Danh Sách Việc Làm Tại Bến Tre Chất Lượng, Thu Nhập Tốt
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Công ty
Một vấn đề đang cần hướng giải quyết cấp thiết và quan trọng mà Việt Nam cần làm đó là nạn thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Tại tỉnh Bến Tre đã và đang có nhiều chính sách và phương án giúp người lao động có thể tìm việc làm và dễ dàng thoát khỏi tình trạng thất nghiệp!
1. Vấn đề việc làm tại tỉnh Bến Tre
1.1. Đôi nét về tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông có đường bờ biển dài khoảng 65km. Địa hình Bến Tre bằng phẳng, độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa – mùa khô rõ rệt. Du lịch khá phát triển về du lịch sinh thái, di tích lịch sử, có nhiều lễ hội lớn như Festival Dừa. Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm, kinh tế biển và các vùng bảo tồn sinh thái ngập mặn đặc thù. Các lĩnh vực sản xuất công thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh còn chậm phát triển.
Tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Có cơ cấu lao động trẻ. Trình độ dân số ở Bến Tre còn kém phát triển. Hàng năm có khoảng 13.000 học sinh các trường THPT ra trường nhưng chỉ có khoảng 25% theo học tại các trường Đại học, cao đẳng. Số còn lại nếu không được đào tạo nghề cũng chỉ là lao động phổ thông. Còn lại là lao động không qua đào tạo đáp ứng nhu cầu việc làm kém. Điều đó là nguyên nhân chính làm cho tỉ lệ thất nghiệp không có việc làm tại Bến Tre khá cao.
1.2. Thực trạng lao động tại Bến Tre
1.2.1. Nguồn lao động
Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 7 ở Đồng bằng sông Cửu Long và có sự gia tăng đáng kể. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh vẫn còn cao so với nhiều địa phương. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng dân số thấp nên di dân phần nào mới chỉ hạn chế được ở lứa tuổi lao động, còn lao động có tỉ lệ sinh lớn vẫn tiếp tục tăng.
Ta thấy lực lượng lao động ở tỉnh Bến Tre rất dồi dào, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên lực lượng lao động tăng nhanh hơn so với nhu cầu sử dụng lao động điều này tạo áp lực cho việc giải quyết việc làm, nhất là đối tượng lao động nông thôn chưa qua đào tạo của tỉnh.
Trong tương lai tỉnh cần nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề. Thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ, giáo dục – đào tạo theo định hướng gắn với yêu cầu lao động, đồng thời nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể chất và trí tuệ.
Những năm gần đây tỉ lệ người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng tăng. Đây là điểm thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre trong tương lai. Tuy nhiên số người mất khả năng lao động và chưa có việc làm còn gây nhiều khó khăn cho giải quyết việc làm và các chính sách xã hội dành cho người nghèo của tỉnh.
1.2.2. Sự phân bố lao động
Sự phân bố lao động thành thị và nông thôn ở Bên Tre có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2009 số người trong độ tuổi lao động sống ở thành thị chỉ có 10% với số lượng là 80.443 người. Khu vực nông thôn chiếm 90% số người trong độ tuổi lao động với số lượng là 723.993 người.
Ở nông thôn, tuy đa số lao động làm nghề nông nhưng đã có sự chuyển dịch sang những ngành nghề khác. Một số bộ phận lao động có tính nông nhàn nên đã tự chủ động tìm những công việc bán thời gian ở các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gia đình hoặc làm công cho các hộ gia đình khác. Bên cạnh đó còn một số bộ phận lao động có hướng tìm kiếm việc làm tại các tỉnh lân cận.
1.2.3. Cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động theo giới tính:
Theo kết quả điều tra của ban chỉ đạo Điều tra lao động – việc làm tỉnh Bến Tre, dân số trong độ tuổi lao động ở tỉnh này có tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. Năm 2009 số người trong độ tuổi lao động nữ là 418.306 người chiếm 52% số người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động nữ dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và các ngành dịch vụ.
Cơ cấu giới tính theo thành phần kinh tế năm 2009 trong các doanh nghiệp đang hoạt động thì nữ chiếm 41,25%. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước nữ chiếm 35,7%. Khu vực ngoài nhà nước chiếm 40,6%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nữ chiếm 62,3%. Sở dĩ có tình trạng này là do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các ngành chế biến( chế biến dừa, thủy hải sản,...). Các ngành này đã thu hút lao động nữ nhiều hơn là nam.
Cơ cấu theo tuổi:
Bến Tre có cơ cấu dân số trẻ. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60,05% dân số. Năm 2009 số người từ 15 đến 30 tuổi chiếm 35,6% số người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ có lợi thế về sức khỏe, tính năng động, tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp thu khoa học tiên tiến. Tuy nhiên phải nâng cao chất lượng lao động cho tỉnh vì lao động ở đây chủ yếu là lao động nông nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật chưa cao.
Cơ cấu theo trình độ học vấn:
Cũng như các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lao động Bến Tre có trình độ học vấn khá thấp. Năm 2009 số người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ở Bến Tre chiếm đến 32,2% so với số người trong độ tuổi lao động và có tỉ lệ rất cao so với cả nước trong giai đoạn này chỉ có 20,4%. Do trình độ học vấn của người lao động tại tỉnh này khá thấp nên việc xây dựng chiến lược đào tạo công nhân có kĩ thuật cao đối với Bến Tre gặp nhiều khó khăn.
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trình độ chuyên môn kĩ thuật trong độ tuổi lao động tỉnh Bến Tre có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Năm 2000 có 67% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, năm 2009 giảm xuống còn 56.9%. Số lao động sơ cấp, trung cấp tăng từ 30,5% năm 2000 lên 40% năm 2009 và số lao động có trình độ cao đẳng đại học tăng từ 2,5% năm 2000 lên 3,1% năm 2009. Tuy nhiên trong cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ thuật trong độ tuổi lao động ở Bến Tre thì lực lượng được đào tạo quá thấp (3.1% lao động có trình độ cao đẳng, đại học).
Hiện nay Bến Tre không chỉ thiếu cán bộ đại học, cao đẳng mà còn thiếu cả công nhân có kĩ thuật lành nghề. Do vậy để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trong những năm tới, việc tăng quy mô đào tạo nhất là đào tạo nghề phải được xem là biện pháp hàng đầu trong nâng cao chất lượng lao động tỉnh Bến Tre.
1.3. Thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh
1.3.1. Thực trạng việc làm
Năm 2009, Bến Tre có 737.589 người đang làm việc chiếm 91,1% số người trong độ tuổi lao động. Số người đang đi học chiếm 4% số người trong độ tuổi lao động. Số lao động thiếu việc làm năm 2009 là 16.526 người chiếm 2,05% số người trong độ tuổi lao động. Trong số lao động này có 10.284 người chưa qua đào tạo là lao động đơn giản sống ở nông thôn, số lao động là công nhân không có bằng là 8.131 người, chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn.
Đa số người lao động này còn rất trẻ mới bước vào độ tuổi lao động, trình độ học vấn thấp, họ sống lương tựa vào gia đình, phần lớn là gia đình nghèo, đông con có mức sống thấp. Nguyên nhân thất nghiệp chủ yếu do nền kinh tế của tỉnh là nông nghiệp. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động cùng với sức ép của sự gia tăng dân số.
Hằng năm số người bổ sung vào lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế bình quân trên 13.000 người. Cùng với số người thất nghiệp của năm trước chuyển sang bình quân mỗi năm có khoảng 45.000 lao động có nhu cầu cần tìm việc. Trong khi mỗi năm tỉnh chỉ giải quyết việc làm từ 20.000 đến 30.000 người. Nên số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp còn khá cao.
1.3.2. Sử dụng lao động theo đơn vị hành chính
Lao động đang làm việc tại Bến Tre phân bố khá đồng đều giữa các huyện do lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ lớn, chất lượng lao động còn thấp, tỉ lệ lao động thiếu việc làm còn khá cao. Ở khu vực thành thị vẫn chưa thu hút được nhiều lao động .
Lao động theo các thành phần, theo huyện thì thành phố Bến Tre là nơi lao động làm việc trong ngành dịch vụ là cao nhất là 56,2% năm 2009. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,8% là huyện Châu Thành. Huyện có tỉ lệ lao động làm nông nghiệp cao nhất là huyện Chợ Lách chiếm 80,8% lao động đang làm việc.
Mặc dù khu vực thành thị là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển hơn so với nông thôn nhưng ở thị xã Bến Tre có lực lượng lao động chiếm tỉ lệ khá thấp(9,42% tổng số lao động đang làm việc). Điều này cho thấy sự chậm phát triển của công nghiệp và dịch vụ, chưa phát huy được vai trò thu hút lao động và tạo việc làm cho người lao động.
1.3.3. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế
Lao động Bến Tre phần lớn làm việc ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước (năm 2009 chiếm 94,9%). Lao động trong thành phần kinh tế nhà nước chỉ 4,8%( 2009). Lao động trong lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng rất ít 0,4%( 2009).
Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có chiều hướng tích cực nhưng chưa theo kịp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy sử dụng lao động trong thành phần kinh tế mất cân đối, cụ thể ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước sử dụng khoảng 95% lao động đang làm việc. Nhưng đại bộ phận tập trung ở hộ cá thể, quy mô sản xuất nhỏ, kém về trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng xuất lao động thấp.
1.3.4. Sử dụng lao động trong khu vực kinh tế
Đặc điểm chung:
Sự dịch chuyển cơ cấu qua các năm ảnh hưởng tới sự dịch chuyển về lao động. Nhìn chung sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao, lao động trong công nghiệp và xây dựng có tỉ lệ rất nhỏ.
Lao động trong khu vực 1 (nông - lâm - thủy sản ) có xu hướng giảm dần. Lao động trong khu vực 2 ( công nghiệp - xây dựng ) có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Lao động trong khu vực 3 ( dịch vụ ) tăng khá nhanh. Tỉnh cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghiệp và xây dựng. Nhằm thu hút lao động vào những khu vực này giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng lao động theo các khu vực kinh tế có sự biến động. Khu vực 1 có xu hướng giảm dần với tốc độ chậm. Khu vực 2 và 3 có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là trong những năm gần đây giao thông Bến Tre thuận lợi. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng những khu công nghiệp nên lao động ở khu vực 2 và khu vực 3 tăng dần. Đây cũng là xu hướng phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập với kinh tế quốc tế.
Sử dụng lao động trong từng khu vực kinh tế:
* Sử dụng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp
Bến Tre có tỉ lệ lao động nông nghiệp khá lớn. Tuy nhiên hiện nay lao động làm việc tại khu vực nông – lâm - ngư nghiệp này đang có hướng giảm dần. Trong đó giảm mạnh nhất trong ngành lâm nghiệp. Ở Bến Tre chủ yếu là trồng và chăm sóc rừng phòng hộ ven biển. Trong những năm gần đây do lợi ích của việc nuôi tôm nước lợ mà diện tích rừng bị giảm nhiều do đào nơi nuôi tôm.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển theo hướng giảm dần diện tích lúa, mía, vườn tạp sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Từng bước bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và giống chất lượng cao vào trồng xen, nuôi xen theo hướng thâm canh.
Tốc độ tăng trưởng ở khu vực 1 tuy có xu hướng giảm, tuy nhiên trong nội bộ ngành thì có sự khác biệt. Lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, ngược lại thì lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản tăng nhanh gấp 3 lần.
Sở dĩ có sự giảm lao động trong ngành này là do những năm gần đây kinh tế của tỉnh phát triển. Tỉnh đã thu hút được vốn đầu tư của các tỉnh lân cận và nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân tiếp theo là đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tình nhằm phục vụ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Lao động trong ngành thủy sản tăng là do những năm gần đây tỉnh chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là nuôi tôm và cá da trơn xuất khẩu. Ngành này cần nhiều lao động cả lao động phổ thông lẫn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất. Ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo quy mô công nghiệp và phát triển cả 3 vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Nên trong những năm tới ngành này vẫn thu hút được lượng lao động khá lớn.
Mỗi năm trung bình trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đã giải quyết và tạo việc làm cho 10.567 người ở ngành này.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có 62% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy kinh tế Bến Tre còn kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn khá trầm trọng.
Trong tương lai tỉnh chú trọng áp dụng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp, để đảm bảo trong tương lai số lượng lao động trong nông nghiệp giảm nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp vẫn tăng nhằm nâng cao mức sống cho lao động nông nghiệp.
* Sử dụng lao động trong công nghiệp – xây dựng
Trong các năm qua, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bến Tre không ngừng phát triển, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển, tạo nhiều sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người lao động.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp và có những chính sách thích hợp để thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước.
Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng ở Bến Tre chủ yếu tập trung trong các cơ sở công nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ như chế biến các sản phẩm từ dừa, chế biến thủy hải sản. Hiện nay tỉnh đang chú trọng vào ngành công nghiệp với quy mô lớn hơn. Sắp tới khu công nghiệp Giao Long bắt đầu được đưa vào sản xuất và các cụm công nghiệp ở các huyện được đưa vào sử dụng sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động vào làm việc. Mỗi năm trong ngành này có trung bình 10.022 lao động xin vào làm việc.
* Lao động trong ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ trong tỉnh ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phục vụ dân cư, đáp ứng nhu cầu mua sắm của xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng dần qua từng năm. Lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng đều.
Lao động trong ngành dịch vụ của tỉnh tập trung đông nhất trong lĩnh vực nhà hàng có 27.904 người, ngành giáo dục đào tạo có 17.159 người năm 2009, kể đến là ngành kho bãi thông tin liên lạc có 16.978 người năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành dịch vụ tăng dần theo mỗi năm trung bình tăng 2,35 lần. Những năm trở lại đây lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những năm gần đây Bến Tre đầu tư xây dựng các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị Bến Tre được hình thành. Điều này đã thu hút một lượng lớn lao động trong ngành thương nghiệp. Tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch sinh thái vườn để thu hút khách du lịch. Đồng thời phát triển cùng các điểm du lịch là các khách sạn và nhà hàng đã tạo sức hút lao động từ nông nghiệp sang phục vụ trong ngành dịch vụ.
Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế:
Trong những năm gần đây tỉnh đã thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nươc và ngoài nước trong lĩnh vực công nghiệp cùng với việc khánh thành cầu Rạch Miêu nối liền kinh tế tỉnh với khu vực và cả nước nên năng xuất lao động cả ba khu vực có xu hướng tăng lên.
1.4. Nhận xét thực trạng sử dụng lao động Bến Tre
1.4.1. Lao động - việc làm
Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, người lao động có truyền thống hiếu học, có tinh thần cách mạng, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất. Điều này sẽ tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế đa dạng trong tương lai.
Trong những năm qua mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh thấp hơn so với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nhưng vẫn gây kho khăn cho công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm đem lại lợi ích cho người lao động.
Nguồn lao động dồi dào nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn thiếu lao động. Sự khan hiếm tập trung ở lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm làm việc, có khả năng nắm những vị trí chủ chốt. Trong khi đó có số lượng lớn lao động giản đơn gây lên tình trạng cung lớn hơn cầu. Lao động chủ yếu là lao động nông thôn it qua đào tạo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp so với mức bình quân của cả nước. Vì vậy Bến tre gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp lao động sử dụng cho các ngành nghề có công nghệ tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất. Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, các khu công nghiệp hình thành nhưng số lao động làm việc trong tỉnh có tay nghề không nhiều.
Mặc dù trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động triển khai chương trình phát triển kinh tế xã hội tạo việc làm tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả khá cao. Tuy nhiên khả năng tạo, mở chỗ làm mới và tạo thêm việc làm mới của nền kinh tế còn hạn chế so với nhu cầu. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển biến chậm, số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít lao động. Như vậy số lượng cung lao động vẫn còn thừa so với nhu cầu lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra.
>>> Vấn đề tìm kiếm việc làm tại các tỉnh thành luôn được ứng viên quan tâm. Nhất là tại những tỉnh có điều kiện kinh tế đang phát triển như Ninh Thuận. Chính vì thế, tìm việc làm tại Ninh Thuận hay những tỉnh thành đan phát triển luôn là một mối quan tâm rất lớn của người lao động.
1.4.2. Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp của Bến Tre có xu hướng giảm. Số lao động thiếu việc làm có tỉ lệ phần trăm cao so với cả nước. Đa số lao động này sống ở nông thôn, trình độ học vấn thấp. Mong muốn của họ muốn tìm đất để canh tác, được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất hoặc chuyển đổi nghề để ra thành thị hoặc tỉnh khác sinh sống.
Những năm gần đây tỉnh đã giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên lao động ở Bến Tre vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Nên trong tương lai tỉnh chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, việc xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng sẽ làm mất đi một lượng lớn đất nông nghiệp. Lao động nông thôn có xu hướng chuyển vào thành thị làm việc sẽ làm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng lên.
1.4.3. Sự di cư lao động tìm việc làm
Ngoài việc làm tại chỗ thì người lao động Bến Tre còn tìm việc làm ở các tỉnh khác và lao động ở nước ngoài. Thị trường lao động xuất khẩu được mở rộng, như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malayxia, Đài Loan. Trong đó thị trường lao động xuất khẩu Malayxia chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xuất khẩu của Bến Tre.
Số lao động đi làm việc ngoài nước của tình thời gian qua tuy chưa nhiều nhưng đã tác động tích cực đến nhiều mặt của xã hội. Người dân nói chung, người lao động nói riêng đã có sự chuyển biến về mặt nhận thức, chịu sự tác động thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu để tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, tiếp cận kĩ thuật lao động công nghiệp. Xuất khẩu lao động đã tạo việc làm có thu nhập cao, ổn định, tăng hệ số việc làm tại địa phương, tạo thu nhập tích lũy vốn cho người lao động.
1.4.4. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ góp phần phát triển kinh tế Bến Tre trong tương lai. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên số lao động tăng nhanh sẽ gây ra tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhưng chưa qua đào tạo sẽ rất khó khăn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh bước đầu có những chuyển biến tích cực, lực lượng lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, hầu hết là lao động phổ thông chưa có nghề. Tình hình phát triển kinh tế trong thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội, nhất là đối với lao động nghèo.
Sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao hơn trước đây nhưng một số bộ phận nông dân chưa có đất canh tác, hoặc không có đất phải đi làm thuê với thu nhập rất thấp. Vấn đề này nếu không được tỉnh chú trọng đưa ra những chính sách phù hợp có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội, nhất là đối với lao động trẻ.
2. Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm tại Bến Tre
2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre
Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh
Việc xây dựng cơ chế chính sách thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt đầy đủ đường lối, chủ chương của đảng, phục vụ về sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo tính bền vững trên cơ sở duy trì ổn định xã hội. Phát huy tối đa tiềm năng vật chất và trí tuệ của tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
Đảm bảo môi trường kinh doanh ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong chính sách thuế, đất đai, quy hoạch. Hạn chế những thay đổi trong chính sách, đặc biệt là những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư.
Tổ chức công tác giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng các khu dân cư nông thôn và các loại đô thị.
Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt quy mô dân số và cấu trúc tuổi hợp lí. Nâng cao chất lượng nguồn lao động đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xuất khẩu lao động. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm.
Thực hiện các giải pháp tạo chuyển biến mạnh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mở rộng các lĩnh vực và đa dạng hóa hình thức đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến hàng nông, thủy sản của tỉnh. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh và các huyện.
Có chính sách điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường trong nước và quốc tế.
2.2. Dự báo nguồn lao động và định hướng giải quyết việc làm tỉnh Bến Tre
2.2.1. Dự báo nguồn lao động tỉnh Bến Tre
Nguồn lao động là lực lượng sản xuất rất quan trọng trong xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu dự đoán nguồn lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tại Bến Tre dân số tăng chậm và có xu hướng ổn định, điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa của tỉnh trong những năm tới.
Để vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bến Tre được hiệu quả và vững trắc. Tỉnh cần coi trọng dự báo về số lượng nguồn lao động và nhu cầu lao động, việc làm trong tỉnh, dự báo về cung cầu lao động. Đây là một cơ sở quan trọng đảm bảo xây dựng kế hoạch tổng thể và giải quyết việc làm đúng đắn.
Ở tỉnh Bến Tre có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn. Trong thời gian tới các khu công nghiệp đi vào hoạt động, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp, xây dựng, chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm có nhu cầu cao về lao động. Ở các nhóm ngành nghề như: cắt gọt kim loại, kĩ thuật sắt( nguội, hàn), kĩ thuật điện, điện tử, xây dựng, điện lạnh,...có nhu cầu công nhân kĩ thuật có trình độ tay nghề bậc 3 trở lên. Do vậy khả năng thiếu lao động có tay nghề rất lớn.
Tỉnh cần có những giải pháp hữu hiệu đào tạo lao động có tay nghề cung cấp cho nhu cầu của xã hội. Ngoài đào tạo những lao động có tay nghề cũng cần đào tạo lao động cho các ngành nghề thương mại, dịch vụ, du lịch... và các nhóm nghề thuộc các ngành nông – lâm - ngư nghiệp như trồng trọt, bảo vệ thực vật, thú ý, nuôi trồng thủy hải sản.
2.2.2. Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tại tỉnh Bến Tre
Thứ nhất, tiếp tục giải quyết việc làm và hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, có kế hoạch điều tiết tỉ lệ tăng dân số cơ học một cách hợp lí, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 30.000 lao động trong độ tuổi lao động, đưa 1.000 công nhân đi làm việc tại nước ngoài. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40%, hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống 3 hoặc 4%. Đào tạo lại nghề cho bình quân 20.000 lao động/năm.
Thứ hai, ưu tiên giải quyết việc làm cho đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không đầy đủ, không ổn định. Đặc biệt ưu tiên giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, lao động có việc làm nhưng thu nhập thấp, các gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ nhằm tạo ra nhiều việc làm mới.
Thứ tư, tập trung giải quyết việc làm theo hướng ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển các ngành chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm chế biến nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ cho các ngành nghề đó. Đây là những ngành ưu thế của Bến Tre đồng thời là những ngành sử dụng nhiều lao động.
Thứ năm, giải quyết việc làm thông qua thu hút vốn đầu tư ngoài tỉnh, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư vốn phát triển sản xuất ở những ngành sử dụng nhiều lao động và tuyển dụng lao động tại chỗ.
Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu lao động phải được coi là một hướng giải quyết việc làm tích cực và có hiệu quả. Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu lao động.
Thứ bẩy, giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo của người lao động. Hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề từ cơ sở, trung cấp, đến đại học. Xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng đa ngành. Xác định trong tâm đào tạo giáo dục là phổ cập nghề cho người lao động và trí thức hóa đội ngũ lao động. Chú trọng hình thành nhiều trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp với tư vấn việc làm, hình thành các trung tâm đào tạo lại và đào tạo nâng cao tạo các khu công nghiệp và đô thị.
Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động.
Khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tiếp tục khai thác phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tận dụng các lợi thế về điều kiện của tỉnh là hết sức cần thiết.
Hiện nay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Nên tỉnh Bến Tre cần có những chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư.
Khuyến khích mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp dịch vụ. Có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được lao động và đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động.
2.2.3. Xây dựng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý.
Trong nông nghiệp:
Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông thôn, và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề sinh vật cảnh và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó chuyển dần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển, và tạo thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, góp phần mở rộng các loại hình việc làm.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn( hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,...) đang là yêu cầu cấp bách để phát triển nông thôn. Thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, giải quyết phần nào lao động đang nhàn rỗi ở nông thôn.
Xây dựng các cơ sở khoa học kỹ thuật ( trang trại, thực nghiệm, thú ý, kỹ thuật canh tác,...) ở từng huyện nhằm nâng cao năng suất, thu nhập ổn định cho nông dân.
Trong công nghiệp:
Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có. Đổi mới phương thức quản lí nhà nước và cải thiện mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng các quy định của luật đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời có cơ chế quản lý phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Trong ngành thương mại và dịch vụ:
Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Tỉnh đang triển khai hệ thống chợ hiện đại.
Trong lĩnh vực du lịch tỉnh tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các khu du lịch sinh thái như: Hưng Phong, Thuận Thới và xây dựng hạ tầng khu du lịch Cồn Phụng... để thu hút khách du lịch và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm:
Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm vay vốn để tạo thêm việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn.
Tổ chức cho các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm cho người thất nghiệp do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu như các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản và việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động.
Xây dựng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp:
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo an toàn việc làm và đời sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp, thiếu việc làm.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách quốc gia và do hội đồng quản lý quỹ điều hành. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và chi cho công tác quản lý.
2.2.4. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động
Tăng cường công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động:
Tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân về luật người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Đưa chỉ tiêu xuất khẩu lao động thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Kịp thời nắm bắt những vướng mắc khó khăn, ngăn chặn kịp thời và xử lí nghiêm những hành vi vi phạm luật xuất khẩu lao động. Lấy địa bàn xã, phường, thị trấn làm cơ sở để tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động.
Tỉnh cần xây dựng dựng chính sách cho vay vốn với người nghèo, nhất là vùng nông thôn tham gia xuất khẩu lao động, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận và có việc làm tại nước ngoài, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Có hình thức khen thưởng xứng đáng với những doanh nghiệp làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Xây dựng hệ thống thông tin lao động:
Tỉnh cần xây dựng hệ thống thông tin lao động và thị trường lao động, nhằm đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy về nhu cầu sử dụng lao động. Các tổ chức thực hiện chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ.
Xây dựng sàn giao dịch việc làm:
Xây dựng sàn giao dịch việc làm và đưa sàn giao dịch vào hoạt động. Tỉnh cần phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng và hỗ trợ kinh phí đầu tư chương trình việc làm của các phiên giao dịch việc làm. Giao trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bến Tre cho ban quản lí để thuận tiện hoạt động cũng như tận dụng những cơ sở vật chất hiện có.
Đôn đốc và tạo ra nhiều phiên giao dịch việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm Bến Tre, các chợ việc làm để tạo công ăn việc làm cho các lao động đang thất nghiệp tại tỉnh này.
Để có những thông tin về lao động và thị trường lao động thật nhiều, đa dạng và hữu ích, cần duy trì hoạt động thường xuyên của các sàn giao dịch. Cập nhập thông tin thường xuyên của các doanh nghiệp, thị trường lao động. Tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó tỉnh cần có những chính sách tạo điều kiện cho lao động Bến Tre có việc làm tại tỉnh khác.
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài:
Xây dựng chính sách thu hút ”chất xám”, khuyến khích những người có trình độ kỹ thuật cao và các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện làm việc thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó cũng có những chính sách khuyến khích những lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm ở nông thôn.
Hoàn thiện bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lý về lao động:
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí lao động ở Bến Tre.
Sắp xếp lại các hệ thống các cơ quan làm công tác quản lý lao động với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng chánh trồng tréo và trùng lặp. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí lao động. Đánh giá, chọn lọc lại cán bộ nhà nước về lao động việc làm. Đảm bảo bố trí cán bộ quản lí lao động việc làm phải có trình độ trung cấp trở lên.
4. Các hình thức việc làm phổ biến tại Bến Tre
Bến tre là tỉnh chủ yếu về làm nông nghiệp, hầu hết các công việc người lao động thường làm là các công việc đồng ánh như trồng lúa, cây ăn trái, dừa,... thu hoạch và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Tỉnh này có thế mạnh về dừa, kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng trong khu vực cũng như trong cả nước. Các hoạt động việc làm liên quan đến sản xuất mặt hàng này cũng thu hút nhiều đối tượng lao động.
Bên cạnh đó còn nhiều hình thức việc làm như việc làm gia công tại nhà, nhận hàng gia công về nhà làm tại Bến Tre. Một số mặt hàng gia công như may gia công – công việc này người lao động ngoài làm việc tại các công ty, phân xưởng có thể nhận việc đem về nhà làm buổi tối hoặc thời gian rảnh rỗi. Ngoài ra còn nhận việc làm thêm thủ công tại nhà như mây tre đan, xâu hạt vòng, làm gia công mi giả, tóc giả,...
Một số công việc mà người lao động có thể làm tạm thời, bán thời gian, thời vụ ở Bến Tre như xin làm nhân viên phục vụ tại các cửa hàng, khách sạn, các khu du lịch,...để tránh giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Hoặc có thể xin làm thời vụ tại các công ty may, giầy da, linh kiện điện tử,... ở các phân xưởng có công đoạn đơn giản không mất nhiều thời gian học việc.
5. Các cách tìm kiếm việc làm – tuyển dụng tại Bến Tre
Làm thế nào để tìm kiếm công việc và có cho bản thân mình một công việc phù hợp? Đây là câu hỏi mà rất nhiều đối tượng lao động đang đặt ra. Không những người lao động tìm kiếm mà các nhà tuyển dụng cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi cho mình. Làm sao để có thể tuyển dụng được lao động, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí tuyển dụng? Đây là những câu hỏi rất thực tế đối với tình trạng việc làm hiện nay.
Có rất nhiều câu trả lời và cách thức trả lời cho từng vấn đề được đặt ra. Để gắn kết nhu cầu cung ứng việc làm giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Tỉnh Bến Tre đã xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm với các phiên giao dịch việc làm. Đây là hoạt động được đánh giá rất cao đã giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 20.000 lao động mỗi năm giúp các nhà tuyển dụng giảm bớt áp lực trong công tác tuyển dụng.
Ngoài ra còn có các cách để tiếp cận được các tin tuyển dụng như sử dụng internet, google tìm kiếm, facebook, báo trí,... Hiện nay trên mạng xã hội có một web chuyên về việc làm cụ thể như trang timviec365.vn có lượng nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng khá nhiều với số lượng hồ sơ ở các ngành nghề với số lượng lớn.
6. Một số đơn vị tuyển dụng tại tỉnh Bến Tre
Trên web Timviec365.vn hiện nay đáng có rất nhiều nhà tuyển dụng đăng tin tìm ứng viên ở các chuyên ngành như công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đang tuyển dụng ứng viên ở vị trí trưởng phòng điều động, trưởng phòng kiểm soát chất lượng, chuyên viên bảo trì vpnx. Công ty TNHH thương mại Xuyên Hải tuyển dụng nhân viên kinh doanh kết cấu thép. Công ty cổ phần thương mại Tam Long Thiên Phú đang cần tuyển dụng gấp trình dược viên số lượng 10 người,... còn có rất nhiều các công ty tuyển dụng khác nữa ở nhiều vị trí như hành chính- văn phòng, lao động phổ thông, cộng tác viên,...
Hiện nay, việc tìm việc làm tại Bến Tre không khó. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy việc làm ưng ý với mình thông qua vài cú click chuột. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần tạo CV xin việc là có thể có cơ hội tìm cho mình việc làm phù hợp. CV không chỉ giúp bạn đưa vào hồ sơ khi phỏng vấn mà còn là cách bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng. Như vậy, có thể nói, CV xin việc là một cách giúp ứng viên tiếp cận dễ dàng hơn với nhà tuyển dụng.
Trên đây là những nhận định, những ý kiến cá nhân nhận thấy thực trạng việc làm đang diễn ra tại tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây. Và mong muốn thông qua bài viết này một phần nào đó giúp mọi người hiểu hơn về môi trường việc làm tại tỉnh này. Đồng thời đối với người đang có nhu cầu tìm việc làm sẽ chọn lọc cho mình một công việc phù hợp với mức lương xứng đáng. Còn đối với các đơn vị tuyển dụng, các nhà tuyển dụng cũng đưa ra cho mình các chiến lược tuyển dụng hiệu quả, tối ưu hóa thời gian tuyển dụng. Chúc bạn đọc luôn thành công trong cuộc sống.
+ Xem thêm