Tuyển dụng, tìm việc làm Điện - Điện tử tháng 1/2025 (497 Việc làm)
Mẫu CV Điện - Điện tử đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Trong công cuộc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của các ngành điện – điện tử. Các lĩnh vực công nghệ điện, điện tử chính là chìa khóa để mở ra các hướng đi mới trong sản xuất và cuộc sống của con người ở mặt của xã hội.
1. Vai trò của ngành kỹ thuật điện – điện tử đối với đất nước, xã hội
1.1. Định nghĩa về ngành kỹ thuật điện – điện tử
Ngành kỹ thuật điện bao gồm các ngành điện – điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ. Là ngành liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì và vận hành hệ thống điện năng phục vụ đời sống và sản xuất. Với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Vì thế cơ hội tìm việc làm của ngành điện điện tử là rất cao.
Như ta đã biết hầu hết tất cả các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều không thể thiếu sự có mặt của ngành điện – điện tử. Các thiết bị điện phổ biến ở khắp các mọi nơi từ trong hộ gia đình cho đếm trong các thiết bị giải trí, nó có trong các nhà máy, công trình xí nghiệp,... Ta có thể nói ở đâu có con người thì ở đó có ngành điện. Chính vì mối quan hệ mật thiết đó mà ngành điện – điện tử có nhu cầu nguồn nhân lực lớn để phát triển trong tương lai.
1.2. Vai trò của ngành kỹ thuật điện – điện tử
1.2.1. Vai trò trong đời sống con người
Nhìn vào thực tế trong gia đình bạn các thiết bị đang được sử dụng và hoạt động đề chạy bằng điện. Từ chiếc bóng điện con con hay cho đến cái tủ lạnh, điều hòa đề phải nhờ đến điện mới có thể sử dụng được.
Hay một chiếc quạt bình thường bạn phải điều khiển tốc độ gió bằng cách nhấn các nút mức gió trên quạt thì với sự phát triển của công nghệ điện - điện tử bạn chỉ cần điều khiển từ xa, hẹn giờ tắt mở đều được thực hiện đơn giản mà không cần di chuyển. Có thể thấy được sự phát triển của ngành điện – điện tử đã và đang đưa chất lượng đời sống con người nên một tầm cao mới.
1.2.2. Vai trò trong sản xuất
Vấn đề truyền tải điện và phân phối điện là ngành điện công nghiệp thì với mức độ rộng lớn hơn của ngành điện – điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện có mục đích cụ thể hơn. Như trong nhà máy cấn thực hiện hoạt động đóng - mở một loạt các công tắc bóng điện theo yêu cầu, hay hệ thống máy móc cần thay đổi công suất làm việc theo từng quy trình sản xuất, hệ thống cửa thang cuốn cần có sự tác động của hệ thống điện – điện tử mới có thể hoạt động trơn tru, các bóng mới có thể điện tắt mở tự động được,... Đây là một số ví dụ điển hình đơn giản dễ hình dung mà ngành điện - điện tử tham gia giải quyết.
Hiện nay đa số các nhà máy đều hướng tới việc sử dụng các hệ thống điều khiển từ xa cho máy móc bằng tin hiệu đèn và cố gắng cải tiến tự động hóa việc điều khiển máy móc. Xây dựng lên các hệ thống điều kiển máy móc bằng tin hiệu đèn và điều khiển dòng điện đến các thiết bị sản xuất là công việc của ngành điện, điện tử. Khi xây dựng các hệ thống điều khiển đó để điều khiển hầu hết các thiết bị điện đó là cơ sở, nền tảng để phát triển hiện đại hóa nhà máy, hiện dại hóa nền công nghiệp và hiện đại hóa đời sống con người.
1.2.3. Vai trò hướng đến cơ hội việc làm trong tương lai
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và với cả Việt Nam cũng vậy ngành công nghiệp kỹ thuật điện, điện tử là ngành mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng dãi trong tất cả mọi linh vực sản xuất cũng như đời sống. Nó là đòn bẩy giúp phát triển các ngành khoa học kỹ thuật.
Trong tương lai gần điện tử sẽ đóng vai trò là bộ não cho thiết bị, trong các quá trình sản xuất và đảm nhiệm các vai trò mà con người không thể nào làm được. Tất cả các cá thiết bị điện từ đơn giản đến phức tạp hay các hệ thống trong sản xuất, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực từ dân dụng, công nghiệp, xây dựng, khai khoáng cho đến quốc phòng,... không thể thiếu được sự có mặt của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử - điện công nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành điện – điện tử là rất lớn và phong phú với mọi trình độ từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề, cao đẳng chuyển nghiệp, đại học và sau đại học. Cho nên việc đào tạo và nghiên cứu các vấn đề về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện – điện tử đang được nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triền mạnh mẽ và đánh giá cao.
2. Các ngành nghề liên quan đến điện – điện tử
Hiện nay có rất nhiều các ngành liên quan đến lĩnh vực điện – điện tử. Mỗi chuyên ngành đều có tính chất chuyên sâu hơn ở một khía cạnh nào đó. Ngành này chuyên nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị về điện bao gồm các chuyên ngành nhỏ như chuyên ngành năng lượng, điện lạnh, điện tử học, hệ thống điều khiển điện tử, chuyên ngành viễn thông,...
Có các môn chuyên ngành như:
- Truyền động điện.
- Kỹ thuật vi sử lý.
- Kỹ thuật chiếu sáng.
- Máy điện, khí cụ điện.
- Hệ thống cung cấp điện.
- Thiết kế hệ thống điện.
- Kỹ thuật siêu cao tần.
- Xử lý tín hiệu số.
2.1. Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông
Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp, thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau được diễn ra thuận lợi trong môi trường không gian và thời gian khác nhau.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo làm quen, tiếp cận và được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông. Được làm quen với công nghệ kỹ thuật số điện tử tiên tiến như mạng không dây, mạng truyền tải số liệu, hệ thống phát thanh truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý số liệu, hình ảnh, âm thanh,... Đồng thời còn được học khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Các môn học chuyên ngành được học và tiếp cận như truyền dẫn số, xử lý âm thanh và hình ảnh, cơ sở kỹ thuật âm thanh vô tuyến truyền hình, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, an ninh mạng thông tin,..
Đây là một trong mười nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao qua các năm và trong tương lai. Số lượng việc làm cho các kỹ sư chuyên ngành này ngày càng phong phú với mức thu nhập tương đối cao và ổn định tại các vị trí như:
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, các công ty sản xuất phần mềm thế giới di động.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu hóa mạng tại các công ty viễn thông, truyền thông.
- Có thể đảm nhận các vai trò và vị trí giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và viễn thông.
2.2. Ngành điện tử công nghiệp
Ngành điện được chia ra làm nhiều ngành nhỏ và có sự liên quan mật thiết với nhau, tất cả điều là mắt xích quan trọng trong hệ thống điện. Và ngành điện tử công nghiệp cũng là một mắt xích vô cùng quan trọng của hệ thống điện – điện tử. Vậy ngành điện tử công nghiệp là gì ?
Điện tử công nghiệp là ngành chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch, bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung - số, mạch ứng dụng kỹ thuật biến cảm, bộ điều khiển dùng vi sử lý và IC chuyên dụng.
Ngành điện tử công nghiệp được học:
- Được học một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lý.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, hoạt động, tính chất, ứng dụng cảu các linh kiện điện tử. Đặc biệt là các linh kiện chuyên sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.
- Phân tích nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
- Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
Các công việc chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử:
- Lắp ráp và vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp.
- Lắp đặt, sửu chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản, các khí cụ điện hạ thế, bộ điều khiển, xung mạch số, các vi mạch và IC thông dụng.
- Phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất, lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử.
- Kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp, thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp.
- Hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện, xử lý được một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị điện.
- Lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố, kết nối mạch điện theo đúng sơ đồ nguyên lý, chống ẩm và do điện tốt cho thiết bị, vận hành chạy thử cho toàn bộ mạch điện.
2.3. Ngành cơ điện tử và cơ hội việc làm
2.3.1. Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Ngành kỹ thuật cơ điện tử là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục tiêu của ngành là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành kỹ thuật cơ điện tử.
2.3.2. Một số tố chất cần có khi học ngành cơ điện tử
- Cần học khá môn toán học, vật lý: do cơ điện tử là ngành có sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính nên bạn cần học giỏi các môn tự nhiên đặc biệt là 2 môn vật lý và toán học. Đây chính là nền tảng quan trọng để bạn có thể nắm được tính quy luật xử lý thông tin một cách mạch lạc để dễ dàng quản lý thông tin và vận hành các hệ thống kỹ thuật mang tính phức tạp.
- Coi trọng sự chính xác, tỉ mẩn, cẩn thận, thích mày mò: làm việc trong ngành này thường xuyên phải tiếp xúc mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ nhiều lần. Vì thế mà con người làm việc trong lĩnh vực cơ điện tử cần sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và độ chính xác đến từng chi tiết.
- Có tư duy sáng tạo, tư duy logic, đam mê công nghệ và yêu thích máy móc: xã hội ngày càng phát triển công nghệ cũng theo đó mà thay đổi và tạo mới liên tục, những gì được học hôm nay có thể nhanh chóng trở lên lỗi thời. Do đó ngành cơ điện tử cần bạn phải có sự yêu thích và đam mê công nghệ để liên tục học hỏi, tiếp thu và trau dồi những kiến thức mới, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ vào những sản phẩm mới,
- Có khả năng hòa đồng, làm việc theo nhóm cao, có tinh thần hợp tác: cơ điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cũng như sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, người tham gia phải có khả năng làm việc theo nhóm. Ngoài việc hoàn thành tốt phần việc của mình cần phải hợp tác với những người khác để hoàn thành tốt công việc chung. Chính vì thế mà tinh thần làm việc là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong ngành cơ điện tử.
2.3.3. Cơ hội việc làm của ngành cơ điện tử:
Việt Nam hiện nay đa phần sử dụng các ứng dụng khoa học của các nước có nền công nghiệp phát triển. Để có thể thay đổi và phát triển đất nước thì chính phủ đang có nhiều chính sách khuyến khích trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Theo như những dự định trong tương lai thì nhu cầu nhân lực trong ngành kỹ thuật cơ điện tử có xu hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trong ngành kỹ thuật cơ điện tử đều có khả năng sáng tạo và thiết kế các sản phẩm cơ điện tử: từ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tự động cho đến các hệ thống và có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của những nước tiên tiến cũng như có thể kế thừa, phát triển, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trên cơ sở các sản phẩm đã có. Những sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm được các công việc như:
- Kỹ sư thiết kế, vận hành phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, các hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây truyền, hệ thống bán tự động và tự động tại các công ty cơ khí, điện, điện tử.
- Có cơ hội thăng tiến lên giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
3. Một số câu hỏi được đặt ra cho ngành điện – điện tử
3.1. Tương lai của ngành cơ điện tử
Với xu thế mở cửa hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước cũng như các công ty xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đang áp dụng và đưa vào sử dụng các dây truyền thiết bị hiện đại của ngành cơ điện tử vào công nghiệp phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc mượn các thành tựu của các nước tiên tiến Việt Nam còn đang có nhiều chính sách và hướng phát triển ngành cơ điện tử để tạo ra những điều mới mẻ, những thành tự nổi bật để đưa nước ta lên tầm cao mới.
Chính những điều này đã mở ra một tương lai mới, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những sinh viên trong ngành cơ điện tử với mức thu nhập khá ổn đình. Đồng thời khi nền khoa học cộng nghệ nói chung và ngành cơ điện tử nói riêng phát triển làm cho đời sống con người được thay đổi nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
3.2. Học điện, điện tử ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành điện, điện tử có thể làm việc tại các công ty điện lực, các nhà máy sản xuất và phân phối tiêu thụ điện. Làm việc được tại các cơ sở kinh doanh, các phòng thí nghiệm, nghiên cứu về quy hoạch điện. Kỹ sư ngành này có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả các công ty hay nhà máy sản xuất, các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp và điện tử hóa cao.
Không chỉ vậy, ngoài ra các kỹ sư ngành điện – điện tử có thể làm việc tại các công ty bưu chính viễn thông, tập đoàn điện lực Việt Nam, các công ty trực thuộc... Đối với sinh viên ở các trường hệ cao đẳng có thể làm việc trực tiếp với vai trò người lao động làm việc, vận hành trong tất cả các lĩnh vực nên trên. Họ cũng có thể tham gia sáng tạo, thiết kế, tư vấn về việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.
Một số người đặt ra câu hỏi “ngành điện điện tử có dễ xin việc không?”. Với các phân tích và đánh giá nêu trên ta có thể trả lời được sau khi ra trường những sinh viên học chuyên ngành điện điện tử rất dễ xin việc – cơ hội việc làm tương đối cao. Do đó bạn hãy chuẩn bị những kiến thức và những kỹ năng cần thiết sau khi ra trường để có thể chớp thời cơ nộp CV xin việc vào những vị trí, công việc hấp dẫn nhất.
3.3. Kỹ sư điện tử làm gì?
Kỹ sư điện tử làm:
- Thiết kế cách thức mới cho vấn đề sử dụng năng lượng điện cho việc phát triển hoặc cải tiến, tạo ra sản phẩm mới.
- Tính toán chi tiết để phát triển sản xuất, xây dựng và các tiêu chuẩn thông số cài đặt.
- Trực tiếp sản xuất, cài đặt và kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo sản phẩm đáp ứng thông số kỹ thuật và mã số.
- Điều tra các khiếu nại của khách hàng hoặc người dân, giải quyết, đánh giá vấn đề và đưa ra các đề xuất, hướng giải quyết.
- Làm việc với các nhà quản lý dự án để đảm bảo các dự án được hoàn thành một cách chính xác, đúng thời hạn và trong ngân sách.
- Thiết kế linh kiện điện tử, phần mềm, sản phẩm hoặc các hệ thống thương mại, công nghiệp, quân sự, y tế, hay các ứng dụng khoa học khác.
- Phân tích các nhu cầu khách hàng và xác định yêu cầu hệ thống điện, chi phí để phát triển một kế hoạch hệ thống.
- Phát triển quy trình bảo trì và thử nghiệm cho các thành phần và thiết bị điện tử.
- Đánh giá hệ thống và đề xuất sửa đổi thiết kế, sửa chữa thiết bị.
- Kiểm tra thiết bị điện tử, dụng cụ và các hệ thống để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
- Lập kế hoạch và phát triển các ứng dụng điện tử.
4. Một số khu vực – đơn vị có nhu cầu việc làm ngành điện – điện tử
4.1. Việc làm kỹ sư điện tại Hà Nội
Hà Nôi là trung tâm đầu lão của nước ta, được sự đầu tư nguồn vốn của khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và các đơn vị nước ngoài xây dựng và phát triển nhiều cụm khu công nghiệp và khu công nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các khu vực công nghiệp này hoạt động và sản xuất theo công nghệ dây truyền tiên tiến của các nước phát triển. Với số lượng máy móc tương đối nhiều, tất cả đều được vận hành bằng điện, việc điều khiển các thiết bị cũng như sửa chữa khi bị hỏng hóc có nhu cầu rất lớn.
Thị trường việc làm trong lĩnh vực điện – điện tử - điện công nghiệp đang đòi hỏi số lượng lớn nguồn nhân lực làm việc tại các khu vực sản xuất trong các cụm khu, khu công nghiệp cũng như nhà xưởng. Mặc rù nguồn cầu rất lớn nhưng nguồn cung lại không đủ đáp ứng được. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các kỹ sư điện khi ra trường đều không có kinh nghiệm, tố chất trong công việc không có. Không đáp ứng được những yêu cầu các đơn vị tuyển dụng đưa ra.
Việc làm kỹ sư điện tại Hà Nội có mức thu nhập khá ổn định và tương đối cao. Họ được làm việc trong môi trường linh động được tiếp xúc nhiều với các loại máy móc tiên tiên của nước ngoài. Họ còn được học hỏi kinh nghiệm từ các giáo sư, tiến sỹ trong ngành điện đang làm việc tại các phòng kỹ thuật tại các khu công nghiệp.
4.2. Việc làm kỹ thuật điện tại Đà Nẵng
Tại khu vực Đà Nẵng hiện tại đang phát triển nhiều khu công nghiệp, tiêu biểu như 3 khu công nghiệp chính, trọng điểm là khu công nghiệp Khánh Hòa, Hòa Cầm và Thọ Quang do thành phố trực tiếp quản lý. Các khu công nghiệp trên sản xuất với dây chuyền hiện đại của các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc,... Trong quá trình hoạt động việc xảy ra sự cố cũng như vấn đề hỏng hóc là rất khó tránh khỏi. Để có thể xử lý được thì cần có đội ngũ kỹ thuật điện có trình độ, chuyên môn và tay nghề cao. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với các đơn vị sản xuất.
Trong khi nhu cầu tuyển dụng việc làm kỹ thuật điện tại Đà Nẵng tương đối nhiều, yêu cầu công việc cũng không cao có thể chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo. Nhưng lượng sinh viên hàng năm ra trường tại các lớp đào tạo lĩnh vực điện – điện tử - điện công nghiệp không đủ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
4.3. Một số đơn vị tuyển dụng ngành điện – điện tử
Công ty điện tử tuyển dụng lao động làm việc trong khâu lắp mạch điện, gắn các chíp trong mạch với số lượng tương đối nhiều. Trung bình mỗi công ty điện tử liên tục tuyển dụng từ 1000 đến 1500 công nhân. Đối với những lao động chưa có tay nghề khi bắt đầu làm việc sẽ được đào tạo cơ bản trong vòng ít nhất là 1 tuần tùy vào tính chất công việc đảm đương trong các dây truyền sản xuất.
Một số công ty có nhu cầu tuyển kỹ sư điện mới ra trường. Họ muốn đào tạo những kỹ sư này ngay từ khi chưa có kinh nghiệm để tiếp thu một cách tốt nhất, có thể áp dụng luôn những gì đã học trong nhà trường vào ngay thực tiễn. Đào tạo để phù hợp với tính chất riêng biệt của công việc tại mỗi công ty.
Việc làm kỹ thuật điện tại Bình Dương cụ thể là ở khu công nghiệp Sóng Thần – khu công nghiệp mới đang có nhu cầu tuyển dụng với mức lương khá cao từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng. Đây cũng là khu vực khá hấp dẫn thu hút được nhiều đối tượng kỹ sư cũng như các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành điện đến công tác và làm việc. Làm việc tại Sóng Thần họ được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
5. Làm thế nào để tìm được công việc phù hợp cho ngành điện – điện tử
Đối với dân trong ngành điện – điện tử thì việc sử dụng kỹ thuật máy tính là vô cùng thành thạo. Họ có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp thông qua các trang báo trên mạng hay các tin tuyển dụng trên các diễn đàn, web. Ví dụ như đến với web timviec365.vn bạn dễ dàng tìm được tin tuyển dụng về việc làm điện – điện tử, tìm việc làm vận tải - lái xe hay bất cứ công việc nào ở gần khu vực bạn sinh sống. Chẳng phải mất thời gian đi lại bạn chỉ cần tạo CV xin việc trực tiếp trên trang và gửi cho đơn vị tuyển dụng mà bạn đang mong muốn làm việc. Hiện nay, có nhiều trang web tuyển dụng đã cho phép bạn tạo hoàn toàn miễn phí những mẫu CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào mẫu CV xin việc của bạn, nếu thấy bạn thích hợp cho vị trí đó công ty tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn để mời phỏng vấn. Ngược lại, nếu cv xin việc của bạn không đáp ứng được tiêu chuẩn, họ cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian cho các buổi phỏng vấn việc làm. Đó là những lợi ích dành cho nhà tuyển dụng, đối với ứng viên, việc tạo CV xin việc giúp họ tiếp cận trực tiếp được với phía tuyển dụng, không phải thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. CV cũng là nơi cho họ giới thiệu bản thân trước mắt nhà tuyển dụng rằng mình thích hợp với một vị trí tại công ty.
Trên đây là những điều bạn có thể đang thắc mắc về ngành điện – điện tử mà bạn co thể đọc. Mong muốn thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ngành công nghiệp kỹ thuật điện – điện tử và định hướng được tương lai của mình cũng như tìm được cho mình một công việc phù hợp. Chúc các bạn luôn thành công và may mắn.
+ Xem thêm