Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng đầy đủ!
Cần đề phòng tất cả những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường đưa ra để thử ứng viên nếu không bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng thất nghiệp đấy nhé!
1. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng
Tất cả những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên đều chứa đựng những mục đích, những mong muốn của họ từ ứng viên. Bởi vậy sẽ chẳng có câu hỏi nào là thừa thãi để bạn lơ là không chú trọng.
Đối với vị trí chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi sau đây mời các bạn theo dõi:
1.1. Câu hỏi 1: Hãy cho chúng tôi biết đôi nét về bản thân bạn?
Chắc có lẽ ứng viên không còn xa lạ gì đối với câu hỏi này nữa và tin chắc mọi người ở đây đều đã chuẩn bị cho mình một mà giới thiệu bản thân hoàn chỉnh nhất rồi đúng không.
Nhưng những thông tin mà bạn đã chuẩn bị có thực sự thu hút và ấn tượng với nhà tuyển dụng hay không đó là điều mà chúng ta bàn tới ngay bây giờ.
Gợi ý câu hỏi:
Mọi thông tin khi đưa ra cần đảm bảo tính chính xác và ngắn gọn, bạn có thể tóm tắt một số nét tiêu biểu về bản thân để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn chẳng hạn đưa họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chuyên ngành, quá trình học vấn và đi làm,... Những thông tin này là những thông tin mà nhà tuyển dụng muốn biết về ứng viên. Hãy sắp xếp chúng bài bản, khoa học để nhà tuyển dụng có thể lọt tai và nhớ về bạn nhé.
1.2. Câu hỏi 2: Bạn có thực sự hiểu rõ về công việc chăm sóc khách hàng?
Đây là câu hỏi liên quan đến chuyên môn, thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy rõ sự hiểu biết của ứng viên đối với vị trí chăm sóc khách hàng này.
Trên thực tế có rất nhiều bạn ứng viên nộp nhiều nhiều hồ sơ cùng lúc sau đó đi phỏng vấn lại không biết mình đang phỏng vấn vị trí gì. Bởi vậy câu hỏi này là để kiểm tra trình độ cũng như sự hiểu biết của ứng viên đối với vị trí chăm sóc khách hàng.
Gợi ý câu trả lời:
Với câu hỏi này bạn có thể nêu qua một chút về bản chất của công việc. Vị trí chăm sóc khách hàng chính là nghề tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu ấy đem lại sự hài lòng nhất đối với khách hàng.
1.3. Câu hỏi 3: Bạn hiểu gì về công việc bạn đang ứng tuyển?
Đối với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có thật sự quan tâm và hiểu công việc mình đang ứng tuyển hay không?. Có rất nhiều trường hợp, nộp hồ sơ ảo cho đến khi đến vòng phỏng vấn lại không hề biết mình đang ứng tuyển vị trí gì. Chính vì vậy, câu hỏi này như một lời khẳng định " Bạn thật sự biết mình đang ứng tuyển vị trí nào chứ?"
Gợi ý câu hỏi:
Đừng làm mọi việc rối lên, hãy bình tĩnh và xem câu hỏi này nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có thực sự yêu thích công việc này hay không mà thôi?.
Hãy trả lời câu hỏi này bằng sự trách nghiệm của bản thân và dựa trên bản mô tả chi tiết công việc để trả lời.
"Trước khi ứng tuyển vào vị trí này, tôi cũng đã tìm hiểu về công ty mình đang hoạt động và phát triển ở lĩnh vực A. Đối với lĩnh vực này kết hợp với vị trí mà tôi ứng tuyển thì tôi nghĩ nhiệm vụ đầu tiên của trau dồi kiến thức về lĩnh vực công ty đang làm, bên cạnh đó hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Từ đó, đưa ra những lời tư vấn hữu ích để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của công ty"
1.4. Câu hỏi 4:Theo bạn, một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ cần tới những kỹ năng gì?
Đây thực chất là một câu hỏi không quá khó, nếu bạn có vốn kiến thức về chăm sóc khách hàng tốt và đã từng làm công việc này thì đương nhiên với câu hỏi này bạn xem như là trúng tủ rồi. Hãy liệt kê ra những kỹ năng liên quan trực tiếp tới vị trí chăm sóc khách hàng đấy nhé nếu không bạn sẽ bị lạc đề và mất điểm trong câu hỏi này.
Gợi ý câu trả lời:
Không chỉ nhân viên chăm sóc khách hàng mà những vị trí khác sẽ phải có kỹ năng riêng. Thường thì 3 kỹ năng chính sau đây sẽ quan trọng nhất đối với vị trí chăm sóc khách hàng và bạn cần nêu chúng ra để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng nhé: Thứ nhất là thấu hiểu tâm lý khách hàng, thứ hai là thái độ hoà đồng và thân thiện, thứ ba là hoạt bát và nhanh nhẹn trong cách xử lý tình huống. Ngoài ra bạn có thể nói thêm kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của công việc
1.5. Câu hỏi 5: Làm việc với khách hàng khó tính bạn yếu tố gì?
Khách hàng khó tính luôn là nỗi sợ hãi của những nhân viên chăm sóc khách hàng bởi họ luôn gây khó khăn và phiền phức khiến nhân viên chăm sóc khách hàng khó chiều lòng. Tuy nhiên nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này đều là có dụng ý cả đấy nhé, với những ứng viên có kinh nghiệm thực tế họ sẽ dễ dàng vượt qua câu hỏi này.
Gợi ý câu hỏi:
Đương nhiên sẽ chẳng có ai thích phải làm việc với những khách hàng khó tính nhưng tất cả đều có cách giải quyết bạn nhé. Đối với nhà tuyển dụng thì đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng quan trọng giúp họ nhìn nhận ứng viên chuẩn xác nhất.
Tiếp xúc và làm chiều lòng khách hàng khó tính là điều khó khăn nhưng đã là nhân viên chăm sóc khách hàng thì bạn cần phải có tuyệt chiêu đối phó với nhiều loại khách hàng khác nhau thì mời có thể gắn bó lâu dài với nghề. Đối với họ bạn cần bình tĩnh và cần kiểm soát được lời nói của mình khi nói chuyện. Cần thể hiện thái độ tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe để phân tích và giải thích rõ ràng những khúc mắc mà họ đang gặp phải.
Thái độ phục vụ của nhân viên chăm sóc khách hàng cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, khách hàng có cảm thấy hài lòng hay không cũng là nhờ một phần lớn của công tác chăm sóc khách hàng này, vậy nên hãy biết cách đưa ra những lời nói và cách chăm sóc đúng mực của một người nhân viên tư vấn để làm thỏa mãn những nhu cầu cũng như gia tăng sự hài lòng của khách hàng, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tiến lên một tầng cao mới trong sự nghiệp của mình.
1.6 Câu hỏi 6: Hãy nói cho tôi sự hiểu biết của bạn về công ty chúng tôi?
Theo bạn đây là một câu hỏi khó hay đơn giản? Với tôi đây là câu hỏi có thể giúp bạn ghi điểm tuyệt đối nếu như bạn chịu khó một chút. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm ra ứng viên vừa có tài năng, vừa có đam mê với công việc lại am hiểu về công ty mình.
Sự hiểu biết này không thể hiện trình độ của ứng viên mà đó là sự quan tâm và muốn tìm hiểu về vấn đề liên quan. Điều này chứng tỏ ứng viên thực sự đam mê và mong muốn được làm việc tại môi trường này.
Gợi ý câu hỏi:
Với câu trả lời, bạn có thể đưa ra câu trả lời khôn khéo để ghi điểm tuyệt đối nhé, bằng cách tìm hiểu những thông tin liên quan đến doanh nghiệp tuy nhiên hãy chỉ nhắc tới những điểm mạnh và những thành tích mà họ đã đạt được ở thời gian trước đây cho đến hiện tại. Tránh việc đưa ra những hạn chế và những điểm tiêu cực xảy ra đối với họ sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức.
Tuy nhiên với những thành tích hay ưu điểm đó bạn nên nói ra một cách chân thành nhất nhé, như vậy chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng về cách mà bạn đưa thông tin.
1.7. Câu hỏi 7: Kể tên một số những công cụ chăm sóc khách hàng mà bạn đã sử dụng?
Bản chất của câu hỏi này chính là khai thác kinh nghiệm của bạn, chỉ có những ứng viên đã từng được làm việc và tiếp xúc với công việc thực tế thì họ mới có thể đưa ra những công cụ chăm sóc khách hàng và nói về chúng.
Nếu bạn thực sự không hiểu về một phần mềm nào, xin đừng trả lời thẳng như với nội dung “Tôi không biết” nhé. Hãy tìm hiểu trước vài công cụ chuyên biệt dùng cho chăm sóc khách hàng để đối phó với nhà tuyển dụng nếu có gặp phải, tuy bạn không được tiếp xúc nhưng cũng thể hiện bạn là người ham học học và có khả năng thích nghi nhanh với công việc bằng vốn hiểu biết của mình.
Gợi ý câu trả lời:
Bạn có thể kể tên một số công cụ chăm sóc khách hàng phổ biến nhất hiện nay và được nhiều doanh nghiệp sử dụng như là CRM hay là Ticker System. Ngoài ra bạn có thể trả lời như sau:
“Trước đây tôi là một nhân viên chăm sóc khách hàng và đã từng được tiếp xúc với phần mềm hỗ trợ khách hàng Zendesk, được tiếp cận với công cụ quản lý JIRA. Ngoài ra tôi đang tìm hiểu thêm một vài công cụ chuyên biệt khác để bổ sung thêm vốn kiến thức cho mình.
2. Những kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn cho vị trí chăm sóc khách hàng
Với việc làm chăm sóc khách hàng này bạn có thể ứng tuyển và tìm kiếm việc làm ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên những thành phố lớn sẽ là địa điểm giúp bạn phát triển bản thân một cách tốt nhất, bạn có thể tìm việc làm chăm sóc khách hàng tại Hà Nội hay tìm việc chăm sóc khách hàng tại tphcm tuỳ ý.
Để có buổi phỏng vấn đạt kết quả tốt nhất, ứng viên cần dành thời gian tìm hiểu những kiến thức, thông tin liên quan và bỏ túi những bí quyết quý báu dưới đây nhé:
2.1. Hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt
Buổi phỏng vấn luôn là nỗi lo lắng của mọi ứng viên, bất kể bạn là người có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì buổi phỏng vấn trước mắt vẫn là một ẩn số mà khiến bạn phải sợ hãi.
Nhưng bạn có biết hầu hết những ứng viên thất bại đều do họ mất tự tin khi bước vào phòng phỏng vấn, khi phải đối mặt với ban tuyển dụng. Bởi vậy lời khuyên dành cho bạn chính là hãy tự tin nhất có thể ngay cả khi chạm mặt với nhà tuyển dụng. Sự tự tin sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi về những thử thách bí ẩn kia và giữ bạn luôn trong thế chủ động.
Tự tin giúp bạn bình tĩnh và nhớ về những đáp án mình đã chuẩn bị trước đó và đưa ra câu trả lời chính xác hơn.
2.2. Chú ý đến hình thức khi đi phỏng vấn
Hình thức tuy chẳng nói lên bạn là người có học vấn cao hay thấp song qua cách ăn mặc của mình thì bạn lại có thể tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Qua hình thức bên ngoài nhà bạn có thể tạo dược thiện cảm tốt nhất từ đó những thử thách phía sau có thể được giảm bớt đi nhiều đấy.
Hình thức mà tôi muốn nói tới đó là cách ăn mặc của bạn trong buổi phỏng vấn, nét mặt của bạn có rạng ngời hay không, đầu tóc có phù hợp với trang phục và tất cả những phụ kiện bạn phối trên người có đủ tạo điểm nhấn mạnh và thu hút nhà tuyển dụng hay không.
Với vị trí chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến giọng nói của bạn, quan tâm đến vẻ bên ngoài của bạn và chú ý đến kỹ năng giao tiếp của bạn để xem bạn có là ứng viên phù hợp hay không.
2.3. Hãy chuẩn bị vốn kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
Theo quý vị, một nhân viên chăm sóc khách hàng cần quan tâm quá mức đến lĩnh vực kinh doanh cụ thể như sự biến đổi của thị trường và đối thủ cạnh tranh không? Đối với dân chăm sóc khách hàng thì đương nhiên câu trả lời của họ sẽ là có rồi. Kinh doanh là lĩnh vực có sự chuyển biến khôn lường, xu hướng và giá cả có thể thay đổi bất cứ lúc nào bởi vậy nhân viên chăm sóc khách hàng cần cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến nghiệp vụ xảy ra trên thị trường cùng với những chiến lược của đối thủ để từ đó đưa ra những cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hoàn hảo hơn.
Qua bài viết chia sẻ về câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng trên đây, chắc chắn các bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm hữu ích giúp cho buổi phỏng vấn sắp tới diễn ra một cách tốt đẹp. Để tìm kiếm việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng tại hà nội hay những tỉnh thành khác trên cả nước bạn có thể truy cập vào website vieclam88.vn và tham khảo nội dung hữu ích. Chúc các bạn đạt được thành công trong hành trình tìm việc ở thời điểm gần nhất.
Từ khóa liên quan
Mới nhất - Tải miễn phí
Nhà tuyển dụng cần gìDành cho ứng viênBộ câu hỏi theo vị trí làm việcCâu hỏi phỏng vấn thường gặpTài liệu mới
Tag câu hỏi tuyển dụng