Tuyển dụng, tìm việc làm Quan hệ đối ngoại tháng 1/2025 (19 Việc làm)
Mẫu CV Quan hệ đối ngoại đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Ngành kinh tế đối ngoại là ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến, ngành này chiếm tỷ trọng cao về nhu cầu nhân lực. Để thành công trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, chúng ta cần nắm được những thông tin quan trọng của ngành này để xin việc làm "mục tiêu" một cách dễ dàng nhất.
1. TỔNG QUAN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1.1. Hiểu về ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Ngành Kinh tế đối ngoại chính là ngành học mà những người theo học ngành này sẽ nghiên cứu về những mối quan hệ đa dạng trong làm ăn, kinh doanh, trao đổi, giao thương giữa các lãnh thổ và địa bàn khác nhau trên thế giới.
Hiểu rõ hơn về ngành quan hệ đối ngoại để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm hấp dẫn
Các lĩnh vực mà các bạn cần biết trong ngành kinh tế đối ngoại bao gồm:
- Lĩnh vực Thương mại mang tầm cỡ quốc tế.
- Lĩnh vực Quan hệ mảng tiền tệ.
- Lĩnh vực Đầu tư mang tầm cỡ quốc tế.
- Lĩnh vực Chuyển giao công nghệ
- Lĩnh vực Tín dụng quốc tế
- Những dịch vụ quốc tế khác.
1.2. Công việc của nhân viên đối ngoại
Những bạn trẻ tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có những lợi thế về ngoại ngữ, nắm vững những kiến thức chuyên môn một cách thuần thục, có các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết... sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp trong các lĩnh vực này. Công việc của những người làm trong ngành Kinh tế đối ngoại có thể kể tới như sau:
1.3. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đối ngoại làm việc nơi đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại ra trường có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan đoàn thể khác nhau, bao gồm:
1.4. Các trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại uy tín
Các bạn sinh viên trẻ trung, năng động đầy tiềm năng phát triển muốn thành công trong ngành kinh tế đối ngoại thì các bạn cần phải lựa chọn một chương trình đào tạo bài bản, chất lượng tại những trường Đại học đào tạo cử nhân uy tín như:
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh tế - Luật
- Đại học Kinh tế - Tài chính
1.5. Vai trò của ngành quan hệ đối ngoại với các doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, dù là bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ và thuộc vào thành phần kinh tế nào thì những mối quan hệ đối ngoại cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại góp phần xây dựng nên hình ảnh của công ty, doanh nghiệp.
Đặc biệt nhất lại là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quan hệ đối với khách hàng và các đối tác lại càng quan trọng hơn rất nhiều. Sự ảnh hưởng của lĩnh vực này đến kết quả kinh doanh là rất lớn.
1.6. Tố chất cần có của một người làm đối ngoại
Những người đang đảm nhiệm vị trí vai trò của chuyên viên Quan hệ đối ngoại chính là thay mặt cho công ty trong những mối quan hệ kinh doanh cũng như giải quyết những công việc, sự hợp tác giữa công ty và các đối tác nước ngoài.
Chính vì vậy, hình thức và nội dung của người làm quan hệ đối ngoại cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của công ty. Họ phải là những người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về văn hóa và luật pháp của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời có văn hóa giao tiếp đúng chuẩn mực, có các mối quan hệ xã hội rộng, có lối sống hiện đại…
Họ phải là người biết đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, có sự cảm thông và chia sẻ những khó khăn của công ty, của đồng nghiệp… Tuy nhiên, những người làm quan hệ đối ngoại cũng cần biết cân bằng, không vì lợi ích riêng của công ty mà làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của công đồng, xã hội và các đối tác.
Để có thể thành công trong các quan hệ đối ngoại thì người làm đối ngoại cần phải biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi cũng chính là những yếu tố cần thiết. Họ cần phải biết diễn đạt những kiến thức mà họ biết một cách logic, dễ hiểu. Quan trọng hơn, những người làm trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại nói riêng và những người làm trong ngành kinh tế nói chung cần phải đặt tâm và chữ tín lên hàng đầu, có như vậy mới đặt nền móng niềm tin với cấp trên, đồng nghiệp và các đối tác của công ty.
Thành công mà những người làm trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại có được không phải tự nhiên mà có, mà cần cả một quá trình phấn đấu, tích lũy, học hỏi trong suốt quá trình học tập, làm việc và nhận được sự ủng hộ, động viên từ người thân trong gia đình.
1.7. Những kỹ năng cần có của người chuyên viên Kinh tế đối ngoại
Những người định hướng theo học ngành kinh tế đối ngoại, bên cạnh việc được trang bị những kiến thức về chuyên môn và về giao dịch thương mại quốc tế, luật pháp trong hoạt động kinh doanh quốc tế… Các sinh viên còn được đào tạo về Ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục…
Những công ty nước ngoài hoặc có sự đầu tư nước ngoài thường yêu cầu rất cao về những kỹ năng trong khâu tuyển dụng. Thông thường các công ty này có cường độ làm việc rất cao, đòi hỏi những người nhân viên phải đảm bảo thực hiện nghiêm về kỷ luật, năng suất làm việc và hiệu quả công việc.
Nhân viên quan hệ đối ngoại cần có những kỹ năng thiết thực nào áp dụng vào công việc?
Tuy nhiên, chính những quy định, kỷ luật này mà những người làm việc tại những công ty doanh nghiệp quan hệ nước ngoài sẽ giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp theo hướng công nghiệp. Môi trường làm cũng cũng chính là trường học thứ hai giúp chúng ta có thể rèn luyện, trau dồi bản thân và không ngừng học hỏi những kiến thức mới mẻ.
Một tố chất khác mà người nhân viên đối ngoại cần có chính là sự bản lĩnh khi làm việc tại các công ty nước ngoài, nhất lại là những vị trí Quản lý. Người làm việc cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có tiếng nói và chính kiến riêng của mình, hướng đến hiệu quả công việc.
1.8. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên quan hệ đối ngoại
Những tiêu chuẩn của nhân viên quan hệ đối ngoại mà các nhà tuyển dụng quan tâm, bao gồm: Chương trình và trường đào tạo, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, tố chất, bằng cấp…
- Nam/ Nữ tốt nghiệp từ hệ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế - Đối ngoại.
- Có ngoại hình ưa nhìn.
- Có khả năng tiếng Anh giao tiếp tốt.
- Thành thạo kỹ năng vi tính và các phần mềm chuyên dụng.
- Có khả năng giải quyết vấn đề tốt, có tính tư duy và sáng tạo.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết trình tốt, có mối quan hệ rộng rãi.
- Có khả năng tổ chức, lên kế hoạch, kiểm soát và thực hiện các kế hoạch.
- Có khả năng làm việc độc lập (tự chủ trong công việc) và làm việc nhóm (Kết hợp và hỗ trợ các thành viên trong công ty).
1.9. Những khó khăn mà những người làm kinh tế đối ngoại phải đối mặt
Hầu hết, khi nhắc tới lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại các doanh nghiệp, người ta thường nghĩ tới những cuộc hẹn, tiệc tùng, hiếu hỷ, công du khắp các nước trên những chuyến bay, xe hơi đưa đón… Nhưng thực tế thì công việc đối ngoại nhiều khi cũng phải đối mặt và giải quyết những vấn đề vô cùng phức tạp.
Làm kinh tế đối ngoại thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau trong đó có những đối tác và bộ phận người dân khó tính. Đồng thời thường xuyên phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Để giải quyết những vấn đề nan giải ấy thì những người làm trong lĩnh vực này đã vận dụng hết công suất làm việc để kêu gọi, chứng minh bằng tính đúng đắn mà công việc của họ đem lại.
Làm kinh tế đối ngoại còn phải chấp nhận một sự thật là có rất ít thời gian dành cho gia đình, tốn nhiều thời gian, tâm trí và công sức, và cả những thú vui khác. Nhưng vì niềm đam mê công việc mà rất nhiều người đã hi sinh những vấn đề cá nhân riêng của mình.
2. PHÂN BIỆT KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Nhiều bạn học sinh có định hướng theo học ngành kinh tế, thế nhưng những kiến thức mà các em có được đối với các lĩnh vực trong ngành kinh tế là vô cùng hạn hẹp. Rất nhiều bạn sinh viên, các bạn học sinh đang trong quá trình định hướng nghề nghiệp có sự nhầm lẫn vô cùng lớn đối với ngành Kinh tế đối ngoại & Kinh doanh quốc tế. Hai ngành này đều thuộc lĩnh vực kinh tế, nhưng lại không phải là một và có những điểm khác nhau trong chương trình đào tạo.
Phân biệt Quan hệ đối ngoại và Kinh doanh quốc tế
3. CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
3.1. Cơ hội việc làm ngành kinh tế đối ngoại
Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đặt ra các thắc mắc về vấn đề học kinh tế đối ngoại có dễ tìm việc hay không? Đó cũng là những trăn trở của nhiều bậc phụ huynh học sinh khi cùng con mình định hướng nghề nghiệp tương lai. Sau đây là những thông tin về cơ hội việc làm đối với ngành kinh tế đối ngoại mà các bạn cần nắm được để có thể dễ dàng tìm hiểu cơ hội việc làm đối với ngành này.
Những bạn theo học ngành kinh tế đối ngoại sẽ được đào tạo những kiến thức lý thuyết nền tảng của những hoạt động tổ chức nền kinh tế trên toàn thế giới và tổ chức các giao dịch, các hoạt động giao lưu kinh tế của các nước trên thế giới. Những người theo học ngành này sau khi tốt nghiệp đều có tỷ lệ việc làm cao.
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp và thực tập đều được những cơ sở, công ty nơi họ thực tập mời ở lại làm luôn. Hoặc có những nơi đã đăng ký với các trường kinh tế từ trước để đảm bảo đội ngũ nhân lực được đào tạo chất lượng sau khi tốt nghiệp sẽ về làm cho họ với mức lương khởi điểm hấp dẫn.
Những bạn tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại sẽ có cơ hội việc làm tại các công ty nước ngoài đặt trụ sở ở Việt Nam hoặc cơ hội được ra nước ngoài làm việc. Họ cũng có thể làm việc tại các công ty có quy mô lớn. Đồng thời họ có thể làm việc tại sở Ngoại vụ, sở Nội vụ, làm việc ở các cục Hải Quan…
Cơ hội việc làm ngành quan hệ đối ngoại
Ngành Kinh tế đối ngoại có biên độ và phạm vi công việc cực kỳ lớn, có trách nhiệm tìm và thương lương với các bên đối tác nước ngoài để ký kết hợp đồng.
Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng quan hệ đối ngoại Mỹ, đây là cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ Anh – Mỹ cao, có thể được đi làm ở nước ngoài mà cụ thể ở đây là nước Mỹ, hoặc làm việc tại các công ty có vốn đầu tư của Mỹ, các công ty của mỹ có trụ sở tại Việt Nam. Đây là cơ hội việc làm rất lớn, ngay từ bây giờ các bạn hãy trau dồi kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ và về nói – đọc – viết để giành lấy cơ hội tuyệt vời này.
Không chỉ vậy, có rất nhiều tin tuyển nhân viên đối ngoại tiếng Trung, tuyển nhân viên đối ngoại tiếng Nhật… cũng được tuyển dụng nhiều. Các bạn dành vài phút để lướt trên các trang tuyển dụng khi tìm kiếm công việc này là đã có thể thấy được hàng trăm, hàng ngàn tin tuyển dụng dành cho vị trí này của nhiều công ty có vốn đầu tư của các đất nước này rồi.
3.2. Mức lương của ngành kinh tế đối ngoại
Đối với ngành kinh tế đối ngoại, các chuyên viên quan hệ đối ngoại sẽ có mức lương khác nhau tùy vào từng vị trí và năng lực làm việc. Bên cạnh đó, mức lương cũng phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. Nếu các bạn làm cho doanh nghiệp lớn, chứng tỏ bạn phải rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, trang bị kiến thức thật vững vàng và là người thực sự có năng lực thì bạn sẽ nhận được mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Ngược lại, nếu bạn làm cho công ty có quy mô nhỏ thì bạn sẽ nhận được mức lương vừa mức, không quá cao cũng không thấp so với thị trường. Thông thường, mức lương của nhân viên ngành kinh tế đối ngoại khá cao, rơi vào từ 8.000.000 - 10.000.000 vnđ mỗi tháng. Đối với những vị trí quản lý trong ngành này thì sẽ còn nhận được mức lương cao hơn. Dưới đây là những mẹo giúp bạn có thể đàm phán lương thành công khi ứng tuyển vị trí việc làm chuyên ngành kinh tế đối ngoại.
+ Tự tìm hiểu trước về thang lương của công ty
Bạn tìm hiểu thật kỹ về thang lương của công ty mà bạn sẽ ứng tuyển vào làm việc. Đồng thời, bạn hãy tra cứu lương để biết được mức lương trung bình đối với vị trí bạn ứng tuyển là bao nhiêu để biết thang lương của công ty bạn đang ứng tuyển đưa ra là thấp hay cao.
Bạn hãy xem xét xem năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân bạn đang ở mức nào. Từ đó có thể tự đánh giá xem mức lương đó có phù hợp với mình không. Nếu mức lương đó thấp hơn so với năng lực của bản thân bạn thì bạn hãy suy nghĩ đến việc đề xuất một mức lương cao hơn hoặc nghĩ tới việc tìm một công ty khác phù hợp hơn.
+ Để công ty tự đề cập tới mức lương
Bạn không nên là người chủ động đề cập tới vấn đề lương bổng. Bạn nên nói về mong muốn hợp tác với công ty để hai bên cùng có lợi, và điều mà bạn luôn tin tưởng rằng bạn sẽ nhận được mức lương phù hợp mà bạn có thể chấp nhận được.
Nếu như công ty đưa ra cho bạn một mức lương thấp hơn so với tưởng tượng của bạn thì bạn hãy thẳng thắn nêu rõ quan điểm của mình, bạn hãy nêu ra mức lương mà bạn mong muốn, không nên nói dài dòng, hãy im lặng khi cần thiết và lắng nghe.
+ Hãy nhấn mạnh những gì bạn có thể làm cho công ty
Khi bạn được nhà tuyển dụng hỏi về những công việc trước đây bạn đã từng làm, bạn hãy mô tả lại một cách khái quát những thành tựu mà bạn đã đạt được. Những đóng góp chung của bạn vào công ty góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào.
Điều đó khiến các nhà tuyển dụng nhìn bạn với cách nhìn khác, họ sẽ hiểu được rằng bạn có thể mang đến những lợi ích đáng kể cho công ty của họ. Việc bạn nhấn mạnh về khả năng của bạn có thể làm được trong lĩnh vực này sẽ góp phần tạo ra thiện cảm đối với các nhà tuyển dụng đang tiếp xúc trực tiếp với bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, bạn không nên nói quá, khoa trương quá mức về khả năng thực của bản thân bạn. Nhà tuyển dụng là những người rất tinh ý, họ sẽ biết đâu là lời nói có trọng lượng, và đâu là lời nói theo kiểu chiếc thùng rỗng. Vì thế bạn hãy cẩn trọng về vấn đề này nhé.
+ Cách ăn mặc phần nào nói lên giá trị của bạn
Bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ đối ngoại, và ngoại hình của bạn cũng phần nào đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Thông thường, các bạn nam đến phỏng vấn ứng tuyển vị trí nhân viên đối ngoại thì hãy khoác lên mình bộ vest thật lịch thiệp, làm toát lên vẻ nam tính cũng như sự trưởng thành và chín chắn từ trong con người của bạn.
Đồng thời hãy lựa chọn cách ăn mặc phù hợp với tuổi nghề của bạn để nhà tuyển dụng đánh giá được bạn là người như thế nào, có ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên. Kết hợp giữa trang phục và cách giao tiếp tự tin, trôi chảy và rõ ràng từng câu nói, bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Khẳng định được giá trị của bản thân thì sẽ dễ dàng đàm phán về mức lương hơn đấy nhé.
3.3. Tại sao nên chọn ngành kinh tế đối ngoại?
Với nền kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo học ngành kinh tế đối ngoại với niềm tin rằng ra trường sẽ có cơ hội việc làm lớn.
Với điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, những bạn tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại ra trường rất ít khi thất nghiệp. Những bạn theo học ngành kinh tế đối ngoại sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thương mại quốc tế, kỹ năng quản lý thị trường và đầu tư quốc tế. Đồng thời, bạn sẽ có khả năng phân tích và đánh giá những hiệu quả kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu…
Với khối lượng kiến thức sâu rộng, bao quát cả kinh tế lẫn đối ngoại như vậy, các bạn sẽ không còn phải lo lắng về khả năng của bạn có phù hợp với thị trường việc làm hay không. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin với những gì bạn được học và được thực hành trong suốt quá trình ngồi trên ghế giảng đường.
Bên cạnh đó, theo học ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường sẽ có thể dễ dàng kiếm được công việc, bằng sự nỗ lực không ngừng của mỗi người mà có thể phấn đấu lên mức lương cao và có vị trí nhất định trong ngành này.
>>> Khi làm việc với một trình độ và kinh nghiệm nhất định bạn muốn thăng tiến hơn trong công việc ở những vị trí cao hơn. Lúc này tìm việc làm quản lý điều hành chính là lựa chọn sáng suốt để bạn tiếp tục theo đuổi công việc đam mê mà vẫn phát triển trên con đường sự nghiệp. Đây chính là mục tiêu không chỉ đối với những sinh viên học kinh tế đối ngoại mà với tất cả các ngành nghề khác cũng sẽ có những lộ trình thăng tiến riêng.
4. CÁCH TÌM VIỆC NHÂN VIÊN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
Hiện nay, rất nhiều các bạn trẻ tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp, vẫn đang trong quá trình tìm kiếm, đó là do các bạn chưa có phương pháp tìm việc làm đúng đắn và chưa phù hợp. Một số cách tìm việc làm truyền thống đã không còn được áp dụng phổ biến nữa. Vậy, đâu mới là cách giúp các bạn tìm việc làm nhanh chóng?
Cách tìm việc làm ngành quan hệ đối ngoại
4.1. Vận dụng sự phát triển của mạng lưới thông tin
Những cơ hội việc làm sẽ không thể quảng bá rộng rãi được nếu như những tin tuyển dụng vẫn mãi chỉ dừng chân trên các tờ báo giấy. Xã hội đang tiến lên thời kỳ hiện đại, chính vì thế các nhà tuyển dụng cũng không ngừng bắt kịp xu thế. Thay vì đăng tin tuyển dụng lên các tờ báo theo cách truyền thống thì họ tung những tin tuyển dụng của mình để quảng bá rộng rãi trên mạng lưới thông tin internet.
Những người tìm việc sẽ tiếp cận với các nguồn thông tin này trên mạng internet mà bất cứ khi nào các bạn cũng có thể nắm bắt thông tin. Bên cạnh đó, mạng lưới thông tin cũng có thể đến từ những mối quan hệ của các bạn. Bạn có thể liên hệ ngay tới những người cũng đang làm việc cùng chuyên môn với bạn với hy vọng họ sẽ mang đến những nguồn thông tin việc làm phù hợp nhất.
4.2. Đăng tin tìm việc làm trên mạng xã hội
Bạn có thể tham gia vào các nhóm tìm việc làm, tuyển dụng với nhiều thành viên, sau đó đăng tin tìm việc làm và bày tỏ những mong muốn của mình đối với công việc đó.
Hoặc, các bạn có thể gửi hồ sơ của mình lên những trang tuyển dụng việc làm trực tuyến, lên những forum, các diễn đàn về tìm việc… để tìm kiếm cơ hội việc làm từ các thành viên trong những nhóm này.
4.3. Tham gia vào những ngày hội việc làm
Ngày hội việc làm được tổ chức hàng năm nhằm giúp các bạn trẻ và nhiều đối tượng khác nhau có thể định hướng được con đường tương lai và nghề nghiệp phù hợp với mình. Ngày hội việc làm luôn cập nhật xu hướng mới nhất của thị trường việc làm và có sự tư vấn kịp thời của các chuyên viên.
Vì thế, khi các bạn tham gia ngày hội việc làm thì sẽ có thể yên tâm hơn đối với định hướng việc làm của bản thân, đồng thời cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm từ ngày hội việc làm này. Bởi, các rất nhiều các doanh nghiệp tham gia nhằm chiêu mộ những nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp của họ.
Các bạn hãy coi những cuộc trò chuyện, những cuộc thảo luận với các nhà tuyển dụng giống như một cuộc phỏng vấn mà bạn có thể khiến cho bản thân mình trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, cũng là lần để các bạn thực hành đi phỏng vấn xin việc làm.
Một số doanh nghiệp, tổ chức cũng có thể đưa ra những cuộc phỏng vấn nho nhỏ, trực tiếp với các bạn thí sinh. Đó chính là cơ hội lớn dành cho các bạn dễ dàng tìm kiếm được việc làm hấp dẫn nhất có thể.
4.4. Tìm việc trên các website của công ty, doanh nghiệp
Nếu bạn xác định công ty mà bạn yêu thích và mong muốn được làm việc tại công ty đó thì hãy trực tiếp truy cập vào Website riêng của công ty đó, hãy vào mục Tuyển dụng để tìm hiểu các thông tin tuyển dụng của công ty xem mình có cơ hội để ứng tuyển hay không.
Vì thế, bạn hãy liệt kê ra danh sách những công ty mà bạn yêu thích, muốn được làm việc để có thể tìm hiểu kỹ hơn về cơ hội việc làm dành cho bạn. Bạn cần đầu tư thời gian để tìm ra những công ty đó và tập trung vào việc khai thác các thông tin tuyển dụng trên các trang website đó.
Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt nhất, những thông tin tuyển dụng nhanh chóng và chính xác nhất khi truy cập trực tiếp vào trang website của họ và cập nhật tin tức tuyển dụng.
Còn nếu chưa tìm được thông tin các công ty mong muốn ứng tuyển thì bạn có thể lên những trang việc làm như website Timviec365.vn có nhiều tiện ích để bạn dễ dàng tìm được thông tin về công việc cũng như công ty mà mình muốn ứng tuyển. Ngoài ra Timviec365.vn còn cung cấp cho bạn những mẫu CV online quan hệ đối ngoại đẹp, chất lượng và miễn phí.
4.5. Gọi điện trực tiếp đến nhà tuyển dụng
Nếu bạn đã truy cập vào website của bất cứ nhà tuyển dụng nào mà bạn mong muốn được ứng tuyển làm việc mà không thấy có tin tuyển dụng được cập nhật trên đó. Bạn hãy nhanh chóng gọi điện theo số hotline của công ty hoặc số hotline của bộ phận tuyển dụng của công ty để hỏi họ về cơ hội việc làm.
Khi gọi điện tới bộ phận tuyển dụng của công ty đó thì bạn đừng quên nói rõ danh tính của bạn và địa chỉ của bạn, nếu bạn gửi email tới nhà tuyển dụng đó thì hãy khéo léo nhắc họ về việc bạn đã gửi email cho họ bằng email nào.
4.6. Giới thiệu từ người quen
Một số công ty có chương trình tuyển dụng nhân sự thông qua sự giới thiệu bạn bè, người thân từ chính nhân viên nội bộ trong công ty. Cách tuyển dụng này rất hữu ích giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, lại có thể tuyển được những ứng viên có năng lực và uy tín, yên tâm về lý lịch của họ.
Đồng thời, những ứng viên được tuyển vào thông qua sự giới thiệu của các nhân viên nội bộ trong công ty sẽ có cơ hội trúng tuyển cao, có được sự tự tin hơn hẳn và có nhiều tiềm năng, thích hợp với những công việc được giới thiệu.
Đó chính là cơ hội dành cho các bạn. Bạn theo học ngành Kinh tế đối ngoại, bạn chưa tìm được việc làm, bạn hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn đang làm việc trong lĩnh vực Quan hệ đối ngoại giới thiệu bạn vào làm việc tại các cơ quan đó. Cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ rất cao.
Ngoài những cách tìm việc làm mà chúng tôi giới thiệu với các bạn trên đây thì còn có nhiều cách tìm việc làm mang lại hiệu quả khác. Tùy vào từng hoàn cảnh của mỗi người mà các bạn có thể áp dụng cách tìm việc làm khác nhau sao cho phù hợp.
Nhìn chung, ngành Quan hệ đối ngoại có nhiều cơ hội việc làm dành cho những bạn theo học. Các bạn hãy nắm bắt ngay những kinh nghiệm, kỹ năng, yêu cầu công việc… để phục vụ cho quá trình tìm kiếm việc làm vô cùng hấp dẫn đối với lĩnh vực này.
+ Xem thêm