Việc Làm Công Nghệ Thực Phẩm Thu Nhập Cao Đang Tuyển Dụng
Mẫu CV Công nghệ thực phẩm đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Công nghệ thực phẩm đang là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực hiện nay và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Vậy ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào trong tương lai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Thông tin tổng quan về ngành công nghệ thực phẩm
1.1. Khái niệm ngành công nghệ thực phẩm
“Công nghệ thực phẩm” hiểu theo một cách đơn giản nhất thì đây là ngành chuyên về các lĩnh vực bảo quản và chế biến các loại nông sản, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng của các sản phẩm trong toàn bộ quá trình chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó nhiệm vụ của ngành này còn là nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới, vận hành các dây chuyền sản xuất – bảo quản, tiến hành tạo ra các nguyên liệu mới về thực phẩm, dược phẩm hay hóa học,... Ngành công nghệ thực phẩm áp dụng rất đa dạng ứng dụng công nghệ cũng như kiến thức khoa học để sản xuất và phát triển thực phẩm.
1.2. Ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì?
Sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức nền tảng, chuyên sâu nhất về sinh học, hóa học, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu về các nguyên liệu chế biến và quy trình để phân tích, nghiên cứu chúng như thế nào.Từ đó có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm và học những phương pháp để chế biến thực phẩm,...
Bên cạnh đó, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, thủy sản đông lạnh, các công nghệ bảo quản, chế biến lương thực – thực phẩm, đường sữa, đồ uống,... Tất cả những lĩnh vực, hoạt động của ngành công nghệ thực phẩm đều nhằm mục đích chung là có thể tối ưu hóa chất dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của người dân.
Ngoài những kiến thức chuyên môn, sinh viên theo ngành này còn được thực hành, trải nghiệm thường xuyên trong các phòng thí nghiệm, làm quen với công việc như phân tích thực phẩm, nghiên cứu và đánh giá chúng về mức độ an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực hiện các bước của quy trình công nghệ chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm.
1.3. Ngành công nghệ thực phẩm xét tuyển những khối nào?
Với sự đa dạng vị trí việc làm, để thi tuyển vào ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể thi các khối A, A1, B, D1. Điểm chuẩn xét tuyển các ngành này tùy từng năm mà có sự dao động từ 15 – 22 điểm và theo yêu cầu, chỉ tiêu, chất lượng của từng trường mà điều chỉnh cho phù hợp. Và theo quy định của Bộ giáo dục thì để xét tuyển mỗi ngành cần sử dụng tối đa 4 tổ hợp môn, tạo điều kiện cho các thí sinh có nhiều sự lựa chọn hơn.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành công nghệ thực phẩm trên cả nước, nổi bật là một số trường top đầu như: Trường đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp,... Chính vì vậy, không riêng ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, bạn vẫn có thể thi tuyển và theo học ngành công nghệ thực phẩm.
3. Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thực phẩm
Với các lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng và có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ngành công nghệ thực phẩm đang ngày càng thu hút đông đảo nguồn nhân lực hiện nay, mở rộng cơ hội việc làm ở rất nhiều những công ty, doanh nghiệp kinh doanh về chế biến thực phẩm. Đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt những doanh nghiệp, tập đoàn lớn hay những nhà đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra thị trường về ngành công nghệ thực phẩm rộng lớn, tạo ra nhiều vị trí việc làm cho đông đảo người dân lao động trên cả nước cũng như cả các môi trường quốc tế, mang lại cho họ những cơ hội lớn để mở mang kiến thức, sự hiểu biết, tiếp thu thêm những kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ của mình.
Bên cạnh những lĩnh vực hoạt động chính như sản xuất rượu, bia, nước giải khát, các sản phẩm sữa bột,... thì ngành công nghệ thực phẩm cũng đang có những chính sách mở rộng, đa dạng ngành nghề để đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều và cao hơn của người dân cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực phải ngày càng nhiều. Đây là một trong ba ngành đang dẫn đầu về nhu cầu nhân lực nước ta giai đoạn gần đây và trong tương lai hứa hẹn sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam.
Sinh viên học ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, đồ hộp,...) ở các công ty, doanh nghiệp; các viện nghiên cứu hay các công ty liên quan đến ngành học. Sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí cán bộ trong các cơ quan về chế biến; làm các công việc liên quan đến bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm tại các công ty, doanh nghiệp hay cũng có thể trở thành những chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng,...
Ngoài ra, mức lương việc làm cho ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là khá cao so với thị trường ngành nghề khác. Đối với những sinh viên mới ra trường và bắt đầu ở những vị trí thấp có thể nhận được mức lương dao động từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương sẽ dần tăng lên theo kinh nghiệm, trình độ mỗi người cũng như cấp bậc của họ. Và với những vị trí cao hơn như chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát các bộ phận,... thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng/ tháng, cũng có thể hơn nữa tùy vào trình độ và chức vụ họ đảm nhiệm.
Cơ hội để thăng tiến trong ngành này cũng rất lớn. Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, không sao cả, các nhà tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm sẽ không vì thế mà đánh giá thấp bạn, hãy bắt đầu từ những vị trí thấp nhất và không ngừng cố gắng, phấn đấu, phát huy năng lực, trình độ bản thân qua từng ngày. Người quản lý các doanh nghiệp sẽ luôn quan sát, đánh giá và công nhận sự cố gắng đó và có thể xét duyệt cho bạn lên những vị trí cao hơn. Do vậy, đừng lo lắng về khả năng thăng tiến trong ngành này, thành công sẽ đến với những người có ý chí và biết cố gắng, nỗ lực hết mình.
4. Những vị trí việc làm ngành công nghệ thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc công nghệ thực phẩm tại rất nhiều các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động, kinh doanh về chế biến lương thực, thực phẩm với đa dạng các ngành nghề, công việc khác nhau.
4.1. Giám sát viên sản xuất
Giám sát viên sản xuất là người có nhiệm vụ thực hiện quản lý, giám sát toàn bộ các hoạt động sản xuất của công ty, đưa ra những kế hoạch cho việc sản xuất các sản phẩm. Công việc cụ thể của giám sát viên sản xuất bao gồm:
- Trực tiếp tham gia điều phối các hoạt động sản xuất:
+ Xây dựng và quản lý, phát triển hệ thống kiểm soát về chất lượng các sản phẩm.
+ Là người xây dựng các kế hoạch để định mức nguyên vật liệu cho việc sản xuất.
+ Triển khai, đôn đốc nhân viên làm việc, đảm bảo hoàn thành các kế hoạch đã đề ra.
+ Là người trực tiếp xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
- Giám sát viên sản xuất là người đưa ra ý tưởng, kế hoạch cải tiến các sản phẩm cũ và phát triển các sản phẩm mới, phối hợp với các bộ phận liên quan trong công ty để đưa ra giải pháp tốt nhất cho sản phẩm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Hỗ trợ quản lý hệ thống các thiết bị máy móc của bộ phận sản xuất.
- Giám sát viên cũng tham gia vào công việc tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân công cho công ty.
4.2. Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Đây là những người sẽ đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp, công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, có nhiệm vụ phát triển ra các sản phẩm mới, công nghệ mới,... phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường. Các hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá ra những điều mới lạ về sản phẩm, quá trình thực hiện và cải tiến ứng dụng công nghệ để đáp ứng tốt hơn về số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm chính về những công việc cụ thể sau:
- Trực tiếp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
- Đưa ra những phương án để cải tiến công nghệ sản xuất cho phù hợp.
- Nghiên cứu và thay thế các nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu của thị trường, đảm bảo sự phù hợp với sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu và chủ động trong việc định giá mức sản phẩm cũng như có kế hoạch cụ thể về các chi phí để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Nếu bạn là người yêu thích nghiên cứu và có sự sáng tạo, có thể ứng tuyển làm công việc chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến nhé.
4.3. Chuyên viên phòng thí nghiệm
Chuyên viên phòng thí nghiệm là những người làm việc chủ yếu tại các phòng nghiên cứu, thí nghiệm và thực hiện các công việc sau:
- Thử nghiệm các sản phẩm theo chỉ tiêu và sự phân công của quản lý.
- Thực hiện ghi chép lại hồ sơ, mã hóa các mẫu thử nghiệm và lưu lại theo quy định.
- Bên cạnh đó, chuyên viên phòng thí nghiệm còn phải nghiên cứu và phát triển những phương pháp mới hiệu quả và phù hợp hơn, vận hành các thiết bị, kiểm tra năng lực cũng như tình trạng của các thiết bị để có biện pháp xử lý, giải quyết, đảm bảo được tiến độ quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi nhất
- Ngoài ra, chuyên viên phòng thí nghiệm còn phải luôn đảm bảo sự an toàn, sạch sẽ của các thiết bị và tuân thủ các quy định về trang phục, các phụ kiện đi kèm trong quá trình làm thí nghiệm.
4.4. Chuyên viên thẩm định và đánh giá chất lượng sản phẩm
Chuyên viên thẩm định và đánh giá chất lượng sản phẩm là những người sẽ trực tiếp làm các công việc liên quan đến kiểm tra, đánh giá chất lượng của các sản phẩm được sản xuất ra trước khi tiến hành đóng gói và phân phối ra ngoài thị trường. Họ sẽ đảm nhiệm công việc đánh giá chất lượng sản phẩm chi tiết trong từng khâu sản xuất, đảm bảo được chất lượng tốt nhất theo quy định.
Thông thường, chuyên viên thẩm định và đánh giá chất lượng sản phẩm chia thành 3 vị trí công việc:
- Chuyên viên kiểm soát về chất lượng đầu vào sản phẩm.
- Chuyên viên kiểm soát chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chuyên viên kiểm soát lượng đầu ra của sản phẩm.
Mỗi vị trí công việc đều có nhiệm vụ và vai trò quan trọng riêng trong quy trình sản xuất và tạo ra chất lượng sản phẩm tốt nhất cho doanh nghiệp.
4.5. Trình dược viên
Đây là những người sẽ trực tiếp đi giới thiệu sản phẩm đến với các nhà thuốc, lập các kế hoạch bán hàng cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Trình dược viên phải nắm bắt được những thông tin, biến đổi của thị trường, khách hàng để có những đề xuất bán hàng hiệu quả.
Bên cạnh đó, công việc của trình dược viên còn là triển khai các chương trình khuyến mãi, truyền thông về các sản phẩm đến khách hàng, tìm kiếm và phát triển hệ thống đại lý phân phối sản phẩm, lập danh sách các khách hàng tiềm năng và báo cáo với ban quản lý công ty.
Ngoài ra, bạn có thể tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm ở nhiều vị trí khác như: nhân viên bếp, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên bộ phận thu – mua,... tại các cơ quan, doanh nghiệp hay làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng về ngành công nghệ thực phẩm.
5. Kỹ năng cần có để làm việc trong ngành công nghệ thực phẩm
Để có thể tìm việc công nghệ thực phẩm và làm được trong ngành này, ngoài việc phải nắm vững các kiến thức chuyên môn và áp dụng vào thực tế thì bạn cũng cần phải có những tố chất quan trọng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
5.1. Khả năng phân tích, tư duy sáng tạo
Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một người làm trong ngành công nghệ thực phẩm. Thị trường luôn có sự biến đổi nhanh chóng, bất ngờ, chính vì vậy, bạn cần có tư duy nhanh nhạy, nắm bắt được tình hình, phân tích và có những phương án để bắt kịp, thậm chí là đi đầu xu thế, sáng tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo cũng như không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng công nghệ, dây chuyền sản xuất. Từ đó mới có thể xây dựng được thương hiệu và phát triển nó một cách mạnh mẽ, vươn xa hơn trong tương lai.
5.2. Khả năng xử lý, giải quyết vấn đề
Bất kỳ công việc, hoạt động kinh doanh, sản xuất nào cũng chắc chắn sẽ xảy ra những vấn đề, sự cố, tình huống phát sinh hay khó khăn nhất định. Do đó, đứng trước những vấn đề đó, bạn phải làm chủ được bản thân, luôn bình tĩnh phát hiện ra nguyên nhân, nguồn gốc vấn đề và đưa ra những phương án xử lý kịp thời nhất. Đây là tố chất quan trọng, nhất là các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp ngành công nghệ thực phẩm để có được thành công trong sự nghiệp.
5.3. Có tính cẩn thận, tỉ mỉ
Công nghệ thực phẩm là ngành đòi hỏi cao về sự cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và các công đoạn sản xuất, tạo ra sản phẩm. Nhất là việc áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất cần sự am hiểu nhất định về các thiết bị máy móc, công dụng của từng ứng dụng, chính vì vậy, để không xảy ra những sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến trình hoạt động của các kế hoạch thì những người làm trong nghề này cần phải hết sức cẩn thận trong từng khâu, tỉ mỉ trong từng chi tiết, đảm bảo tốt nhất cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
5.4. Ham học hỏi và tìm tòi điều mới
Đối với đặc thù của ngành này, bạn không thể lúc nào cũng gò bó theo một khuôn mẫu, đi theo lối mòn nhất định mà phải luôn có sự thay đổi. Hoàn thành công việc nhưng vẫn phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi thêm những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích, phục vụ cho công việc, luôn cố gắng để nâng cao trình độ của bản thân, tạo ra cơ hội thăng tiến và đạt được thành công trong tương lai.
5.5. Nghiêm túc, có kỷ luật và trách nhiệm
Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn làm việc đạt hiệu quả hơn và hơn ai hết, các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cũng sẽ không tuyển những người thiếu nghiêm túc trong công việc cả. Và đối với ngành công nghệ thực phẩm thì việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm sẽ thường xuyên phải hoạt động theo nhóm, bộ phận để bàn bạc, đưa ra ý tưởng, thống nhất kế hoạch. Do vậy, để đảm bảo công việc một cách tốt nhất, bạn phải luôn nghiêm túc, có kỷ luật và thực hiện đúng nội quy đã đề ra của công ty. Có như vậy mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ và có những bước tiến mới trong sự nghiệp của mình.
5.6. Có tính kiên nhẫn
Tính kiên nhẫn chắc chắn là một tố chất cần thiết đối với công việc của ngành công nghệ thực phẩm. Để có được một sản phẩm tốt, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường là điều không dễ dàng, phải trải qua rất nhiều quá trình nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá, sản xuất,... mới có thể phân phối ra bên ngoài. Chính vì vậy, nếu không có tính kiên nhẫn, thấy thất bại là bỏ cuộc, không muốn tiếp tục nữa thì bạn sẽ không thể thành công trong lĩnh vực công nghệ chế biến nói riêng và tất cả các ngành nghề khác nói chung.
6. Tìm việc làm công nghệ thực phẩm ở đâu?
Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc có lẽ đã không còn quá khó khăn đối với mọi người bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là Internet đã giúp cho quá trình tìm kiếm thông tin cũng như việc đăng tuyển dụng việc làm ngành công nghệ thực phẩm dễ dàng hơn. Để tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể theo dõi các trang tuyển dụng công nghệ thực phẩm của các công ty, doanh nghiệp, các hội nhóm tìm việc làm,... trên các trang mạng xã hội như Facebook, zalo,... Bên cạnh đó, việc phát triển các trang web tuyển dụng uy tín như Timviec365.vn, thường xuyên cập nhật những thông tin tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm, cũng mở ra cơ hội việc làm lớn cho người lao động với đầy đủ các tính năng thuận tiện cho người sử dụng như: Tạo CV online, ứng tuyển online, tìm kiếm việc làm theo ngành nghề, tỉnh thành, mức lương, kinh nghiệm,... của bạn. Điều đó giúp bạn có sự chủ động hơn và có nhiều sự lựa chọn cũng như có được việc làm như mong muốn.
Công nghệ thực phẩm là ngành đang ngày càng “hot” với những cơ hội việc làm hấp dẫn, đa dạng vị trí công việc, giúp người lao động có được nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm phù hợp với mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn sẽ giúp bạn nắm rõ được những thông tin cần thiết, giúp bạn có được một công việc mong muốn và thành công trong tương lai nhé!
+ Xem thêm