Cơ hội việc làm bảo trì
Mẫu CV Bảo trì đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Bảo trì là một công việc bao gồm sửa chữa, kiểm tra và thay thế các bộ phận cũng như đảm bảo chức năng của vật dụng còn hoạt động tốt. Đúng vậy, chúng ta đang nhắc đến việc làm bảo trì của những anh thợ chuyên nghiệp. Và chắc chắn rồi, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về việc làm bảo trì và sẽ gợi ý cho bạn những nơi có thể tìm được việc bảo trì.
1. Tìm hiểu chung về ngành bảo trì
1.1. Khái niệm bảo trì
Trong cuộc sống chúng ta dường như không thể thiếu công việc bảo trì vì nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm phần tốt đẹp hơn. Việc bảo trì đồ đạc, vật dụng thường xuyên giúp cho tuổi thọ của đồ vật được nâng lên rất nhiều chính vì thế mà sẽ giảm được rất nhiều chi phí để mua các vật dụng đó. Để hiểu hơn về việc làm bảo trì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bảo trì là gì mà lại góp phần cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn đến vậy và tìm việc bảo trì có khó không?
Bảo trì được hiểu là bao gồm hàng loạt các hoạt động bao gồm như kiểm tra, sửa chữa, thay thế một phần hoặc toàn bộ những bộ phận của những máy móc và thiết bị nhằm đảm bảo cho máy móc hoạt động tốt.
Bảo trì cũng được hiểu là hoạt động nhằm duy trì, phục hồi một số tài sản bị hỏng ở một tình trạng nhất định có thể sử dụng tiếp được.
Để có thể làm được công việc bảo trì thì những người làm công việc này phải sử dụng đến những trang thiết bị và vật dụng hỗ trợ cho công việc của mình được diễn ra một cách thuận lợi. Hiện nay công việc bảo trì cũng được rất nhiều doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng, chính vì thế mà tìm việc ngành bảo trì cũng đã không còn quá khó khăn với những người học chuyên ngành này.
1.2. Phân loại ngành bảo trì
Bảo trì là công việc chủ yếu xuất hiện trong đời sống của con người, nó có mặt ở hầu hết những lĩnh vực trong đời sống như: Sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...chính vì thế mà bảo trì cũng được chia ra thành nhiều loại khác nhau, điều này cũng tạo điều kiện cho việc làm ngành bảo trì được phát triển hơn rất nhiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phân nhánh của ngành bảo trì nhé.
1.2.1. Bảo trì không kế hoạch
“Không kế họach” “có kế hoạch” có phải bạn đang liên tưởng đến “sinh đẻ có kế hoạch”, gần đúng rồi đó, nghĩa của bảo trì không kế hoạch cùng gần giống như vậy, chúng ta có thể hiểu bảo trì không kế hoạch là khi sử dụng sản phẩm đó đến lúc hỏng rồi mới đem đi bảo trì, tức là người dùng không hề lên kế hoạch khi sử dụng bao lâu sẽ đem đi bảo trì.
Bảo trì không kế hoạch được diễn ra khá nhiều, đặc biệt xuất hiện đối với những vật dụng trong gia đình, lúc đấy kể cả khi không thể bảo trì được thì chi phí phát sinh mua mới cũng không quá cao, chính vì thế mà mọi người thường bảo trì không kế hoạch.
Trong bảo trì không kế hoạch bao gồm bảo trì phục hồi và bảo trì khẩn cấp.
1.2.2. Bảo trì có kế hoạch
Ngược lại với bảo trì không kế hoạch thì bảo trì có kế hoạch là khi người dùng bắt đầu sử dụng đã lên kế hoạch trước cho mình rằng trong vòng bao lâu sẽ đem đi bảo trì một lần. Bảo trì có kế hoạch thường được áp dụng đối với những vật dụng có giá trị cao như máy móc sản xuất.
Trong bảo trì có kế hoạch bao gồm: Bảo trì phòng ngừa, bảo trì cải tiến, bảo trì chính xác, bảo trì dự phòng, bảo trì năng xuất toàn bộ, bảo trì phục hồi, bảo trì khẩn cấp.
Bảo trì là một ngành kỹ thuật bao gồm rất nhiều những phân nhánh nhỏ khác nhau, chính vì sự phân loại bảo trì này cũng đã khiến cho nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng ngành bảo trì khác với nhiều công việc và bộ phận khác nhau.
1.3. Đặc điểm công việc bảo trì
Đối với người làm công việc bảo trì sẽ mang trên mình những đặc điểm rất riêng biệt, chúng ta thật không khó khăn trong việc bắt gặp một anh chàng bảo trì đang trên đường với công việc là sửa cột điện, hay những anh lấm lem dầu mỡ trong các gara oto, xe máy. Có thể thấy, công việc bảo trì chỉ cần nhìn một cái là có thể nhận ra ngay.
- Thường xuyên tiếp xúc với những vật dụng hỗ trợ bảo trì như: kìm, búa, dầu nhớt, ốc vít,...
- Kiểm tra, theo dõi công việc sửa chữa, bảo trì
- Cập nhật hồ sơ bảo trì
2. Tầm quan trọng của việc làm bảo trì trong cuộc sống
Dưới góc nhìn của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trong cuộc sống, những vật chất trang thiết bị ngày càng được đánh giá cao để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi trường học cũng phải là trường đạt chuẩn, khi mà máy móc, thang máy...cũng đều phải đạt tiêu chuẩn, khi mà tất cả mọi thứ phải đạt chuẩn để phục vụ nhu cầu tốt hơn của con người thì vai trò của những anh chàng bảo trì, bảo dưỡng lại càng quan trọng. Sự xuất hiện của họ trong cuộc sống là cho con người ngày càng tốt đẹp hơn, đảm bảo cho những vật dụng duy trì trong trạng thái sử dụng tốt và bình thường. Chính vì thế mà tầm quan trọng của họ cũng ngày một nâng lên.
Để hiểu hơn về tầm quan trọng của bảo trì thì chúng ta hãy cùng làm thử một thí nghiệm nhỏ nhé: Bạn sử dụng một chiếc điện thoại cho đến lúc hỏng mà không thực hiện sửa chữa gì mà mua mới, thì giá của nó có thể giao động từ 5 đến 10 triệu đồng cho một chiếc smartphone, và một trường hợp cũng là sử dụng điện thoại nhưng lại đi kiểm tra tình trạng máy thường xuyên, giá của mỗi lần kiểm tra chỉ rơi vào khoảng 1 đến 200 nghìn đồng. Sau đó vẫn hoạt động tốt.
Bạn thấy cái nào có lợi hơn, theo một nghiên cứu của Mỹ cho thấy Việt Nam đang chi trả cho khoản sửa chữa máy móc rất lớn mà lại không đầu tư vào khoản bảo trì. Cứ 1 USD đầu từ cho bảo trì thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 5 USD/1 năm. Còn số này nếu cứ nhân lên thì sẽ là rất lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ.
Qua đây thì bạn có lẽ cũng đã mường tượng ra lợi ích của hoạt động bảo trì rồi chứ. Bảo trì đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân người sử dụng.
- Sẽ làm tăng khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị, giúp quá trình vận hành máy được trơn tru.
- Giảm thời gian máy ngừng hoạt động, nếu máy ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp rất nhiều.
- Giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
- Giảm chi phí bảo trì và sửa chữa tối đa nhất
- Tăng độ an toàn cho người dùng vận hành máy
- Tăng tuổi thọ của máy móc lên gấp nhiều lần
Để đảm bảo được sức khỏe tốt thì bản thân mỗi con người chúng ta cho dù khỏe mạnh nhưng vẫn nên đi khám định kỳ để theo dõi và đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình. Máy móc thiết bị cũng vậy, để cho hoạt động được tốt không bị gián đoạn thì bạn cần lên kế hoạch cho việc bảo trì máy móc tốt hơn.
3. Học ngành khối ngành nào để trở thành một “anh bảo trì”
Nếu bạn có một niềm đam mê với máy móc, yêu thích công việc “tháo ra lắp vào” như những mô hình đồ chơi của trẻ em nhưng lại là phiên bản của người lớn thì bạn cũng có thể theo học tại các trường như: Đại học Bách Khoa, Đại học giao thông vận tải, đại học Bách khoa- đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,...và rất nhiều trường khác có đào tạo chuyên ngành kỹ thuật. Cũng không nhất thiết bạn phải vào được đại học, việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng hay các trường nghề cũng đều được.
Để tham gia và theo học tại các trường đại học cao đẳng thì bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức của những tổ hợp môn sau đây, vì đa số ngành bảo trì sẽ xét tuyển những tổ hợp môn đó.
- Khối A00: Toán- lý – hóa
- Khối A01: Toán- lý- tiếng anh
- Khối D01: Toán- văn- anh
- Khối C01: Toán- văn- lý
Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết rồi chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp để có thể trở thành một kỹ sư bảo trì bạn nhé.
4. Những công việc bảo trì tuyển dụng hiện nay
Bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề việc làm hiện nay, vì tuyển dụng bảo trì đang rất mở rộng và phát triển, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể tìm việc làm bảo trì cho mình một cách đơn giản và dễ dàng. Khi xã hội phát triển thì đồng nghĩa với việc các máy móc, thiết bị cũng phát triển theo. Máy móc là những trang thiết bị hiện đại và cần được đảm bảo “sức khỏe” thường xuyên để hoạt động bình thường.
Những vị trí bảo trì bạn có thể tìm thấy hiện nay bao gồm:
4.1. Nhân viên bảo trì điện
Trong các nhà máy xí nghiệp không thể thiếu nhân viên bảo trì điện, điện là nguồn để cho những hoạt động sản xuất khác được thực hiện trơn tru. Nhiệm vụ chính của nhân viên bảo trì điện là sửa chữa hệ thống điện, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện và các công việc khác như là theo dõi quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện trong doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện, đào tạo nhân viên các bộ phận khác.
Công việc bảo trì điện khá nguy hiểm, chính vì thế mà yêu cầu nhân viên bảo trì cần có những kỹ năng chuyên môn cao để đảm nhiệm vị trí này. Hiện nay công việc bảo trì điện đang được khá nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đặc biệt là các nhà máy sản xuất, vì những vai trò to lớn mà nhân viên bảo trì điện đem lại. Hiện nay nhân viên bảo trì điện đang được trả với mức lương giao động từ 6-8 triệu đồng/1 tháng tùy thuộc vào năng lực mà mức lương này có thể cao hơn nữa.
4.2. Nhân viên bảo trì cơ khí
Nền công nghiệp của nước nhà không thể không có nhân viên bảo trì cơ khí được, vì họ chính là người đảm bảo cho máy móc chạy và hoạt động đều đặn, không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Nhân viên bảo trì cơ khí có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời để cho máy móc không làm ảnh hưởng đến dây truyền sản xuất và tiến độ của xưởng. Bên cạnh đó nhân viên bảo trì cơ khí còn có nhiệm vụ là lên kế hoạch, bảo trì, tháo lắp kiểm tra định kì với những máy móc đó. Công việc này được diễn ra thường xuyên trong những hoạt động của xưởng sản xuất, chính vì thế mà nhân viên cơ khí rất được các doanh nghiệp đề cao.
4.3. Nhân viên bảo trì tại nhà hàng, khách sạn
Đây là một công việc thuộc bộ phận hậu sảnh, thế nhưng nhân viên bảo trì tại các nhà hàng lại có một vai trò quan trọng đối với nhà hàng khách sạn đó. Nhân viên bảo trì sẽ đảm bảo các trang thiết bị của nhà hàng hoạt động bình thường để việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng được diễn ra thuận lợi. Chính vì thế mà không một nhà hàng khách sạn nào lại có thể thiếu nhân viên bảo trì được.
Công việc của họ cũng khá phức tạp, là người bảo dưỡng, kiểm tra và thay mới các trang thiết bị máy móc, đề xuất các biện pháp để việc sử dụng được tốt hơn. Và làm cho chi phí sửa chữa thiết bị tại nhà hàng giảm xuống mức tối thiểu nhất.
Đó là những công việc mà bạn có thể tìm kiếm được với ngành bảo trì, trên thực tế cho thấy có rất nhiều đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng bảo trì. Vì thế họ có thể tìm được việc làm bảo trì một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Những phẩm chất cần có ở nhân viên bảo trì
Thị trường việc làm hiện nay đang rất sôi động, nhưng không vì thế mà bạn hay cả chính tôi có thể lơ là vấn đề việc làm. Trong mỗi lần đi phỏng vấn, trước hàng nghìn cv xin việc của các ứng viên khác nhau. Bên cạnh những tiêu chí mà bạn cần đáp ứng từ nhà tuyển dụng thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những “vũ khí tối tân nhất” để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng và đánh bại các đối thủ khác. Chính vì thế hãy trang bị cho mình những phẩm chất sau đây để bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
5.1. Khả năng phân tích, tư duy tốt
Đặc thù của nhân viên bảo trì là thường xuyên tiếp xúc với máy móc, để phát hiện những lỗi hỏng và cần sửa chữa, chính vì thế đối với một nhân viên bảo trì có thể cần đến những tư duy để tìm ra nguyên nhân và sửa chữa kịp thời.
5.2. Cẩn thận, tỉ mỉ
Bảo trì là một trong những ngành có độ rủi ro rất cao, tiếp xúc với máy móc, với điện nếu không cẩn thận có thể gây ra tai nạn. Chính vì thế mà đức tính tỉ mỉ và cẩn thận của nhân viên bảo trì là rất quan trọng, không những để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh mà còn là đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn. “nhanh một giây, chậm cả đời”, hãy nhớ lấy câu nói này bạn nhé.
5.3. Tiếp thu công nghệ mới
Bắt kịp công nghệ mới đối với tất cả chúng ta là rất cần thiết và không ngoại trừ một ai, chính vì thế mà người làm việc và tiếp xúc với công nghệ thì lại càng phải là người bắt kịp với công nghệ mới đầu tiên. Tiếp thu và học hỏi đối với một nhân viên bảo trì có ý nghĩa quan trọng trong công việc của họ. Điều này cũng chứng tỏ nhân viên bảo trì nhưng không “bảo thủ” khi tiếp xúc với công nghệ mới.
5.4. Kiến thức chuyên môn
Bạn không thể lấy kiến thức của nấu ăn để áp dụng với những máy móc, không thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, chính vì thế mà bạn cần phải có những chuyên môn tốt, đúng với công việc mà bạn đang làm để có thể giải quyết được những vấn để phát sinh trong công việc.
Trên đây là một số kỹ năng cũng như phẩm chất cần có ở nhân viên bảo trì, nhà tuyển dụng không quá khắt khe trong việc lựa chọn, nhưng bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu của nhà tuyển dụng để họ thấy rằng việc lựa chọn bạn là hoàn toàn chính xác.
Nhìn một cách tổng quát nhất mà nói mỗi một ngành nghề và công việc riêng đều yêu cầu về những phẩm chất và kỹ năng chuyên môn với từng công việc chuyên biệt, chính vì thế mà bạn hãy tự trang bị cho mình những “vũ khí tối tân” nhất để có thể tự tin tìm việc ngành bảo trì.
6. Nghề tôi chọn- nghề bạn cũng có thể chọn- nghề bảo trì
Sức hấp dẫn của những công việc là khác nhau, tùy vào sở thích của từng người mà có thể bị quấn vào những công việc đó. Đối với công việc bảo trì thì sức hấp dẫn của nó cũng vô cùng có ma lực, nó làm cho những kỹ sư bảo trì “ma mị” với công việc hơn.
Đối với việc làm bảo trì, bạn sẽ trở thành “siêu nhân” khi cái gì cũng có thể biết sửa, đặc biệt là những vật dụng trong nhà mà cần đến đôi bàn tay của đàn ông. Những lúc như vậy, bạn biết không bạn sẽ trở thành thần tượng của những đứa trẻ trong gia đình, còn điều gì tuyệt vời hơn thế nữa.
Trong tương lai khi nắm trong tay nghề này, bạn sẽ không sợ không tìm được việc làm, bởi vì có rất rất nhiều công ty, doanh nghiệp và xưởng sản xuất cần đến những kĩ sư bảo trì máy móc, hệ thống. Nếu bạn không thích công việc gò bó khi làm việc ở doanh nghiệp thì bạn cũng có thể sẵn sàng tự startup cho mình một quán sửa chữa. Như vậy bạn cũng không cần quá chú ý đến vẻ mặt của chủ lao động mà làm việc.
Thu nhập của việc làm bảo trì cũng rất ổn, bạn sẽ có một cuộc sống ổn định. Bạn có biết rằng công việc ổn định ảnh hưởng đến tương lai như thế nào không, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn đấy.
Khi tham gia vào công việc này, trước hết bán sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, bên cạnh đó bạn còn am hiểu nhiều lĩnh vực như: Điện tử, cơ khí, điện lực, thủy lực, tự động hóa,...
Mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là đi làm và kiếm thu nhập, gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ là gánh nặng khi chúng ta trưởng thành. Chính vì thế, hãy lựa chọn cho mình một công việc ổn định và yêu thích công việc ấy để có thể theo đuổi nó.
+ Xem thêm