Tuyển dụng, tìm việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh
Mẫu CV Nghệ thuật - Điện ảnh đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Nếu bạn là người Việt Nam chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc đã từng xem những bộ phim đen trắng được sản xuất từ những năm thuộc thế kỷ 20 như bộ phim kinh điển “Chung một dòng sông” gắn với tên tuổi của nữ diễn viên Phi Nga – đây là bộ phim nhựa đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Cho đến ngày này thì những bộ phim đã không thể thiếu được trong đời sống của con người. Qua những bộ phim ta có thể xem để giải trí khi bị căng thẳng hay để chuyển tải một thông điểm, một lời nhắn nhủ nào đó đến công chúng, những người đang xem. Bạn đã bao giờ tự thắc mắc “Tại sao lại dựng được lên một bộ phim? Tại sao diễn viên lại diễn xuất tuyệt vời như vậy? Bản thân mình có thể trở thành một diễn viên điện ảnh không?....” Để trả lời những thắc mắc về nghệ thuật điện ảnh cũng như tìm việc làm nhanh với các công việc liên quan đến chuyên ngành này, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
1. Nghệ thuật điện ảnh - bạn hiểu được những gì?
1.1. Khái niệm về điện ảnh
Điện ảnh là một lĩnh vực nghệ thuật khá lớn nó bao gồm tất cả các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động. Kết hợp bởi kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim hoàn chỉnh hay còn được gọi là kỹ thuật điện ảnh và gắn liền các hình thức nghệ thuật điện ảnh để tạo ra những bộ phim. Để phát triển cũng như các công đoạn làm, quảng bá, phân phối hình ảnh phim ra công chúng phải gắn kết với ngành công nghiệp và thương mại.
Từ khi được phát minh ngành điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim chuyên dùng để ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, các bộ phim đã được thay đổi, phát triển và được tạo ra với những ý đồ có tính chất văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật văn minh quan trọng. Nhờ đó mà điện ảnh cũng trở thành một loại hình giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật ngày nay. Thậm chí còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa – xã hội hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền mang tính chất đại chúng.
Nếu xét trên phương diện nghệ thuật ngành điện ảnh được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Các loại nghệ thuật trước đó được phân thành là âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, múa, thi ca và hội họa. Khi nhắc đến các bộ phim trình chiếu ở rạp hay những bộ phim trên đài truyền hình thì người ta thường nhắc đến điện ảnh. Những từ như “màn bạc, màn ảnh lớn” cũng được dùng để nói về ngành điện ảnh.
Phim nhựa là tên gọi khác của các phim điện ảnh và được phân biệt với video nó có độ dài ngắn khác nhau. Ngoài chất liệu phim nhựa thì ngành điện ảnh còn sử dụng nhiều chất liệu khác. Trên thực tế thì có rất nhiều phim truyền hình sử dụng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở các rạp kết hợp với công nghệ kỹ thuật số. Hiện nay hầu hết các phim điện ảnh cũng như các phim truyền hình sử dụng công nghệ này.
1.2. Ngành điện ảnh có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Từ khi ra đời, việc thực hiện công đoạn trình chiếu của các bộ phim đã trở thành một lĩnh vực nghệ thuật giải trí mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Việc anh em nhà Lumiere tiến hành thu tiền của khán giả khi vào xem những bộ phim đầu tiên mà hai người sản xuất và đem trình chiếu ở quán mang tên Grand Café tại Pháp đã đánh dấu sự ra đời của nền công nghiệp điện ảnh.
Ngày nay việc phát triển của nền công nghiệp điện ảnh dẫn đến rất nhiều các hãng phim cũng được thành lập ngày một nhiều. Những người thực hiện các vai diễn viên điện ảnh nhanh chóng trở nên nổi tiếng và thành những ngôi sao được rất nhiều khán giả và người hâm mộ yêu mến. Tại thủ đô nước Anh vào năm 1917, Sir Charles Spencer "Charlie" Chaplin được mệnh danh là vua hề Charlie Chaplin đã ký hợp đồng với mức lương kỷ lục thời đó là 1 triệu USD một năm mà chưa một ai đạt được.
Nghệ thuật điện ảnh hiện nay cũng giống như nhiều lĩnh vực khác đang được khai thác và phát triển rộng khắp toàn thế giới. Ta không thể không nhắc tới Hoa Kỳ, đây là một quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển bậc nhất thế giới với kinh đô thịnh vượng của nó ở Hollywood thuộc vùng tiểu bang California của đất nước này. Có lẽ bạn không thể tưởng tượng nổi một bộ phim của Hollywood có thể được đầu tư tới 200 triệu USD tương đương gần 5 nghìn tỷ VNĐ và để rồi thu về gần 2 tỷ USD như bộ phim “Titanic” nổi tiếng khắp thế giới. Bên cạnh đó không thể thiếu khu vực sản xuất nhiều phim nhất thế giới phải kể tới Mumbai với nhiều cảnh quay hấp dẫn, độc, lạ thuộc kinh đô Bollywood của tiểu vương quốc Ấn Độ.
Nói đến Việt Nam thì ngành công nghiệp điện ảnh ngày càng có nhiều tiến bộ và khởi sắc. Mang đến có khán giả những bộ phim ý nghĩa và kỹ xảo điện ảnh chuyển nghiệp như “Quỳnh búp bê, mẹ chồng nàng dâu,...”. Không chỉ mang tính chất giải trí mà nền công nhiếp điện ảnh Việt Nam đã thành công khi lồng ghép những thông điệp cuộc sống, những vấn nạn của xã hội ngày nay vào từng nhân vật cũng như nội dung phim.
1.3. Những yêu cầu của ngành nghệ thuật điện ảnh
1.3.1. Ngành điện ảnh không quan trọng bằng cấp
Trong lĩnh vực điện ảnh không nhất thiết đòi hỏi bạn phải có bằng cấp hay chuyên môn cao để có thể hoạt động và làm việc trong nghề này. Nếu bạn đam mê điện ảnh thì có rất nhiều con đường, cũng như công việc để bạn tiến đến với nó.
Tất cả các nghề nghiệp trong ngành điện ảnh đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có rất nhiều các diễn viên, các nhà quay phim sau này đều trở thành trợ lý đạo diễn thậm chí là đạo diễn. Cũng có rất nhiều đạo diễn chính là diễn viên hay biên kịch của một bộ phim.
Nói đến lĩnh vực giải trí ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các loại hình giải trí, mảnh đất của điện ảnh trong nước và quốc tế luôn là môi trường hấp dẫn, thu hút các bạn trẻ đầy đam mê và khát vọng thể hiện mình trước ống kính cũng như trước công chúng.
1.3.2. Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để phát triển trong ngành
Ngành nghệ thuật điện ảnh cũng giống như rất nhiều các ngành nghề khác đều có những yêu cầu riêng biệt cho mình. Để có thể làm việc cũng như thành công trên con đường nghệ thuật này bạn cần có:
- Khả năng sáng tạo, thể hiện tốt cảm xúc phù hợp với từng vai diễn
- Có tố chất tư duy nghệ thuật.
- Cần một bộ óc với trí tưởng tượng phong phú.
- Khả năng truyền đạt ngôn ngữ giao tiếp tốt, linh hoạt và chủ động trong mọi tình huống.
- Phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao, thời gian không cố định, đặc biệt là áp lực công việc lớn.
1.4. Những nghề nghiệp trong ngành điện ảnh mà bạn cần biết
1.4.1. Nghề nghiệp – Diễn viên
Đây là người không thể thiếu được trong tất cả các bộ phim. Thông qua các diễn viên để thể hiện những nhân vật có trong các bộ phim, các vở kịch sân khấu, hay các chương trình nghệ thuật khác được trình chiếu tại nhà hát lớn, hay tại các trung tâm đài phát thanh - truyền hình, tại các xưởng làm phim và các phương tiện truyền thông khác. Bằng cách thể hiện, kết hợp các ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, gương mặt, giọng điệu..., Họ biến những nhân vật được tưởng tượng viết trong kịch bản thành con người thật, như đã từng tồn tại đầy sống động và chân thực qua tác phẩm kịch, điện ảnh được dựng lên.
Các diễn viên phải thực hiện các công việc như là tham gia thử vai trong tác phẩm, phải nghiên cứu kịch bản để dễ nhập vào vai và hiểu vai diễn, phải học thuộc lời thoại, các động tác cũng như cử chỉ dưới sự hướng dẫn của đạo diễn. Họ được hóa trang phù hợp với hoàn cảnh vai diễn để thể hiện một cách hoàn nhất vai diễn đó trong tác phẩm điện ảnh mà mình được nhận.
Ngoài ra các diễn viên phải thường xuyên rèn luyện cơ thể, luyện thanh – giọng nói, tập thể hiện các biểu hiện xúc cảm khác nhau,.. để linh hoạt biểu diễn tốt hơn với từng loại vai diễn nhân vật được chọn. Có rất nhiều các vai diễn đòi hỏi các động tác vũ đạo hay võ công mà họ cần phải tập luyện rất nhiều lần mới thành thạo được.
Việc làm diễn viên khác với những nghề nghiệp không phải di chuyển như làm văn phòng, công sở, các công việc này không mang tính chất ổn định hay lặp lại, cũng không có lịch làm việc hay giờ làm cố định. Nghề diễn viên mang tính chất bấp bênh nhiều khi công việc dồn dập, lắm lúc lại thảnh thơi, nhàn rỗi. Với nhiều cảnh quay khó họ phải làm việc và quay ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt thậm trí lạnh, tuyết rơi mà vẫn phải cởi trần hay mặc mỏng manh.
Đối với một người diễn viên cần có những phẩm chất cần thiết như là ý chí quyết tâm, có khả năng biểu hiện xúc cảm tốt luôn chủ động luôn sáng tạo có khả năng ứng biến linh hoạt, bộ óc tưởng tượng phong phú và có khát vọng thể hiện bản thân. Đặc biệt là phải có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực cường độ lớn, công việc vất vả. Để thành công trong nghề này không thể thiếu được các yếu tố như sự chăm chỉ, tận tụy với công việc. Những công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp bởi những cái vỗ tay khi bạn diễn tốt hay những giọt nước mắt của khán giả khi vào đoạn đầy xúc động bị thương,...Được như vậy có nghĩa là bạn đã thành công với vai diễn và thành công trong sự nghiệp diễn xuất của mình.
1.4.2. Nhà đạo diễn trong quá trình làm phim
Cũng như để hoàn thành việc học thì cần có giáo viên, đối với mỗi bộ phim cũng vậy để sản xuất được cần phải có đạo diễn. Đạo diễn chính là người chỉ đạo chung tất cả toàn bộ quá trình sản xuất bộ phim hay còn chỉ đạo các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện tác phẩm như chỉ đạo ấm thanh, ánh sáng, diễn viên,... Đây là những người có trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng và tốt nhất để được trình chiếu trên màn ảnh, tivi hay các phương tiện truyền thông khác.
Người đạo diễn phải nghiên cứu kịch bản thật kỹ lưỡng để quyết định cách chuyển thành các bối cảnh, phối hợp cảnh quay, diễn xuất hợp lý với từng phân cảnh, hình ảnh... Họ phải lên kế hoạch, sắp xếp, thiết kế sân khấu hoặc khung cảnh trường quay, trang phục, hiệu quả âm thanh - ánh sáng. Tuyển và chọn diễn viên, phân vai diễn cho các nhân vật trong tác phẩm, kịch bản bằng cách xem thử vai, chỉ đạo diễn viên trong các buổi tập. Luôn hợp tác với các bộ phận của studio, dàn dựng cảnh sân khấu, diễn viên và các kỹ thuật viên trong quá trình tập luyện, biểu diễn và quan trọng nhất là bắt tay vào quá trình quay. Công đoạn cuối, sau khi quay xong đạo diễn chỉ đạo việc biên tập các cảnh phim bằng băng video lồng ghép thêm phần âm nhạc, chỉnh sửa bằng kỹ xảo điện ảnh hay bằng các hiệu ứng khác để tạo thành sản phẩm cuối cùng theo như đúng nội dung kịch bản.
Để trở thành một nhà đạo diễn giỏi bạn cần có những phẩm chất cần thiết như là khả năng sáng tạo có tính thẩm mỹ và có khả năng truyền đạt tốt. Điều quan trọng là khả năng lãnh đạo, quản lý - tổ chức tốt. Bạn phải luôn giữ được sự bình tĩnh trước áp lực của công việc, có nền tảng kinh nghiệm rộng và dày dặn về ngành công nghiệp phim ảnh cũng như phải liên tục cập nhập những yêu cầu thay đổi từng ngày về điện ảnh.
Những nhà đạo diễn thường làm việc trong các công ty chuyên sản xuất phim, trong các truyền hình, các công ty sản xuất băng, đĩa, ca nhạc...hay cho các nhà hát, các hãng phim, đài truyền hình trong nước và quốc tế. Cũng có rất nhiều người họ thích làm việc theo kiểu tự do, cá nhân không làm cho đơn vị hay công ty nào. Đạo diễn thuộc một trong những nghề mang tính cạnh tranh rất cao và đòi hỏi năng lực vượt trội của bản thân.
1.4.3. Nhà biên kịch – viết kịch bản phim
Các nhà biên kịch – viết kịch chuyên làm công việc biên kịch, viết kịch bản cho các vở diễn trên sân khấu, các bộ phim, các bản phát thanh - truyền hình và các sản phẩm truyền thông khác. Những kịch bản mà họ viết hay sáng tạo ra có thể bắt nguồn từ chính những ý tưởng của chính nhà biên kịch hoặc được chuyển thể từ một trích đoạn hay toàn bộ tác phẩm văn học của một nhà văn nào đó. Nhưng tất cả đều được viết cụ thể kết hợp nhiều chi tiết đổi mới nhưng nội dung chủ chốt không bị thay đổi.
Để có được một kịch bản phim tốt, đạt được những yêu cầu mà xã hội đang đòi hỏi thì bước đầu tiên nhà biên kịch phải làm là hình thành những ý tưởng mới lạ, độc đáo. Họ phải nghiên cứu, mổ xẻ vấn đề, ý tưởng, đi thu thập tư liệu về đề tài chủ đề do người biên kịch tự nghĩ ra hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Bước tiếp theo, nhà viết kịch bản lên khung và tổ chức chất liệu theo hướng sáng tác hoặc chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản. Công đoạn này bao gồm phần thoại, mô tả nhân vật, cử chỉ - hành động nhân vật, vận động bối cảnh diễn ra và kèm theo các thông tin cần thiết cho nhà sản xuất, đạo diễn, nhà quay phim có thể đọc hiểu dễ hình dung, dễ truyền đạt.
Khâu cuối cùng là hoàn thành kịch bản, nhà biên kịch chuyển kịch bản cho đoàn làm phim để cùng trao đổi, thảo luận, nhận xét, đánh giá, đưa ra những ý kiến phù hợp sửa lại kịch bản nếu cần thiết. Thông thường thì cần phải sửa lại kịch bản nhiều lần thì mới có thể phù hợp được với khung cảnh và hoàn cảnh làm việc hiện có.
Nhà biên kịch – viết kịch bản phim cũng giống như một nhà văn vậy. Họ cần có những tố chất cần thiết như khả năng sáng tạo, sáng tác tác phẩm văn học. Họ phải có khối lượng kiến thức lớn và sự hiểu biết về điện ảnh. Họ phải chuẩn bị tâm lý cao vì áp lực công việc lớn, độ căng về thời gian viết kịch bản. Tránh trường hợp bạn chơi rông dài, đến hạn nộp kịch bản mới vội vàng đi làm. Như vậy chất lượng kịch bản không tốt, làm ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của cả đoàn phim khi phải chỉnh sửa nhiều lần kịch bản.
1.4.4. Các nhà quay phim tại phim trường
Ta có thể hình dung đơn giản các nhà quay phim chuyên điều khiển các máy quay ở trường quay để ghi hình tất cả các cảnh quay trong bộ phim.
Những nhà quay phim phải kết hợp đồng nhất với đạo diễn bằng việc thảo luận với đạo diễn về việc sử dụng các ống kính, cách đặt các góc quay, hướng quay sao cho phù hợp. Họ phải chọn lựa, lắp ráp các thiết bị quay và phụ kiện đi kèm. Tiến hành kiểm tra âm thanh và ánh sáng có đạt đúng tiêu chuẩn không. Họ xem các cảnh qua kính ngắm, chỉnh ống kính phù hợp cảnh quay và ghi lại hình ảnh sắc nét. Phải luôn điều khiển thiết bị trong quá trình quay, đảm bảo việc quay có hiệu quả, chuyển máy quay và điều chỉnh phù hợp với cảnh quay. Tham khảo các ý kiến của các kỹ thuật viên khác như kỹ thuật viên bên ánh sáng hay bên âm thanh để đạt được kết quả như mong đợi. Họ có trách nhiệm giám sát các trợ lý quay trong suốt quá trình sản xuất phim.
Những người quay phim làm việc với tư cách một thành viên trong đoàn làm phim. Họ cũng thường phải làm việc với cường độ liên tục không kể là ban ngày hay ban đêm, thậm trí kỳ nghỉ cũng phải đi làm. Họ cũng liên tục phải di chuyển đi lại rất nhiều nơi, tới các điểm quay khác nhau phù hợp với từng cảnh quay trong kịch bản.
Là một nhà quay phim bạn phải có những cảm nhận tốt về hình ảnh, các góc tạo nên hình ảnh đẹp, có bộ óc tưởng tượng phong phú kết hợp với sự sáng tạo. Áp lực công việc đòi hỏi bạn phải có tính kỷ luật, sự kiên nhẫn, khả năng làm liên tục để bắt kịp tiến độ công việc đề ra.
1.4.5. Những người dựng phim
Người dựng phim là người đưa ra những quyết định về việc biên tập lại, gắn kết các đoạn phim, thực hiện quá trình cắt, ghép các cảnh đã quay với nhau để phục vụ cho việc diễn tả tâm trạng, tốc độ và các đoạn cao trào của phim. Để thực hiện được các công đoạn trên người dựng phim phải xem tất cả các đoạn phim để phân tích, đánh giá, lựa chọn các cảnh, các phân đoạn. Từ đó đưa ra quyết định cảnh nào cần được phát triển thêm và cảnh nào cần thực hiện quay lại.
Người dựng phim được quyền cắt bớt các đoạn, cảnh trong phim để có thể đảm bảo độ dài của phim theo yêu cầu. Đồng thời sắp xếp các cảnh quay theo thứ tự để đảm bảo tính hiệu quả tối đa của bộ phim. Người dựng phim còn phải kết hợp với các chuyên gia về điện ảnh khác thực hiện việc biên tập phần âm nhạc và các hiệu ứng, kỹ xảo hình ảnh làm cho bộ phim thêm sinh động và hấp dẫn thu hút khán giả.
Cũng giống như đạo diễn hay các nhà quay phim những người dựng phim làm việc trong các hãng sản xuất phim với tiến độ công việc căng thẳng. Họ thường xuyên phải làm ngoài giờ, thậm chí là làm thâu đêm cho kịp tiến độ.Những người làm nghề này đòi hỏi khả năng cảm nhận nghệ thuật tinh tế, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ cũng như khả năng làm việc theo nhóm là rất cao.
>>> Tham khảo thêm: Cũng là một ngành hot như Nghệ thuật - điện ảnh, phát triển thị trường đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, bạn có thể tìm việc làm Phát triển thị trường hot nhất, hấp dẫn nhất qua kênh thông tin tuyển dụng và tìm việc làm thuộc top đầu Timviec365.vn
2. Những câu hỏi cần trả lời về ngành nghệ thuật điện ảnh ngày nay
2.1. Làm thế nào để trở thành nhân viên dựng phim?
Để trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào ta không thể bỏ qua quá trình rèn luyện và ngành dựng phim cũng vậy.Dựa vào những kinh nghiệm đi trước của chính những chuyên viên dựng phim, nếu muốn bước chân vào nghề thì cách tốt nhất, tiết kiệm thời gian hiệu quả cũng như chi phí là nên đăng ký cho bản thân một khóa học dựng phim ngắn hạn. Kết thúc khóa học bạn nên xin vào thực tập tại các công ty truyền thông về phim ảnh nhằm tạo ra cơ hội cho bản thân rèn luyện, trải nghiệm và học hỏi thêm những điều mới mẻ trong chuyên ngành dựng phim. Quá trình thực tập này giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi bắt đầu bước vào sự nghiệp của mình.
2.2. Công việc cụ thể của một nhân viên dựng phim là gì?
- Bước đầu tiên là cần đọc kỹ kịch bản quay và tham gia vào cuộc thảo luận với đạo diễn để hiểu rõ được tầm nhìn, hướng đi của đạo diễn về bộ phim sắp quay.
- Bước hai là tham gia, có mặt tại các buổi ghi hình để nắm được cái nhìn tổng thể về các cảnh quay, từ đó hình thành trong đầu bố cục của bộ phim được thể hiện như thế nào.
- Bước ba cần phải lưu trữ, quản lý thật cẩn thận tất cả các dữ liệu phim đã quay xong nhằm phục vụ công tác dựng phim.
- Bước bốn là cẩn thận xem xét kỹ từng cảnh quay, từng footage cần thiết có trong bộ phim. Từ đó có thể lựa chọn ra những cảnh quay tốt nhất và sắp xếp thành những đoạn phim thô, tiến hành việc xâu chuỗi chúng lại theo một thứ tự, logic để hình thành nên một câu chuyện hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- Bước năm là làm việc với những người thực hiện việc biên tập hiệu ứng âm thanh, chèn nhạc, xử lý âm thanh, lồng lời thoại, tiếng động. Tiến hành chỉnh sửa, cân đối các thành phần này với nhau một cách hài hòa và thống nhất.
- Cuối cùng là xem lại phim, chỉnh sửa, hoàn thành tạo ra một bản dựng thô đưa cho các đạo diễn và nhà sản xuất xem trước. Tiếp thu các ý kiến của đạo diễn và nhà sản xuất để chỉnh sửa sao cho phù hợp và hoàn hảo nhất.
2.3. Để trở thành nhân viên dựng phim cần có tố chất và kỹ năng gì?
- Quá trình dựng phim là sự kết hợp giữa kỹ thuật và yếu tố nghệ thuật. Chính vì thế mà một người dựng phim cần phải có được hai kỹ năng chính đó là kỹ thuật làm phim và nghệ thuật làm phim. Hai kỹ năng này được học và làm quen khi bạn tham gia học khóa dựng phim tại các trường sân khấu điện ảnh.
- Cần có những kiến thức cơ bản về các ngành công nghiệp điện ảnh, sản xuất phim, có kiến thức, sử dụng thành thạo các phần mềm dựng phim.
- Phải có kiến thức tốt về nhiếp ảnh và kiến thức âm thanh trong công đoạn làm phim.
- Có khả năng làm việc độc lập khi cần thiết, có khả năng giữ bình tĩnh, tự tin trong điều kiện môi trường căng thẳng cao hay các tình huống khủng hoảng bất ngờ xảy ra.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, lưu loát để làm việc với các đạo diễn, các nhà quay phim, các biên tập viên âm thanh, biên tập viên hiệu ứng đặc biệt và nhà sản xuất âm nhạc trong toàn bộ quá trình dựng và hoàn thành phim.
- Phải biết cách kết hợp các cảnh quay trong phim với nhau theo trình tự, logic hay kết hợp chúng với các đoạn phim đã được tạo sẵn.
- Nhân viên dựng phim phải đảm bảo nguyên tắc làm việc là giúp truyền tải ý đồ nghệ thuật của đạo diễn qua bộ phim, chứ không đơn thuần là thực hiện việc dựng phim dựa trên quan điểm hay cái tôi cá nhân của người dựng phim.
- Cần có khả năng làm việc theo nhóm vì đoàn làm phim có nhiều vị trí khác nhau và có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy muốn trở thành một nhân viên dựng phim chuyên nghiệp bạn cần biết cách hợp tác với họ thật linh hoạt và ăn ý.
2.4. Nơi nào tuyển nhân viên dựng phim và tìm những tin tuyển dụng nhân viên dựng phim ở đâu?
Hầu hết các bạn theo chuyên ngành dựng phim khi ra trường đề có chung một câu hỏi là chỗ nào tuyển nhân viên dựng phim? Hay tìm những tin tuyển dụng liên quan chuyên ngành ở đâu? Bạn có thể tham khảo một số cách tìm việc làm nhanh dưới đây:
- Tìm các tin tuyển dụng thông qua các tờ báo tuyển dụng việc làm. Các nhà tuyển dụng thường hay tìm kiếm ứng viên bằng đăng những mẩu tin tuyển dụng trên các trang báo tìm việc làm hay rao vặt.
- Tìm việc thông qua những người thân, quen. Chắc hẳn khi học trong giảng đường nghệ thuật bạn cũng quen ít nhiều các anh chị khóa trên. Nhờ vào những mối quan hệ đã được tạo dựng đó bạn hỏi thăm nhưng đơn vị làm phim đang cần tuyển nhân viên dựng phim. Từ đó có thể chủ động nộp hồ sơ xin việc.
- Tìm các tin tuyển dụng trên mạng xã hội như trên facebook, bạn dễ dàng thấy được các tin tuyển dụng vị trí mình cần tìm trên các fanpage, hội nhóm có tên chuyên ngành liên quan đến điện ảnh – đạo diễn – diễn viên – dựng phim,...
- Tìm việc trên các trang chuyên về việc làm. Lưu ý khi bạn tìm việc trên các trang tìm việc làm phải chọn những địa chỉ trang uy tin, chất lượng tốt ví dụ như trang Timviec365.vn đang đứng top đầu về việc làm. Bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản trên trang Timviec365.vn chọn mục nghề nghiệp – nhân viên dựng phim, khu vực mong muốn làm việc và ấn vào tìm kiếm. Một loạt các tin tuyển dụng của các công ty đang cần tuyển gấp vị trí nhân viên dựng phim được hiển thị nên. Bạn dựa vào nội dung công việc, yêu cầu công việc được đăng trong tin tuyển dụng xem xét đơn vị nào phù hợp nhất với bản thân bạn nộp hồ sơ ứng tuyển theo địa chỉ đăng kem.
Ngoài ra bạn muốn các hãng làm phim chủ động liên hệ đến bạn không mất công phải kiếm việc làm. Điều này rất đơn giản bạn chỉ cần lên các trang tìm việc tạo CV xin việc điền đầy đủ thông tin các nhân cũng như kinh nghiệm, chuyên ngành làm việc của mình, địa chỉ liên hệ,...Ví dụ như bạn lên website Timviec365.vn đăng ký tài khoản ứng viên vào phần tạo CV chọn cho mình mẫu CV đẹp mắt, đơn giản, điền các thông tin dựa theo các phần đã có sẵn nếu thiếu bạn cần bổ sung theo chuyên ngành cho đầy đủ. Tạo xong bạn upload CV trên trang và ngồi đợi các nhà tuyển dụng liên hệ với bạn.
2.5. Làm thế nào để tuyển phụ việc làm phim?
Chung tình trạng giống rất nhiều ngành nghề khác, các đoàn làm phim cũng gặp ít nhiều khó khăn trong việc tuyển các nhân viên phụ việc trong đoàn. Công đoạn làm phim rất vất vả với rất nhiều dụng cụ quay phim hay máy móc. Vậy nên mới cần tuyển dụng số lượng lớn nhân viên phụ việc. Tiết kiệm được chi phí tuyển dụng là một phần nhưng làm sao để có thể tuyển đủ số lượng như yêu cầu là vấn đề đang được đặt ra.
Hiện nay có rất nhiều đoàn phim đã sử dụng các dịch vụ việc làm để đăng tin tuyển dụng cũng như tìm ứng viên với chất lượng, chi phí hợp lý. Như công ty TNHH truyền thông và thương mại sức sống mới đã lựa chọn Timviec365.vn là một trong những đơn vị hỗ trợ kết hợp trong kế hoạch tuyển dụng của mình. Mới đây công ty đã ký kết hợp đồng dịch vụ việc làm với Timviec365.vn với thời hạn trong năm 2020. Đã tiến hành đăng tin tuyển dụng nhân viên phụ việc làm phim với số lượng 15 người với nội dung như:
- Không yêu cầu kinh nghiệm.
- Không yêu cầu bằng cấp.
- Làm việc toàn thời gian cố định.
- Không yêu cầu giới tính.
Công việc cần thực hiện:
- Làm công việc của một phụ quay bao gồm các khâu chuẩn bị máy quay, các dây cắm và giữ gìn, bảo quản máy của công ty trên trường quay. Ngoài ra còn thực hiện các yêu cầu khác của việc quay phim.
- Thực hiện và hoàn thành các công việc do người quản lý trực tiếp giao trong quá trình làm phim.
- Các vấn đề khác sẽ trao đổi cụ thể khi đến phỏng vấn.
Các phúc lợi được hưởng:
- Trực tiếp tiếp xúc và học hỏi những kinh nghiệm quay phim từ các anh quay phim giàu kinh nghiệm, làm việc lâu năm.
- Được hoạt động và làm việc trong môi trường tốt, nhiệt tình và năng động.
- Được hưởng tất cả các chế độ phúc lợi theo luật định của công ty đề ra.
Các yêu cầu cần có trong công việc:
- Cần có sự nhiệt tình trong công việc.
- Cần có sự siêng năng và chăm chỉ, hoạt bát.
- Cần có sự ham học hỏi, tiếp thu công việc tốt.
Yêu cầu hồ sơ gồm có:
- Tờ đơn xin việc viết tay hoặc đánh máy.
- Sơ yếu lý lịch có dấu xác nhận của xã phường có thẩm quyền.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe đã được xác nhận của xã phường.
- Các bằng cấp có liên quan mang bản photo nếu có.
2.6. Để trở thành nhà quay phim cần những gì?
Do làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, điều đầu tiên những nhà quay phim cần phải có đó là sự nhạy cảm trong tâm hồn của một người nghệ sĩ. Cần phải tạo cho bạn thói quen quan sát, nhớ , ghi nhận tất cả những điều đẹp đẽ giữa cuộc sống đời thường và cảm nhận thật tỉ mỉ từng sự thay đổi tinh tế nhất của sự vật, sự việc đang diễn ra. Ngoài ra để trở thành nhà quay phim bạn cần có cho mình các tố chất khác như:
- Bạn phải có một tâm hồn luôn rộng mở, biết cảm thông, đồng cảm với số phận, cuộc đời của con người, sự vật, sự việc.
- Có khả năng, con mắt thẩm mỹ tốt.
- Bạn cần nhạy cảm với ánh sáng, các khung hình chuyển động, những màu sắc muốn truyền lại cảm nhận ấy cho mọi người đặc biệt là người xem – các khán giả.
- Khả năng phân tích hình ảnh, sự việc.
- Yêu nghệ thuật,có hứng thú tìm tòi kỹ thuật, luôn trau dồi các kiến thức, học cách sử dụng và xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình quay phim.
- Cần có một sức khỏe dẻo dai, để có thể làm việc với cường độ cao trong một thời gian liên tục, áp lực công việc căng thẳng.
2.7. Việc làm dịch phim có khó khăn như nhiều người nghĩ?
Đúng với những điều mà mọi người đang nghĩ về dịch phim là một công việc rất khó khăn và đầy thử thách. Nếu bạn hoàn thành tốt công việc được giao, đồng nghĩa bản dịch phim đó có tiềm năng thu hút sự chú ý của các kỹ thuật viên điện ảnh hay những nhà phê bình điện ảnh trong nước. Nhưng nếu bạn kém cỏi dịch ra nội dung lủng củng thiếu chuyên nghiệp thì bản dịch bộ phim có thể biến chính bộ phim tình cảm, lãng mạn trở thành một bộ phim nghiêm túc, khô cằn và nhàm chán. Những nó cũng có các khía cạnh khác của chuyên ngành mà ít nhân viên dịch thuật nào làm được trong việc dịch phim.
Hiện nay, nghề biên dịch phim thuộc một trong top những nhóm nghề khá nổi tiếng và đang được giới trẻ ưa chuộng. Khi các bạn xem những bộ phim nước ngoài thường thấy các phụ đề bằng tiếng việt rất rõ ràng để bất kì một ai xem cũng hiểu rất được nội dung bộ phim. Đương nhiên không phải tự động tự phiên dịch từ tiếng nước ngoài thành ngôn ngữ tiếng Việt mà bạn có thể đọc được. Tất cả các câu thoại đều phải được biên dịch ra.
2.7.1. Những đặc điểm của nghề biên dịch phim
Nghề phiên dịch nói chung và nghề biên dịch phim nói riêng, khác nhau ở điểm người làm nghề biên dịch phim họ sẽ phải nghe phim hay đồng các văn bản lời thoại trong phim để chỉnh sửa thành ngôn ngữ cần thiết dịch.
Ngành biên dịch thì cần chú trọng tới văn phong dạng viết sao cho phù hợp với nội dung của bộ phim, dịch làm sao để thật sát với thực tế để người xem phim – các khán giả có thể dễ đọc, hiểu nhất.
Khi ta đem so sánh về độ khó thì nghề biên dịch phim có phần khó khăn không kém nghề phiên dịch là mấy. Xét cho cùng thì nghề phiên dịch phim có lợi thế hơn vì có thời gian nhiều hơn để suy nghĩ, trau chuốt câu từ để biên dịch cho chuẩn sát. Bên cạnh đó nghề này lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng phân tích và giải nghĩa hợp lý. Đặc biệt nhất là trong các phân đoạn phim cần giải thích dài dòng. Đôi khi dịch sai đi một chi tiết nhỏ thì khán giả sẽ rất dễ hiểu lầm thành vấn đề khác.
2.7.2. Nghề biên dịch cần có những kỹ năng gì?
Đối với nghề biên dịch phim, họ rất chú trọng vào kỹ năng viết. Điều cần lưu ý là viết như thế nào để người đọc có thể hiểu ngay, nhanh các vấn đề đang xảy ra trong phim, cần phải biết đơn giản hóa câu chữ. Thời gian hiển thị của mỗi đoạn dịch trên phim thường xuất hiện khá ngắn chỉ khoảng mấy giâu. Nếu viết dài, diễn giải lôi thôi khán giả chưa đọc được hết sẽ tính là chưa tối ưu hóa nghĩa dịch.
Ngoài khả năng biên dịch sao cho thật sát với ngữ nghĩa, họ còn cần biết sử dụng các thuật trong tiếng Việt như cách giản lược câu từ để tối ưu nội dung sao cho thật ngắn, dễ đọc mà vẫn diễn tả, truyền đạt được đầy đủ nội dung nguyên bản.
Từ tất cả những yếu tố trên mà nghề biên dịch phim được xếp vào loại ngành nghề phiên dịch khá khó khăn và không hề dễ dàng thành công một chút nào. Khi mà ngày nay thị trường phim đang rất phát triển thì càng có nhiều bộ phim nước ngoài, nổi tiếng được thịnh hành, du nhập về Việt Nam thì ngành nghề biên dịch này càng được tìm kiếm và săn đón cao. Đây cũng là một ngành có cơ hội phát triển lớn trong tương lai mà thế hệ trẻ có thể đầu tư.
Trên đây là những cái nhìn toàn cảnh về ngành nghệ thuật điện ảnh mà bạn đang thắc mắc và cần câu trả lời. Thông qua bài viết này muốn các bạn hãy lựa chọn cho mình một công việc phù hợp cũng như cách tìm việc hiệu quả để có thể vững bước trên con đường sự nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
+ Xem thêm