Top việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tốt nhất
Mẫu CV Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Việc làm luôn là vấn đề được các sinh viên mới tốt nghiệp – thực tập quan tâm. Là đối tượng còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc, các sinh viên mới ra trường hoặc đang thực tập có rất nhiều thắc mắc cần tìm hiểu. Vậy, một sinh viên thực tập cần nắm được những vấn đề gì để dễ dàng tìm việc làm phù hợp?
1. Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường
Các tân sinh viên mới chập chững bước vào các trường Đại học, Cao đẳng với biết bao mơ ước, những dự định tương lai và sự nỗ lực không ngừng nghỉ chỉ mong sau khi tốt nghiệp có được công việc ổn định và một tương lai sáng lạn.
Thế nhưng, khi chuẩn bị tốt nghiệp thì họ lại gặp vấn đề lớn về việc làm. Vấn đề chung mà họ gặp phải chính là tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng: “Sinh viên mới ra trường nên làm gì?”. Phần lớn các bạn sinh viên rơi vào tình trạng không có định hướng, mất phương hướng và không biết mình nên làm gì, phù hợp với công việc nào.
Thực trạng việc làm của sinh viên hiện nay khá là phức tạp, vấn đề làm trái ngành trái nghề diễn ra ngày càng tăng cao. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp phải chọn các công việc lao động phổ thông như: thợ xây, bốc vác, bưng bê… cũng tăng lên đáng kể.
Nắm bắt thực trạng của sinh viên mới tốt nghiệp - thực tập để có định hướng nghề nghiệp tương lai
Tấm bằng Đại học, Cao đẳng của các bạn sinh viên dường như không giải quyết được vấn đề việc làm cho các bạn. Nhiều bạn sinh viên tại các vùng quê phải chấp nhận với tư tưởng tìm một công việc tạm thời để làm rồi sau đó lên các thành phố lớn để kiếm một công việc ổn định.
Một số sinh viên ra trường chưa xin được việc làm lựa chọn các công việc như chạy bàn tại các quán ăn, quán cà phê, xin vào làm nhân viên trực điện thoại, làm gia sư cho các gia đình có con nhỏ… Những công việc này với tính chất đơn giản, không cần kinh nghiệm, bằng cấp nên mức lương cũng theo đó mà rất thấp, nhiều bạn không đủ chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều bạn sinh viên khác ra trường không xin được việc đã lựa chọn giải pháp học lên bậc Cao học, họ đầu tư thời gian và tiền bạc để học thêm những kỹ năng và kiến thức nâng cao. Đồng thời họ cũng nghĩ rằng tấm bằng cao học sẽ có giá trị hơn, giúp ích cho họ nhiều trong quá trình tìm việc làm sau này.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp của sinh viên
Xác định được nguyên nhân vì sao sinh viên ra trường luôn rơi vào tình trạng thất nghiệp sẽ giúp các bạn nhìn thẳng vào vấn đề, có thể biết vấn đề nằm ở đâu để khắc phục sao cho phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn sinh viên ra trường thất nghiệp, trong đó các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp sẽ giúp các bạn biết được vấn đề nằm ở đâu
+ Tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn tới nhu cầu tuyển dụng nhân lực bị thu hẹp lại. Đồng thời, các cơ quan, các doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu cao về năng lực và kỹ năng thực tế của người lao động. Rất nhiều người đã không đáp ứng được yêu cầu này, đặc biệt là sinh viên thiếu kỹ năng và kinh nghiệm.
+ Chất lượng giáo dục và đào tạo còn nhiều hạn chế, nội dung đào tạo nghề chưa đi sâu vào thực tế, chủ yếu là học các lý thuyết mà ít có thực hành. Chương trình đào tạo không phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
+ Sinh viên thiếu khả năng thực tế, rất nhiều bạn sinh viên chọn trường và ngành học không phải vì niềm đam mê mà chỉ để có trường đi học. Cũng lại có những sinh viên thi vào trường lúc đầu là do năng khiếu nhưng trong quá trình học tập lại sao nhãng, bị cuốn vào nhiều vấn đề ngoài xã hội.
+ Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Định hướng nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng giúp các sinh viên dễ dàng đưa ra được những mục tiêu mà mình cần theo đuổi trong tương lai. Trong xã hội đầy tính cạnh tranh hiện nay, nếu các sinh viên không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì sẽ không thể đảm bảo được yếu tố gắn bó với công việc. Các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý tới vấn đề này.
Bên cạnh những nguyên nhân trên đây thì còn một số nguyên nhân khác khiến các bạn sinh viên ra trường rơi vào nguy cơ thất nghiệp như: thiếu kỹ năng cơ bản, chương trình đào tạo lan man mà chưa gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
>>> Sinh viên IT có rất nhiều cơ hội tìm việc làm kỹ thuật ứng dụng hay những công việc khác liên quan hết sức nhanh chóng và đơn giản tại Timviec365.vn.
3. Giải pháp nào cho sinh viên mới ra trường dễ dàng tìm việc làm?
Tất cả các ngành học được đào tạo hiện nay đều tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế trước khi ra trường. Đó chính là chương trình thực tập sinh vào thời gian cuối cấp để các bạn có thể va chạm và học hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để các sinh viên ra trường.
Giải pháp nào cho sinh viên mới tốt nghiệp?
Hiện nay, các công ty tuyển thực tập sinh không thể đếm xuể, ngành nghề đào tạo nào cũng có cơ hội làm thực tập sinh. Đặc biệt, nhiều công ty Nhật tuyển sinh viên thực tập đã tạo ra tín hiệu cực kỳ tốt trong những năm gần đây, giúp ích cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường có cơ hội tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng, cập nhật và đảm bảo có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.
4. Cần chuẩn bị những gì khi đi phỏng vấn thực tập sinh?
Nếu bạn chuẩn bị có buổi phỏng vấn cho vị trí thực tập sinh, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây để dễ dàng lọt vào dành sách ứng viên sáng giá để được vào làm việc tại công ty.
Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn thực tập sinh giúp các bạn dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
4.1. Tìm hiểu kỹ về thông tin công ty mà bạn ứng tuyển
Để có một kỳ thực tập thuận lợi thì các bạn sinh viên cần chuẩn bị thật tốt khâu tìm hiểu thông tin các công ty tuyển thực tập để tự tin trước mặt nhà tuyển dụng. Bạn thử tưởng tượng nếu như bạn không biết gì về thông tin công ty, hoặc chỉ biết một chút mà đi gặp nhà phỏng vấn. Điều đó không khác gì việc bạn giải một bài toán mà không biết công thức tính.
Khi tìm hiểu các thông tin công ty giúp các bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, phát hiện bản thân có phù hợp với công ty hay không. Bạn sẽ có phong thái làm chủ bản thân, tự tin và quyết đoán. Điều này sẽ gây ấn tượng đặc biệt quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
4.2. Xác định thời gian phỏng vấn
Buổi phỏng vấn tối kị nhất là ứng viên đến trễ giờ hẹn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không tốt đối với bạn nếu bạn mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Vì thế, bạn nên xác định rõ thời gian phỏng vấn, sau đó tìm hiểu quãng đường đến nơi phỏng vấn gần nhất và khoảng thời gian đi mất bao lâu.
Hãy tính đến những trục trặc có thể phát sinh trong quá trình di chuyển đến nơi phỏng vấn đề trừ hao khoảng thời gian bạn đến nơi.
4.3. Chuẩn bị trang phục phù hợp
Trang phục là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng ngay khi nhìn thấy bạn. Vì vậy, việc lựa chọn trang phục là vấn đề hết sức quan trọng. Bạn cần xác định vị trí làm việc mà bạn sẽ phỏng vấn phù hợp với trang phục nào.
Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển việc làm thực tập nhân sự thì bạn nên mặc một bộ váy công sở lịch sự, chân váy đến đầu gối hoặc dài xuống qua đầu gối. Còn nếu bạn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh ngành công nghệ thông tin thì nên mặc quần jeans và áo sơ mi để tạo ấn tượng chững chạc cho con người bạn.
Nếu là nữ thực tập đi phỏng vấn thì bạn nên trang điểm nhẹ nhàng để tạo thiện cảm trên gương mặt của bạn thay vì để mặt mộc tới gặp nhà phỏng vấn. Trang điểm nhẹ nhàng vừa giúp bạn tăng sự tự tin lại vừa có thể gây được thiện cảm tốt đẹp với nhà tuyển dụng.
Các bạn nên tránh mặc quần áo, váy vóc sặc sỡ tới phỏng vấn; không mặc quần áo quá ngắn, để đầu tóc bù xù, trang điểm quá đậm sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp hơn rất nhiều, làm mất điểm với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
4.4. Chuẩn bị kỹ kiến thức chuyên môn và bản mô tả công việc
Bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc ứng tuyển. Bạn sẽ biết nhiệm vụ chính của mình làm gì khi vào làm việc tại công ty. Đồng thời bạn sẽ không rơi vào tình trạng lúng túng khi nhà tuyển dụng nói về công việc và tính chất công việc.
Bạn nên chuẩn bị thêm những thông tin về kiến thức chuyên môn để sẵn sàng nêu bật điểm mạnh trong chuyên môn bạn sẽ làm khi nhà tuyển dụng hỏi tới. Điều này giúp các bạn nhanh chóng hạ gục nhà tuyển dụng.
5. Những lưu ý quan trọng các thực tập sinh không thể bỏ qua
Thời gian thực tập là giai đoạn giúp các bạn sinh viên tiếp cận trực tiếp với những kiến thức chuyên ngành được học trên ghế nhà trước. Vậy, để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thực tập thì các bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:
Sinh viên mới tốt nghiệp - thực tập cần lưu ý những gì?
5.1. Xác định ngành bạn sẽ thực tập
Lựa chọn được ngành phù hợp mà mình gắn bó suốt thời gian học đại học là điều quan trọng, có sự liên quan mật thiết đến kỳ thực tập cuối cấp. Khi các bạn có niềm đam mê lớn đối với ngành mình học thì khi đi thực tập, bạn sẽ xác định được mình nên học hỏi những kiến thức nào, cần trau dồi và nâng cao những kỹ năng gì?...
Nếu bạn theo ngành kế toán thì bạn hãy tìm hiểu và liệt kê ra những công ty tuyển thực tập sinh kế toán. Bạn cần xác định xem những yêu cầu cơ bản mà các công ty đó đưa ra. Đồng thời xem năng lực của mình phù hợp với tính chất công ty như thế nào, nên ứng tuyển vào công ty kế toán có quy mô lớn hay nhỏ.
Hoặc bạn được đào tạo ngành Công nghệ thông tin thì bạn cần tìm hiểu nhiều công ty đang có nhu cầu tuyển sinh viên thực tập cntt. Tương tự đối với các ngành Quản trị kinh doanh, kiến trúc sư, thương mại điện tử… cũng vậy.
5.2. Bạn nên lựa chọn thực tập ở đâu?
Thực tập ở đâu là một vấn đề đang hết sức được quan tâm đối với các bạn sinh viên. Các trường Đại học, Cao đẳng thường tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… Điều đó không có nghĩa là không có ở các tỉnh thành khác.
Việc các bạn sinh viên lựa chọn nơi thực tập phù hợp sẽ giúp các bạn phát huy được tối đa khả năng của mình. Các bạn đang theo học tại các trưởng ở thành phố khi đi thực tập vẫn có thể xin về thực tập tại các cơ quan, công ty ở địa phương nơi mình được sinh ra.
Hoặc các bạn có thể ở lại thành phố để tìm các cơ quan đúng ngành mình học để xin vào thực tập luôn, tiện cho việc thỉnh thoảng đến trường gặp các thầy cô hướng dẫn cho khóa luận tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong quá trình tìm công ty tuyển sinh viên thực tập. Tâm lý các bạn sinh viên thường hướng tới các công ty có chương trình tuyển sinh viên thực tập. Những công ty có chương trình tuyển thực tập sinh thường là các công ty, tập đoàn lớn, có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Nhưng song song với đó là những yêu cầu, điều kiện của họ cũng rất khắt khe.
Các bạn cũng có thể gửi đơn xin thực tập qua email, qua website đăng tin tuyển dụng hoặc gọi điện thoại đến cho những công ty khác mà đang không có chương trình tuyển thực tập sinh. Bạn hãy thăm dò xem tình hình và nhu cầu nhân sự của họ, đưa ra lời đề nghị với họ về việc tuyển dụng bạn. Tham khảo thêm trên Timviec365.vn để kiếm những thông tin việc làm hấp dẫn cho thực tập sinh.
5.3. Thời gian thực tập kéo dài bao lâu?
Tùy vào yêu cầu của từng ngành học mà có thời gian thực tập khác nhau. Một số ngành xã hội sẽ có kỳ thực tập kéo dài 1 – 2 tháng. Các ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, nhân sự… sẽ có kỳ thực tập kéo dài 3-4 tháng để có thể tiếp nhận được những kiến thức và kỹ năng làm việc cơ bản.
Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên có thể xin đi thực tập sớm nếu muốn học hỏi chuyên sâu và kỹ hơn đối với ngành học mà các bạn đang học. Khi xin thực tập tại bất cứ công ty hay cơ quan nào thì các bạn cũng cần trình bày rõ với bộ phận nhân sự, cấp quản lý của công ty về khoảng thời gian bạn thực tập để công ty có kế hoạch sắp xếp công việc cũng như chủ động đánh giá năng lực của bạn.
6. Kỹ năng thực tập sinh viên cần có
Thời gian các sinh viên ngồi trên ghế nhà trường càng tích lũy được nhiều kỹ năng mềm thì càng phục vụ tốt quá quá trình thực tập và tương lai sau này. Những kỹ năng nào thực tập sinh cần rèn luyện? Vì sao sinh viên thực tập cần có những kỹ năng đó?
Những kỹ năng cần thiết để thực tập sinh có một kỳ thực tập hiệu quả
6.1. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Thực tập ở bất cứ cơ quan, doanh nghiệp nào thì cũng sẽ có lúc bạn phải làm việc đơn lẻ theo nhiệm vụ được giao, cũng có lúc bạn cần kết hợp với cả một nhóm, một đội để hoàn thành một nhiệm vụ lớn. Vì thế, bạn cần thích nghi với điều này sớm hơn ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Các bạn sinh viên thực tập nên học hỏi, quan sát cách làm việc của những nhân viên khác trong công ty, trong quá trình làm việc nhóm để thấy được tác phong làm việc của họ ra sao. Hoặc bạn nên hỏi trực tiếp quản lý của bạn nếu có tình huống phát sinh, có ảnh hưởng tới công việc chung của mọi người trong công ty.
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp. đặc biệt ;à các công ty nước ngoài tuyển sinh viên thực tập sẽ rất để ý tới khả năng làm việc nhóm và độc lập của sinh viên. Do đó, nếu bạn nào có mong muốn thực tập tại các công ty nước ngoài thì nên trau dồi kỹ năng này càng sớm càng tốt.
6.2. Kỹ năng giao tiếp
Các bạn sinh viên đang chuẩn bị cho việc ra trường dù không có nhiều lợi thế về giao tiếp do các bạn còn nhiều bỡ ngỡ, thế nhưng các bạn cần chủ động tìm hiểu và học hỏi một vài nghệ thuật giao tiếp trong từng trường hợp, với từng đối tượng để dễ dàng vận dụng, rèn luyện khi áp dụng vào thực tế.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất cần thiết đối với bất cứ ai, nếu các bạn thực tập sinh không trau dồi kỹ năng giao tiếp thì sẽ làm tuột mất nhiều cơ hội quý giá trong quá trình thực tập và cả sau này khi đã hoàn thành thực tập.
Chẳng hạn, những công ty tuyển thực tập quản trị kinh doanh rất chú trọng tới vấn đề giao tiếp của ứng viên. Đây là công việc tiếp xúc nhiều với khách hàng, tạo ấn tượng với khách hàng được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp của các bạn. Vì thế, đây là yếu tố mà các cơ sở kinh doanh rất chú trọng.
6.3. Chịu được áp lực công việc
Với những sinh viên chuẩn bị ra trường còn chưa quen với guồng quay và tần suất công việc chóng mặt, tiến độ nhanh nên nhiều khi các bạn sẽ gặp phải những khó khăn. Bạn cảm thấy khối lượng công việc quá sức của mình, các công việc được giao đang rối tung.
Bạn nên tìm kiếm một vài thú vui riêng của mình để thư giãn trong một vài phút, cho đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi nếu như bạn đã phải nhìn vào màn hình máy tính quá lâu.
Một số công ty tuyển thực tập sinh luật, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp… rất đẩy mạnh về yếu tố sức chịu đựng của các ứng viên, đây đều là những công việc có mức độ áp lực cao nên những người theo đuổi ngành này cần có một cái đầu tỉnh táo và tinh thần bền bỉ để vượt qua mọi áp lực công việc mang đến.
6.4. Kỹ năng quản lý thời gian
Các bạn thực tập sinh cần trau dồi kỹ năng sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào quan trọng thì làm trước. Nếu bạn hoàn thành công việc một cách có hiệu quả trong thời gian ngắn thì chứng tỏ bạn đang có cách quản lý thời gian của mình rất tốt.
Bạn nên biết khi nào cần loại bỏ những niềm đam mê trên mạng xã hội, điện thoại cá nhân, những câu chuyện cuộc sống không có liên quan đến công việc. Bạn nên tận dụng từng khoảng thời gian làm việc để hoàn thành trọn vẹn từng công việc được giao.
Ngoài những kỹ năng cơ bản nhưng hết sức quan trọng trên đây thì các bạn thực tập sinh còn cần có kỹ năng thuyết trình, lưu trữ thông tin khoa học, học hỏi những kiến thức mới…
7. Những lợi ích của thực tập sinh nhận được
7.1. Học hỏi, phát triển bản thân
Sinh viên thực tập sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau quá trình thực tập. Các bạn được tiếp xúc với môi trường làm việc thực sự, tiếp cận và làm quen với guồng quay của công việc. Tất nhiên cấp trên của bạn cũng sẽ không đưa ra các yêu cầu khắt khe như những nhân viên chính thức của công ty.
Cơ hội được tham gia vào các dự án của công ty giúp các bạn đào sâu về kiến thức chuyên môn, học hỏi được tác phong làm việc, trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã trải qua những giai đoạn làm việc hết sức tập trung thì bạn sẽ cảm thấy mọi vấn đề đơn giản hơn, dễ dàng đối diện với những thử thách tiếp theo.
Thực tập sinh có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân
7.2. Cơ hội nghề nghiệp
Nhiều bạn sinh viên thực tập sau khi kết thúc quá trình thực tập đã được công ty giữ lại làm việc luôn do chứng tỏ được năng lực làm việc của bản thân và đầy đủ các yếu tố phù hợp với công ty.
Bên cạnh đó, nếu các bạn không muốn ở lại làm việc cho công ty mà bạn thực tập thì bạn cũng đã tích lũy được khá nhiều điều mới mẻ, tích cực, biết được cách xử lý mọi tình huống diễn ra. Và bạn sẽ không cảm thấy khó khăn trong quá trình xin việc làm ở một công ty có chế độ tốt hơn.
Bạn cũng có thể làm đẹp bản CV xin việc của mình với những kinh nghiệm và thành tích mà bạn đạt được từ kỳ thực tập sinh. Khác với những nhân viên làm việc lâu năm, các thực tập sinh có trong mình sự nhiệt huyết, chí tiến thủ, niềm đam mê và kinh nghiệm làm việc đầy sự tích cực. Đó là điểm cộng khiến các nhà tuyển dụng tuyển dụng bạn.
8. Tìm việc thực tập như thế nào?
Hiện nay, rất nhiều sinh viên đang bối rối và lo lắng vì không biết làm thế nào để tìm được công ty đang tuyển thực tập sinh. Sau đây là những bật mí hữu ích giúp các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm một nơi để thực tập và trải nghiệm:
Có rất nhiều cách để ứng tuyển vị trí thực tập sinh
8.1. Tìm việc thông qua các trang web tuyển dụng
Bạn hãy search trên mạng xem những công ty nào đang tuyển thực tập sinh, kết quả sẽ cho có thể là trên trang tuyển dụng trực tuyến, hoặc là trang website trực tiếp của công ty đang cần tuyển thực tập sinh.
Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với những kết quả mà google gợi ý cho bạn. Hoặc nếu bạn biết một trang website tuyển dụng nổi tiếng nào đó và trực tiếp truy cập vào đó và tìm kiếm việc làm bạn muốn.
8.2. Tìm việc qua phương tiện truyền thông đại chúng
Bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng vị trí thực tập sinh trên báo đài, những tin quảng cáo hay tờ rơi về những công ty mới thành lập, hoặc những công ty đang có kế hoạch cơ cấu lại nhân sự trong công ty. Đây là cơ hội tốt giúp bạn dễ dàng tìm được việc ở vị trí thực tập sinh.
8.3. Tìm việc qua sự giới thiệu của các mối quan hệ
Nếu bạn đang chưa tìm được nơi nào để thực tập, hãy chia sẻ điều đó với bạn bè của bạn hoặc là người thân. Biết đâu họ biết một cơ quan nào đó đang cho phép tuyển vị trí thực tập sinh đúng ngành bạn học mà giới thiệu cho bạn.
Nguồn thông tin thực tập do bạn bè, người thân giới thiệu sẽ phần nào giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Vì thế bạn nên mạnh dạn chia sẻ vấn đề của bạn cho những mối quan hệ mà bạn tin tưởng nhé.
8.4. Tìm việc qua trung tâm giới thiệu việc làm
Bạn có thể nghĩ tới việc đến Trung tâm dịch vụ việc làm và bày tỏ với các chuyên viên tư vấn về vấn đề của bạn. Tại đây, bạn sẽ được chuyên viên tư vấn và cung cấp cho bạn những công ty đang tuyển dụng vị trí thực tập sinh.
Rất nhiều thông tin tuyển dụng được đưa ra như: tuyển thực tập sinh tphcm với các ngành nghề như: ngân hàng, lập trình viên, kinh doanh, hoặc cả các cơ hội đến từ những công ty tuyển thực tập sinh Hàn Quốc, Trung Quốc…
8.5. Tìm việc trên mạng xã hội
Bạn có thể tìm các vị trí thực tập trên mạng xã hội, phổ biến nhất là mạng xã hội facebook bằng cách bạn tham gia các nhóm tuyển dụng và tìm việc làm có đông đảo các thành viên tham gia.
Bạn có thể theo dõi các tin tuyển dụng hoặc những thông tin việc làm mà các thành viên chia sẻ trong nhóm để tăng cơ hội của mình lên. Hoặc các bạn có thể đăng tin tìm việc làm lên các nhóm này. Sẽ có những nhà tuyển dụng quan tâm đến tin đăng của bạn và gửi thông tin liên hệ cho bạn.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà các bạn thực tập sinh cần nắm được để kỳ thực tập của các bạn đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng giúp các bạn nâng cao được cơ hội việc làm và chuẩn bị một hành trang vững vàng cho tương lai tươi sáng.
+ Xem thêm