Tổng hợp việc làm Nông Nghiệp - Lâm Nghiệp - Ngư Nghiêp mới nhất
Mẫu CV Nông - Lâm - Ngư nghiệp đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnĐịa điểm
Công ty
Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp luôn trong tình trạng khát nhân lực. Vì thế, những ai theo học và tốt nghiệp các ngành này thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Để nhanh chóng tìm việc làm tốt và phù hợp với mình, các bạn cần có những hiểu biết nhất định về ngành này.
1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP
Việc làm Nông - Lâm - Ngư nghiệp
1.1. Điều kiện lao động
- Chịu được áp lực cao trong công việc, thời tiết, khí hậu
- Chấp nhận những rủi ro do thiên tai (bão lũ, hạn hán, sâu bệnh hại…) có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người năng suất và thu nhập.
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống và có sự hiểu biết về pháp luật: không được săn bắn các loài động vật quý hiếm, không đánh bắt cá hàng loạt, không đốt rừng bừa bãi, không khai thác gỗ một cách bất hợp pháp…
1.2. Yêu cầu chung của nghề nông lâm ngư nghiệp
- Có niềm đam mê, yêu thích đối với nghề
- Có trình độ và nắm vững các kiến thức sinh học, hóa học, các kỹ thuật nông nghiệp…
- Đảm bảo sức khỏe dẻo dai, ổn định đáp ứng yêu cầu lao động, có khả năng làm việc ngoài trời.
1.3. Đối tượng nào không nên làm nghề?
Những người mắc các bệnh như sau không nên theo nghề Nông – lâm – ngư nghiệp:
- Người mắc bệnh phổi
- Người mắc bệnh suy thận mãn tính
- Người mắc bệnh đau cột sống, thấp khớp
- Người mắc các bệnh ngoài da
- Những người bị khèo tay, khèo chân, gẫy chân tay
- Người bị rối loạn tiền đình
1.4. Vai trò của ngành nông lâm ngư nghiệp
Đối với nền kinh tế quốc dân, ngành Nông – lâm – ngư nghiệp đóng góp vai trò đáng kể, đặc biệt quan trọng, bao gồm:
- Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp cung cấp lượng lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Đồng thời cung cấp những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
- Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
2. THỰC TRẠNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM NGHỀ NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
2.1. Ngành Nông nghiệp
2.1.1. Kỹ sư ngành nông nghiệp làm gì?
Trở thành kỹ sư nông nghiệp, các bạn sẽ phải làm việc trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng hoặc các trang trại chăn nuôi. Khi bạn trở thành kỹ sư nông nghiệp, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn nghề nghiệp của mình: Kỹ sư trồng trọt và kỹ sư chăn nuôi. Sau đây là chi tiết các công việc của kỹ sư nông nghiệp:
Kỹ sư nông nghiệp làm gì?
+ Đối với việc làm kỹ sư nông học
Những người theo học việc làm kỹ sư cây xanh, việc làm bảo vệ thực vật… sẽ nghiên cứu về những loại cây trồng, sự phát triển của tất cả những loại cây trồng, bao gồm: yếu tố về dinh dưỡng (ánh sáng, nhu cầu nước, nhiệt độ cần thiết…), những mối đe dọa từ cấc loại sâu bệnh hại, cỏ dại…
Việc làm kỹ sư trồng trọt không hề đơn giản, đòi hỏi người kỹ sư có tính tỉ mỉ, cẩn thận, có niềm đam mê đối với công việc. Đồng thời, không ngại khó, không ngại vất vả để nghiên cứ ra những thành tựu mang tính khoa học mới, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển hơn.
+ Đối với việc làm kỹ sư chăn nuôi
Những bạn nào đang có nhu cầu tìm việc làm chuyên ngành thú y thì cần nắm vững được những công việc của một kỹ sư trồng trọt. Những kỹ sư chăn nuôi hướng tới đối tượng là các loài vật gia cầm, gia súc…
Họ có nhiệm vụ nghiên cứu ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng những loại vật nuôi đảm bảo chúng phát triển toàn diện. Đồng thời, họ sẽ nghiên cứu ra những cách phối giống vật nuôi sao cho đạt hiệu quả nhất, đem lại nguồn năng suất cao nhất trong quá trình chăn nuôi.
2.1.2. Xin việc ngành nông nghiệp ở đâu?
Cơ hội việc làm ngành kinh tế nông nghiệp rất đa dạng. Những người tốt nghiệp ngành nông học có thể xin vào làm việc tại các Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp, các Viện nghiên cứu nông nghiệp, các Viên sinh học nhiệt đới, các Sở nông nghiệp & Phát triển nông thôn…
Bên cạnh đó, các bạn có thể vào làm việc tại các công ty chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp. Hiện nay, rất nhiều các công ty nông nghiệp đang tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp như: Công ty thuốc bảo vệ thực vật ADC tuyển dụng, các khu nông nghiệp công nghệ cao tuyển dụng.
Những cơ sở này luôn có nhu cầu tuyển dụng ngành khoa học cây trồng với đội ngũ nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu mà họ đặt ra, nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng đến tay người dùng, đưa ra những ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp người dân có thể ứng dụng trong sản xuất.
2.1.3. Đối tượng được tuyển dụng ngành nông nghiệp
Ngành Nông nghiệp có nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, đồng thời cũng do tính chất công việc nên nhiều phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả nam lẫn nữ đều có thể xin việc làm nông nghiệp.
Tuy nhiên, tùy vào tính chất công việc và những lĩnh vực kinh doanh sản xuất của các công ty chế biến nông sản mà có nhu cầu tuyển dụng khác nhau. Có những công ty, doanh nghiệp chỉ tuyển dụng nam giới, đặc biệt là vị trí nhân viên thị trường.
Bạn có thể xin việc làm kỹ sư nông nghiệp tại Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Nghệ An… Hoặc nếu bạn nào đủ tự tin và đủ điều kiện thì có thể tự thành lập công ty sản xuất và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dù là đối tượng nào làm kỹ năng nông nghiệp thì người làm nghề cũng cần đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, niềm đam mê đối với công việc.
2.1.4. Tố chất cần có của kỹ sư nông nghiệp
Để trở thành một kỹ sư nông học chuyên nghiệp thì người kỹ sư nông nghiệp cần rèn luyện những tố chất như sau:
+ Kiến thức, nhiệm vụ cần đáp ứng được:
- Cải thiện thu nhập của người nông dân
- Tìm hiểu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật mới
- Bảo vệ môi trường
- Quản lý và sản xuất, mua bán các nông sản.
+ Kỹ năng:
- Các kỹ sư nông nghiệp cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc độc lập
- Có khả năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến nông học, bảo vệ thực vật , môi trường sống xung quanh
- Có cách hướng dẫn người dân thâm canh và sản xuất bền vững
- Ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Thái độ và hành vi:
- Kỹ sư nông học cần nhận thức đúng đắn về đường lối, các đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước
- Có ý thức, trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, có đạo đức, thái độ tích cực.
2.1.5. Mức lương đối với kỹ sư nông nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp trên khắp các khu vực tỉnh thành rất lớn, nhưng dường như nhu cầu này lại tỷ lệ nghịch với số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp ngành này.
Chúng ta có thể thấy được nhu cầu tuyển kỹ sư nông nghiệp hiện nay là rất nhiều. Các công ty, xí nghiệp chế biến nông sản nông nghiệp liên tục đăng tin tuyển dụng nhân lực ngành này trên các trang web tuyển dụng, hoặc trên trang website trực tiếp của họ.
Các sinh viên theo các ngành: Trồng trọt, khoa học vườn, bảo vệ thực vật… ra trường đều có cơ hội việc làm ngay với mức lương khởi điểm mà họ nhận được rơi vào 4 – 6 triệu vnđ/tháng.
2.1.6. Học ngành nông nghiệp học ở đâu?
Hiện nay, trên cả nước có hơn 10 trường Đại học và Cao đẳng có các ngành đào tạo nông – lâm ngư nghiệp, có khá nhiều các trường Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, các Trung tâm dạy nghề có đào tạo nghề nông – lâm nghiệp.
Chúng ra có thể kể tới một số trường Đại Học nổi tiếng có đào tạo ngành Nông nghiệp như:
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên)
- Trường Đại học Hải Phòng
- Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
- Trường Đại học Nông Lâm t.p Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Cần Thơ
Bên cạnh đó, những bạn yêu thích và có niềm đam mê tìm hiểu về các ngành nông nghiệp có cơ hội đi du học tại Úc, Mỹ…
2.2. Ngành Lâm nghiệp
2.2.1. Kỹ sư ngành Lâm nghiệp làm gì?
Kỹ sư lâm nghiệp đảm nhiệm nhiều công việc vô cùng quan trọng có liên quan đến phát triển và bảo vệ rừng trên cả nước. Tùy vào vị trí làm việc và đặc điểm của từng cơ quan tuyển dụng kỹ sư chế biến lâm sản mà mỗi người sẽ đảm nhận một công việc khác nhau.
Dưới đây là một số công việc cơ bản mà các kỹ sư lâm nghiệp đảm nhận:
- Kiểm tra diện tích rừng: nắm rõ diện tích của từng khu vực rừng được phân công
- Vẽ bản đồ rừng, chụp ảnh toàn bộ bản đồ rừng
- Đánh giá về thực trạng rừng, đưa ra những hướng giải quyết cho từng khu vực: thiên tai, đất đai
- Công tác quy hoạch: thu hoạch gỗ và vận chuyển, trồng cây gây rừng, chăm sóc cây trồng khỏi tác hại của môi trường và sâu bệnh hại…
- Quy hoạch các khu vui chơi và cảnh quan rừng: các khu rừng nguyên sinh, các vườn sinh thái và sinh vật cảnh…
- Tư vấn việc lựa chọn và sử dụng máy móc cho lâm nghiệp.
2.2.2. Xin việc ngành Lâm nghiệp ở đâu?
Những kỹ sư lâm nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở, họ có thể xin vào làm việc tại các Chi cục kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm, làm việc trong các Viện khoa học lâm nghiệp, các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương.
Hoặc, họ cũng có thể làm việc bên ngoài tại các lâm trường, tham gia vào những dự án của ngành Quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư lâm sinh khá phong phú, bạn có thể tìm hiểu các thông tin công ty lâm nghiệp tuyển dụng ngay tại địa phương để dễ dàng có định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai của mình. Bài viết cũng xin gợi ý về thông tin công ty Cổ phần lâm nghiệp tháng năm tuyển dụng kỹ sư chế biến lâm sản liên tục. Bạn có thể tìm hiểu về công ty này để nâng cao cơ hội việc làm.
2.2.3. Đối tượng được tuyển dụng ngành Lâm nghiệp
Ngành Lâm nghiệp liên quan đến rừng và những công việc liên quan đến bảo vệ hệ sinh thái rừng, trồng rừng… Chính vì thế, đối tượng được tuyển dụng nhiều đối với các ngành Lâm nghiệp chủ yếu là Nam vào các vị trí chuyên viên làm việc tại phòng Quản lý và Bảo vệ rừng, đội kiểm lâm đặc nhiệm. Đối tượng là nữ được tuyển dụng như tỷ lệ ít hơn, làm việc ở vị trí chuyên viên của phòng Thanh tra, pháp chế và phòng Quản lý, bảo vệ rừng.
2.2.3.1. Điều kiện chung được tuyển dụng ngành Lâm nghiệp
- Là công dân của đất nước Việt Nam, hộ khẩu thường trú tại Việt Nam
- Có đơn ứng tuyển: có lý lịch rõ ràng, có văn bằng/chứng chỉ phù hợp với các yêu cầu của các vị trí dự tuyển
- Không có tiền án tiền sự
- Không bị dị tật, không mắc các tai tệ nạn xã hội, không nghiện ma túy…
2.2.3.2. Hồ sơ dự tuyển ngành Lâm nghiệp gồm những gì?
- Đơn xin dự tuyển
- Hồ sơ, lý lịch cá nhân mẫu 2C
- Các loại văn bằng, chứng chỉ có liên quan phô tô (có công chứng)
- Giấy khám sức khỏe
- 2 ảnh thẻ (4x6) chứa trong phong bì dán tem, có ghi rõ địa chỉ cơ quan tuyển dụng.
2.2.4. Tố chất cần có của kỹ sư Lâm nghiệp
Là một kỹ sư Lâm nghiệp, các bạn cần có những tố chất cơ bản sau:
- Có tình yêu đối với thiên nhiên và môi trường
- Luôn có tinh thần hòa hợp với thiên nhiên
- Có tình yêu mến đối với động vật, vật nuôi và cây trồng
- Có khả năng phân loại các loài động thực vật
- Năng động, năng nổ tham gia các hoạt động tập thể ngoài môi trường
- Nghiên cứu, thu thập những kiến thức, thông tin và khía cạnh khác nhau của môi trường tự nhiên
2.2.5. Mức lương đối với ngành Lâm nghiệp
Những công việc của ngành Lâm nghiệp khá vất vả và phải tiếp xúc với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của môi trường như: Mưa, nắng, bão lụt… Nhất là những kiểm lâm viên thường xuyên phải đi kiểm tra toàn khu vực rừng được phân công, phát hiện những dấu hiệu bất thường… dù trời nắng hay mưa bão thì họ vẫn cần phải hoàn thành nhiệm vụ. Đó là chưa kể tới những nguy hiểm rình rập từ những tên lâm tặc, thú dữ..
Do tính chất công việc khá là phức tạp nên mức lương của các kỹ sư trong ngành Lâm nghiệp cũng sẽ khác nhau tùy vào từng vị trí, công việc. Mức lương của ngành nghề này dao động từ 7 – 15 triệu vnđ/tháng.
Đối với các kỹ sư có trình độ cao được đi du học nước ngoài, có trình độ quốc tế thì mức lương có thể lên tới vài chục triệu tương đương với những gì họ đóng góp cho ngành Lâm nghiệp nước nhà.
2.2.6. Học ngành Lâm nghiệp học ở đâu?
Những bạn có niềm yêu thích với Lâm nghiệp và muốn theo học ngành này thì có thể học tại các trường như:
- Đại học Nông Lâm Huế
- Đại học Nông Lâm T.p Hồ Chí Minh
- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Đây đều là những trường đại học nổi tiếng, có uy tín về đào tạo ngành Lâm nghiệp, đào tạo ra những kỹ sư các chuyên ngành Lâm nghiệp để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên toàn đất nước.
2.3. Ngành thủy sản
2.3.1. Kỹ sư ngành thủy sản làm gì?
Một số công việc cơ bản của ngành Thủy sản như sau:
- Nuôi các loại cá, tôm,… bằng những kỹ thuật tiên tiến
- Nuôi các loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao (rắn ri voi, cá chình, cá kiềng…).
- Chăm sóc và phối giống cá tự nhiên, nhân tạo
- Quan sát, kiểm tra thường xuyên tình hình sức khỏe của các loài thủy sản, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh.
2.3.2. Xin việc ngành thủy sản ở đâu?
2.3.2.1. Nhu cầu tuyển dụng ngành thủy sản
Tại Việt Nam, thủy sản là một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn của đất nước, được Nhà nước chú trọng đầu tư, có vai trò quan trọng, là sản phẩm xuất khẩu top đầu mang lại nguồn tiền tệ lớn, góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động.
Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có quy mô lớn, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào chế biến thủy sản, mang các sản phẩm vươn xa ra các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, các nước EU…
Từ những tiềm năng lớn mạnh này, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chế biến thủy sản vô cùng to lớn, lớn cả về số lượng và chú trọng về chất lượng.
2.3.2.2. Cơ hội việc làm của kỹ sư ngành thủy sản
Những Kỹ sư ngành thủy sản sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan Nhà nước, những cơ sở giáo dục cấp bậc Đại học và Trung học phổ thông có liên quan đến lĩnh vực thủy sản.
Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản có khả năng đảm nhiệm các công tác quản lý, điều hành sản xuất, công việc kinh doanh, trở thành các cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư, cán bộ thị trường và cán bộ quản lý.
Các bạn còn có thể làm việc tại các công ty tư nhân kinh doanh và nuôi trồng thủy hải sản, làm việc tại các tổ chức quốc tế về Nông – lâm – ngư nghiệp. Hoặc các bạn cũng có thể xin vào làm tại các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ…
Kỹ sư ngành thủy sản sau khi tốt nghiêp ra trường, có thể tạo và tải CV miễn phí để nộp vào các viện, các trung tâm thủy sản. Tại đây, các bạn có cơ hội được làm việc đúng với những gì mình đã học. Các bạn có nhiều cơ hội việc làm thủy sản An Giang, hoặc có thể nộp CV xin việc làm thủy sản tại tphcm với nhiều cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tại Hồ Chí Minh, các bạn có cơ hội việc làm thủy sản Việt Linh. Đây là công ty Công nghệ sinh học, có nhu cầu tuyển dụng nhiều kỹ sư ngành thủy sản để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin và hỗ trợ người dân trong chế biến thủy sản.
2.3.3. Đối tượng được tuyển dụng ngành thủy sản
Ngành thủy sản là ngành có nhu cầu tuyển dụng khá lớn, cơ hội việc làm đa dạng với các công ty, doanh nghiệp và nhà máy chế biến thủy sản. Nhu cầu lớn và tính chất công việc cũng phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả nam và nữ tốt nghiệp các chuyên ngành về thủy hải sản.
Yêu cầu đối với các kỹ sư thủy sản dự tuyển ngành thủy sản:
- Tốt nghiệp trình độ Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường có đào tạo chuyên ngành Thủy sản.
2.3.4. Tố chất cần có của kỹ sư ngành thủy sản
+ Về chuyên môn
- Thành thạo về kỹ thuật sinh sản, nuôi trồng một số loài thủy hải sản
- Thành thạo những thiết bị sản xuất thức ăn thủy sản, kiến thức về sinh sản của các loài thủy hải sản.
- Có khả năng phân tích về môi trường nước và dinh dưỡng đối với các loài thủy hải sản.
- Có khả năng phân tích, nhận diện và chẩn đoán những tác nhân gây bệnh, cũng như sử dụng các loại thuốc hóa chất trong công tác phòng và trị các bệnh thường gặp.
- …
+ Về phẩm chất đạo đức
- Chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước
- Có thái độ làm việc nghiêm túc, tính cách trung thực, thật thà
- Tạo được niềm tin đối với các đồng nghiệp và những đối tác trong các mối quan hệ nghề nghiệp
- Có tinh thần học hỏi, phấn đấu và tim hiểu những kiến thức mới, học hỏi những kỹ thuật tiên tiến những lĩnh vực và ngành nghề này
- Năng nổ, siêng năng và ham học hỏi
- …
2.3.5. Mức lương đối với kỹ sư ngành thủy sản
Tùy vào từng công việc mà các kỹ sư được đào tạo chuyên ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản có mức lương khác nhau. Mức lương chung của ngành này khá ổn định, các bạn sẽ có cơ hội nhận được mức lương từ 8 – 12 triệu vnđ/tháng.
Đối với các chủ kinh doanh thủy sản, với những loài đặc sản, họ có thể thu về hàng chục triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng hàng tháng. Như vậy, mức thu nhập của những người theo ngành này khá ổn định.
2.3.6. Học ngành thủy sản ở đâu?
Ngành Thủy sản của nước ta rất phát triển, nhu cầu tuyển dụng có ở khắp mọi nơi trên cả nước. Chính vì thế mà nhu cầu theo học và đào tạo ngành Thủy sản vô cùng lớn, nhằm đáp ứng được chất lượng đầu ra vào làm việc có hiệu quả tại các cơ sở liên quan đến ngành này.
Trên cả nước có hơn 50 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo nghề liên quan đến ngành nuôi trồng & chế biến thủy sản. Bên cạnh đó, các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề cũng đào tạo ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Một số trường đào tạo chuyên ngành Thủy sản nổi tiếng có thể kể tới như:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
- Đại học Nha Trang (tiền thân là Đại học Thủy sản Nha Trang)
- Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Thủy sản - ĐH Cần Thơ.
3. TẠI SAO NÊN CHỌN NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP?
Ngành Nông – Lâm – Nghiệp là ngành khiến nhiều người lầm tưởng, các bậc phụ huynh và học sinh đều nghĩ rằng đó là ngành vất vả, chân lấm tay bùn, ra trường làm ruộng, trồng rừng, đánh bắt cá.
Thế nhưng, đó là vì họ còn chưa hiểu hết được tính chất công việc và cơ hội việc làm của ngành này. Dựa vào nhu cầu của con người trong đời sống xã hội, rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất và chế biến ngành này xuất hiện.
Tại sao bạn nên chọn ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp?
Rất nhiều sản phẩm được sử dụng hàng ngày trong đời sống có liên quan đến Nông – Lâm – Ngư nghiệp như: Thực phẩm ăn hàng ngày, đồ dùng gia dụng (bàn ghế, tủ giường, gỗ làm nhà cửa, đồ nội thất, rau sạch…).
Đây là lý do khiến nhiều cơ sở kinh doanh, các cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy sản xuất và chế biến… có nhu cầu tuyển dụng nhân lực với số lượng vô cùng lớn.
Chính vì vậy, những bạn theo học ngành này ra trường không lo thất nghiệp, có mức thu nhập ổn định. Thậm chí, còn có những doanh nghiệp lớn còn đặt hàng các sinh viên từ trước khi các bạn tốt nghiệp để đảm bảo nguồn nhân lực đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Chọn ngành Nông - Lâm – Ngư nghiệp sẽ giúp các bạn có cuộc sống ổn định, có định hướng tương lai rõ ràng hơn so với những ngành nghề khác. Đồng thời còn giúp bạn có cơ hội khởi nghiệp nhanh chóng.
4. TÌM VIỆC LÀM NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh, các cơ quan, tổ chức,… có nhu cầu tuyển dụng lớn đối với nguồn nhân lực ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Thế nhưng, rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường không biết làm thế nào để tìm được công việc.
Ví dụ, những bạn sinh sống tại Bình Dương, sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành này thì có nhu cầu tìm việc, nhưng lại không biết tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp tại Bình Dương như thế nào. Hoặc đối với các bạn có nhu cầu tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp tại Đà Nẵng, Nghệ An… cũng vậy.
Sau đây, Timviec365.vn sẽ bật mí cho các bạn một số cách tìm việc làm thông minh và nâng cao cơ hội trúng tuyển nhất:
Tìm việc làm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp như thế nào?
4.1. Tìm việc làm trên website tuyển dụng
Công nghệ phát triển khiến cho hàng loạt những công việc liên quan việc làm thương mại điện tử và hàng loạt những ứng dụng của nó đã làm cả thế giới thay đổi phương thức tiếp cận thông tin, phương thức thanh toán... từ đó kéo theo một loạt ngành nghề cũng phát triển theo. Trong đó không thể không thể phủ nhận sự đóng góp trong ngành Nông - Lâm - Ngư Nghiệp.
Bằng chứng là hiện nay, thị trường việc làm không chỉ mở rộng với các hình thức tìm việc truyền thống, nó còn được mở rộng và bùng nổi với xu thế tìm việc lớn bằng hình thức tìm việc làm online trên các trang website tuyển dụng.
Rất nhiều trang tuyển dụng trực tuyến được ra đời và giúp các bạn dễ dàng kết nối với các nhà tuyển dụng trên cả nước đang có nhu tuyển nhân lực các ngành Nông – lâm – ngư nghiệp.
Vấn đề đặt ra là, có tới hàng trăm, hàng ngàn các trang tuyển dụng được thành lập. Sẽ có những trang web kém chất lượng hơn, có những trang uy tín giúp các bạn tìm kiếm việc làm nhanh chóng với đầy đủ các tính năng cân thiết. Vậy, làm thế nào để tìm được website uy tín?
Một website tuyển dụng uy tín có những tố chất và dấu hiệu sau:
- Có lượng truy cập lớn
- Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng
- Có nhiều tính năng phục vụ người dùng
- Có hệ thống các site vệ tinh chất lượng
- Có kênh youtube riêng
- …
Một trong những website tuyển dụng uy tín hội tụ tất cả những tố chất trên đây chính là Hệ thống tìm việc làm – Tuyển dụng uy tin Timviec365.vn. Đến với hệ thống hỗ trợ tìm kiếm việc làm nhanh chóng tại Timviec365.vn, các bạn sẽ hoàn toàn hài lòng và yên tâm vói những tính năng hấp dẫn, tiện lợi.
Đây là hệ thống hỗ trợ tìm việc làm nông lâm nghiệp, tìm việc làm Nhập liệu và rất nhiều công việc hấp dẫn khác với nhiều tính năng tốt nhất, hiện đại và tiên tiến nhất. Vậy, còn chần chờ gì nữa mà không mau chóng đăng ký ngay một tài khoản trên Website Timviec365.vn để khám phá hết những tính năng tuyệt vời mà hệ thống mang lại.
4.2. Tìm việc làm Nông – Lâm – Ngư nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm
Các bạn hãy nhanh chóng tới các trung tâm giới thiệu việc làm gần nhất để nhận được sự hỗ trợ của các chuyên viên hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc làm tại đây.
Khi đến tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm này, các bạn cần lưu ý:
- Chỉ đến những trung tâm dịch vụ việc làm uy tín, đáng tin cậy
- Những trung tâm có nhiều phản hồi tích cực để tránh gặp phải những trung tâm lừa đảo, khiến các bạn tiền mất mà không tìm được công việc ưng ý
- Hãy mô tả thật chính xác những mong muốn của cá nhân với các chuyên viên tại Trung tâm dịch vụ việc làm để họ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất với bạn, đồng thời có thể giới thiệu cho bạn việc làm thích hợp nhất.
- …
4.3. Tìm việc trực tiếp tại website công ty
Nếu bạn biết công ty, tổ chức nào đang tuyển dụng kỹ sư ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp thì bạn hãy nhanh chóng truy cập vào website của họ để có thể tìm kiếm việc làm.
Bạn hãy chọn mục Tuyển dụng trên trang của họ để theo dõi và cập nhật các thông tin tuyển dụng. Nếu có thông tin tuyển dụng mới mà chưa tuyển dụng được ứng viên thì đó chính là cơ hội tốt nhất dành cho bạn.
4.4. Gọi điện trực tiếp cho các doanh nghiệp, tổ chức
Nếu bạn đang muốn tìm việc làm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, bạn hãy chủ động gọi điện tới bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức đó để hỏi về tình hình nhân sự và nhu cầu tuyển dụng của họ.
Rất có thể bạn gặp dịp vào đúng lúc công ty họ đang cần tuyển dụng vị trí mà bạn ứng tuyển. Vậy, hãy nhanh chóng gọi điện đến cho những doanh nghiệp này để chủ động giành lấy cơ hội việc làm cho mình.
4.5. Tìm việc làm thông qua các mối quan hệ tin cậy
Nếu bạn có những mối quan hệ an toàn, đáng tin cậy thì đừng ngại chia sẻ nhu cầu tìm việc ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp cho họ nghe. Họ có thể chưa có việc làm ngay cho bạn. Nhưng khi họ biết được thông tin tuyển dụng ở đâu đó thì bạn sẽ là người được họ giới thiệu đầu tiên.
Khi được các mối quan hệ đáng tin cậy giới thiệu thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều khi ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp này… Bạn cũng sẽ nhanh chóng gây được ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng việc làm.
Nếu được người thân trong gia đình giới thiệu vào làm tại cơ sở quen thì bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn, có nhiều cơ hội chứng tỏ năng lực của mình, đồng thời bạn sẽ luôn duy trì được sự tự tin, lạc quan và tâm huyết trong công việc.
Như thế, đối với các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, các bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội việc làm. Dù vậy, có những người tìm kiếm việc làm rất dễ dàng, lại có những người không. Vì thế, các bạn cần nắm được cách tìm việc làm đối với ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp để không bỏ lỡ cơ hội việc làm. Chúc các bạn may mắn!
+ Xem thêm