Tuyển dụng, tìm việc làm Làm đẹp - Thể lực - Spa tháng 1/2025 (193 Việc làm)
Mẫu CV Làm đẹp - Thể lực - Spa đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Ngành nghề trong lĩnh vực Làm đẹp - Thể lực - spa ngày càng thu hút nhiều người theo học nghề và xin vào các Trung tâm spa, các Thẩm mỹ viện lớn để tìm kiếm cho mình một việc làm hấp dẫn trong ngành này với những cơ hội lớn. Tìm hiểu ngay những cơ hội tuyệt vời mà lĩnh vực này mang đến cho những ai có niềm đam mê đối với các vị trí công việc trong lĩnh vực Làm đẹp - thể lực - spa này.
1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SPA – THẨM MỸ LÀM ĐẸP
1.1. Spa là gì?
Spa là một trong những lĩnh vực được hoạt động để phục vụ đối tượng là con người có nhu cầu chăm sóc và phục hồi sắc đẹp.
Spa bao gồm: các phương pháp massage cổ điển và hiện đại, kết hợp với những phương pháp nghỉ ngơi, thư giãn, tập các bài tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày… nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thể chất và tinh thần của con người.
Spa là một trong những lĩnh vực phục vụ các nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của con người
1.2. Các loại hình spa phổ biến
Có rất nhiều loại hình spa, tùy vào cách hiểu và cách gọi. Sau đây là những loại hình spa phổ biến mà chúng ta thường bắt gặp.
- Spa nghỉ dưỡng
Là khu Spa nằm trong khu nghỉ dưỡng nào đó, hoặc bản thân khu resort đó cũng chính là một spa lớn và đầy đủ những điều kiện để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.
- Spa khách sạn
Khu Spa nằm trong khách sạn, phục vụ các khách hàng nội bộ hoặc những khách hàng bên ngoài khách sạn lui tới.
- Câu lạc bộ spa
Câu lạc bộ spa cung cấp các dịch vụ spa như là: Massage, luyện tập các bài tập thể hình
- Spa trong ngày
Cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp trong khoảng thời gian ngắn trong ngày
- Spa y tế
Chăm sóc, phục hồi sức khỏe con người dưới sự tư vấn và hướng dẫn, theo dõi của các chuyên viên y tế, đào tạo các chuyên ngành.
- Spa thẩm mỹ
Spa thẩm mỹ cũng tương tự giống như những thẩm mỹ viện, chủ yếu là cung cấp những dịch vụ chăm sóc vẻ đẹp con người.
- Spa nước khoáng
Spa chủ yếu chăm sóc sức khỏe con người bằng nước khoáng tự nhiên, giúp cơ thể thư giãn và cân bằng.
- Spa suối nước nóng
Spa cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng nước nóng ấm, giúp cơ thể lưu thông mạch máu, lấy lại cân bằng và chữa một số bệnh thường gặp.
- Spa ẩm thực
Spa chăm sóc sức khỏe con người bằng những chế độ ăn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn và lừa tuổi khác nhau.
1.3. Nhân viên spa cần những kiến thức gì?
Mỗi nhân viên spa cần nắm rõ những kiến thức sau đây:
- Kiến thức về khoa học cơ bản của da
- Phân tích làn da: Xác định các loại da, độ ẩm của da, độ nhạy cảm của da, những vấn đề của lỗ chân lông, mức độ sắc tố, cấu trúc của da…
- Có kiến thức nhận biết các loại da: da khô, da dầu, da hỗn hợp, da thường, da nhạy cảm, mao mạch của da.
- Hiểu rõ hơn về những vấn đề dinh dưỡng của làn da: chế độ nước, các calorie, các dinh dưỡng đa lượng, các vi lượng thiết yếu.
- Có kiến thức về Massage và những nguyên lý Massage.
1.4. Nhân viên spa cần những kỹ năng gì?
Những người kỹ thuật viên spa đòi hỏi cần có những kỹ năng nhất định và thành thạo hơn người chủ spa. Bởi vì họ là người thực hiện trực tiếp các phương pháp trị liệu cho khách hàng. Vậy, những nhân viên spa cần có những kỹ năng gì?
- Kỹ thuật tẩy trang trên vùng mặt: mắt, môi
- Kỹ thuật tẩy tế bào chết trên toàn cơ thể
- Kỹ thuật lau mặt bằng bông
- Kỹ thuật lau mặt bằng khăn nóng
- Kỹ thuật đắp mặt nạ cơ bản
- Kỹ thuật mát xa vai và cổ
- Kỹ thuật mát xa tay, chân
- Kỹ thuật mát xa thư giãn trên mặt và mát xa chuyên sâu
- Kỹ thuật tẩy tế bào chết trên mặt
- Kỹ thuật mát xa thư giãn
- Kỹ thuật mát xa đá nóng
- Kỹ thuật mát xa săn chắc cho cơ thể
- Kỹ thuật mát xa cho người phụ nữ mang thai
- Kỹ thuật mát xa thảo dược
- Kỹ thuật waxing
- …
Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo cũng công cụ máy móc phục vụ cho quá trình trị liệu cũng là điều rất cần thiết. Đồng thời họ cần có khả năng học hỏi về cách sử dụng đúng những chức năng của các thiết bị máy móc.
2. CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI KINH DOANH NGÀNH SPA?
2.1. Những vấn đề cần chuẩn bị
2.1.1. Chứng chỉ hành nghề
Người làm ngành spa và kinh doanh spa cần có chứng chỉ hành nghề, những kiến thức về quy trình quản lý Spa. Có chứng chỉ nghề Spa, bạn sẽ đủ tự tin để phát triển lĩnh vực kinh doanh của mình.
2.1.2. Xác định những khách hàng mục tiêu
Bạn cần phác họa và đưa ra những mục tiêu rõ ràng, để các sản phẩm của bạn có thể dễ dàng tiếp cận được với những khách hàng mục tiêu. Những yếu tố khách hàng mà bạn cần xác định bao gồm:
- Giới tính: Nam và Nữ
- Độ tuổi: Từ > 18 tuổi
- Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, những người làm kinh doanh, nhân viên văn phòng…
- Mức lương: Tùy vào từng loại hình spa
- Khu vực sống: Lựa chọn tuyển dụng những người sống quanh khu vực spa hoạt động.
2.1.3. Xác định các đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ trong khu vực, địa phương
- Xác định đối thủ trên các trang fanpage Facebook
2.1.4. Số vốn
Mở ra một spa – thẩm mỹ làm đẹp cần số vốn vô cùng lớn. Tùy vào từng loại hình spa mà các bạn kinh doanh spa sẽ cần số vốn khoảng từ gần 1 tỷ đến 1 tỷ rưỡi.
Số vốn này để chi vào mở phòng tiếp khách, phòng dịch vụ, các trang thiết bị máy móc thẩm mỹ, mỹ phẩm, các chi phí phát sinh…
Kinh doanh Spa cần chuẩn bị những gì?
2.1.5. Logo và tên thương hiệu
Tên và logo thương hiệu là yếu tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại của spa trên thị trường. Tên thương hiệu hay và ấn tượng sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Đồng thời, bạn hãy thiết kế những tài liệu, menu các dịch vụ, phát tờ rơi, card… đồng bộ để dễ dàng nhận diện thương hiệu.
2.1.6. Kế hoạch tuyển nhân viên spa
Bạn cần đặt ra những tiêu chí để tuyển tuyển kỹ thuật viên spa:
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Được đào tạo về các kỹ thuật spa, liệu trình dịch vụ, biết sử dụng các thiết bị máy móc
- Có kiến thức về thẩm mỹ làm đẹp
- Có khả năng tư vấn tốt
- Thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở và hòa nhã với khách hàng
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuyển dụng lễ tân spa để họ tiếp nhận những nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp, tiếp đón và hướng dẫn khách hàng một cách chu dáo. Ngoài ra, một số vị trí cần được tuyển dụng như: tuyển nhân viên chăm sóc da, nhân viên massage, nhân viên tư vấn làm đẹp… Bạn có thể đăng tin tuyển dụng tại các website như Timviec365.vn hoặc đăng tin trực tuyến trên website của mình để thu hút ứng viên.
2.1.7. Xác định quy mô và loại hình kinh doanh spa
Bạn cần xác định xen loại hình spa nào là phù hợp nhất, được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất. Xác định được các loại hình spa sẽ xác định được các bước tiếp theo như: trang thiết bị máy móc, các loại mỹ phẩm…
2.1.8. Xác định địa điểm kinh doanh, trang trí nội thất
Hãy chọn địa điểm kinh doanh có vị trí thuận lợi như: Vị trí có nhiều người qa lại, các shop quần áo, phòng tập thể hình, các khu văn phòng tập trung…
Lời khuyên dành cho bạn khi thiết kế và trang trí nội thất spa: Thiết kế spa chuyên nghiệp theo tông màu Logo nhằm tạo nên những nét đặc trưng của spa.
2.1.9. Quảng cáo, Marketing, pr
Bạn nên tạo Website riêng, hoạt động chuyên nghiệp, giới thiệu về spa và các dịch vụ của spa. Sau đó hãy lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với số vốn bỏ ra. Một số hình thức quảng cáo như: Phát tờ rơi, quảng cáo trên facebook…
2.2. Lưu ý khi kinh doanh spa
Kinh doanh spa là lĩnh vực mang lại nhiều thành công bởi nhu cầu làm đẹp và thẩm mỹ của con người ngày càng lớn. Tuy nhiên, đây cũng lại chính là lĩnh vực có tính đặc thù, các chủ spa sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và sự phát triển của spa sau này.
Sau đây là một số vấn đề mà các chủ spa cần tránh khi kinh doanh spa:
2.2.1. Tránh sử dụng mô hình kinh doanh không phù hợp
Trước khi mở spa, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng khách hàng, khu vực kinh doanh, xu hướng của thị trường…
Nhiều chủ spa không để ý tới vấn đề này, chỉ nghe theo sự tư vấn lối mòn cả những đơn vị tư vấn mà dẫn đến tình trạng thất bại.
2.2.2. Tránh tuyển dụng nhân viên spa chưa có kinh nghiệm
Một số spa vì mới mở, tiết kiệm chi phí mà tuyển dụng những nhân viên spa chưa có kinh nghiệm vào làm việc, dẫn tới tình trạng phục vụ kém chất lượng, khiến khách hàng không hài lòng…
Tình trạng này diễn ra về lâu về dài mà không khắc phục sẽ khiến cho uy tín của spa bị hạ xuống thấp, nhiều khách hàng rời bỏ spa để tìm đến spa có chất lượng chăm sóc tốt hơn…
2.2.3. Thiếu sự chuẩn bị trước khi mở spa
Một sai lầm nghiêm trọng mà các chủ spa thường mắc phải khi mở spa, đó là không chuẩn bị cho kế hoạch pr, quảng cáo, tạo mạng lưới khách hàng, tạo thương hiệu spa…
Dù spa của bạn có rộng, đẹp, vị trí thuận lợi, có đội ngũ các kỹ thuật viên, các bác sĩ spa chuyên nghiệp thì cũng sẽ không thu hút được khách hàng, bởi họ đâu có biết tới những điểm mạnh đó của bạn.
Vì thế, trước khi mở và đưa spa đi vào hoạt động thì các bạn hãy chuẩn bị trước những chiến lược để quảng bá dịch vụ của mình nhé.
3. CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG KỸ THUẬT VIÊN SPA CHUYÊN NGHIỆP
3.1. Mô tả công việc của nhân viên spa
Những người kỹ thuật viên spa sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả những khách hàng nhận dịch vụ chăm sóc, trị liệu theo đúng tiêu chuẩn dịch vụ của spa. Vậy, công việc cụ thể của họ là gì?
- Cung cấp những dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, hoàn thành những trị liệu kỹ lưỡng và nhất quán. Đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng thái độ phục vụ hòa đồng, nhã nhặn.
- Chịu trách nhiệm hoàn thành các giấy tờ, hồ sơ khách hàng, các danh sách vật tư, sản phẩm dự trữ, cập nhật sổ nhật ký khách hàng.
- Giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng phòng trị liệu, đảm bảo đúng tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe.
- Theo dõi tình trạng của những thiết bị, vật dụng. Phát hiện sự hỏng hóc thì báo cho Quản lý spa để có phương án kịp thời sửa chữa và bảo trì.
- Sử dụng có kế hoạch, vừa đủ các sản phẩm chuyên nghiệp. Đảm bảo các phòng trị liệu luôn có đủ những thiết bị và vật dụng.
- Tuân thủ những quy định, thủ tục làm việc tại spa
- Hỗ trợ những đồng nghiệp bằng cách thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.
3.2. Quy trình làm việc của nhân viên spa
Bên cạnh việc đảm bảo những kiến thức chuyên môn, mỗi nhân viên spa cần đảm bảo tác phong nhanh nhẹn, vui vẻ, hòa đồng với khách hàng. Đồng thời, họ cần có cách ăn mặc gọn gàng, kỹ thuật điêu luyện… phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo. Sau đây là quy trình làm việc của các nhân viên làm việc tại spa:
3.2.1. Quy trình chung
- Mặc đồng phục khi làm việc, đầu tóc gọn gàng.
- Thường xuyên kiểm tra, sắp xếp lại phòng massage, phòng trị liệu gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh khăn, ga giường, gối; sắp xếp chúng ngay ngắn, thẩm mỹ.
- Kiểm tra dầu tắm, nước gội đầu trong phòng xông hơi, phòng tắm xem đã đầy đủ hay chưa. Nếu chưa thì cần bổ sung.
- Kiểm tra dầu nóng và dầu oil thường xuyên.
- Nhân viên spa cần tuân thủ nguyên tắc cắt ngắn và gọn gàng móng tay trước khi tiến hành massage cho khách hàng.
- Thường xuyên trau dồi và nâng cao tay nghề.
3.2.2. Quy trình làm massage cho khách hàng
- Mời khách nằm sấp xuống giường, lấy khăn đắp lên người của khách.
- Sử dụng loại dầu nóng để xoa bóp đều lên hai gan bàn chân của khách hàng, sau đó bấm vào những huyệt ở hai gan bàn chân của khách, tiến hành vuốt nhẹn nhàng các ngón chân của khách hàng.
- Massage hai bên gót chân và mắt cá chân, sau đó đến cổ chân và bụng chân. Các động tác này cần thực hiện mạnh nhưng phải êm ái, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
- Massage hai bên đùi, rồi đến hai bên hông và mông.
- Massageở phần thắt lưng của khách, sau đó xoa bóp toàn vùng lưng và vùng vai gáy.
- Xoa bóp và ấn huyệt đều trên các khu vực toàn thân, dùng lực bàn tay mạnh nhưng phải tạo cảm giác êm ái, sau đó dùng tay ấn dọc xuống hai bên sống lưng.
- Yêu cầu khách hàng nằm quay người lên: dùng khăn đắp lên người khách.
- Xoa bóp và ấn nhẹ nhàng 2 bên cánh tay sau đó vuốt nhẹ các đầu ngón tay.
- Xoa bóp một cách nhẹ nhàng và ấn các huyệt đạo ở hai bên cẳng chân, hai bên mu bàn chân và các đầu ngón chân.
- Mát xa toàn vùng bụng nếu như khách yêu cầu.
- Xoa bóp và ấn nhẹ hai bên bả vai.
- Mát xa phần trên đầu, vùng mặt nếu khách có yêu cầu.
- Trước khi Massage mặt, nhân viên Massage phải rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay chuyên dụng, dùng khăn lau khô rồi sau đó mới thực hiện các thao tác massage cho khách.
Thường thì nhân viên massage sẽ sử dụng dầu Oil Baby để mát xa cho khách hàng. Nếu như khách có đem theo những loại kem dưỡng da riêng, hoặc là khách muốn sử dụng các loại kem nào đó của khách sạn thì sẽ đề cập với những người nhân viên Spa, họ sẽ tư vấn cho khách hàng của họ nên sử dụng loại kem nào phù hợp nhất với loại da của khách hàng.
- Thực hiện kết hợp những thao tác ấn huyệt ở vùng đầu, xoa bóp các huyệt ở trên đầu.
- Sau khi kết thúc quy trình mát xa, nhân viên mát xa sẽ dẫn khách đi tắm, lấy khăn khô sạch cho khách và hướng dẫn khách sử dụng phòng Sauna…
- Sau khi khách tắm xong xuôi, nhân viên mát xa sẽ trưng cầu ý kiến của khách hàng, hỏi xem khách hàng có hài lòng với các dịch vụ mát xa của trung tâm hay không, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách.
- Gửi lời cảm ơn đến khách hàng, chào khách và hẹn gặp lại khách trong những lần tiếp theo.
>>> Thông tin cho những ai mong muốn tìm việc làm Luật - Pháp lý lương cao và hấp dẫn có thể truy cập hệ thống Timviec365.vn để tìm hiểu ngay!
3.3. Quy định, nội quy của nhân viên spa
Bất cứ nơi làm việc, cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải có những quy định, nội quy để đưa công việc đi vào guồng quay tốt nhất.
Đối với các trung tâm spa, viện thẩm mỹ làm đẹp cũng vậy. Hãy xem những nội quy chung mà các spa đặt ra để duy trì hoạt động của spa diễn ra thật tốt là gì nhé.
- Nhân viên spa phải đi làm đúng giờ, không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, không được tự ý ra ngoài nếu không có sự cho phép của Quản lý Spa.
- Khi vào làm việc, nhân viên phải mặc đồng phục của Spa cung cấp, phải thay đồng phục mới nếu ra nhiều mồ hôi.
- Tóc tai phải để gọn gàng
- Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn, rửa sạch sẽ trước khi phục vụ khách hàng và sau khi phục vụ khách hàng.
- Luôn có thái độ niềm nở, ân cần và lịch sự với khách hàng.
- Luôn bảo vệ và giữ gìn sự uy tín cùa Spa, tuyên truyền và quảng bá về hình ảnh của spa với khách hàng.
- Không được có thái độ không phù hợp với khách, không bàn luận về khách hàng…
- Phải phục vụ khách theo đúng với quy trình và thời gian làm việc mà Spa quy định.
- Có trách nhiệm vệ sinh các thiết bị và máy móc trước và sau khi phục vụ khách hàng, tắt các thiết bị điện nước sau mỗi ca làm việc.
- Có trách nhiệm giữ gìn đồ cá nhân của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng để quên đồ thì cần phải tìm cách để liên lạc với khách, trả lại đồ cho khách.
- Nhân viên kỹ thuật spa không được tự tiện thu tiền của khách,
3.4. Tại sao bạn nên theo nghề spa thẩm mỹ làm đẹp?
Khi tình trạng sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều thì lựa chọn học nghề chính là một giải pháp vô cùng hữu hiệu, giúp các bạn giải quyết được vấn đề việc làm trong thời buổi khó khăn như hiện nay.
Thị trường hiện nay đang trong giai đoạn bình dân hóa các dịch vụ làm đẹp, dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Vì thế mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng làm đẹp và chính các bạn cũng có thể tự kinh doanh, phát triển mạnh lĩnh vực Spa.
Theo nghề Spa, các bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều cơ hội và những điều thú vị vô cùng. Vậy, những lý do nào thôi thúc bạn nên theo nghề spa?
3.4.1. Thu nhập cao
Sau khi bạn được đào tạo nghề spa ra làm việc, bạn sẽ bắt kịp với công việc rất nhanh, đặc biệt là kiếm được thu nhập nhanh chóng hơn rất nhiều.
Bạn có thể trở thành nhân viên làm việc tại spa hoặc tự mở spa làm chủ và thuê nhân viên về làm. Mức thu nhập đối với nghề này tương đối hấp dẫn, thu hút nhiều người theo học và làm việc.
3.4.2. Nghề spa không lo thiếu việc
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam ngày càng nhiều, nếu như các bạn mạnh dạn chuyển hướng theo học nghề thì sẽ ra trường làm việc được luôn. Khi đó, các bạn đã đi trước các bạn học chữ rất nhiều, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Chúng ta không phủ nhận việc theo học Đại học, Cao đẳng, nhưng nếu các bạn muốn kiếm tiền nhanh chóng thì cũng nên nghĩ tới những cơ hội việc làm đang thu hút nhiều người và có thể hái ra tiền.
3.4.3. Nghề phù hợp với phái nữ
Không còn gì phù hợp hơn với phụ nữ đó là theo nghề làm đẹp, thực hiện đúng sứ mệnh mà tạo hóa ban tặng. Khi theo nghề spa, các bạn được làm việc trong môi trường vô cùng thanh lịch, sang trọng, Rất nhiều nữ doanh nhân đã khởi nghiệp và thành công trong lĩnh vực spa này.
3.5. Spa cần tuyển những vị trí nhân viên nào?
Nhân viên spa là một trong những vị trí quan trọng, là yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp, sự phát triển của bất kỳ Spa nào. Vì vậy, công tác tuyển dụng nhân sự cho vị trí nhân viên Spa là việc vô cùng cần thiết và bỏ ra nhiều công sức. Bên cạnh tầm quan trọng của vị trí nhân viên spa, các vị trí làm việc quan trọng khác cũng cần được chú trọng tuyển dụng và phát triển.
- Kỹ thuật viên Spa
- Kỹ thuật viên Spa điều trị
- Tư vấn viên spa
- Quản lý Spa
- Nhân viên marketing
- Lễ tân, kế toán, bảo vệ
3.6. Lương của nhân viên spa
Tùy vào từng vị trí và tính chất công việc mà các vị trí trong spa sẽ có mức lương khác nhau. Sau đây là mức lương cơ bản mà các vị trí làm việc trong spa có thể nhận được như:
+ Lương của nhân viên spa cơ bản: Mức lương của họ nhận được rơi vào khoảng từ 4-5 triệu hàng tháng, cộng thêm tiền hoa hồng. Thường tổng thu nhập của họ sẽ là khoảng 7-8 triệu hàng tháng hoặc cao hơn.
+ Lương của kỹ thuật viên điều trị: Năng lực của kỹ thuật viên điều trị cao hơn so với các nhân viên kỹ thuật Spa cơ bản. Tùy vào tay nghề của từng kỹ thuật viên điều trị mà họ nhận được mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung mức lương này giao động trong khoảng từ 12-15 triệu hàng tháng.
+ Lương của nhân viên tiếp tân, kế toán và bảo vệ:
Đối với nhân viên tiếp tân thì yêu cầu họ phải có ngoại hình ưa nhìn, kỹ năng giao tiếp tốt, mức lương rơi vào khoảng từ 4 - 5 triệu đồng hàng tháng.
Đối với nhân viên kế toán thì yêu cầu phải có nghiệp vụ, mức lương của họ nhận được rơi vào khoảng 6 - 7 triệu. Vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương được nhận hàng tháng cũng rơi vào khoảng 7 -8 triệu.
Đối với nhân viên bảo vệ thì mức lương nhận được rơi vào khoảng từ 6 – 7 triệu hàng tháng.
+ Lương của tư vấn viên: Mức lương mà các tư vấn viên nhận được hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 7 – 8 triệu đồng cộng với tiền hoa hồng. Tổng lương trung bình mà họ nhận được mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng.
+ Lương của Quản lý spa: Lương của họ nhận được hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 12 – 15 triệu đồng.
+ Lương của điều dưỡng – bác sĩ spa: Vị trí này thường xuất hiện ở các thẩm mỹ viện lớn, mức lương của họ rơi vào khoảng từ 6 – 10 triệu đồng hàng tháng (đối với nhân viên điều dưỡng) và từ từ 20 – 100 triệu đồng hàng tháng đối với các bác sĩ điều trị và tư vấn trực tiếp cho các bệnh nhân.
+ Lương của đội ngũ nhân viên Marketing: Tùy vào từ vị trí công việc mà đội ngũ nhân viên Marketing bao gồm: Nhân viên Seo, Content, thiết kế… sẽ có mức lương dao động từ 6 – 15 triệu đồng hàng tháng.
4. CƠ HỘI VIỆC LÀM SPA VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
4.1. Cơ hội việc làm
Đất nước Việt Nam ta nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng ngành Spa cao. Số lượng những Spa và các Salon Beauty tăng lên ngày càng nhiều hơn, nhất là các khu vực Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, các khu vực của vùng biển miền Trung như: Nha Trang, Cố đô Huế, Đà Nẵng… Xã hội hiện đại phát triển kéo theo những nhu cầu cơ bản của con người cũng phát triển theo, trong đó có nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên nhanh chóng.
Nếu như trước đây, những người có nhu cầu làm đẹp và sử dụng các dịch vụ spa chỉ nằm trong giới nghệ sĩ thì ngày nay nhu cầu này xuất hiện ở hầu hết các đối tượng khác nhau, từ doanh nhân cho tới các chính trị gia nổi tiếng. Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sắc đẹp thường xuyên ngày càng tăng nhanh, đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để các Trung tâm spa – thẩm mỹ làm đẹp xuất hiện nhiều hơn, thu hút nhiều người tìm việc làm dịch vụ spa.
Cơ hội việc làm lĩnh vực làm đẹp - thể lực - spa hiện nay ngày càng nhiều
4.2. Những thách thức mà nghề spa phải đối mặt
Nghề spa dễ dàng để khởi nghiệp nhưng cũng dễ dàng rơi vào tình trạng thất bại. Có thể nói, đây là nghề có thu nhập cao nhưng sự đào thải cũng rất nhanh chóng. Mỗi một kỹ thuật viên làm việc trong các spa khi mới hành nghề cũng sẽ có thể kiếm được từ 8 – 10 triệu đồng hàng tháng.
Làm trong lĩnh vực Spa, nếu những ai có kinh nghiệm thì sẽ biết cách làm cho khách hàng hài lòng với kỹ thuật chăm sóc của họ, từ đó họ có thể nhận được tiền bo từ khách hàng, nhờ đó mà thu nhập của họ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nếu không thực hành nghiêm túc thì các nhân viên spa sẽ bị khách hàng chê, nhất là khi gặp phải những vị khách hàng khó tính.
Hiện nay, nhu cầu đến spa của mọi người là rất lớn, có một số dịch vụ spa được phân chuyên ngành riêng với những kỹ thuật chăm sóc cũng khác biệt như: spa dành cho bà bầu, spa dành cho nam,… những đối tượng này là những khách hàng khó tính và đòi hỏi yêu cầu cao về các kỹ thuật chăm sóc.
Bên cạnh đó, nghề spa còn yêu cầu những nhân viên làm việc phải có ngoại hình ưa nhìn, độ tuổi được làm việc từ 18 – 30 tuổi. Như thế, tuổi nghề của lĩnh vực này rất ngắn, chỉ được khoảng 10 năm mà thôi.
5. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC NHÂN VIÊN SPA
Bạn đang muốn ứng tuyển một vị trí làm việc trong trung tâm Spa hoặc Thẩm mỹ viện, việc nắm bắt được những tiêu chí mà các nhà tuyển dụng đưa ra đối với mỗi ứng viên đủ điều kiện để tuyển dụng vào là điều rất quan trọng. Điều đó giúp các bạn đi guốc trong bụng nhà tuyển dụng khi tham gia cuộc phỏng vấn, tạo điều kiện và nâng cao cơ hội trúng tuyển vào bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn. Sau đây là những tiêu chí mà các nhà tuyển dụng nhân viên spa đưa ra dành cho các ứng viên sau khi nhận được bản tạo CV online.
Những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc làm đẹp - thể lực - spa
5.1. Cách các ứng viên nói về công việc cũ
Nhà tuyển dụng luôn luôn chú ý và cân nhắc về các công việc cũ của ứng viên. Bằng cách hỏi họ về công việc cũ để nghe xem họ nói gì và nói như thế nào về công việc cũ mà họ đã từng làm việc.
Lúc này, các bạn ứng viên đừng dại gì mà kể xấu về công việc cũ, công ty cũ hoặc sếp cũ của bạn. Hãy nêu những lý do mà các bạn nghỉ việc liên quan đến cá nhân nhiều hơn thay vì đổ lỗi tất cả cho phía công ty và sếp cũ.
Chẳng hạn: Bạn nghỉ việc do thấy năng lực bản thân chưa phù hợp với công việc đó. Hoặc gia đình có việc riêng đột xuất và phải nghỉ vì không muốn làm ảnh hưởng tới tiến độ của công việc.
5.2. Những tiềm năng phát triển cá nhân
Các nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm xem bạn có tiềm năng gì để phục vụ cho công việc của họ. Vì thế, bạn hãy mạnh dạn bộc lộ những khả năng mà bản thân bạn có, những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được từ những công việc cũ hoàn toàn phù hợp với công việc mà công ty hiện tại đang cần.
Đồng thời, họ sẽ rất muốn xem cách mà bạn giao tiếp với mọi người, cách bạn xử lý tình huống trong nhiều trường hợp khác nhau bằng cách họ đưa ra những câu hỏi tình huống để xem bạn giải quyết và có phản ứng như thế nào.
5.3. Sự tự giác, chủ động và nhiệt tình trong công việc
Mỗi người nhân viên đều phải nâng cao tính tự giác của bản thân. Vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ muốn biết niềm đam mê của bạn đến đâu, bạn có phải là người chủ động trong công việc hay thuộc tuýp người chỉ đâu đánh đấy.
Như thế, nếu như bạn muốn trở thành một nhân viên spa hoặc phát triển hơn nữa là trở thành chủ spa thì hãy nắm bắt ngay những thông tin chi tiết về lĩnh vực làm đẹp – Thể lực – Spa.
+ Xem thêm