Ứng tuyển việc làm tại Quảng Bình nhanh nhất
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnCông ty
Một đất nước phát triển toàn diện đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân được đảm bảo về mọi mặt. Để hướng tới đất nước có nền kinh tế vững mạnh Việt Nam cần giải quyết cấp thiết vấn đề việc làm cho người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hiện nay. Cần giải quyết vấn đề này từ cấp tỉnh, cấp quận, huyện,... Tại tỉnh Quảng Bình vấn đề giải quyết việc làm và tìm việc làm nhanh cho người lao động cũng đang được trú trọng, ưu tiên.
1. Một vài nét giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở vị trí hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S Việt Nam (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoàng Sơn là danh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp biển Đông về phía Đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và Tây Nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Diện tích tự nhiên của Quảng Bình 8.065,27km2 ( tổng diện tích 806.527ha ). Địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Dòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m3/ năm. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ Tây sang Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tỉnh nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa – mùa khô.
Tài nguyên đất được chia làm hai hệ chính là đất phù sa ở đồng bằng và đất pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn – nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Động vất có 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá,...
Theo kết quả điều tra này 1/4/2009 dân số Quảng Bình là 846.924 người đến năm 2013 là 854.918 người với 24 dân tộc. Có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người trong độ tuổi lao động chiếm 49,28% tổng số dân.
2. Tiềm năng phát triển của tỉnh – hướng phát triển
2.1. Tiềm năng kinh tế
2.1.1. Tiềm năng kinh tế biển
Quảng Bình là một trong những tỉnh có vùng biển rộng và bờ biển dài, hội tụ được nhiều lợi thế và tiềm năng kinh tế biển. Dọc bờ biển của tỉnh Quảng Bình có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nuôi trồng và chế biến nguồn lợi thủy hải sản.
Vùng ngoài khơi của biển có hệ thống 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động liên quan đến kinh tế biển như vận tải biển, phát triển kinh tế hàng hải và du lịch biển đảo ở Hòn La. Bên cạnh đó đường bờ biển của tỉnh có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước thu hút được nhiều khách du lịch. Ngoài ra, vùng biển của tỉnh Quảng Bình còn có các ngư trường rộng lớn với nhiều loại hải sản phong phú như tôm hùm, mực, hải sâm,..
Bên cạnh đó, vùng ven biển còn có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng quý hiếm như titan và cát thạch anh. Đặc biệt cát thạch anh là một loại nguyên liệu để sản xuất thủy tinh cao cấp xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy những tiềm năng của biển đảo là điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Quảng Bình phát triển các lĩnh vực kinh tế tổng hợp biển. Với tiềm năng kinh tế biển như hiện nay, người lao động tại đây rất dễ tìm việc làm online để cải thiện thêm thu nhập.
2.1.2. Tiềm năng về khoáng sản
Ở Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kem,... và một số khoáng sản phi kim như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn. Đá vôi ở Tân Lâm – Tà Rung có trữ lượng lớn (3 tỷ tấn). Đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105 độ. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
Tại nơi đây có đầy đủ tiềm năng để phát triển công nghiệp luyện kim và phi kinh có giá trị kinh tế cao.
2.1.3. Tiềm năng đất đai
Với diện tích đất tự nhiên là 806.527 ha, với hơn 632.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,5% đất tự nhiên; trong đó có hơn 310.000 ha rừng sản xuất, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 70%. Quảng Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng lớn nhất Việt Nam (với trữ lượng gỗ khoảng 32,3 triệu m3, trong đó trữ lượng gỗ rừng kinh tế 14,85 triệu m3). Ta thấy được tỉnh có lợi thế về trồng rừng sản xuất , chế biến gỗ và các sản phẩm từ rừng.
2.1.4. Tiềm năng về khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, năng lượng điện.
Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Đặc biệt có trữ lượng đá vôi ( khoảng 5,4 tỷ tấn ) và cát thạch anh trắng ( 30 triệu m3 ), đây là tiềm năng mở ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ mục đích tiêu dùng và xuất khẩu.
Đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển về năng lượng điện bao gồm nhiệt điện và phong điện. Quảng Bình được chỉnh phủ đưa vào quy hoạch để đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất 2.400 – 3000 KW tại khu kinh tế Hòn La.
Nguồn năng lượng tái tạo có tiêm năng phát triển là phong điện và nhiệt điện. theo khảo sát sơ bộ, tốc độ gió dọc bờ biển tỉnh Quảng Bình có thể xây dựng phong điện công suất từ 600 – 1.000 MW.
2.1.5. Tiềm năng về thủy hải sản
Nguồn lợi thủy hải sản khá lớn ( 60,000 tấn/ năm) chưa tính sản lượng nuôi trồng. Có ngư trường rộng 8.400 km2, trữ lượng hải sản 120.000 – 150.000 tần, mặt nước có khả năng nuôi trồng đem lại giá trị gia tăng cao: 5.000 ha. Đây là những điều kiện tốt để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở nuôi trồng và các nhà máy chế biến các sản phẩm từ thủy, hải sản.
2.2. Tiềm năng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm 64,47% tổng dân số ( dân số gần 860.000 người ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng cao. Điểm mạnh của nguồn nhân lực Quảng Bình là thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và cầu tiến.
Tỉnh có một trường đại học với quy mô đào tạo 2.050 sinh viên/năm, ngoài ra còn nhiều cơ sở đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp ( 3 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề của các đơn vị như: hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,... và 6 trung tâm dạy nghề cấp huyện). Hàng năm đào tạo được khoảng 11 – 12 nghìn lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Giá nhân công rẻ hơn nhiều so với trong nước và khu vực. Đây cũng là lợi thế cho các nhà tuyển dụng đang hoạt động tại tỉnh, phục vụ tốt các công tác sản xuất.
2.3. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng
Mạng lưới viễm thông, thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế, mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn tỉnh. Hệ thống lươi điện quốc gia 220KV và 110KV đồng bộ đảm bảo cung cấp điện cho các khu công nghiệp và đô thị. Hệ thống cấp nước sạch, nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia được nắp đặt tới hàng rào các dự án và các khu công nghiệp.
Hệ thống ngân hàng đáp ứng mọi quan hệ giáo dục và nhu cầu thanh toán. Các hoạt động hối ngoại, giao dịch ngoại tệ, thanh toán quốc tế không ngừng phát triển và mở rộng.
Cơ sở hạ tầng thương mại và du lịch được tập trung đồng bộ và từng bước hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Bao gồm hạ tầng khu du lịch: Phong Nha – Kẻ Bàng, Vũng Chùa – Đảo Yến, Mỹ Cảnh – Bảo Linh. Hệ thống khách sạn 3 – 4 sao như: Sunspa Resort, Sài Gòn – Quảng Bình, Tân Bình,...
2.4. Tiềm năng khu kinh tế, khu công nghiệp
2.4.1. Khu kinh tế
Hiện nay trên địa bàn có 2 khu kinh tế ( khu kinh tế cảng biển Hòn La và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo), trong đó:
Khu kinh tế cảng biển Hòn La nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Bình với diện tích khoảng 10.000 ha trong đó phần đảo là 1.100 ha. Ngoài chức năng xây dựng và kinh doanh thu phí thuế quan, khu kinh tế cảng biển Hòn La còn đóng vai trò quan trọng trong việc cùng với quốc lộ 1A, 12A, cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Cầu Treo, Lao Bảo, tạo thành cửa ngõ thông thương phía Đông, vùng trung Lào, đông bắc Thai Lan và tiểu vùng sông Mê Kông. Hiện tại cảng Hòn La cho phép tàu 15.000 tấn ra vào, có thể nâng cấp để tiếp nhận tàu 30.000 -50.000 tấn ra vào.
Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo: hiện nay tỉnh đang tập trung đầu tư khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo với diện tích 538 km2. Nhằm phát triển khu kinh tế này thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất – nhập hàng hóa và dịch vụ cho toàn khu vực trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng Mê Kông.
2.4.2. Khu công nghiệp
Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình sẽ phát triển 8 khu công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 2000 ha được phân bố trên các huyện, thành phố, trong đó 3 khu công nghiệp được đã được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ là KCN Tây Bắc Đồng Hới, KCN Bắc Đồng Hới, KCN cảng biển Hòn La.
Vùng phía Nam của tỉnh có diện tích đất cát ven biển rộng lớn, chưa sử dụng, cách bờ biển 500m - có độ sâu 17m và cách bờ biển 1000m – có độ sâu 25m không bị bồi lắng là điều kiện tốt xây dựng cảng nước sâu cho tàu 200.000 – 300.000 tấn ra vào cùng với khu công nghiệp có diện tích từ 2.000 – 3.000 ha.
2.5. Hướng phát triển
Phấn đấu đưa tỉnh Quảng Bình ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo và cơ bản trở thành tỉnh phát triển trong vùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn.
Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Phấn đấu đạt tăng tốc độ tăng trưởng. Phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đầu tư nâng cấp các cơ sở công nghiệp hiện có để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Từ đó tạo ra nhiều việc làm đáp ứng phần nào nhu cầu việc làm của người dân.
Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, thủy điện và nhiệt điện. Chú trọng phát triển công nghiệp hàng hóa nhập khẩu; phát triển cộng nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến để nâng cao, hiệu quả kinh tế. Ưu tiên phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động như chế biến thủy, hải sản, chế biến nông lâm sản.
Kích thích các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa. Mở rộng sản xuất các mặt hàng truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, chế biến hải sản, hàng mây tre đan,...
Phát triển thương mại – dịch vụ:
Khuyến kích các thành phần kinh tế phát triển thương mai, dịch vụ, nhất là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ vận tải biển, bưu chính viễn thông, khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và hoạt động xuất nhập khẩu. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để mở rộng thị trường nông thôn, thị trường trong và ngoài nước, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, đa dạng hóa các loại hình du lịch để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từng bước hình thành các trung tâm du lịch: Phong Nha – Kẻ Bàng và Đá Nhảy ( Bố Trạch ); Vũng Chùa – Đảo Yến ( Quảng Trạch ) Đồng Hới và khu vực phía nam tỉnh bao gồm Chùa Non, núi Thần Đinh – Suối Bang; đền thờ - lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lưu niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bàu Sen, Hải Ninh,... gắn với các tuyến du lịch trong và ngoài nước.
Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn mới:
Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, trên các cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung để đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao từ khâu làm đất đến thu hoạch nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu trong và ngoài nước. Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp những năm tới đạt giá trị cao.
Đẩy mạng cơ cấu chuyển dịch cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,... ) của từng vùng và nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chú trọng phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, lạc, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia xúc, gia cầm theo quy mô chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với công tác kiểm soát và phòng tránh dịch bệnh.
Sử dụng hợp lý tài nguyền rừng, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng độ che phủ và bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, chú trọng đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. khuyến khích các hình thức dịch vụ hậu cần trên biển để giảm chi phí sản xuất.
Chú trọng công tác nuôi trồng thủy sản, có các kế hoạch xây dựng các hồ nuôi trồng tạo ra nhiều nguồn cung lớn cho thị trường tiêu thụ đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Phát triển về lĩnh vực xã hội:
Cần có công tác ổn định quy mô dân số, giảm số lượng lao động ở nông thôn, tăng số lao động ở thành thị. Chuyển dịch cơ cấu lao động thoe hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phấn đấu giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động bằng cách đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình, dự án, các mô hình kinh tế, các loại hình dịch vụ, làm tốt công tác dịch vụ giới thiệu việc làm.
Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn để tham gia vào thị trường lao động. Đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thực hiện tốt các chường trình, dự án xóa đói giảm nghèo.
Trong công tác giáo dục và đào tạo tỉnh cần phát triển toàn diện, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao và đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp, bậc học. Đẩy mạnh chủ chương xã hội hóa đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo, coi trọng chất lượng đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
>> Rất nhiều bảng tin tuyển dụng của những nhà tuyển dụng uy tín vẫn luôn được đăng tải liên tục chờ các bạn ứng tuyển. Tìm việc làm tại Trà Vinh và tất cả những tỉnh thành khách trên cả nước một cách dễ dàng nhanh chóng trên timviec365.
3. Lao động – việc làm tại tỉnh Quảng Bình
3.1. Nguồn lao động
3.1.1. Ưu điểm
Tỉnh Quảng Bình có lực lượng lao động dồi dào, số người lao động trong độ tuổi lao động chiếm 49,28% tổng số dân. Có cơ cấu dân số lao động trẻ, số người lao động trong độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 70% tổng số lao động. Lao động ở đây có tính cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu nghề và găn bó với nghề. Đây là những đức tính rất cần thiết của người lao động nó cũng ảnh hưởng một phần tới chất lượng công việc đang được đảm đương.
Đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ, lao động nông thôn sang lao động thành thị, từ lao động không có chuyên môn sang lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn.
Tỉnh đang trong giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa để bắt kịp xu thế thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh các loại hình công việc, có rất nhiều hình thức việc làm đa dạng cho người lao động lựa chọn. Một số lĩnh vực có nhu cầu lao động lớn như đánh bắt, nuôi trồng – chế biến thủy hải sản. Việc làm trong ngành công nghiệp – dịch vụ như là sản xuất công nghiệp luyện kim, khai thác vàng, đá vôi,... cũng có nhu cầu lao động rất lớn với mức thu nhập ổn định.
Ngoài ra hiện nay tỉnh còn chú trọng trong công tác xuất khẩu lao động – một thị trường việc làm mới cho người lao động.
3.1.2. Nhược điểm
Tại tỉnh Quảng Bình tỷ lệ lao động nông thôn khá lớn trong tổng nguồn lao động xã hội. Có sự chênh lệch giữa lao động nữ so với lao động nam. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị. Tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh còn khá cao.
Chất lượng lao động của tỉnh còn thâp, chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế của tỉnh khi mà yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏi lao động phải có trình độ trí thức, chuyên môn nghiệp vụ.
Sự dịch chuyển kinh tế dẫn đến việc làm tại tỉnh cũng có nhiều thay đổi, cơ cấu lao động cũng có sự biến động. Giảm số lượng việc làm ở cách ngành nông nghiệp như trồng trọ, chăn nuôi,.. tăng số lượng việc làm trong công nghiệp – dịch vụ đòi hỏi người lao động phải có kiến thức.
3.2. Đôi nét về tình hình tuyển dụng Quảng Bình
3.2.1. Nhu cầu việc làm tại Quảng Bình
Với cơ chế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp – dịch vụ có sự thay đổi dẫn đến nhu cầu việc làm tại các ngành này cũng theo đó mà có nhiều biến động.
Việc khuyến khích mở cửa với nhiều chính sách và kế hoạch thu hút vốn đầu tư của các tỉnh lân cận cũng như trong và ngoài nước. Khuyến khích mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng có kế hoạch mở rộng các loại hình việc làm ở tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra nhiều việc làm cho người lao động giảm thiểu tình trạng thất nghiệp tại địa phương. Các nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng đang đòi hỏi một lượng lớn nguồn lao động từ lao động phổ thông đến lao động có kinh nghiệm trình độ chuyên môn.
Tại tỉnh nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động khá lớn. Do chủ yếu là lao động nông thôn chưa có tay nghề, chưa được đào tạo nên các công việc họ tìm kiếm chủ yếu là các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng rừng, trồng lúa, thu hoạch hoa màu,..các công việc này chỉ đòi hỏi sức khỏe người lao động mà không cần trình độ chuyên môn. Người lao động cũng có sự chuyển hướng tìm việc sang các công việc có yêu cầu cao hơn tương đương thu nhập nhiều hơn nhưng với số lượng không nhiều.
3.2.2. Chất lượng việc làm của tỉnh
Xét về mặt bằng chung thì chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp. Ở tỉnh còn tồn tại một số hạn chế như; phân bố khu vực và vùng kinh tế còn bất hợp lý, chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao. Ngoài ra tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, kỹ năng tay nghề và phong tác công nghiệp còn yếu, khả năng cạnh tranh lao động chưa cao.
Có đến 75% số việc làm nằm ở các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh, không có hợp đồng lao động. Gần một nửa số lao động nông nghiệp chỉ tập trung trồng lúa cho năng xuất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp ở khu vực phi chính thức chỉ làm ra những hàng hóa, dịch vụ có giá trị thấp.
Như vậy ta thấy được từ chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp dẫn đến chất lượng lao động yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của tỉnh kéo theo tình trạng thất nghiệp chưa có việc làm ngày một gia tăng.
4. Hướng giải quyết các vấn đề về việc làm của Quảng Bình
Tỉnh cần đưa ra các hướng giải quyết như:
Một là, tỉnh cần có nhiều chính sách hấp dẫn đối với các đơn vị trong và ngoài tỉnh cũng như trong nước và quốc tế đến đầu tư và phát triển tại Quảng Bình nhằm tao ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Hai là, cần thực hiện và đẩy nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn cho người lao động được học nghề. Thường xuyên tạo nhiều khóa học áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho người lao động.
Ba là, tỉnh cần có những kế hoạch mở ra những trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm, các sàn giao dịch việc làm tại Quảng Bình. Thông qua các phiên giao dịch việc làm mà người lao động tiếp cận được thông tin tuyển dụng cũng như các đơn vị tuyển dụng đưa được tin tuyển dụng đến rộng dãi người lao động đang tìm kiếm việc làm.
Bốn là, có hoạch định nâng cấp các sở sở hạ tầng làm việc, cải tiến trang thiết bị làm việc để nâng cao chất lượng làm việc cho người lao động.
Năm là, tạo ra các đợt khen thưởng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh.
Sáu là, cấp vốn cho người lao động vay vốn làm ăn, những chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh. Nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, giảm mức thất nghiệp tại Quảng Bình.
Bẩy là, có kế hoạch cho vấn đề xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Tạo ra nguồn việc làm và mức thu nhập ổn định cho người lao động.
5. Một số việc làm tại tỉnh Quảng Bình
Trong lĩnh vực hành chính – văn phòng: một số công việc đang được tuyển dụng và nhu cầu tìm kiếm như việc làm tiếng Nhật tại Quảng Bình có yêu cầu về mặt ngoại ngữ thông thao tiếng Nhật Bản. Tuyển dụng nhân viên kế toán tại các công ty có yêu cầu bằng cấp tối thiểu từ trung cấp kế toán trở lên,...
Bên lĩnh cực cần chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm thì việc làm lái xe Quảng Bình cũng được tuyển dụng nhiều. Đối với công việc này người lao động cần có kinh nghiệm trong việc điều khiển xe, thông thạo đường xá, linh hoạt trong khâu xử lý các vấn đề không may xảy ra trong quá trình làm việc...
Trong nghành dịch vụ - du lịch, đây là ngành cần tuyển dụng khá nhiều tại các vị trí nhân viên phục vụ, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên thu ngân,... những công việc này không đòi hỏi quá cao về chuyên ngành cũng như kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa ngành dịch vụ còn thường xuyên tuyển dụng bán thời gian nhiều công việc giúp người lao động dễ dàng kiếm được việc làm phù hợp.
Một số vị trí trong bộ máy lãnh đạo cũng cần tuyển dụng như ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyển dụng các vị trí trong ban tham mưu của tỉnh,..
6. Một số đơn vị tuyển dụng nhiều trên địa bàn Quảng Bình
Đứng trong top đầu các nhà tuyển dụng nhiều nhất là Vincom Quảng Bình tuyển dụng các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên bất động sản, nhân viên bán hàng,... với số lượng lên tới 300 người. Tập đoàn VinGroup tuyển dụng tại Quảng Bình.Một vài đơn vị khác tuyển dụng như FLC Quảng Bình tuyển dụng, hệ thống siêu thị Coopmart tuyển dụng tại Quảng Bình,...
Một số công ty nhà nước cũng có nhu cầu tuyển dụng như nhiệt điện Quảng Bình tuyển dụng kỹ sư kỹ thuật điện, công nhân làm việc tại công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện,... Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình tuyển dụng phát thanh viên,...
Các đơn vị tư nhân tuyển dụng trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch như Mường Thanh tuyển dụng tại Quảng Bình làm việc tại các khách sạn Mường Thanh trên địa bàn tỉnh, khách sạn Royal, Vĩnh Hoàng,... tuyển dụng.
Ngoài ra còn rất nhiều nhà tuyển dụng khác có nhu cầu tuyển dụng như là công ty dược, công ty may mười tại Quảng Bình tuyển dụng công nhân số lượng nhiều...
7. Một số cách để nhà tuyển dụng – người lao động tìm kiếm việc làm tại Quảng Bình
Hiện nay ngoài các cách phổ biến như đăng tin trên báo giấy, phát tin tuyển dung trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, đài FM, ti vi,... tốn kém nhiều kinh phí, mất nhiều thời gian mà hiệu quả đạt được thấp. Để khắc phục những khó khăn cũng như hạn chế đó mà con người đã tạo ra nhiều cách khác phụ vụ tốt hơn công tác tuyển dụng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số thì việc để các tin tuyển dụng tiếp cận được đến người lao động vô cùng đơn giản. Bằng cách sử dụng internet thông qua các website tìm việc các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đăng tin tuyển dụng cũng như người thấp nghiệp có thể tìm việc làm nhanh qua các trang này.
Hiện nay, với việc phát triển của các trang web tuyển dụng, bạn có thể tải mẫu CV xin việc một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. CV xin việc là cách giúp nhà tuyển dụng tại Quảng Bình đánh giá được ứng viên, biết được năng lực thực sự của ứng viên. Ngược lại, ứng viên có thể tận dụng những mẫu CV xin việc trên các trang web tuyển dụng như một cách giới thiệu bản thân đến nhà tuyển dụng. Có thể nói cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng tại Quảng Bình một phần thông qua CV
Một số trang tuyển dụng được đánh giá cao, chất lượng dịch vụ tốt như website timviec365.vn…đang được nhà tuyển dụng và ứng viên ưu tiên tìm kiếm hàng đầu. Như tại trang timviec365.vn được nhà tuyển dụng tin dùng. Vì tại đây họ được hưởng nhiều ưu đãi như được tặng điểm để xem hồ sơ ứng viên miễn phí, được đăng tin tuyển dụng không giới hạn. Không những vậy mà sử dụng dịch vụ tại web họ sẽ tiết kiệm được kinh phí tuyển dụng cũng như tối ưu hóa thời gian tuyển dụng. Các ứng viên tìm đến timviec365.vn bởi ở đây họ tạo được cho mình một hồ sơ xin việc đẹp – như là một tấm vế giúp họ bước tới công việc đang minh mơ ước, bên cạnh đó tại đây họ có thể tìm việc làm nhanh xung quanh khu vực mình sinh sống qua bản đồ vệ tinh tìm việc làm quanh đây…
Trên đây là đôi nét về tỉnh Quảng Bình mời bạn đọc tham khảo. Cũng mong thông qua bài viết này sẽ giúp ích được cho người đọc hiểu hơn về tỉnh Quảng Bình nói chung và vấn đề việc làm tại tỉnh nói riêng. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc của mình.
+ Xem thêm