Danh Sách Việc Làm Tại Điện Biên Hấp Dẫn Nhất Hiện Nay
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnCông ty
1. Tỉnh Điện Biên và những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
Điện Biên là một tỉnh thuộc miền núi, vùng Tây Bắc nước ta. Về vị trí tỉnh giáp với Sơn là về phía Đông và Đông Bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc, giáp nước Lào về phía Tây – Tây Nam, giáp Vân Nam Trung Quốc về Phía Tây Bắc. Tỉnh lỵ chính là thành phố Điện Biên Phủ, cái tên gắn liền với chiến dịch hào hùng của tổ quốc “Điện Biên Phủ trên không” và lễ hội hoa ban.
Nơi đây có những điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp. Nếu như muốn tìm việc làm tại Điện Biên, trước hết hãy hiểu rõ hơn về vùng đất này để biết được những điều kiện nào trực tiếp mang tới cho bạn sự thuận lợi khi cần tìm việc.
1.1. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến sự phát triển việc làm
Phần thông tin khái quát ở trên cho thấy tỉnh Điện Biên là nơi giáp ranh với hai quốc gia nước bạn là Trung Quốc và Lào, có chung đường biên giới dài hơn 400 km với hai tỉnh này. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động giao thương, buôn bán.
Tại đây, hoạt động trao đổi thương mại qua khu kinh tế cửa khẩu gia tăng, góp phần phát triển mạnh mẽ sản xuất trong nước, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư, hợp tác liên doanh với nước ngoài.
Thực tế cho thấy, vị trí vùng biên của tỉnh Điện Biên đã góp phần làm hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo thêm nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, mang đến sức hút lớn cho người lao động nông thôn.
1.2. Địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển việc làm
Điện Biên vốn là tỉnh có địa hình phức tạp với dạng chủ yếu là đồi núi dốc, chia cắt mạnh và hiểm trở, thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao chính là thung lũng, sông suối nhỏ hẹp, dốc.
Với địa hình này, Điện Biên có cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 150 km2 chính là một cánh đồng rộng lớn. Nơi đây được coi là một địa điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua của du khách, nhưng hơn hết, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân nơi đây, nhất là với những người lao động nông thôn thì cánh đồng Mường Thanh đã mang tới cho họ cơ hội việc làm lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cánh đồng này trở thành một vùng đất sản xuất lúa gạo tập trung lớn nhất của vùng đất Tây Bắc với 90% diện tích đất gieo trồng giống lúa chất lượng cao, làm nên thương hiệu gạo Điện Biên lừng danh khắp mọi miền Tổ quốc. Đặc biệt, tỉnh Điện Biên đã xác định đưa việc làm trồng – sản xuất lúa gạo là một hoạt động kinh tế trọng tâm cho nên không ngừng đề ra nhiều chính sách phát triển, kêu gọi đầu tư, giúp đỡ từ các tổ chức như Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các dự án đầu tư từ nước ngoài (Danian, EU, tổ chức phi chính phủ,...), Hội phụ nữ, hội Nông dân,... Chính những hoạt động này đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho người nông dân có cơ hội vừa sản xuất nông nghiệp, vừa tham gia vào các hoạt động việc làm thương mại.
1.3. Đặc điểm dân số tỉnh Điện Biên
Tính tới năm 2016, dân số tỉnh Điện Biên là 557.400 người. Trong đó, dân số nam và dân số nữ có tỷ lệ tương đương nhau, khoảng 278.700 người ; dân số nông thôn là 473.400 người và dân số thành thị là 84.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,3 (phần nghìn).
Về kết cấu dân số của tỉnh Điện Biên có một vài đặc điểm. Trước tiên, đó là kết cấu dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33,65%, tỉ lệ người già trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam là 10,59%. Thứ hai, mật độ dân số của tỉnh hiện nay là 58 người/km2.
Về dân tộc, nơi đây có sự hội tụ của 19 dân tộc anh em. Các dân tộc đó bao gồm: Kinh, Mông, Thái, Hà Nhì, Khơ Mú, Lào, Hoa, Mường, Kháng, Si La, Cống, Phù Lá, Nùng, Sán Chay,... Mỗi một dân tộc này đều có những nét riêng độc đáo về mặt ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán,... góp phần tạo nên một bức tranh đa màu sắc cho nền văn hóa của tỉnh Điện Biên.
1.4. Các nguồn tài nguyên và tiềm năng về việc làm
1.4.1. Tài nguyên đất
Dựa vào số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất những năm gần đây, tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất là 954.125,06 ha. Trong đó:
- Đất trong sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích: 75,89%
- Đất phi nông nghiệp chiếm 2,54%, dùng trong các mục đích để ở, mục đích công cộng, trụ sở cơ quan, công trình,...
- Đất chưa sử dụng chiếm diện tích tương đối lớn, 21,57%, chủ yếu là đất đồi núi và núi đá không có rừng cây.
- ...
1.4.2. Tài nguyên rừng
Do là tỉnh miền núi cho nên Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng. Toàn tỉnh có tới 350.854,79 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 48,46% trong diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.
Tài nguyên rừng phong phú luôn cung cấp nhiều lợi thế về sản vật cho người dân nơi đây. Nếu khai thác một cách có hiệu quả thì chắc chắn người dân của tỉnh sẽ tạo ra được những cơ sở hấp dẫn nhất cho chính mình.
1.4.3. Tài nguyên khoáng sản
Điện Biên chưa có chính sách khai thác tài nguyên khoáng sản một cách triệt để. Việc thăm dò, đánh giá sâu về mặt trữ lượng, chất lượng còn chưa được tiến hành. Tuy nhiên thông qua việc tra cứu nhiều tài liệu từ lịch sử có liên quan đến khoáng sản thì có thể kết luận rằng, tỉnh Điện Biên rất giàu tiềm năng khoáng sản.
Nơi đây có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại. Bao gồm những loại chính như là đá vôi, nước khoáng, than mỡ, đá đen, quặng sắt đá granite, kim loại màu,... nằm rải rác ở khắp các khu vực trong tỉnh.
1.4.4. Tiềm năng du lịch
Rất giàu tiềm năng du lịch là một khẳng định nữa khi chúng ta nhắc tới Điện Biên, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử. Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ, ngoài ra là rất nhiều hang động với nguồn nước khoáng, ao hồ tạo nên nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên vô cùng phong phú.
1.4.5. Hệ thống sông và nguồn tài nguyên nước
Tỉnh Điện Biên nằm ở trong khu vực đầu nguồn của 3 con sống lớn toàn cả nước, đó chính là Sông Mã, sông Đà, sông Mê Kông. Trong số đó:
• Sông Đà nằm về phía Bắc của tỉnh, giáp với Lai Châu, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Sông Đà có tổng diện tích lưu vực rộng, khoảng 5,3 nghìn km2, chiếm 55% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
• Hệ thống sông Mã có nhiều phụ lưu, bao gồm sông Nậm Khoai và sông Nậm Mạ, diện tích lưu vực sông là 2.550 km2. Đây chính là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh Điện Biên
• Hệ thống sông Mê Kông có các chi nhánh là sông Nậm Núa, sông Nậm Rốm; tổng lưu vực là 1.650 km2.
Nguồn tài nguyên nước mặt vô cùng phong phú với hơn 10 hồ nước và 1 nghìn sông, suối lớn nhỏ. Sông suối nhiều, nguồn nước dồi dào đã cung cấp hiệu quả cho mọi hoạt động của con người.
1.4.6. Tiềm năng thủy điện
Tại Điện Biên có nhiều điểm thuận lợi để xây dựng nhà máy thủy điện, đáng chú ý hơn cả là các điểm như thủy điện Mường Pồn nằm trên suối Nậm Ty, thủy điện Mùn Chung ở trên suối Nậm Pay, thủy điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thủy điện Nậm Pồ, thủy điện Nậm He, thủy điện Nậm Khẩu Hú, thủy điện Nậm Rúm,...
Tuy vậy, việc khai thác những tiềm năng này vẫn đang ở mức khá khiêm tốn. Trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ xây dựng được một số nhà máy thủy điện, bao gồm thủy điện thác Bay công suất 2.400 KW, thủy điện Nà Lơi công suất 9.300 KW, thủy điện Thác Trắng công suất 6.200 KW. Thủy điện Nậm Mức có công suất 44 Mw đang được khai thác, xây dựng một cách hiệu quả.
Xem chi tiết: Những bảng tin tuyển dụng hấp dẫn dành cho những bạn đang cần tìm việc làm tại Bình Phước đang được nhiều nhà tuyển dụng đăng tải trên timviec365. Ứng tuyển trực tiếp ngay bây giờ để có được công việc sớm nhất nhé.
2. Tìm hiểu về tình hình việc làm tại Điện Biên
2.1. Tình hình việc làm tại tỉnh Điện Biên hiện nay
Trong năm 2018, huyện Điện Biên Đông cùng nhiều địa điểm khác trong tỉnh Điện Biên đã xác định đặt ra chỉ tiêu cao hơn về số lượng lao động được giải quyết việc làm. Trong số đó, đẩy mạnh sử dụng thời gian hoạt động ở khu vực nông thôn và xuất khẩu nguồn lao động. Từ đó nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo với cơ cấu ngành nghề đào tạo gắn với những nhu cầu thực tế.
Theo ý kiến từ Trưởng phòng Lao động – Thương binh Xã hội cho biết, tỉnh Điện Biên có nhiều huyện nghèo, nền móng và xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp. Cùng với đó chính là những đặc điểm không thuận lợi về giao thông, địa hình,... cho nên đã dẫn tới việc định hướng về thu nhập, đời sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Người lao động chủ yếu duy trì cuộc sống bằng những hoạt động canh tác, sản xuất theo phương thức cũ, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cũng như nguồn hỗ trợ trực tiếp từ Nhà Nước.
Trong những năm gần đây, nhiều người dân trong tỉnh đã tìm việc làm tại Điện Biên theo lối tự phát. Chẳng hạn như làm lao động tự do ở các tỉnh miền xuôi, làm lao động chui tại các nước láng giềng,...
Thực trạng này không những gây ra thiếu đảm bảo về chế độ và quyền lợi lao động cho người dân mà còn đem tới những tác động xấu cho tình hình an ninh chính trị ở địa phương. Vì thế, tỉnh đã ra sức tìm kiếm, thực thi nhiều giải pháp về việc làm cho người lao động trong tỉnh.
Xuất phát từ những nhu cầu vô cùng bức thiết này, các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng kế hoạch tổ chức đưa lao động đi làm việc trong các doanh nghiệp và khu công nghiệp ở ngoài tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu giúp cho những người lao động chưa có việc làm sớm tìm việc làm tại Điện Biên thành công. Đồng thời những người đang ở tình trạng thiếu việc làm hay là đã có việc nhưng không ổn định, có hiệu quả lao động thấp sẽ có cơ hội tìm kiếm thêm công việc ổn định hơn, mang tới hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thực hiện những chủ trương này, điển hình như huyện Điện Biên Đông trong năm 2018 đã đặt ra chỉ tiêu sẽ giải quyết cho 600 người lao động đi làm việc trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp ở tỉnh ngoài. Thực hiện kế hoạch, huyện đã đưa được 150 – 200 người lao động đi làm việc một cách có tổ chức.
Tính đến thời điểm hiện tại thì huyện đã đưa được hơn 1.500 người lao động đi làm việc. Trong đó, tạo ra việc làm mới cho 300 người, đạt chỉ tiêu hơn 50% kế hoạch, đi làm có tổ chức là 136 lao động.
Một số xã của huyện Điện Biên Đông có nhiều người lao động đi làm việc tại các tỉnh ngoài có thể kể tới như là: Chiềng Sơ có 244 lao động, Luân Giói có 413 lao động, Mường Luân có 200 lao động, Keo Lôm có 137 lao động, Pú Nhi có 94 lao động, Na Son có 98 lao động.
Một thực trạng khác về việc làm cũng đang tồn tại và trở thành bài toán nan giải đối với các ban ngành chức trách của tỉnh Điện Biên đó là vấn đề giải quyết việc làm cho những sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mặc dù mang theo mình nhiều hoài bão lớn kèm theo cả tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở về quê hương với mong ước lập nghiệp, xây dựng Điện Biên trở thành tỉnh giàu mạnh song những đứa con vùng “Mường trời” trên địa bàn tỉnh lại không tìm được việc làm hoặc trở về quê hương đảm nhận những công việc trái ngành trái nghề được đào tạo.
Gặp bạn P.T khi bạn đang làm nhân viên phục vụ tại một quán cà phê tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, T đã tâm sự, nhà bạn ở huyện Điện Biên, tốt nghiệp khoa Tài chính – Ngân hàng của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã 3 năm. Thời điểm mới ra trường, T mang hoài bão tìm được công việc có mức lương cao vì ngành bạn theo đuổi cũng thuộc top việc làm hot, đặc biệt vì mục tiêu trả nợ khoản tiền 30 triệu đồng mà gia đình đã vay từ ngân sách xã hội cho bạn đi học.
Thế nhưng dù đã cố gắng đi tìm việc làm ở Điện Biên tại nhiều cơ sở, nộp rất nhiều bộ hồ sơ xin việc song 3 năm nay, vẫn chưa có đơn vị nào đúng chuyên ngành của T tiếp nhận. Không thể cứ chăm chăm đi xin việc mãi được cho nên T đã phải tạm hoãn nhiệm vụ này lại và làm nhiều công việc lặt vặt để phụ giúp gia đình như làm thợ sơn, nhân viên chuyển phát đồ và hiện nay, đang là nhân viên phục vụ cho quán cà phê. Có thể thấy tính chất công việc của T khá bấp bênh, thu nhập cũng không ổn định nhưng đó là giải pháp tốt nhất cho bạn ở thời điểm hiện tại, vẫn hơn là chịu cảnh thất nghiệp.
Cũng rơi vào trường hợp tương tự như T, bạn Lò T.B ở huyện Tủa Chùa đã tốt nghiệp Khoa Thông tin – Thư viện tại trường Văn hóa Hà Nội, ra trường đã 2 năm nhưng vẫn chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành theo học.
Theo lời chia sẻ, vì việc học của B cho nên gia đình bạn đã phải vay ngân hàng hơn 40 triệu đồng nhưng cho tới thời điểm hiện tại thì số nợ chưa trả hết, còn việc làm đúng chuyên môn vẫn chưa thể tìm được. Để có thể trả nợ cho gia đình nên B đành phải nộp hồ sơ xin vào làm nhân viên bán hàng cho siêu thị tại thành phố Điện Biên Phủ, còn giấc mơ tìm được việc đúng ngành nghề chưa biết đến bao giờ thực hiện được.
Những trường hợp giống T và B còn rất nhiều, và dường như đó chính là tình cảnh chung của nhiều bạn sinh viên trên địa bàn tỉnh Điện Biên, mặc dù đã tốt nghiệp xong vẫn không tìm được việc làm như ý.
Theo thống kê, tính đến năm 2017 thì toàn tỉnh Điện Biên có hơn 6 ngàn sinh viên tốt nghiệp từ hệ trung cấp trở lên chưa có được việc làm đúng chuyên môn được đào tạo. Trong đó, hệ đại học là trên 870 người, hệ cao đẳng là hơn 2.300 người, hệ trung cấp trên 2.800 người.
Đứng trước thực trạng này, trưởng phòng Công chức – Viên chức của Sở Nội vụ cho biết: sinh viên sau tốt nghiệp không có việc làm chính là thực trạng chung không chỉ riêng tại Điện Biên mà là vấn đề trong toàn cả nước. Năm 2017 – 2018, con số lao động được tuyển vào cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh là 689 người trong khi đó bình quân, mỗi năm các trường đào tạo chuyên nghiệp như Cao đẳng Y, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật lại có tới 2 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường, đồng nghĩa có 2000 nhu cầu tìm việc. Đó là còn chưa kể đến những sinh viên được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc về đây xin việc làm.
Dựa vào thực tế, chúng ta thấy, nhiều năm liền kề, học sinh đã đăng ký ồ ạt vào những ngành như tài chính, kế toán, sư phạm, y, công nghệ thông tin,... chính vì thế cho đến nay, trong thị trường lao động thì hầu như những ngành nghề này đã trở nên bão hòa, tạo ra những mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu.
Điển hình, nhìn qua các con số đáng báo động, chúng ta sẽ thấy cơ hội tìm việc làm càng trở nên khó khăn hơn. Trên địa bàn tỉnh có hơn 2.100 sinh viên ngành Sư phạm, gần 1.400 sinh viên học ngành Y, hơn 500 sinh viên học trong ngành Kinh tế,... đây là những con số chưa có việc làm đúng chuyên ngành đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Qua đây có thể thấy, việc lựa chọn ngành nghề để học tập và định hướng sự nghiệp cho tương lai cần phải gắn liền với nhu cầu của xã hội để tránh lãng phí thời gian. Bạn không nhất thiết phải theo con đường đại học mà có thể theo học nghề ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3.
Theo số liệu thống kê từ Sở Lao động – Thương binh xã hội, tính từ năm 2017 cho đến thời điểm những tháng cuối năm 2018 thì có gần 14.300 người lao động có việc làm mới. Trong số đó, có hàng ngàn lao động học nghề xong đã có việc làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc với mức thu nhập ổn định.
Bên cạnh đó, để tự tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình, các bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây. Các chuyên gia tuyển dụng tại Timviec365.vn thông qua việc phân tích thực trạng và hoạt động kinh tế của tỉnh đã tìm hiểu được một vài công việc điển hình, phổ biến đang có trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2.2. Những việc làm phổ biến tại tỉnh Điện Biên
Ở bất cứ tỉnh thành nào cũng tồn tại đa dạng các công việc khác nhau. Tuy nhiên, mỗi tỉnh dựa vào điều kiện và những lợi thế vốn có mà có những công việc trở nên phổ biến hơn. Chẳng hạn tỉnh A lợi thế tập trung nhiều hơn cả ở việc làm (a) chẳng hạn, nhưng tỉnh B không có lợi thế việc làm (a) mà phổ biến với việc làm (b).
Tương tự như vậy, tỉnh Điện Biên không có điều kiện phát triển những công việc có ở tỉnh Vĩnh Phúc, Nghệ An chẳng hạn nhưng ắt sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển việc một số việc làm chúng tôi chia sẻ ở nội dung phía dưới. Bạn có thể tìm cho mình cơ hội nếu thấy phù hợp.
2.2.1. Nhân viên bán hàng tại Điện Biên
Đến với Điện Biên, bạn có thể khởi nghiệp bằng một nghề mà tưởng như nó khá đại trà và khó thành công. Đó là nghề bán hàng, cụ thể hơn là bán hàng quần áo thuê.
Mai, một thủ khoa xuất sắc chuyên ngành kế toán tại Đại học Hòa Bình chính là một ví dụ điển hình. Cũng giống như nhiều cử nhân khác, sau khi tốt nghiệp Đại học, Mai vội vã bắt đầu công cuộc đi tìm việc, xin việc làm ở khắp nơi.
Nhưng từ xưa đến nay, câu chuyện tìm việc làm có bao giờ dễ dàng, nhất lại là ở thời điểm mới ra trường còn bao nhiều điều bỡ ngỡ. Trong khi chuyên ngành kế toán mà Mai theo học lại đang ở tình trạng thừa nhân lực, dù chỉ là xin một “chân” với mức lương 3 triệu đồng trên mảnh đất thủ đô cũng khó.
Sau một thời gian “lặn lội” với “sự nghiệp” tìm việc làm, bạn đã quyết định rẽ sang một con đường mới. Mai nhận thấy, công việc bán hàng quần áo tại thành phố Mường Trời vô cùng phát triển sau khi nhiều lần phụ người thân buôn bán tại đây, nữ thủ khoa quyết định chọn nơi này để lập nghiệp.
Không cần phải làm thuê nữa, Mai đã nỗ lực tự mở cho mình một cửa tiệm kinh doanh bán hàng quần áo. Từ lời chia sẻ của Mai: có nhiều công nhân – viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước ở tỉnh Điện Biên cũng đã bỏ nghề, rẽ sang con đường kinh doanh vì nơi đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho công việc này phát triển, chúng ta có thể thấy rằng, tìm việc làm tại Điện Biên với nghề bán hàng quả thực là một cơ hội tốt dành cho bạn.
2.2.2. Tìm việc làm tại Điện Biên ở những làng nghề
Tại tỉnh Điện Biên, Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn vừa được hoàn thành đến năm 2020, được định hướng tới tận 10 năm sau (2030). Theo đó, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, mỗi huyện sẽ phát triển từ 4 đến 5 làng nghề, tổ hợp tác các ngành nghề nông thôn để giải quyết việc làm cho hơn 40 ngàn người lao động.
Đây là tín hiệu đáng mừng để cho bạn, những người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm tại Điện Biên có cơ hội lớn về việc làm. Bạn có thể tham gia vào một số ngành nghề chính nằm trong quy hoạch như nghề mây tre đan, nghề chế biến nông – lâm sản, dệt thủ công truyền thống, sửa chữa, làm mộc, vận tải, cơ khí nhỏ,...
Theo định hướng, các địa phương sẽ mở rộng thêm một số nghề như làm giấy gió, phát triển miến dong, vùng nguyên liệu, xây dựng làng truyền thống thêu ren, chế biến chè cổ thụ, du lịch,... Theo đó, có rất nhiều cơ sở được xây dựng, mang đến nhiều việc làm cho người lao động như thị xã Mường Lay đã xây dựng làng nghề mây tre đan, làng nghề làm bánh truyền thống Khẩu Xén, khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm (bản Him Lam 2), mở cơ sở sản xuất, chế biến nấm,... Nếu như đã có việc làm mà muốn tìm công việc làm thêm ở Điện Biên thì việc làm đến các làng nghề chính là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
2.2.3. Tìm việc làm du lịch tại Điện Biên
Điện Biên chính là một trong số những tỉnh thuộc vào vùng kinh tế Tây Bắc, không chỉ có nền văn hóa đậm đà những nét bản sắc dân tộc Việt mà còn có một bề dày lịch sử về chống giặc ngoại xâm. Nơi đây có nhiều núi non trùng điệp, hùng vĩ, địa hình tuy hiểm trở nhưng lại tạo ra nhiều cảnh quan đa dạng, phong phú, tạo nên nét đẹp đặc trưng cho vùng Tây Bắc.
Những lợi thế tự nhiên trên đã mang đến cho tỉnh tiềm năng lớn về du lịch. Khi mà chính quyền tỉnh đã xác định đưa du lịch của tỉnh trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn thì quả thực, người dân nơi đây lại có thêm một cơ hội vô cùng lớn để tham gia việc làm.
Hàng năm, tỉnh đã thu hút rất nhiều du khách thập phương cả trong và ngoài nước về đây thăm thú, nhất là cánh đồng Mường Thanh cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh. Từ đây, tỉnh khuyến khích các bạn trẻ tham gia học tập, rèn luyện các kiến thức kỹ năng về du lịch để cùng với tỉnh nhà đem đến một diện mạo mới cho nền kinh tế du lịch.
Nhờ vậy, người dân Điện Biên, nhất là các bạn trẻ có thêm định hướng tốt nhất về con đường sự nghiệp tương lai. Việc làm ngành du lịch chính là một sự lựa chọn tốt nhất hiện nay nếu muốn phát triển công việc tại Điện Biên.
3. Tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Điện Biên
3.1. Thực trạng tuyển dụng việc làm tại Điện Biên
Nhu cầu về tuyển dụng tại Điện Biên, nhất là các khối ngành thuộc cơ quan Nhà nước hiện nay đang ở tình trạng không đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội, trong khi đó các “kênh” về việc làm ở nhiều doanh nghiệp cũng không mấy thuận lợi bởi vì trên địa bàn tỉnh không có khu công nghiệp hoặc nhà máy. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp tư nhân nhưng cũng chỉ có thể giải quyết được việc làm một bộ phận nhỏ người lao động mà thôi.
Đa phần, các công việc có nhu cầu tuyển dụng nhiều hơn cả tập trung ở lĩnh vực việc làm lao động phổ thông. Sinh viên sau khi ra trường, dù mang theo tấm bằng đẹp thì cơ hội nộp CV xin việc và tìm được việc làm tại Điện Biên đúng chuyên ngành cũng rất hiếm hoi, vẫn phải gác lại kiến thức chuyên môn để tham gia vào các nhóm việc làm phổ thông tại đây. Khi mà lượng công việc cho các sinh viên mới ra trường không đáp ứng được thì lượng CV xin việc gửi đi lượng thất bại cũng tăng lên. Chính vì thế, trừ khi bạn là một người có CV đẹp với nội dung tốt còn nếu không, cơ hội việc làm đúng ngành cũng trở nên khá khó khăn với bạn khi đi tìm việc tại Điện Biên.
Vậy thì dựa theo nhu cầu tuyển dụng như thế nào tại địa bàn tỉnh Điện Biên để định hướng việc làm? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một vài thông tin tuyển dụng việc làm theo ngành nghề và các cơ sở tuyển dụng phổ biến tại Điện Biên.
3.2. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn tại Điện Biên
Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Điện Biên thể hiện nhu cầu tuyển dụng số lượng tài xế lái xe khá lớn. Các nhà tuyển dụng luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe trong việc tuyển dụng để tìm ra được đội ngũ người tài xế giỏi. Vậy đâu là giải pháp tuyển dụng lái xe tư nhân giỏi tại tỉnh Điện Biên?
(1) Dựa vào những tiêu chí đánh giá lái xe giỏi để tuyển dụng:
Lái xe vốn là một nghề không đòi hỏi bằng cấp và trình độ học vấn quá cao thế nhưng nếu như có chắc chắn trong tay tấm bằng lái thì đồng nghĩa, bạn chắc chắn có cơ hội cao được tuyển dụng. Khi tuyển dụng một người lái xe giỏi, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những tiêu chí dưới đây, bạn nên tham khảo để có định hướng tốt hơn về việc làm lái xe cho chính mình.
• Có bằng lái xe với hạng xe tương ứng, lý lịch trong sạch
• Sức khỏe tốt, tinh thần làm việc vững vàng: tỉnh táo, lạc quan, tập trung cao độ để điều khiển xe đường dài, chủ động trong mọi trường hợp, tình huống.
• Kỹ thuật lái tốt
• Giàu kinh nghiệm trong xử lý tình huống
• Tính cách hòa đồng, cởi mở
• Kỹ năng giao tiếp tốt, lịch sự
• Luôn tuân thủ luật lệ giao thông
(2) Phương pháp tuyển dụng lái xe dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu
Làm thế nào để có thể tuyển dụng lái xe giỏi tại tỉnh Điện Biên? Nếu bạn đang thắc mắc điều đó thì hãy đọc tiếp nội dung ngay sau đây
• Quan sát, đánh giá trực tiếp ứng viên để kiểm tra tình hình sức khỏe của họ.
• Đưa ra những câu hỏi tình huống: bao gồm câu hỏi về kỹ thuật lái, câu hỏi về kinh nghiệm.
• Tổ chức thực hành trực tiếp cho ứng viên
Ngoài việc làm lái xe, tuyển dụng kế toán tại Điện Biên hay công chức, kỹ sư cầu đường, tuyển dụng ngành giáo dục,... cũng có nhu cầu lớn. Nếu như bạn có chuyên môn ở lĩnh vực ngành nghề nào trong số những ngành vừa kể thì hãy cố gắng tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Điện Biên thật kỹ để nắm bắt lấy những cơ hội việc làm tốt nhất.
4. Tìm hiểu về trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Điện Biên
Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Điện Biên hay được coi là chợ việc làm Điện Biên, tuy mới đi vào hoạt động được 7 năm nhưng đã có những đóng góp lớn trong công tác giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh. Tính từ năm 2007 cho tới nay, Trung tâm đã mở ra gần 30 lớp dạy nghề cho người lao động nông thôn.
Như chúng ta đã biết, tỉnh Điện Biên vốn là tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất nằm ở nguồn nhân lực. Một phần lớn người lao động nông thôn không có tay nghề, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế cho nên đã tạo ra những rào cản lớn trong quá trình triển khai thực hiện việc phát triển kinh tế.
Do đó, sự “vào cuộc” của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Điện Biên đã góp phần cải thiện rất nhiều về chất lượng nguồn lao động. Bên cạnh những nghề truyền thống như thêu, may, thủ công mỹ nghệ,... trung tâm còn chú trọng nắm bắt sát sao nhu cầu thị trường về nguồn lao động để từ đó liên kết với các cơ sở về dạy nghề mở nhiều lớp đào tạo, tập trung tại một số ngành nghề như: điện dân dụng, sửa chữa, kỹ thuật, chăn nuôi, nghiệp vụ về khách sạn - nhà hàng, nghề hướng dẫn viên du lịch,... những nghề này đều phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.
Kết quả đạt được, trung tâm đã đào tạo cho hơn 3 nghìn người lao động. Không chỉ đào tạo, ngay sau mỗi khóa học nghề đó, trung tâm còn mang tới cho họ công việc ổn định.
Không những hoạt động với ý nghĩa đơn thuần là đào tạo nghề cho người lao động, trung tâm còn thường xuyên mở ra những lớp đào tạo về tiếng nước ngoài để tạo điều kiện cho những cá nhân có nguyện vọng đi xuất khẩu được ra ngoài làm việc với mức lương cao hơn.
Trung tâm đã làm rất tốt nhiệm vụ tìm kiếm các đơn vị về xuất khẩu lao động uy tín để mang về cho người lao động trong tỉnh những cơ hội việc làm tốt nhất. Bên cạnh những thị trường quen thuộc như là Đài Loan hay Malaysia thì trung tâm còn tìm đến và kết nối với nhiều thị trường lao động tiềm năng hơn, có mức thu nhập cao hơn cho người lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Mỹ,...
Như vậy trong thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, đòi hỏi con người cũng phải nhanh chóng hoàn thiện bản thân với những kỹ năng quan trọng cần thiết để kịp thời nắm bắt cho chính mình những cơ hội tốt nhất về việc làm. Cơ hội tìm việc làm tại Điện Biên sẽ thành công nếu như bạn biết tận dụng những điều kiện ở xung quanh và những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ rất bổ ích để các bạn làm điều đó. Hy vọng, sau bài viết này, tất cả chúng ta sẽ có được một công việc như ý và sớm thành công trên con đường sự nghiệp đã chọn.
+ Xem thêm