Danh Sách Tin Tuyển Dụng Việc Làm Cơ Khí Chế Tạo Uy Tín
Mẫu CV Cơ khí - Chế tạo đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “chiếc xe đạp được sản xuất như thế nào và tại sao ta có thể đi chuyển được và giữ thăng bằng chỉ với hai bánh xe?”. Để có thể tạo nên được chiếc xe đạp hay các thiết bị máy móc vận dụng khác ta không thể không kể đến ngành cơ khí – chế tạo đã xuất hiện từ rất lâu đời và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới và trong đó có cả Việt Nam.
1. Hiểu thế nào về ngành cơ khí – chế tạo
1.1. Định nghĩa ngành cơ khí - chế tạo
Ngành kỹ thuật cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật tiếp thu, học hỏi, ứng dụng các nguyên lý vật lý để chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị hay các vật dụng hữu ích phục vụ trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, các định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động. Nhằm phục vụ cho công tác thiết kế ở các ngành ô tô, máy bay, tàu hỏa, hay các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiêt và làm lạnh, các đồ dùng trong gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, công tác chế tạo vũ khí.
Đây cũng là ngành giúp tạo ra các giả lập mô phỏng các hoạt động của đối tượng cũng như quy trình chế tạo thực tế theo quá trình tối ưu hóa sự thực hiện, quá trình kinh tế cũng như chi phí năng lượng trước khi chọn một bản thiết kế cụ thể.
1.2. Ngành cơ khí – chế tạo được học những gì?
Tại các trường đào tạo ngành cơ khí – chế tạo sẽ trang bị cho học viên những kiến thức giao dục đại cương, những kiến thức cơ sở cơ bản của ngành và kiến thức chuyên môn của ngành, huấn luyện các kỹ năng thực hành cao để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ. Hướng dẫn học viên thiết kế quy trình và trang bị công nghệ, tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất, tham gia được các công tác quản lý, tổ chức, quản lý, chỉ đạo, quá trình sản xuất.
Ngoài các kiến thức cơ bản của chuyên ngành, thì sinh viên còn được học các môn học khác như:
- Hình họa, vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu.
- Nguyên lý, chi tiết máy, đồ án chi tiết máy, cơ học hữu chất.
- Kỹ thuật điện – điện tử.
- Công nghệ kim loại, kinh tế công nghiệp, quản trị chất lượng.
- Cơ sở vẽ và thiết kế bản vẽ trên máy tính.
- Máy điều kiển tự động, điều khiển chương trình số.
- Công nghệ CAD/ CAM/ CNC.
Lý thuyết cần phải đi đôi với thực hành, thực tập, nên sinh viên sẽ được tiếp xúc thực tiễn các vấn đề như:
- Thực tập hàn.
- Thực tập nguội.
- Thực tập máy công cụ.
- Thực tập xí nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
1.3. Các ngành cơ khí
1.3.1. Công nghệ cơ khí
Các bước tạo ra các bản mô phỏng nguyên lý hoạt động của các đối tượng nghiên cứu, các quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quá kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể ưu tú nhất được gọi là công nghệ cơ khí.
Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Các bản vẽ này cần đáp ứng thỏa mãn được hai mục đích: Phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết để chế tạo và cũng là một tiêu chí để kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sử chữa. Trước kia hầu hết các bản vẽ kỹ thuật được thiết kế, thực hiện bằng tay cùng sự trợ giúp của bản vẽ cơ khí. Khi máy tính được ra đời với ứng dụng giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các trương trình thiết kế trợ giúp ( CAD ).
Với tốc độ ngày càng phát triển, nhiều trương trình CAD hiện nay đã cho phép tạo ra các mô hình đa chiều có thể nhìn được mọi góc cạnh. Các trường tình CAD đã giúp hiện thực hóa vật thể tiên tiến đây là ứng dụng thiết kế hiện thực ảo. Những mô hình này có thể giúp công tác phân tích phân tử hữu hạn hoặc tính toán động lực dòng chảy của thiết kế.
Từ các khâu trên cho đến ứng dụng gia công với sự trợ giúp của máy tính ( CAM ), những mô hình này có thể được dùng trực tiếp từ phần mềm để tạo lệnh cho việc chế tạo ra các đối tượng được tao ra từ các mô hình đó. Việc này được thực hiện thông qua các máy điều khiển số hóa bằng máy tính ( CNC ) hoặc các tiến trình số hóa mà không cần đến các bản vẽ trung gian.
1.3.2. Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí
Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí – chế tạo bao gồm: động học, tĩnh học, sức bền vật liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động học, chuyển động học, thủy lực và các ứng dụng nhiệt đông lực học. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực áp dụng những khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và hóa học.
Trong một khía cạnh và mức độ nhỏ, ngành cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử mà mục tiêu viễn cảnh của nó là tạo ra một hợp chất phân tử để xây dựng được những phân tử và vật liệu bằng con đường tổng hợp cơ học.
Cơ khí – chế tạo tạo ra sự khác biệt – sự nghiệp cơ khí tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm công nghệ để đáp ứng nhu cầu của con người. Hầu như các sản phẩm cũng như các dịch vụ trong cuộc sống hiện đại đều được tạo ra bởi các kỹ sư cơ khí góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sự đòi hỏi không ngừng phát triển của con người.
1.4. Các công việc sau khi ra trường có thể đảm nhận
Các sinh viên học ngành cơ khí - chế tạo sau khi ra trường có thể tìm việc làm tại rất nhiều nơi.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm được các công việc như:
- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành về cơ khí, các phần mềm CAD.
- Lập trình viên lập trình gia công máy CNC.
- Tham gia vào quá trình lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình.
- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp như các công tác vận hành, bảo trì, xử lý sự cố.
- Tham gia vào việc thiết kế các sản phẩm cơ khí và giám sát quá trình sản xuất các thiết bị cơ khí.
- Tham gia các công đoạn gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.
2. Các khu vực – đơn vị có nhu cầu việc làm cơ khí – chế tạo
2.1. Việc làm công nhân cơ khí tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm đầu lão của nước ta gắn liền với lịch sử phát triển lâu đời cùng với đó là sự phát triển của ngành cơ khí qua từng thời kỳ. Cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến, chất lượng cuộc sống con người được cải thiện nâng cao như ngày hôm nay không thể không kể đến vai trò quan trọng của ngành cơ khí – chế tạo. Hiện nay các công việc liên quan đến ngành cơ khí – chế tạo đã phổ biến rộng khắp khu vực Hà Nội cũng như trên cả nước. Đối tượng công nhân cơ khí là lực lượng chủ chốt tham gia vào quad trình chế tạo và sản xuất những sản phẩm cơ khí. Chính vì vậy mà việc làm công nhân cơ khí tại Hà Nội luôn có nhu cầu lớn.
Công việc của các công nhân cơ khí chủ yếu là:
- Thực hiện các phương pháp gia công không phoi: đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, kéo, ép, hàn,.. một số các công đoạn được gọi là gia công biến dạng, gia công áp lực hay gia công nóng.
- Thực hiện các pháp gia công cắt gọt thông thường là tiện, phay, bào, khoan, mài,... những công đoạn này gọi là gia công phoi, gia công cắt gọt, gia công cơ.
- Ngoài ra hiện nay các công nhân cơ khí được tiếp xúc và thực hiện một số phương pháp gia công mới với nguyên lý làm việc khác hẳn như gia công băng tia tử ngoại, gia công bằng chùm điện tử, gia công bằng sóng siêu âm,... Những phương pháp gia công này được thực hiện bằng vi tính tối ưu hóa sử dụng sức lao động của con người.
Thị trường việc làm tại Hà Nội của ngành cơ khí – chế tạo đang gặp một số vấn đề khó khăn như nhu cầu cung chênh lệch rất lớn với cầu. Các công ty tuyển dụng với số lượng công nhân cơ khí thì nhiều nhưng số lượng người lao động có nhu cầu làm việc ngành cơ khí thì ít không đủ đáp ứng. Mặc dù là ngành hot có tính chất ổn định nhưng vẫn còn gặp nhiều vấn đề bất cập cần có phương hướng giải quyết.
2.2. Việc làm kỹ sư cơ khí tại Hà Nội
Một lực lượng khác cũng đang được các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng với mức lương khá cao và chế độ ưu ái đó là kỹ sư cơ khí tại Hà Nội. Đây là bộ phận có kinh nghiệm chuyên ngành những như nắng vững kỹ thật với trình độ chuyên môn trong ngành cơ khí – chế tạo hơn hẳn các công nhân cơ khí. Các kỹ sư cơ khí lm việc tại Hà Nội cũng như trên toàn quốc.
Được đảm nhiệm các công việc như:
- Lắp đặt, chạy test, nghiệm thu máy cơ khí.
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy cơ khí.
- Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, cơ của các máy cơ khí.
- Lập trình, chạy test, sửa chữa các máy CNC.
- Tìm kiếm, giữ quan hệ với các đối tác trong việc duy tu, sửa chữa máy cơ khí.
- Hiểu biết cơ bản về lĩnh vực cơ khí; vẽ kỹ thuật, dung sai, đo lường, kết cấu cơ khí.
- Kiểm tra lỗi máy sau khi xuất xưởng.
- Thiết kế, giám sát kỹ thuật cơ khí.
- Tham gia các dự án mới trong phạm vi chuyên môn.
- Chịu trách nhiệm chính trong xử lý công việc liên quan đến công nghệ, về chuyên môn cơ khí.
- Quyết định đến công việc liên quan đến vấn đề công nghệ, thiết bị thuộc lĩnh vự cơ khí.
- Nghiên cứu và đề xuất cải tiến các thiết bị máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Giám sát lắp đặt các dây truyền sản xuất.
- Quản lý vận hành dây chuyền, bảo trì thiết bị cơ khí.
Ngoài ra đối với kỹ sư cơ khí khi đi làm việc cần đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí chế tạo.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, trung thực.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm liên quan.
- Có khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập, khả năng chịu áp lực cao.
- Mong muốn làm việc ổm định lâu dài.
Các kỹ sư làm việc trong ngành cơ khí chế tạo luôn luôn được hưởng những quyền lợi ưu ái với mức lương tương đối hấp dẫn từ 10 triệu đồng/ tháng. Đây là công việc khá lý tưởng mang tính chất ổn định mà các đối tượng sinh viên có thể lựa chọn.
2.3. Một số khu vực khác cũng có nhu cầu việc làm cơ khí - chế tạo
Việc làm kỹ sư cơ khí tại Đà Nẵng cũng đang có lượng tìm kiếm cao. Chủ yếu những kỹ sư cơ khí tìm công việc tại các khu công nghiệp phát triển. Tại Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp phát triển đó là các khu công nghiệp KCN Đà Nẵng, KCN DVTS Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm – GD1, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh MR, KCN Liên Chiểu đang có nhu cầu tuyển dụng một lượng lớn các kỹ sư cơ khí làm các công việc vận hành các loại máy sản xuất, bảo dưỡng các động cơ máy móc.
Khu công nghiệp Sóng Thần đang đăng tin tuyển dụng việc làm kỹ sư cơ khí tại Bình Dương. Thông qua web timviec365.vn một số tin tuyển dụng kỹ sư cơ khí ta biết đến như công ty HR Channels.com – Bình Dương đang cần tuyển kỹ sư bảo trì cơ khí với nội dung công việc cụ thể như:
- Có trách nhiệm kiểm tra, sử chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo chương trình, lịch bảo dưỡng của tháng.
- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong ca sản xuất, và thực hiện các công việc theo yêu cầu của trưởng ca sản xuất.
- Giám sát an toàn nhà thầu, giám sát chất lượng việc thi công sửa chữa các thiết bị và các hạng mục trong nhà máy.
- Tuân thủ các quy định về an toàn, nội quy việc làm và các yêu cầu khác theo chính sách của công ty.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám sát bảo trì và giám đốc nhà máy.
Yêu cầu công việc đối với kỹ sư bảo trì cơ khi:
- Tốt nghiệp đại học khối kỹ thuật, ưu tiên chuyên ngành cơ khí.
- Có kinh nghiệm làm bảo trì ở công ty sản xuất ( ưu tiên đã có kinh nghiệm làm việc tại công ty nước ngoài hoặc trong cùng ngành sản xuất ) hoặc mới tốt nghiệp nhưng có mong muốn và say mê làm việc với máy móc và thiết bị, thiết bị cơ khí.
- Có khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập.
- Cởi mở, hòa đồng, tiếp thu công việc nhanh.
- Sẵn sàng làm việc theo ca.
( Tin được đăng trên Website timviec365.vn ngày 14/12/2018 chuyên ngành cơ khí – chế tạo khu vực tp. Hồ Chí Minh )
Khu vực miền bắc hiện có nhiều việc làm kỹ sư cơ khí tại Hải Phòng với lương và chế độ ưu đại cực kỳ hấp dẫn. Như công ty Rorze Robotech đang cần tuyển dụng kỹ sư thiết kế cơ khí với số lượng 4 người. Với các quyền lợi, chế độ được hưởng như:
- Môi trường làm việc năng động, thân thiện.
- Chế độ lương, thưởng, phúc lợi cạnh tranh.
- Làm việc 40h/ tuần, nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định, áp dụng chế độ tính lương 21 ngày/ tháng.
- Được hưởng phụ cấp chức, phụ cấp ca, phụ cấp ngoại ngữ.
- Có các xe ôt đưa đón tại các quận nội thành Hải Phòng tới nơi làm việc.
- Được đào tạo ngoại ngữ ( tiếng Anh, tiếng Nhật ) miễn phí, đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước.
- Điều khiển và trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ngoài ra còn rất nhiều các công ty có nhu cầu tuyển dụng như công ty Dịch vị hàng hải và tư vấn Đông Nam Á đang cần tuyển kỹ sư cơ khí thủy công. Mỗi công ty sẽ có chế độ đãi ngộ riêng bên cạnh đó cũng đòi hỏi tính chất công việc cũng như kỹ năng chuyên ngành củ từng đối tượng kỹ sư được tuyển để phù hợp với công việc của công ty.
Tại khu vực miền trung nhu cầu việc làm kỹ sư cơ khí tại Quảng Ngãi cũng khá nhiều. Như tại công ty CP cho thuê thiết bị xây dựng Kanamoto Fecon Hassyu – Quảng Ngãi cần tuyển dụng kỹ sư cơ khí với mức lương thỏa thuận. Mô tả công việc cụ thể: Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị của công ty đang cho thuê tại khu vực Quảng Ngãi – các thiết bị được vận hành tốt 24/24. Báo cáo kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình các thiết bị các thiết bị đang cho thuê tại Quảng Ngãi. Các quyền lợi được hưởng khi làm việc tại công ty là: được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, chế độ nghỉ phép, chính sách bảo mật lương, công tác phí, cung cấp đồng phục, du lịch miễn phí, đào tạo, tiền thưởng nghỉ lễ tết.
Mức độ tuyển dụng kỹ sư cơ khí được bảo phủ khắp cả nước như việc làm kỹ sư cơ khí tại Hải Dương, việc làm kỹ sư cơ khí tại Thanh Hóa, việc làm cơ khí tại Hồ Chí Minh, việc làm kỹ sư cơ khí tại Nghệ An,... Với mức độ việc làm cơ khí nhiều như vậy các sinh viên học trong ngành cơ khí có cơ hội việc làm rất cao. Có một số công ty còn tuyển lao động không đòi hỏi bằng cấp cho ngành cơ khí vì không đủ kỹ sư vì thế đây cũng là một trong những công việc mà khi tìm việc làm lao động phổ thông các bạn có thể tham khảo.
3. Một số loại hình việc làm cơ khí
3.1. Việc làm kỹ sư cơ khí ô tô
Do nhu cầu di chuyển không giới hạn của con người và nhu cầu vận chuyển hàng hóa số lượng nhiều, trọng tải lớn dẫn đến sự pháp triển mạnh của nền công nghiệp sản xuất oto nhằm đáp ứng cho hệ thống vận chuyển của xã hội.
Hiện nay có hàng trăm loại phương tiện phục vụ nhiều mục đích khác nhau như xe tải, xe container, xe cần cẩu, xe nâng, xe oto, máy bay, tàu thủy,...Tất cả các loại phương tiện trên đều có đặc điểm chung về động cơ, các hệ thống chuyển động – truyền lực, cơ cấu cơ khí, hệ thống điều khiển,... chính là những đối tượng trong ngành cơ khí động lực.
Trong số các phương tiện kể trên thì oto là phương thiện chiếm số lượng nhiều nhất chuyên phục nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người. Để có đủ nguồn lực chuyên sâu về ngành sản xuất – dịch vụ oto, một chuyên ngành đào tạo chuyên sâu đã được định hình và phát triển đó là ngành công nghệ oto với các kỹ sư có khí ô tô có trình độ, chuyên môn cao đáp ứng được những vấn đề đòi hỏi của xã hội hiện nay.
Các học viên học ngành công nghệ oto sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về oto:
- Động cơ ô tô.
- Hệ thống truyền động trên ô tô.
- Điên – điện tử ô tô.
- Đồng sơn ô tô.
- Linh kiện, nội thất oto.
Trong chương trình đào tạo các kỹ sư cơ khí oto được học:
- Khối kiến thức chính trị, lý luận, quan điểm, tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,...
- Khối kiến thức khoa học cơ sở như Toán, phương pháp tính, tin học, anh văn, lý, hóa.
- Khối kiến thức cơ sở ngành; đặc tính, tính chất, tính toán của các dạng lý hóa toán trong điều kiện thực tế, có liên quan đến chuyên ngành như cơ học, nhiệt học, điện năng, vật liệu, thủy lực,...
- Các kiến thức về chuyên ngành thiết kế - mô phỏng; CAD, Matlab, LabVIEW, AVR Studio,...
- Khối kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện, hệ thống tự động điều khiển, thiết bị tiện nghi. Kiến thức tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô,...
- Kiến thức về cấu tạo, chức năng của các thiết bị, quản lý, lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng oto.
- Kiến thức phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của các phương tiện. Kiến thức kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa thí nghiệm động cơ và oto.
Kỹ sư cơ khí oto sẽ được đào tạo các kỹ năng:
- Kỹ năng đo; đo chính xác bằng các loại công cụ đo chuyên ngành cơ khí.
- Kỹ năng gia công nguội là gia công hình thành sản phẩm cơ khí bằng các phương tiện gia công bằng tay, bào, giũa, máy khoan.
- Kỹ năng xây dựng bản vẽ kỹ thuật cơ khí trên máy tính bằng phần mềm AUTO CAD.
- Kỹ năng kỹ thuật lái xe.
- Kỹ năng xác định chức năng các chi tiết của xe oto.
- Kỹ năng vận hành động cơ xăng; tính toán, xác định hỏng hóc, đề xuất cải tiến động cơ xăng.
- Kỹ năng chuẩn đoán hệ thống điện điều khiển động cơ; kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ.
- Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, tháo nghiệm, vận hành, các hệ thống điện động cơ được trang thiết bị trên chủng loại động cơ oto. Chuẩn đoán, tìm và khắc phục các hư hỏng cho hệ thống điện động cơ đạt yêu cầu kỹ thuật cao trong thời gian ngắn.
- Kỹ năng làm đồng, sửa chữa khung xe, sơn xe.
- Kỹ năng vận hành động cơ diesel; xả gió và phát hành được một động cơ dầu thông dụng. Phát hiện được kim phun hư hỏng trên động cơ. Biết điều chỉnh và đưa ra các biện pháp khắc phục và sửa chữa. Phát hiện được hư hỏng ở bơm cao áp PF, PE, VE và GM. Biết điều chỉnh thời điểm phun dầu sớm trễ và đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa. Tìm pan tổng quát hệ thống nhiên liệu động cơ diesel.
Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai:
Sinh viên tốt nghiệp ngành này khi hoàn thành khóa học có thể đảm nhận các vị trí như;
- Vị trí vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp máy oto, động lực.
- Vị trí điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa oto – máy động lực.
- Các vị trí kiểm định ở các trạm đăng kiểm ô tô.
- Vị trí kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh oto, máy động lực, phụ tùng.
- Các vị trí kỹ sư cơ khí chế tạo ô to tại các công ty sản xuất oto nước ngoái có cơ sở tại Việt Nam.
3.2. Việc làm kỹ sư cơ khí máy xây dựng
Ngày này cuộc sống con người luôn thay đổi và không ngứng phát triển các cơ xở hạ tầng theo đó được xây dựng ngày càng nhiều. Để có thể xây dựng được các công trình, hạng mục cao tầng cần số lượng máy móc rất lớn. Để có thể điều khiển cũng như sửa chữa được các lỗi trong quá trình hoạt động, hay các biện pháp cải tiến quá trình hoạt động của máy móc, sáng tạo ra nhiều loại máy móc tiên tiến khác cần phải nhờ tới đội ngũ kỹ sư cơ khí máy xây dựng.
Công việc của các kỹ sư cơ khí máy xây dựng:
- Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và các thiết bị sản xuất đã thiết kế của máy xây dựng.
- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí máy xây dựng, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí các loại máy xây dựng.
- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình.
- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, sửa chữa, bảo trì, xử lý các thiết bị máy xây dựng.
- Tham gia thiết kế các loại máy cơ khí xây dựng, quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí máy xây dựng.
- Tham gia gia công sảm phẩm: tiện, hàn, khoan, gọt, gia công vật liệu,...
Môi trường làm việc:
- Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc và các loại thiết bị nếu làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị.
- Chuyên về bên thiết kế, sẽ được làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy dủ tiện nghi như phòng kỹ thuật, phòng dự án,..
- Nếu làm trong môi trường sản xuất thì thường xuyên phải với máy móc, sắt thép, dầu nhớt và kể cả tiềng ồn.
- Tính chất công việc bạn phải thường xuyên làm việc theo nhóm, ca, kíp.
Tố chất cần thiết của một kỹ sư cơ khí máy xây dựng:
- Có tư duy logic và thông minh, học khá các môn liên quan đến tự nhiên như toán hoc, vật lý.
- Có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà đã lựa chọn. Luôn đi đầu và chủ động trong việc tìm kiếm, học hỏi các công nghệ, kỹ thuật mới hiện đại.
- Có tính tỉ mẩn, cẩn thận, kiên trì: do tính chất của công việc luôn đồi hỏi chúng ta phải tỉ mẩn, mày mò với máy móc và thiết bị đôi khi phải lặp đi lặp lại các quy trình công nghệ nên đòi hỏi người làm cơ khí phải có sự nhẫn lại, kiên trì và chịu khó.
3.3. Việc làm qc cơ khí
QC là viết tắt của chữ Quality Control là kỹ sư thực hiện các quy chuẩn về kiểm tra chất lượng trong các giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế cho đến sản xuất, bán hàng cho đến khâu chăm sóc khách hàng. Kỹ sư QC cần phải có kiến thức chuyên sâu về những sản phẩm đang làm, nội dung bản vẽ, thứ tự các công đoạn sản xuất, giám sát thường xuyên – trực tiếp tại hiện trường sản xuất,...
QC cơ khí là kỹ sư cơ khí thực hiện các quy chuẩn cũng như kiểm tra chất lượng trong các giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Công việc chính của những người làm bộ phận QC trước tiên cần thiết lập và xây dựng sổ tay và hệ thống quy trình sản xuất chất lượng về các sản phẩm cơ khí – chế tạo.
Đây cũng là công việc đòi hỏi tính chất bao quát tốt. Những kỹ sư cơ khi phải nắm được những chuẩn mực trong các khâu sản xuất, lắp ráp, vận hành các loại máy, thiết bị cơ khí.
3.4. Việc làm bảo trì cơ khí
Những người làm việc bảo trì cơ khí cần thực hiện các công việc:
- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng: định kỳ thực hiện việc lập kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng hê thống các thiết bị máy móc trong nhà máy và trình cấp trên phê duyệt. Phối hợp với công tác kiểm tra an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong nhà máy.
- Sửa chữa, bảo trì, bảo dướng: thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị máy móc. Tiếp nhận những thông tin sự cố đột xuất liên quan đến máy móc, thiết bị trong nhà máy, lên phương an sửa chữa và xử lý nhanh chóng. Tìm hiểu nguyên nhân của những xự cố thường xuyên sảy ra và tìm hướng giải quyết triệt để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nhà máy. Thực hiện việc bảo trì – bảo dưỡng các máy móc, thiết bị trong nhà máy theo kế hoạch đã được đề phê duyệt ( vệ sinh, bơm dầu mỡ, thay mới các linh kiện hỏng hóc,...). Lưu nội dung cong việc và ghi chép nội bộ.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị cơ khí: Hỗ trợ nhân viên bộ phận thực hiện việc lắp đặt các thiết bị cơ khí mới cho nhà máy. Vận hành chạy thử các thiết bị cơ khí, máy móc đảm bảo hoạt động tốt.
- Các công việc khác như :
+ Lập hồ sơ quản lý hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà máy được phân công phụ trách.
+ Vệ sinh, bảo quản các công cụ, dụng cụ, thiết bị phục vụ công việc được giao.
+ Chủ động đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên bảo trì cơ khí.
+ Hỗ trợ hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.
+ Tham gia các khóa nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bảo trì cơ khí.
+ Làm các báo cáo công việc theo quy định và tham gia các cuộc họp của bộ phận.
3.5. Việc làm cho các kỹ sư cơ khí đi làm tại nước ngoài
Ngoài môi trường làm việc trong nước thì các kỹ sư cớ khí đều có điều kiện phát triển tương lai của mình ở nưới ngoài như một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,... Đây là đều là những nước mà Việt Nam bắt tay liên kết sử dụng các thành tự khoa học tiên tiến về lĩnh vực cơ khí từ ô tô cho đến các máy móc sản xuất. Có rất nhiều công ty tuyển kỹ sư cơ khí đi Nhật làm việc trức tiếp tại các viện nghiên cứu cũng như các khu nhà máy tại Nhật. Khi sang nước ngoài làm việc các kỹ sư Việt Nam sẽ được tiếp xúc và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ đội ngũ chuyên gia cơ khí tại nước bạn. Đúc kết, tiếp thu các kinh nghiệm đó để mai sau trở về quê hướng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào ngành cơ khí – chế tạo của nước nhà.
4. Cơ hội việc làm ngành cơ khí
Theo báo cáo của ngân hàng nổi tiếng nước Pháp – Natixis nhận định, tương lai Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và Philippines trở thành trung tâm sản xuất của khu vực thay thế Trung Quốc khi dòng đầu tư chuyển hướng sang lục địa. Với việc chuyển hướng như vậy kéo theo cơ hội việc làm sẽ mở rộng với lao động ngành cơ khí chế tạo, đặc biệt với những lao động có kỹ năng và được đào tạo bài bản.
Theo báo cáo thì tại Việt Nam có mức lương lao động thấp có môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng tốt. Theo như thống kê thì chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn bên Trung Quốc, cơ sở hạ tầng được phát triển khá tốt, thuận lợi cho các nhà đầu tư,... Không những thế mà thuế doanh nghiệp ở nước ta giảm từ 22% xuống còn 20% trong năm 2016 trong khi đó bên Trung Quốc vẫn giữ nguyên mức là 25%. Từ những điều kiện trên thì việc phát triển nền công nghiệp cơ khí chế tạo rất nhanh.
Trong công cuộc thay đổi đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng nền kinh tế phát triển có sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ thì ngành công nghiệp cơ khí chế tạo không thể thiếu, đóng vai trò hết sức quan trọng nó tạo đà để cho đất nước phát triển. Tầm nhìn trong tương lai sẽ hướng ngành cơ khí – chế tạo thành ngành mũi nhọn của đất nước mở ra cơ hội việc làm vô cùng lớn cho đội ngũ công nhân, kỹ sư chuyên ngành này.
5. Cách tìm việc làm cơ khí
Học tốt ngành nghề cơ khí – chế tạo đã khó, vấn đề làm sao để tìm được công việc phù hợp đúng chuyên ngành khi ra trường còn khó hơn. Để giải quyết được vấn đề khó khăn mà các học viên đang gặp phải thì trên thị trường việc làm đã có các công ty trung gian chuyên tư vấn và giới thiệu việc làm cho tất cả các đối tượng. Không chỉ giải quyết vướng mắc cho người tìm việc mà đối với các nhà tuyển dụng khi tìm đến các công ty trung gian này cũng được hỗ trợ rất nhiều trong công tác tuyển dụng.
Ví dụ như bạn tìm việc làm cơ khi tại Hưng Yên mà mãi không tìm được công ty nào có nhu cầu tuyện dụng làm cho thời gian nhàn dỗi của bạn rất nhiều. Rất đơn giản bạn chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên máy tinh tìm kiếm trên mạng một số website của các công ty tư vấn việc làm như web Timviec365.vn.
Đến với website này bạn cần đăng ký phần ứng viên tài khoản sẽ được kích hoạt ngay sau khi bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Tạo tài khoản xong bạn cần tạo cho mình bản CV đẹp mắt và đơn giản với các nội dung chuyên ngành cũng như kinh nghiệm làm việc của mình. CV xin việc được tạo trên website hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tốt nhất cho ứng viên có thể được sự chuẩn bị tốt nhất. Từ bản CV đó các đơn vị tuyển dụng nhân viên cơ khí khu vực Hưng Yên có thể xem được, trực tiếp liên hệ với bạn mời bạn đi phỏng vấn. Hoặc bạn có thể xem trực tiếp trên hệ thống các tin tuyển dụng phân theo khu vực Hưng Yên chủ động liên hệ với phí công ty tuyển dụng.
Trên đấy là những thông tin cần thiết và tương đối đầy đủ về chuyên ngành cơ khí – chế tạo mà bạn có thể tham khảo. Cũng qua bài viết này mong muốn bạn định hướng được tương lai khi có ý định theo học nhành cơ khí cúng như tìm được cho mình một công việc tốt phù hợp với bản thân. Cảm ơn bạn đã dành chút thời gian đọc bài viết, chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.
+ Xem thêm