Việc Làm Kế Toán Kiểm Toán Mới Nhất Đang Tuyển Dụng
Mẫu CV Kế toán - Kiểm toán đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Bạn đang tìm việc làm kế toán? Công việc kế toán bạn cần ứng tuyển là gì: Việc làm kế toán tổng hợp, Việc làm kế toán nội bộ, Kế toán mới ra trường, Kế toán chưa có kinh nghiệm, Việc làm kế toán kho? Bạn đã tìm hiểu thị trường và thực trạng ngành kế toán hiện nay chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc tìm việc làm kế toán của bạn.
PHẦN I. Những thông tin tuyển dụng kế toán
Kế toán hiện nay đang là một lựa chọn hàng đầu khi tìm việc làm hành chính - văn phòng bởi công việc này phổ biến mang tính ổn định cao, lại đóng vai trò quan trọng không thể thiếu ở trong bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Khi tìm hiểu về ngành này, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là trả lời câu hỏi: ngành kế toán là gì? Học xong kế toán ra trường sẽ làm gì?
Vậy đến với nội dung này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngành kế toán nhé.
1. Thực trạng công việc kế toán hiện nay
1.1. Cơ hội việc làm kế toán
Theo thống kế, tại Việt Nam hiện có hơn 500 ngàn doanh nghiệp, mỗi một doanh nghiệp cần 5 – 6 người nhân viên kế toán. Sinh viên mới ra trường làm việc trong ngành kế toán cũng đạt được mức thu nhập bình quân từ 7 đến 9 triệu đồng mỗi tháng.
Đây chính là tin mừng dành cho những ai đang theo đuổi hoặc có dự định bước chân vào con đường sự nghiệp này. Bên cạnh những sức hút riêng của ngành này mang lại thì đây cũng chính là một công việc, lớn hơn nữa là cả một sự nghiệp đáng mơ ước với cơ hội về việc làm không có giới hạn.
Nếu muốn trở thành một thành viên quan trọng trong nghề thì nhất định, yếu tố đầu tiên bạn cần đến chính là niềm đam mê. Do thường xuyên tiếp xúc với những con số, vậy nên thứ đầu tiên bạn cần đam mê đó chính là những con số mà chúng ta thường cho rằng chúng khá khô khan và rắc rối.
Hơn nữa, không chỉ có nhiều cơ hội bước chân vào nghề mà bất cứ dân kế toán nào cũng được trao cho một cơ hội nữa, đó là được lựa chọn da dạng các vị trí việc làm. Chỉ cần bạn tìm ra điểm phù hợp trong kỹ năng, kiến thức thì có thể đảm nhận những vị trí như sau:
• Chuyên viên phụ trách kế toán, làm thuế, giao dịch với các cơ sở doanh nghiệp – ngân hàng, làm được cả ngành kiểm toán, kiểm soát viên, nhân viên tư vấn tài chính,... ở các doanh nghiệp ở trong tất cả mọi lĩnh vực.
• Quản lý tài chính, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng,... có thể làm ở tất cả loại hình doanh nghiệp ở trong nước cũng như quốc tế.
• Trở thành thanh tra kinh tế, giảng viên, nghiên cứu
1.2. Nhu cầu tìm việc làm kế toán
Có nhiều cơ sở đào tạo kế toán chính vì thế cho nên số lượng người tìm việc làm kế toán cũng nhiều. Hiện nay, ngành kế toán đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người, nhất là các em học sinh và phụ huynh. Bởi vì cơ hội trong ngành này đang rất mở rộng, nếu như theo đuổi ngành kế toán với sự quyết tâm lớn thì chắc chắn chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng.
Nếu như bạn theo học ngành Kế Toán thì sẽ nhận được chương trình đào tạo bài bản từ kiến thức cơ bản nhất như là kế toán quản trị, nguyên lý kế toán, kiểm toán, kế toán chi phí,... cho tới những kiến thức chuyên sâu hơn của ngành như là kế toán thuế, kế toán tài chính – ngân hàng, kế toán công, phân tích báo cáo tài chính,...
Trong thời đại hiện nay thì ngành kế toán được phân ra làm ba ngành chính bao gồm: kế toán ngân hàng, kế toán kiểm toán, kế toán tài chính. Có nhiều bậc học từ hệ Trung cấp, Cao đẳng cho đến Đại học, các trường đào tạo nghề đều có chương trình đào tạo cho nghề kế toán. Chính vì thế, đây là một ngành học vô cùng hấp dẫn, được nhiều cơ sở, cấp hệ đào tạo.
Thông thường, những người cần tìm việc kế toán thường nhắm tìm việc kế toán giờ hành chính, một số khác lựa chọn ngành này như một công việc “thêm thắt” ắt sẽ tìm việc kế toán mang sổ sách về nhà làm hoặc tìm việc làm part time kế toán, việc làm kế toán online tại các công ty nhỏ cần kế toán làm thời vụ.
Về khu vực, người tìm việc kế toán tại Hà Nội, cụ thể hơn là tìm việc kế toán tại Hà Đông có lượt tìm kiếm nhiều hơn cả trên những trang web về hỗ trợ việc làm. Trong đó, tìm việc kế toán thuế tại Hà Nội đang đứng ở top đầu trong nhu cầu tìm kiếm, đứng vị trí ngay sau là nhu cầu người tìm việc kế toán tổng hợp và tìm việc làm kế toán biết tiếng Nhật.
2. Những vị trí kế toán phổ biến
2.1. Kế toán kho
Kế toán kho hay còn được gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho. Kế toán kho là một vị trí trong việc làm kế toán, cùng với kế toán tiền lương, kế toán doanh thu, kế toán thanh toán,...
Việc làm kế toán kho thuộc khối Tài chính – kế toán. Môi trường làm việc là các kho chứa hàng hóa hay chứa các nguyên vật liệu tại nhà hàng, khách sạn.
Nhiệm vụ là chịu trách nhiệm chính ở trong việc lập các hóa đơn chứng từ về theo dõi chi tiết hàng hóa ở trong kho. Cụ thể các công việc bao gồm: theo dõi tình hình hàng xuất nhập tồn ra sao, đối chiếu hóa đơn, chứng từ sổ sách với các số liệu từ thực tế từ người Thủ khi. Những việc làm này nhằm phục vụ mục đích hạn chế tối đa những sự rủi ro, thất thoát cho các công ty, doanh nghiệp.
Nhìn chung, có thể định nghĩa khái niệm kế toán kho đơn giản như sau: đây là một vị trí chịu trách nhiệm đối với việc lập hóa đơn chứng từ, theo dõi chi tiết về hàng hóa có ở trong kho.
Người nhân viên kế toán kho sẽ làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của người kế toán tổng hợp hoặc là người kế toán trưởng trong phòng kế toán.
2.2. Kế toán dịch vụ
Kinh tế xã hội mỗi ngày đều có những bước phát triển và sự tiến bộ không ngừng, là điều kiện khiến cho các dịch vụ xã hội ngày càng gia tăng. Nếu muốn theo đuổi hoặc bản thân đã bước chân vào nghề này thì đòi hỏi bạn cần phải nắm thật rõ về ý nghĩa của vị trí mình đang đảm nhận này.
Vậy bạn hiểu kế toán dịch vụ là gì? Kế toán dịch vụ chính là việc làm kế toán mang tính đặc thù riêng của hình thức kinh doanh dịch vụ. Những đặc điểm của vị trí này thường sẽ gắn liền với những đặc điểm của các hình thức kinh doanh dịch vụ.
Nhiệm vụ của một nhân viên kế toán dịch vụ là gì? Cũng giống với nhiệm vụ của ngành kế toán nói chung thì ngành kế toán dịch vụ cũng phải thực hiện phản ánh chi phí, nghiệp vụ phát sinh, thực hiện tính giá thành cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, xác nhận các kết quả kinh doanh một cách đúng đắn.
Không những thế, kế toán dịch vụ còn đảm nhận vai trò kiểm tra, theo dõi về việc đảm bảo sự an toàn về tài sản cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện giám sát và quản lý một cách chặt chẽ về tình hình thực hiện những định mức sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng về dịch vụ cho doanh nghiệp. Cơ hội tìm việc làm kế toán dịch vụ hiện nay cũng tương đối nhiều. Bạn có thể đặt một viên gạch nền móng của mình tại đây cũng là một cách để phát triển con đường sự nghiệp của mình.
2.3. Kế toán dự án
Kế toán dự án có vẻ còn khá lạ lẫm với mọi người, cho nên họ không biết vị trí này cần làm những công việc gì, liệu nó có khó hơn so với những công việc cơ bản của một người kế toán mà chúng ta vẫn biết hay không?
Để giải đáp những thắc mắc đó, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về mô tả công việc của vị trí kế toán này.
Một nhân viên kế toán dự án cần đảm bảo có những yêu cầu dưới đây:
• Tính cách trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
• Có khả năng làm việc độc lập
• Thành thạo nghiệp vụ hạch toán về kế toán
• Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng. Bao gồm 3 mảng: word, excel, phần mềm kế toán
• Cần hiểu rõ về chính dự án mà bạn đang đảm nhận.
2.4. Kế toán doanh nghiệp
2.4.1. Kế toán doanh nghiệp là gì?
Việc làm kế toán doanh nghiệp chính là việc thu thập, xử lý và kiểm tra, phân tích, cung cấp những thông tin về kinh tế - tài chính dưới các hình thức về hiện vật, giá trị, thời gian lao động trong doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia làm hai mảng chính, được gọi là kế toán nội bộ và kế toán thuế.
Kế toán nội bộ là bộ phận quan trọng nhất định phải có ở trong doanh nghiệp, công việc chủ yếu của bộ phận này là thực hiện thu thập, xử lý và phân tích, cũng như cung cấp các thông tin về tài chính – kinh tế theo các yêu cầu của người quản trị và theo những quyết định về kinh tế - tài chính ở trong nội bộ kế toán.
Trong bản báo cáo này cần nêu cao trách nhiệm ghi chép lại một cách chính xác, chi tiết.
Kế toán thuế nằm trong hệ thống của kế toán trong doanh nghiệp, có vai trò quan trọng không kém gì kế toán nội bộ. Công việc chính của kế toán thuế gồm các công đoạn: thu thập, xử lý và phân tích, kiểm tra, cung cấp các thông tin về kinh tế - tài chính bằng bản báo cáo tài chính cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin từ đơn vị kế toán.
Nói một cách chính xác thì cơ quan thuế chủ quản hay ngân hàng chính là những đối tượng quan trọng nhất để một người nhân viên ở vị trí kế toán thuế cần để tâm đến.
2.4.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp.
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng , nội dung, theo chuẩn mực và chế độ.
• Kiểm tra và giám sát thu chi về tài chính, thu và nộp, thanh toán nợ,...
• Kiểm tra về quản lý, sử dụng về tài sản và nguồn để hình thành tài sản
• Phát hiện, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, về tài chính
• Phân tích số liệu kế toán, thông tin số liệu
• Tham mưu và đề xuất giải pháp nhằm phục vụ hiệu quả những yêu cầu về quản trị cùng những quyết định kinh tế - tài chính từ đơn vị kế toán, cung cấp thông tin số liệu theo quy định trong pháp luật.
Trên đây chính là những nhiệm vụ cơ bản, cùng cần thực hiện thường xuyên của toàn bộ nhân viên ở vị trí kế toán trong doanh nghiệp.
2.5. Kế toán xây dựng
Kế toán xây dựng dựa vào các dự toán đã trúng thầu để bóc tách những chi phí cần thiết trong hạch toán. Việc này có mục đích nhằm làm rõ hơn chi phí trong dự toán để có thể hạch toán được chính xác.
Mỗi một hạng mục và công trình đều đi kèm theo dự toán riêng. Do vậy cần phải tách chi phí cho mỗi công trình. Khi có tập hợp của các loại chi phí thì sẽ tạo ra giá thầu cho công trình, dựa vào đó, kế toán sẽ xác định lượng hóa đơn đưa vào để hạch toán cho công trình có tương đương hay không.
Do các đặc điểm về ngành nghề là phụ thuộc vào địa điểm xây dựng cho nên giá mỗi nơi sẽ có chi phí, giá thành xây dựng khác nhau. Người kế toán xây dựng cần phải áp dụng đúng mức giá cho mỗi một công trình theo mức giá công trình ở từng tỉnh.
Mỗi khi công trình được hoàn thành thì cần có biên bản để nghiệm thu các hạng mục hay nghiệm thu toàn bộ công trình. Cuối cùng, thực hiện xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình được hoàn thành.
Ngoài những vị trí vừa nêu trên, trong ngành kế toán còn rất nhiều vị trí quan trọng khác nữa mà chúng ta cũng có thể dành thời gian tìm hiểu như việc làm kế toán sản xuất, việc làm kế toán lương cao,... Có những vị trí việc làm kế toán không yêu cầu kinh nghiệm, thậm chí bạn còn có thể tìm việc làm kế toán công ty nước ngoài để tự mở rộng thêm cho mình cơ hội nghề nghiệp hơn nữa.
3. Kinh nghiệm tìm việc kế toán
Bạn là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán và chưa có kinh nghiệm thực tế? Vậy phải làm sao để có thể khiến cho nhà tuyển dụng hài lòng khi xin việc làm kế toán? Tất nhiên những kinh nghiệm tìm việc kế toán là điều không thể thiếu.
Tìm việc làm kế toán hay bất cứ công việc gì quả thực không phải là chuyện dễ dàng gì thế nhưng bạn chớ nên quá lo lắng, việc tích lũy những kinh nghiệm, những yêu cầu cơ bản khi tìm việc làm kế toán là điều quan trọng hơn cả, nó sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn trong việc phỏng vấn.
Ngay sau đây sẽ là những lưu ý dành cho bạn để xin việc làm kế toán thành công.
3.1. Lựa chọn địa điểm tìm việc kế toán hiệu quả
Hiện nay trên cả nước đều đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng việc làm kế toán do đó bạn có thể xin việc ở bất cứ địa phương nào. Tuy nhiên, có hai địa chỉ được cho là gợi ý tốt nhất khi khả năng mang tới cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong ngành kế toán là rất cao, rất hấp dẫn. Bạn có biết đó là đâu?
Việc làm kế toán Hải Dương và việc làm kế toán Bình Dương chính là những gợi ý mà chúng tôi đang muốn nói tới. Tại sao vậy? Hải Dương và Bình Dương là hai địa điểm thu hút mạnh mẽ các hoạt động đầu tư vào bậc nhất cả nước. Có rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy được xây dựng tại đây với con số khổng lồ. Do đó nhu cầu tuyển dụng kế toán rất lớn.
3.2. Hồ sơ tìm việc kế toán
Hồ sơ xin việc chính là một loại giấy tờ quan trọng vì nó mô tả lại một cách tổng quát nhất về con người của bạn, hơn thế nó còn là chiếc cầu gắn kết bạn và nhà tuyển dụng lại với nhau, giúp cho bạn dễ dàng bày tỏ những mong muốn về việc làm với công ty đang có nhu cầu tuyển dụng kế toán mới ra trường hay bất cứ vị trí kế toán nào khác. Hồ sơ xin việc kế toán thường bao gồm một bản CV hay đơn xin việc, sơ yếu lý lịch cũng như các giấy tờ kèm theo. Chính vì thế bạn cần phải thực sự trau chuốt bản hồ sơ xin việc, cv xin việc làm ngành kế toán của mình thông qua các thông tin sau:
Mục tiêu nghề nghiệp: mục tiêu sẽ giúp bạn thể hiện những định hướng trong sự nghiệp tương lai của mình. Để có thể viết phần mục tiêu nghề nghiệp thật ấn tượng thì tốt hơn hết bạn nên nghiên cứu thật kỹ về bản mô tả công việc để xem nhà tuyển dụng cần những gì ở bạn. Về cách trình bày thì bạn cần viết thật rõ ràng, chi tiết những mục tiêu của mình.
Thành tích học tập: khi ở vị trí của một tân sinh viên ngành kế toán, đương nhiên bạn phải chấp nhận sự thật rằng bản thân mình không có kinh nghiệm việc làm. Nhưng bù lại thì bạn vẫn có thể tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng ở chính những thành tích học tập mình đã đạt được. Hãy giới thiệu về những thành tích học tập, sau đó trình bày vào cả những khóa học mà bạn đã tham gia, đưa vào cả những bằng cấp đã đạt được có liên quan đến ngành kế toán.
Kỹ năng trong hồ sơ xin việc thì sao? Nhà tuyển dụng việc làm kế toán sẽ luôn tìm kiếm ở người ứng viên những kỹ năng cần thiết nhất cho công việc. Vậy nên bạn hãy đưa chúng vào trong hồ sơ của mình, có thể đưa những kỹ năng tiêu biểu như khả năng giao tiếp, khả năng đánh máy, ngoài ra đưa cả vào những khóa học về kế toán thực hành để tăng thêm mức độ tin cậy khả năng của bạn trong cái nhìn của nhà tuyển dụng.
PHẦN II. Những thông tin việc làm ngành kiểm toán
Nhắc tới kế toán có vẻ chúng ta ai cũng rõ nhưng nhắc tới việc làm kiểm toán thì không phải ai cũng biết, đặc biệt nắm bắt kiểm toán là làm những công việc gì?, cơ hội việc làm của kiểm toán ra sao thì càng không biết. Việc này có thể khiến cho bạn chịu thiệt thòi trong quá trình hướng nghiệp vì không nắm rõ được những cơ hội của ngành nghề, bạn sẽ tự khép lại cánh cửa tương lai rộng mở của mình lại.
1. Ngành kiểm toán và cơ hội việc làm
Ngành kiểm toán như chúng ta vừa nói, có mối quan hệ mật thiết đối với ngành nghề kế toán. Nhưng người làm việc trong ngành kế toán sẽ ổn định hơn, có hoạt động gắn bó với những con số, số liệu của công ty, doanh nghiệp nhiều hơn.
Những người làm việc trong ngành kiểm toán cần phải có sự linh hoạt để đủ sức tổ chức những công việc sau khi đã hoàn thành việc kiểm toán ở một doanh nghiệp và chuyển sang thực hiện kiểm toán cho tổ chức, doanh nghiệp khác. Và mỗi công ty sẽ có những số liệu không giống nhau, điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho những người kiểm toán viên.
Nhưng với sự mở rộng ngày một nhiều về các công ty cổ phần, tài chính thì ngành kiểm toán hiện nay đang có được nhiều tiềm năng để phát triển, có nhiều công việc cho các bạn ứng tuyển. Trong khi đó, môi trường làm việc của kiểm toán ngày càng được hoàn thiện, nâng cao và mang đến những điều kiện làm việc tốt nhất cho các bạn
2. Kỹ năng làm việc của kiểm toán viên
Muốn trở thành một người kiểm toán xuất sắc thì nhất định bạn cần phải có một nền tảng vững chắc về kiến thức nhưng liệu như vậy đã đủ? Chúng ta cần cả những kỹ năng mới được cho là hoàn thiện để đủ sức hành nghề. Vậy đó là những kỹ năng gì?
2.1. Kỹ năng sắp xếp quản lý
Khối lượng công việc của nghề kiểm toán là rất lớn, lại dồn nén áp lực, cường độ làm việc không ngừng nghỉ với hàng ngàn con số chắc chắn sẽ khiến cho chúng ta phải choáng ngợp. Hơn nữa, công việc này lại đòi hỏi mức độ chính xác là tuyệt đối, mỗi một con số phân tích đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đơn vị, sâu xa hơn nữa là công việc của chính những thành viên trong công ty đó.
2.2. Khả năng học hỏi
Học hỏi chắc chắn sẽ giúp cho bạn nhanh chóng trở thành một auditor manager. Chính vì thế mà bạn hãy phát huy hết khả năng học hỏi và tinh thần chủ động của mình trong công việc.
Thể hiện điều đó cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm cao hơn, có thêm cơ hội giành lấy tấm vé vào những vị trí kiểm toán tốt nhất.
2.3. Kỹ năng đưa ra quyết định
Sau khi đã thu thập được số liệu, người kiểm toán cần phải đưa ra được quyết định xem đâu là điều cần thiết, cái gì cần phải bỏ đi. Đưa ra những quyết định không phải là điều dễ dàng và bạn cần phải nhận thức được điều đó.
Khách hàng luôn cần một người kiểm toán viên thật sự sáng suốt và quyết đoán. Và khi bạn có thể làm hài lòng khách hàng thì cũng là lúc bạn đang ghi được những dấu mốc tốt đẹp trên con đường sự nghiệp của mình.
3. Nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng của ngành kiểm toán
Về nhu cầu tìm việc, với sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội, ngành kiểm toán lên ngôi do đó có nhiều người muốn tìm việc làm kiểm toán nội bộ. Họ không ngừng nắm bắt những thông tin tuyển dụng kiểm toán và chuẩn bị sẵn sàng tình thần tham gia vào những đợt tuyển dụng kiểm toán.
Song song với nhu cầu tìm việc, nhu cầu tuyển dụng kiểm toán Nhà nước cũng tăng cao. Các đơn vị tư nhân cũng thể hiện rõ nhu cầu lớn, do đó, chúng ta thường xuyên bắt gặp những thông tin như tuyển dụng kiểm toán ngân hàng, tuyển trợ lý kiểm toán tphcm, shb tuyển dụng kiểm toán viên,... Các tập đoàn lớn như Vinamilk, hay chính bản thân các đơn vị kiểm toán cũng thể hiện rõ nhu cầu tuyển dụng của mình. Điển hình có ba cơ sở đó là công ty kiểm toán deloitte tuyển dụng và công ty kiểm toán bdo tuyển dụng 2018, công ty kiểm toán grant thornton tuyển dụng đều mang tới những cơ hội việc làm kiểm toán hấp dẫn cho các bạn.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về tuyển dụng việc làm kế toán - kiểm toán. Timviec365.vn rất hy vọng, thông qua đó các bạn sẽ nắm bắt được cơ hội việc làm hấp dẫn cho mình, phù hợp với những định hướng trong tương lai của bạn.
+ Xem thêm