Cập nhật tin tuyển dụng, việc làm kỹ thuật ứng dụng mới nhất
Mẫu CV Kỹ thuật ứng dụng đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnĐịa điểm
Công ty
Ngành kỹ thuật ứng dụng hiện nay có thể nói đóng vai trò khá là quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây là một trong những ngành mới tại nước ta trong những năm gần đây mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế phát triển. Ngành này đòi hỏi ở người kỹ sư có những kiến thức về kinh doanh và kết hợp với nhiều kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành tốt công việc. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về ngành kỹ thuật ứng dụng để nắm bắt ngay cơ hội việc làm hấp dẫn.
1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
1.1. Khái quát về ngành Kỹ thuật ứng dụng
Kỹ sư ứng dụng là những người phát triển cũng như nâng cấp những chương trình phần mềm máy tính. Họ hợp tác với nhiều bộ phận khác trong nội bộ công ty để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.
Kỹ sư ứng dụng có vai trò làm cầu nối giữa những khách hàng và nhóm kỹ sư để đảm bảo thực hiện có hiệu quả một chiến dịch kinh doanh có kế hoạch bài bản. Kỹ sư ứng dụng sử dụng những thông tin đầu vào và thông tin của khách hàng để có thể thiết kế hoặc làm phát triển, thử nghiệm, triển khai những chương trình ứng dụng các phần mềm phức tạp.
Họ cũng đảm nhiệm việc cung cấp, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như chuyên môn cho các khách hàng, thử nghiệm những ứng dụng và phản hồi lại những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng, đảm nhận nhiệm vụ cài đặt, bảo trì, thực hiện những bài thuyết trình khi bán hàng.
Kỹ sư ứng dụng có nhiều cơ hội tiếp cận với những bộ phận khác nhau trong một môi trường làm việc, tiếp xúc với các nhóm kỹ sư, các nhóm bán hàng và nhóm dịch vụ khách hàng, nhóm sản xuất.
Ngành kỹ thuật ứng dụng được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo đuổi
1.2. Thực trạng việc làm ngành kỹ thuật ứng dụng
Hiện nay, số lượng kỹ sư Việt Nam tốt nghiệp ra trường rất nhiều, cơ hội việc làm không thiếu. Thế nhưng, các kỹ sư mới ra trường phần lớn gặp phải tình trạng không tìm được việc làm, trong đó có lĩnh vực ngành nghề kỹ sư ứng dụng.
Rất nhiều người tốt nghiệp ra trường không xin việc làm đúng ngành và phải làm các công việc trái ngành, hoặc là về quê để tìm cơ hội việc làm. Bên cạnh những người đã tốt nghiệp thì những sinh viên đang theo học các ngành kỹ thuật cũng không khỏi lo lắng về tương lai của mình.
Với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì không phải doanh nghiệp nào cũng trên đà phát triển. Vì thế, nhiều công ty, doanh nghiệp trì hoãn hoạt động tuyển dụng dẫn tới tình trạng thất nghiệp xảy ra ở nhiều người.
1.3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp và giải pháp
1.3.1. Chưa chuẩn bị đầy đủ về kiến thức thực tế
Rất nhiều kỹ sư ra trường vẫn còn chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ những kiến thức để áp dụng vào thực tế, chưa đáp ứng được các yêu cầu mà nhiều công ty, doanh nghiệp đề ra. Bạn là một kỹ sư ứng dụng, bạn nắm vững những kiến thức cơ bản của ngành và bạn tự tin vì điều đó.
Nhưng đã bao giờ bạn tưởng tượng ra rằng bạn sẽ tiếp xúc với khách hàng ra sao, giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải như thế nào, bạn sẽ kết hợp giữa kiến thức mà bạn học được với vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải chưa???
1.3.2. Không tìm hiểu về công ty ứng tuyển
Trước khi ứng tuyển vào công ty nào thì các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công ty đó đang kinh doanh lĩnh vực gì, làm cái gì? Các bạn nên chủ động tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công ty, điều này không hề thừa chút nào đâu nhé.
Nếu sau khi tìm hiểu thật kỹ càng về các thông tin và lĩnh vực kinh doanh, những kiến thức nào cần thiết để ứng tuyển vào công ty mà không được nhận vào làm thì bạn cũng đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm, lượng kiến thức bổ ích giúp cho các bạn có thể tự tin hơn vào bản thân mình từ những lần xin việc tiếp theo.
Có nhiều cách để tìm hiểu về công ty ứng tuyển, bạn có thể truy cập các website tuyển dụng để tìm hiểu chi tiết công ty ứng tuyển qua phần mô tả mà họ giới thiệu về công ty. Một trong các website tin cậy bạn có thể tìm kiếm các thông tin này là Timviec365.vn. Bạn không chỉ tìm được thông tin công ty ứng tuyển mà còn có thể ứng tuyển rất dễ dàng ngay tại đây.
1.3.3. Yêu cầu lương quá cao so với năng lực
Những bạn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc là tham gia nghiên cứu khoa học, đã đi làm từ trước và có kinh nghiệm thì có thể biết được năng lực của mình ở đâu mà đề xuất mức lương phù hợp.
Thế nhưng, những bạn sinh viên mới ra trường chưa có gì trong tay: kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực tế… nhưng các bạn lại yêu cầu mức lương khá cao khi đi xin việc ở các công ty dù lớn hay nhỏ. Thay vì yêu cầu mức lương cao thì bạn hãy xem lại xem bạn có thể làm được gì cho công ty? Sau đó bạn mới nên nghĩ xem công ty sẽ trả cho mình bao nhiêu là phù hợp với khả năng của bạn.
1.3.4. Thái độ làm việc gọi là đi làm lấy lương
Thái độ làm việc đóng góp một phần không hề nhỏ đối với sự thành công hoặc thất bại của bạn trong suốt chặng đường sự nghiệp. Các yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại ngoài kiến thức, kỹ năng thì còn có cả thái độ làm việc của mỗi người.
Các kỹ sư ứng dụng là những người làm việc và tiếp xúc với khách hàng nhiều cũng như nhiều bộ phận khác nhau, chính vì thế họ cần có một thái độ làm việc tích cực, hăng hái và toàn tâm toàn ý cho công việc thì mới có thể vượt qua được nứng áp lực đến từ công việc.
Tuy nhiên, nhiều kỹ sư còn thiếu về thái độ làm việc, dù họ có giỏi đến cỡ nào mà có thái độ làm việc không tốt, thờ ơ, làm việc theo phong cách đủng đỉnh, làm công ăn lương, không chịu học hỏi thì sẽ không thể làm được gì ra hồn cả.
Khi có thái độ làm việc như vậy thì sẽ nảy sinh cho các bạn những suy nghĩ tiêu cực, khiến con người không tiến bộ được, khó có thể hoàn thiện bản thân mình và vươn tới sự thành công trong sự nghiệp được. Vì thế, dù các bạn làm ở bất cứ đâu, dù công ty lớn hay nhỏ thì bạn hãy dốc hết lòng lo cho công việc mà mình đang làm, điều đó sẽ góp phần khích lệ tinh thần của các bạn.
2. NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ ỨNG DỤNG
2.1. Nhiệm vụ, chức năng
Mỗi người kỹ sư ứng dụng có nhiều nhiệm vụ khác nhau, những nhiệm vụ điểm hình mà các kỹ sư ứng dụng cần phải đáp ứng có thể liệt kê một cách khái quát như: thảo luận những yêu cầu với các khách hàng, điều phối giữa các nhóm của nhà phát triển, phân công những nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, cải thiện và nâng cấp các sản phẩm hiện có.
Nhiệm vụ và chức năng của ngành kỹ thuật ứng dụng trong sự phát triển của đất nước
Cùng theo dõi để biết được những người kỹ sư ứng dụng có nhiệm vụ và chức năng như thế nào qua những thông tin dưới đây:
2.1.1. Phát triển các ứng dụng
Những người kỹ sư ứng dụng sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển, triển khai những chương trình ứng dụng. Họ cần có những khả năng phân tích các khách hàng để có thể tạo ra những ứng dụng để có thể đáp ứng được những nhu cầu cho khách hàng, cung cấp những giải pháp thực sự có tính sáng tạo đối với những vấn đề phổ biến của xã hội.
Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện việc tạo các mẫu mã, kiểm tra những ứng dụng và có thể đánh giá các mã để có thể đảm bảo được những sản phẩm đạt yêu cầu, cung cấp cho các khách hàng.
2.1.2. Cải thiện những phần mềm đang hiện hữu
Chịu trách nhiệm về những phần mềm đã và đang được áp dụng đồng thời phát triển những cái mới. Họ có nhiệm vụ gỡ những lỗi của phần mềm, kiểm tra, cải tiến và chịu trách nhiệm thiết kế lại những nhiệm vụ. Họ làm việc với nhiều nhóm phân tích chất lược dịch vụ chăm sóc khách hàng để có giải pháp tối ưu hóa các sản phẩm, đảm bảo cho sản phẩm đó luôn luôn được cập nhật mới và có thể tiếp tục đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.
2.1.3. Cung cấp và hỗ trợ mảng kỹ thuật
Từ khi khởi động những ứng dụng được thiết kế ra cho tới khoảng thời gian bảo hành, các kỹ sư ứng dụng cần phải cung cấp cho các khách hàng dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách liên tục.
Những hỗ trợ này sẽ bao gồm việc trả lời những vấn đề của khách hàng, đồng thời cung cấp những phần mềm được cập nhật để có thể giải quyết được những vấn đề lỗi khi thực hiện việc cài đặt cho các khách hàng, làm việc với các nhóm dịch vụ khách hàng.
2.1.4. Đánh giá về cơ sở khách hàng
Để có thể thiết kế và thiết kế lại những ứng dụng một cách có hiệu quả, các kỹ sư ứng dụng luôn phải thu thập số liệu, thông tin và phân tích những nhu cầu cũng như các vấn đề của khách hàng.
Họ có thể đưa ra những khuyến nghị dành cho các nhóm kỹ thuật để có thể đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, và đồng thời phát triển những giải pháp. Họ có thể tạo ra được những ý tưởng cho các sản phẩm về phần mềm đổi mới, cũng như việc lấp đầy các khoảng trống trong thị trường hiện tại.
2.2. Công việc của kỹ sư ứng dụng
2.2.1. Mô tả công việc chung
- Nắm vững về những đặc tính, các thông số kỹ thuật, các phạm vi ứng dụng của những sản phẩm, các thiết bị, vật tư có thể được các công ty phân công phụ trách.
- Thu thập thông tin để đưa ra quy trình làm việc, chuẩn vị thiết lập những điều kiện cần thiết để có thể lắp đặt, vận hành các sản phẩm tại nơi làm việc của khách hàng.
- Có thể chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát các quá trình vận hành, thử nghiệm những sản phẩm tại các nhà máy của khách hàng. Có sự điều chỉnh một cách phù hợp với những điều kiện thực tế nếu cần thiết.
- Làm biên bản, báo cáo về kết quả vận hành, cũng như thử nghiệm sản phẩm, đánh giá của các khách hàng để đưa vào sử dụng.
- Hỗ trợ các mảng kinh doanh, tư vấn về về các ứng dụng phù hợp nhất cho khách hàng
- Hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm, bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
- Tham gia vào quá trình dịch thuật về những tài liệu kỹ thuật của sản phẩm. thiết lập những quy trình sử dụng của sản phẩm. các quy trình công nghệ, các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà sản xuất.
2.2.2. Mô tả công việc chi tiết
2.2.2.1. Kỹ sư ứng dụng; Nhóm hỗ trợ kỹ thuật toàn cầu
Nhóm này có nhiệm vụ thúc đẩy năng suất trong quá trình sản xuất với những dự án về ứng dụng SEM một cách cải tiến, duy trì các công cụ tăng lên theo tiêu chuẩn. Họ hoạt động như cầu nối thông tin giữa trụ sở chính và các khách hàng, đồng thời giúp phân tích cũng như chia sẻ những phản hồi của khách hàng về những vấn đề, các thiết kế đầu vào cũng như những trải nghiệm người dùng trên hệ thống.
Công việc cụ thể của họ như sau:
- Phát triển các công thức nội tuyến bao gồm: DRAM – NOR – NAND nhằm cải thiện những năng suất và theo dõi những vấn đề về các quy trình.
- Giảm thiểu nguy cơ chết đột ngột trên hệ thống.
- Phân tích những rủi ro, hướng dẫn sử dụng các tài liệu SOP, phân tích những nguyên nhân gốc rễ cũng như phát triển các ứng dụng.
- Giải quyết lỗi sản phẩm một cách có hiệu quả, giảm thiểu những tác động đến các hoạt động của khách hàng.
2.2.2.2. Kỹ sư ứng dụng: Hỗ trợ nhóm CNTT, các dịch vụ cấp II
Những người kỹ sư này có nhiệm vụ duy trì, phát triển, mở rộng những mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển nhiều cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời giải quyết các vấn đề của khách hàng,
Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu cho tất cả những sản phẩm của công ty, được sử dụng để có thể bán hàng, sản xuất và kiểm soát chất lượng của sản phẩm.
- Giữ chân các khách hàng cũ với những giải pháp kỹ thuật và các kỹ năng quản lý giữa các cá nhân.
- Hợp tác phát triển cơ sở dữ liệu CCI, góp phần tạo điều kiện thuận lợi đối với tất cả những thông tin về sản phẩm và các kỹ thuật của toàn doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho tất cả những bộ phận sử dụng cơ sở dữ liệu.
2.2.2.3. Kỹ sư ứng dụng máy CNC
- Xây dựng các kế hoạch đào tạo các đối tượng khách hàng vận hành các phần mềm đo máy CNC.
- Nhận xét về những thông số CNC và các quy trình sản xuất.
- Xác định vị trí công việc
- Cung cấp thông tin kỹ thuật bán hàng cho khách hàng.
2.2.2.4. Kỹ sư kỹ thuật dẫn đầu kỹ thuật Oracle Clinical – TMS – RDC
- Cài đặt các tầng phát triển trung gian, tích hợp chúng với nguồn cơ sở dữ liệu.
- Thực hiện và ghi lại các quá trình di chuyển cũng như cài đặt về cơ sở hạ tầng cùng đồng hành hỗ trợ Oracle Discoverer.
- Dẫn dắt các dự án nhỏ hơn theo sự phân công.
2.2.2.5. Kỹ sư ứng dụng giải quyết các vấn đề về phần cứng, trình điều khiển và hệ điều hành
- Quản lý các dự án, hoàn thành có hiệu quả với các nhóm ở nước ngoài. Sau đó thực hiện việc đánh giá, giải quyết các vấn đề đáng quan tâm.
- Thiết lập và hỗ trợ hệ thống máy chủ, vật lý bằng Hyper – V, Windows Server.
- Tối ưu hóa và bảo trì phòng thí nghiệm cho các nhóm bằng cách tự động hóa những tác vụ thường dùng trong BVScrip.
- Lên kế hoạch, quản lý, thiết lập, xử lý sự cố bao gồm: cấu hình máy chủ, máy khách.
- Thiết lập các danh sách ưu tiên cho các nhóm.
Tìm hiểu mô tả công việc không chỉ cần thiết đối với những bạn muốn làm kỹ thuật ứng dụng mà khi đi tìm việc làm Bưu chính viễn thông hay bất cứ công việc nào khác bạn cũng cần làm điều này để nắm bắt được công việc mình sẽ làm là gì và xác định được mình có phù hợp hay không, từ đó sẽ nâng cao khả năng trúng tuyển của bạn khi đi xin việc.
3. KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA KỸ SƯ ỨNG DỤNG
Các kỹ sư ứng dụng là những người làm việc và tiếp xúc với các bộ phận kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, bán hàng, sản xuất… Chính vì vậy, họ cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về toán học… Những kỹ sư phần mềm có những yêu cầu về kỹ năng rất khác nhau, tùy vào chi tiết những công việc cụ thể.
Người kỹ sư ứng dụng cần có những kỹ năng gì?
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà mỗi kỹ sư ứng dụng cần đảm bảo có được trong quá trình làm việc.
3.1. Kỹ năng cốt lõi
Dựa vào những danh sách công việc mà các kỹ sư ứng dụng cần phải làm thì hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ở các kỹ sư ứng dụng những kỹ năng cốt lõi như sau:
- Có những kinh nghiệm về kỹ thuật có liên quan.
- Nắm vững những kiến thức về phần mềm và những kỹ năng mã hóa một cách cụ thể dành cho công việc.
- Sử dụng thành thạo MS Office.
- Có khả năng quản lý nhiều dự án khác nhau.
- Có kỹ năng định lượng một cách thuần thục.
- Phối hợp giữa nhiều nhóm có liên quan.
- Có khả năng giao tiếp, thuyết trình.
- Đam mê với công việc, không ngừng học hỏi, tự tin và năng động trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực trong công việc tốt.
- Có khả năng phân tích vấn đề, giải quyết các tình huống quan trọng kịp thời trong công việc.
3.2. Kỹ năng nâng cao
- Có kinh nghiệm làm việc.
- Hiểu biết về những sản phẩm của công ty.
- Có kinh nghiệm phát triển di động.
- Khả năng tiếng Anh, kỹ năng nói, viết tiếng Anh thành thạo.
4. YÊU CẦU CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI KỸ SƯ ỨNG DỤNG
- Tốt nghiệp trình độ Đại học chuyên ngành in, cơ khí, hoặc là đã có kinh nghiệm làm việc tại những công ty in ấn, sản xuất bao bì…
- Có khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề, giao tiếp tốt, làm việc độc lập.
- Báo cáo kết quả trực tiếp cho trưởng phòng bộ phận kinh doanh, kỹ thuật.
- Có ngoại hình ưa nhìn, tác phong làm việc nhanh nhẹn.
Nắm vững các yêu cầu công việc sẽ giúp người kỹ sư ứng dụng dễ dàng nắm bắt được công việc hơn
5. MỨC LƯƠNG CỦA KỸ SƯ ỨNG DỤNG
Tùy vào từng tính chất công việc và nhiệm vụ cũng như vai trò của các kỹ sư ứng dụng mà họ nhận được mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung, mức lương bình quân của lĩnh vực ngành nghề kỹ sư ứng dụng này rơi vào khoảng từ 15 – 25 triệu.
Ngoài mức lương trên thì những người ứng tuyển vào vị trí kỹ sư ứng dụng sẽ được hưởng các phúc lợi bao gồm: Được đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước, thưởng theo năng lực, du lịch hàng năm, các phụ cấp liên quan, chế độ chăm sóc sức khỏe, có cơ hội tăng lương, có chế độ nghỉ phép…
Mức lương ngành kỹ thuật ứng dụng được trả tùy vào năng lực của người kỹ sư
6. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Dù nhiều người tốt nghiệp ngành kỹ sư cần tìm việc làm đặc biệt là ngành kỹ sư ứng dụng ra trường còn khó xin việc, nhưng với những nguyên nhân mà chúng tôi đã nêu ở phần trên thì tin rằng các bạn sẽ có thể khắc phục được những vấn đề đó để có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội việc làm, định hướng tương lai cho mình.
Nếu như các bạn có thể khắc phục được những vấn đề có liên quan thì các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc ưng ý. Với nhu cầu nhân lực của ngành kỹ thuật – công nghiệp hóa ngày càng cao thì đất nước Việt Nam ta đang dần trở thành thị trường lao động và phát triển các ngành kỹ thuật, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư đến từ Mỹ và Nhật bản. Nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong ngành kỹ thuật đang ngày càng được các nhà tuyển dụng lớn săn đón. Các doanh nghiệp đều tổ chức những đợt thi tuyển và đánh giá năng lực, kỹ năng để chọn ra những nhân sự phù hợp với doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật ứng dụng ngày càng cao
Sau khi được tuyển dụng vào làm ở vị trí nhân viên kỹ sư hoặc cấp quản lý, các bạn vẫn sẽ được doanh nghiệp đào tạo chuyên môn nâng cao một thời gian ngắn khoảng từ 1-2 tháng, sau đó mới chính thức giao việc cho các bạn. Thế nhưng, việc đào tạo này khiến cho các doanh nghiệp mấy khá là nhiều thời gian, do các bạn sinh viên chỉ nắm vững các kiến thức lý thuyết, còn kiến thức thực tế thì lại không.
Chính vì vậy, để có thể sẵn sàng cho những cơ hội lớn trong sự nghiệp đối với nghề kỹ sư thì các bạn trẻ hãy chuẩn bị cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn hãy nắm bắt những thông tin có liên quan về ngành nghề ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết, hãy không ngừng trau dồi những kỹ năng cơ bản và kỹ năng mềm, nhiệt tình tham gia các dự án, những công việc có liên quan đến nghề để trang bị cho mình nền tảng vững vàng nhất.
Bên cạnh cơ hội việc làm trong nước, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh… thì những người kỹ sư trẻ tài năng còn có cơ hội làm việc ở nước ngoài. Các bạn có thể xuất khẩu lao động tại các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc để thực hiện niềm đam mê đối với nghề kỹ sư, nhất là ngành kỹ sư ứng dụng.
7. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ KỸ SƯ
Kỹ sư ứng dụng nói riêng và những người làm nghề kỹ sư nói chung được xã hội trọng vọng, họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển xây dựng và công nghiệp của đất nước. Làm nghề kỹ sư đòi hỏi sự am hiểu ở các môn khoa học tự nhiên, có khả năng tư duy nhanh nhạy. Vì thế, yếu tố đạo đức nghề nghiệp được nâng lên rất cao.
Đạo đức làm nghề là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ kỹ sư nào
7.1. Luôn đặt sự an toàn của cộng đồng lên hàng đầu
Những người kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sư trẻ tuyệt đối không được thực hiện những kế hoạch có các thông số không đạt yêu cầu và tiêu chuẩn của kỹ thuật. Nếu để xảy ra sai sót này thì có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho cộng đồng, xã hội.
Nếu các khách hàng hoặc là cấp trên của các kỹ sư chấp nhận bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra để thực hiện các kế hoạch này thì người kỹ sư có trách nhiệm báo ngay cho người có thẩm quyền quyết định và rút ngay khỏi dự án.
7.2. Không để lợi ích cá nhân có ảnh hưởng đến công việc
Những người kỹ sư cần phải có tính công tư phân minh. Nếu gặp phải trường hợp những nhà cung cấp có ý định chuyển gửi những khoản tiền để bồi dưỡng hoặc là những vật có giá trị, nhằm lôi kéo những người kỹ sư này mua các sản phẩm kém chất lượng của họ.
Lúc này, các kỹ sư hãy đề cao đạo đức của mình lên mà tuyệt đối không nhận những khoản tiền đó, bởi vì những khoản tiền này để phục vụ cho những mục đích không mấy tốt đẹp, có ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra.
Người kỹ sư không nhận tiền hoa hồng hay bất cứ các khoản tiền phụ cấp bất minh nào từ nhà thầu hoặc là các bên liên quan, dù là theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuyệt đối không lợi dụng vị trí làm việc và chuyên môn của mình để trục lợi từ phía khách hàng hoặc các công ty mà họ đang cộng tác.
7.3. Thực hiện nhiệm vụ trong quyền hạn của mình
Nếu không đủ năng lực để thẩm định và quyết định thì người kỹ sư không được ký kết bất cứ những kế hoạch hoặc những tài liệu nào có liên quan đến lợi ích của tập thể, của công ty.
Đồng thời, khi ký kết bất cứ một kế hoạch nào thì họ cũng phải đọc cẩn thận bản hợp đồng, kế hoạch đó, không được ký kết một cách qua loa. Họ cần xem xét thật kỹ lưỡng bất cứ kế hoạch hay dự án nào trước khi quyết định.
Trong trường hợp các kỹ sư không nắm được những chi tiết cụ thể của bất kỳ dự án lớn nào thì họ vẫn có thể đảm nhận nhiệm vụ, chịu trách nhiệm với các điều kiện về chi tiết kỹ thuật đều được phân công, ký xác nhận bởi những kỹ sư có trình độ cũng như kiến thức về chuyên ngành, những chi tiết kỹ thuật mà họ nhận nhiệm vụ.
7.4. Trung thực, khách quan
Trong quá trình làm việc, khi thấy những xung đột hoặc là có bất kỳ chi tiết nào có nguy cơ làm tổn hại cho dự án thì người kỹ sư cần phải báo cáo vấn đề cho cấp trên ngay lập tức để đề phòng những rủi ro, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
Những người kỹ sư này không được phép nhận tiền công từ nhiều bên liên quan đối với một dịch vụ hoặc một dự án… Trừ khi đó là việc trình bày đầy đủ các vấn đề trong quá trình làm việc và được tất cả chấp nhận.
7.5. Không có hành vi lừa đảo
Khi được giao nhiệm vụ, người kỹ sư không được nói những thông tin sai lệch hoặc là thổi phồng quá đà trách nhiệm của mình. Đồng thời, họ không được bàn tán và xuyên tạc những sự thật về cấp trên, nhân viên trong cùng công ty, các thông tin liên quan đến doanh thu…
Như thế, để tìm kiếm cơ hội việc làm đối với ngành nghề kỹ thuật ứng dụng nói riêng và ngành kỹ thuật nói chung, các kỹ sư trẻ tương lai hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức từ cơ bản đến cốt lõi nhất để tự tin trong quá trình đi tìm việc làm.
+ Xem thêm