công tác,... hãy trả lời thành thật vì điều này không gây hậu quả gì.
- Khéo léo: Muốn làm trong môi trường mới, muốn học hỏi các kỹ năng trước đây chưa từng tiếp xúc qua, bạn đã hiểu rõ các công việc ở công ty cũ tuy nhiên không còn vị trí nào trong lộ trình cho bạn thăng tiến tại đó nữa,...
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội
Câu 4: Đồng nghiệp/lãnh đạo nhận xét về bạn thế nào?
Với câu hỏi này, bạn không nên biến mình trở thành trò cười trong mắt nhà tuyển dụng với những câu khoác lác, khen ngợi quá mức người khác nói về mình. Đồng thời hãy cố lái những lời nhận xét về phẩm chất và kỹ năng chuyên môn cần có đối với kế toán tổng hợp.
Một số nhận xét của mọi người có thể liên hệ với kế toán tổng hợp là: kỹ năng giao tiếp, đức tính chăm chỉ, tỉ mỉ; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; có khả năng phát hiện lỗi sai về sổ sách; khả năng thuyết phục người khác; cách xử lý tình huống khi trong đội nhóm xảy ra tranh chấp; biết quản lý thời gian; quản lý tài chính;...
Câu 5: Bạn muốn mức lương vị trí kế toán tổng hợp tại công ty là gì?
Đây có lẽ là câu hỏi cuối cùng trước khi nhà tuyển dụng đến với phần giải đáp thắc mắc của người ứng tuyển, tức là bạn đã gần về đích rồi đấy. Thông thường, nếu bạn được hỏi câu này thì có khả năng nhà tuyển dụng đã có thiện chí muốn mời bạn đi làm rồi đó. Vì thế, hãy cố gắng khéo léo trong câu hỏi này nhé. Bạn nên tham khảo lương của thị trường kế toán tổng hợp, kết hợp với cơ chế lương mà bạn đã nhận được trước đây để đưa ra mức cân nhắc hoàn hảo. Cũng đừng quá hạ thấp hoặc đề cao mình trong câu hỏi này.
1.2. Các câu hỏi chuyên môn ngành kế toán tổng hợp
Câu 6: Cách đảm bảo bạn hay nhân viên không gặp sai lầm trong công việc
Chúng ta thường nghĩ rằng, trong công việc, sai lầm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là bởi công việc này liên quan tới tiền bạc nên một sai phạm nhỏ cũng có thể dẫn tới hàng loại sai phạm nghiêm trọng khác. Thế nên người kế toán tổng hợp không được phép gặp sai lầm.
Một số bí quyết để đảm bảo không gặp sai lầm chính là: tính toán bên ngoài, luôn luôn đối chiếu số liệu với các phòng khác, số liệu thống kê định kỳ thời gian trước, luôn kiểm tra số liệu định kỳ,...để tránh sai sót
Câu 7: Bạn đã biết sử dụng các phần mềm kế toán nào? Bạn đánh giá thế nào về những phần mềm đó, cái nào tốt nhất?
Trước câu hỏi này, hãy liệt kê và nói tóm tắt ưu nhược điểm của từng phần mềm kế toán và đánh giá xem phần mềm nào tối ưu nhất với bạn. Hiện nay, các công ty thường dùng hệ thống ERP và căn bản nhất có excel nên bạn cố gắng đề cập tới những phần mềm này trong câu trả lời của mình bạn nhé. Bạn phải thể hiện được thế mạnh về hệ thống trong câu hỏi này, cố gắng nêu ưu nhược điểm của từng hệ thống. Thật sự nếu bạn không giỏi hệ thống thì cũng khó giỏi về kế toán vì ngày nay công ty nào không xài hệ thống ERP. Và cũng đừng quên đề cập đến excel nếu bạn giỏi excel vì nó hỗ trợ rất tích cực trong công việc kế toán và tài chính.
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hồ Chí Minh
Câu 8: Theo bạn thì công việc kế toán tổng hợp có những khó khăn nào?
Ở câu nói này, bạn có thể đề cập tới những khó khăn mà về kỹ năng chuyên môn đối với cá nhân bạn hoặc những khó khăn về thị trường làm việc. Ví dụ như: các quy định về thuế trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thị trường cạnh tranh cao đòi hỏi số liệu cần tính toán cụ thể hơn; cơ hội làm việc nhiều cạnh tranh đòi hỏi ứng cử viên phải thực sự giỏi và tự tin vào năng lực của mình,....
Câu 9: Theo bạn, kiến thức nào quan trọng nhất đối với người kế toán tổng hợp?
Tất nhiên, đã làm trong lĩnh vực kế toán thì kiến thức nào cũng quan trọng như nhau. Nhưng để đánh giá kỹ năng nào quan trọng hơn cả thì bạn nên căn cứ theo thị trường cũng như kinh nghiệm làm việc trước đây của mìnhVí dụ, một nhân viên kế toán tổng hợp cần phải biết am hiểu luật pháp, các quyết định của chính phủ liên quan đến tài chính và thuế; chịu áp lực cao trong công việc; có kiến thức kinh doanh;...
1.3. Các câu hỏi khác
Nếu để nói hết về những câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp thì đến sáng mai cũng không thể nói hết được. Vì mỗi công ty đều có chiến lược tuyển dụng riêng đối với nhân viên của mình và chuyên môn ngành tài chính tổng hợp là vô biên. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra cho bạn là phải nắm vững kỹ năng chuyên môn và có sự nhạy bén, linh hoạt trong cách trả lời.
Tuy nhiên, một số câu hỏi khác về chuyên môn hoặc tình huống cũng có thể được khai thác trong phần này như sau:
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
- Bạn đã từng có thành tích nổi bật gì khi đi làm?
- Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu ngay ngày báo cáo cuối tháng, cuối năm mà hệ thống bị trục trặc?
- Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
- Nghề kế toán tổng hợp đã giúp gì cho bạn trong cuộc sống?
- Bạn đã cân bằng áp lực của mình bằng cách nào đối với công việc kế toán tổng hợp này?
- Nếu trong quá trình làm việc, đội nhóm của bạn gặp bất đồng quan điểm, đứng ở vị trí kế toán trưởng bạn sẽ xử lý ra sao?
- Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán tổng hợp?
- Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán tổng hợp?
- Theo bạn, những tố chất nào mà người kế toán tổng hợp cần phải có?
- Nếu số liệu do bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
- Trong suốt quá trình đi làm, điều bạn thích và không thích nhất với công việc trước đây là gì ?
- Trước đây bạn đã từng gặp thất bại trong công việc hay chưa, nếu có, bạn đã xử lý chúng thế nào?
2. Một số câu hỏi những ứng cử viên kế toán tổng hợp có thể hỏi để ghi điểm với nhà tuyển dụng
Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng đã chia sẻ rằng họ hết sức ngán ngẩm khi các ứng cử viên tương lai không chịu đặt câu hỏi cho chính mình ở phút cuối buổi phỏng vấn. Thay vì hài lòng trước sự tìm hiểu và “bảo đâu nghe vậy” của ứng cử viên thì họ lại nghĩ “thế em không chuẩn bị từ trước à?” hoặc “em không có khả năng phản biện lại vấn đề sao?”.
Chính vì vậy, nếu có thể hỏi 2 - 3 câu trong phần kế toán tổng hợp này, nhà tuyển dụng sẽ có con mắt khác về bạn đấy. Và bạn vẫn có thể lật ngược tình thế trong phần hỏi đáp này nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Một số câu hỏi có thể khai thác như:
Xin anh/chị có thể cho tôi biết về bộ máy nhân sự của phòng kế toán tổng hợp hiện tại được không? Người có thâm niên lâu năm nhất là ai và anh đã gắn bó với công ty bao nhiêu năm?
Câu 2: Tôi đã đọc bản mô tả công việc, tuy nhiên tôi chưa rõ về phần công việc này công ty sẽ yêu cầu tôi làm gì và anh/chị có thể nhấn mạnh thêm kỹ năng đặc biệt với vị trí kế toán tổng hợp công ty đang tuyển dụng không?
Câu 3: Anh/chị cho tôi hỏi đây là vị trí mới tuyển hay thay thế?
Câu 4: Định hướng sắp tới của công ty về phòng kế toán tổng hợp là gì? Chúng tôi cần thực hiện nó trong khoảng thời gian bao lâu?
Câu 5: Sau khi được nhận vào làm, tôi sẽ cần phải học hỏi thêm điều gì về vị trí kế toán tổng hợp này để phù hợp với quy trình làm việc của công ty?
Câu 6: Các anh/chị có thể cho tôi biết những điều cấm kỵ về nhân viên phỏng vấn kế toán tổng hợp tại công ty mình hay không?
3. Cách tạo nên ấn tượng tốt khi đi phỏng vấn kế toán tổng hợp
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp để bạn không còn bị bỡ ngỡ khi bước vào cuộc chiến cuối cùng. Tuy nhiên, kể cả bạn có chuẩn bị thật kỹ các câu hỏi đi chăng nữa thì mọi sơ xuất ngay từ ban đầu cũng có thể khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi vậy, bạn nên nắm chắc các tips sau đây để thật vững vàng trong ngày phỏng vấn nhé!
3.1. Tác phong chuẩn bị
Bạn không chỉ chuẩn bị hồ sơ, CV xin việc cho chính mình mà còn cần phải hiểu được những thông tin cơ bản nhất về công ty và vị trí bạn muốn ứng tuyển. Các thông tin này thường đã có trên website công ty và việc chuẩn bị trước vừa giúp bạn tạo ấn tượng mạnh với người phỏng vấn vì họ biết rằng, bạn thực sự quan tâm đến công ty và vừa giúp bạn chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc ngược lại phía nhà tuyển dụng cuối buổi phỏng vấn đấy.
Tác phong chuẩn bị còn thể hiện ở cách bạn sắp xếp hồ sơ thế nào trước khi đi phỏng vấn, đừng để đến ngày cuối trước khi đi mới kiểm tra hồ sơ, rất có thể bạn sẽ bỏ quên thứ đồ nào đó trong lúc vội vã. Hãy làm những công việc này từ tối hôm trước bạn nhé.
Cố gắng đến nơi phỏng vấn trước ít nhất 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn tránh được vấn đề về giao thông, quên đồ giữa đường, cần in thêm tài liệu,... và đồng thời bạn cũng có đủ thời gian ổn định lại tâm lý và sắp xếp hồ sơ thật chu đáo trước khi bước vào cuộc chiến. Nếu có trục trặc phải đến muộn, hãy thông báo ngay với người phỏng vấn và gửi lời xin lỗi chân thành đến họ.
3.2. Mặc gì khi đi phỏng vấn
Bạn đã bao giờ thắc mắc điều này khi nhìn tủ quần áo trước ngày phỏng vấn chưa. Khi bạn xác định mình đi xin việc, tức là bạn đã đi làm rồi đấy. Chính vì vậy, những kiểu quần áo như váy, áo thun màu sắc lòe loẹt, hoặc những bộ trang phục quá xuề xòa nên bỏ đi thôi. Tốt nhất, khi bạn chưa hiểu văn hóa doanh nghiệp ở đó thế nào thì hãy mặc vest, áo sơ mi và quần âu hoặc váy dài.
Các bạn nữ nên đặc biệt chú ý đến vấn đề trang điểm. Không ai cấm các bạn làm đẹp khi đến với buổi phỏng vấn, tuy nhiên hãy nên trang điểm nhẹ nhàng, chải tóc gọn gàng để gây ấn tượng ngay từ giờ phút đầu bước chân vào buổi phỏng vấn nhé.
3.3. Tác phong trước buổi phỏng vấn
Khi đã đến nơi phỏng vấn và được dẫn vào phòng chờ, bạn định làm gì trong lúc chờ đợi đến phiên mình? Mở điện thoại ra và lướt facebook? Trang điểm lại để trở nên xinh xắn hơn? Hay là ăn sáng để lấp đầy chiếc bụng trống rỗng?
Một nguyên tắc bạn nên nắm vững chính là cuộc chiến không bắt đầu lúc bạn mở cánh cửa của phòng phỏng vấn mà đã nổ phát súng đầu tiên khi bạn bước chân vào công ty và trò chuyện với nhân viên phụ trách. Người tuyển dụng sẽ dựa vào trạng thái và biểu hiện của bạn trong lúc chờ đợi để đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn thế nào.
Vậy nên, tốt nhất trong lúc chờ đợi, hãy chỉnh lại trang phục cẩn thận, sửa soạn hồ sơ, xem kỹ lại các câu hỏi phỏng vấn (nên in ra giấy) và trò chuyện với các ứng cử viên ngồi cạnh bạn. Tuyệt đối không nên dùng điện thoại quá nhiều và để máy về chế độ im lặng.
3.4. Trong quá trình phỏng vấn
Trong bước vào phỏng vấn, hãy thể hiện sự tự tin của mình bằng một nụ cười tươi, nói to rõ ràng và thể hiện các bước đi khoan thai nhé.
Khi lắng nghe các câu hỏi, hãy cố gắng tập trung để trả lời, không nên trả lời lan man mà hãy bắn mũi tên trúng đích. Nếu gặp những câu hỏi chưa biết, bạn nên nói thẳng với người tuyển dụng thay vì vòng vo và khi gặp câu hỏi nghe không rõ, bạn nên thẳng thắn nhờ họ nhắc lại câu hỏi.
3.5. Khi kết thúc phỏng vấn
Cho dù kết quả thế nào, hãy nói cảm ơn với những người phỏng vấn và nở nụ cười thật tươi tạm biệt những người vừa trò chuyện cùng bạn. Bạn cũng nên gửi email cảm ơn đến công ty và người phụ trách sắp xếp buổi phỏng vấn cho bạn. Khi bạn nhận được thông báo trúng tuyển lại càng nên nhắn tin cảm ơn họ.
Dưới đây là việc tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp một cách toàn diện và cặn kẽ nhất, cùng với một số phương pháp để tạo ấn tượng tích cực trước nhà tuyển dụng. Hy vọng rằng, với bài viết này, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi bước vào vòng phỏng vấn. Đối với công việc kế toán tổng hợp, Timviec365.vn cũng có các tính năng mô tả công việc để hỗ trợ bạn xử lý vấn đề tốt hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới, cùng các mẹo phỏng vấn không thể bỏ qua khác. Hãy truy cập website vieclam88.vn để được giải đáp các thắc mắc này nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa liên quan
Mới nhất - Tải miễn phí
Nhà tuyển dụng cần gìDành cho ứng viênBộ câu hỏi theo vị trí làm việcCâu hỏi phỏng vấn thường gặpTài liệu mới
Tag câu hỏi tuyển dụng