Ứng tuyển việc làm tại Quảng Nam nhanh chóng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Việc làm – người lao động, đây là một vấn đề nóng hổi đang được đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hướng tới một đất nước phát triển, đời sống con người được nâng cao thì vấn đề xã hội không còn tồn đọng vấn nạn thất nghiệp, việc làm cho người dân được giải quyết. Việt Nam cần giải quyết tình trạng này từ đơn vị nhỏ nhất (cấp quận, huyện) đến đơn vị lớn nhất (cấp tỉnh, thành phố). Quảng Nam một trong các tỉnh thuộc miền trung của nước ta cũng đang gặp khó khăn và cần có biện pháp khắc phục và thay đổi vấn đề này để gia tăng cơ hội tìm việc làm nhanh cho người lao động nơi đây.
1. Đôi nét tổng quan về tỉnh Quảng Nam
1.1. Tổng quan về tỉnh
Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc vùng văn hóa Nam Trung bộ, nằm trong khu kinh tế trọng điểm miền Trung của nước ta. Có địa lý vô cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú. Quảng Nam là tỉnh duy nhất của nước ta có hai di sản văn hóa thế giới là khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An. Có khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm với vẻ đẹp hoang sơ, nhiều loại sản vật quý hiếm. Có 125km bờ biển cát trắng, nắng vàng nhiều bãi biển đẹp với cảnh quan nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh nên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai – đây là khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.
1.2. Địa lý hành chính tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam có vị trí địa lý với phía bắc giáp tỉnh Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sê Kông của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Hiện nay Quảng Nam có hai thành phố trực thuộc tỉnh là Tam Kỳ và Hội An cùng 16 huyện trải rộng từ miền núi đến vùng đồng bằng và duyên hải. Trung tâm đầu lão, hành chính của tỉnh đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Tỉnh có địa hình nghiêng dần từ tây sang đông, hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt; kiểu núi cao ở phía tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển ở phía đông. Quảng Nam có tới 72% là đồi núi với nhiều ngọn núi cao trên 2000m như núi Lum Heo cao 2045m, núi Tiên Cao có độ cao 2023m, núi Ngọc Linh cao 2598m,...
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình là 25,4 độ, mùa đông ở vùng núi nhiệt độ có thể xuống 20 độ. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền Trung thường gây ra sạt lở đất, lũ quét dẫn đến thiệt hại về người và của ở các huyện trung du miền núi, gây ngập nước ở các vùng ven sông của tỉnh.
Hệ thống sông ngòi tại Quảng Nam dày đặc, Thu Bồn là một trong những con sông lớn của Quảng Nam có tổng diện tích lưu vực khoảng 9000km2,... Các sông này đều có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm, mang đến giá trị lớn về thủy điện, giao thông cũng như thủy nông. Hiện tại, trên hệ thống sông Thu Bồn, có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn như thủy điện sông Tranh I, thủy điện sông Tranh II, thủy điện sông A Vương, thủy điện sông Bung,...đã và đang được xây dựng, góp phần cung cấp năng lượng điện cho nhu cầu sử dụng điện trong cả nước.
1.3. Dân cư – lao động
Theo kết quả điều tra đến tháng 4 năm 2009 tổng số dân trên địa bàn tỉnh là 1.419.503, người xếp thứ 19/63 tỉnh, thành trong cả nước và đứng thứ 4 trong khu vực miền Trung. Dân số nữ có 727.136 người ( chiếm 51,22% ). Dân số phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, theo mô hình thưa dân từ đông sang tây, phụ thuộc lớn vào địa hình. Tỉ lệ dân khu vực thành thị tăng 3,82% trong khi ở nông thôn dân giảm 2,87%. Quảng Nam với 81,2% dân số sinh sống ở nông thôn, có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn – thành thị trong thời gian tới.
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 lao động (chiếm 62% dân số trong toàn tỉnh ), trong đó ngành lao động ngành nông nghiệp chiếm tới 61.57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ đạt 21.95%.
Chất lượng nguồn lao động được cải thiện đáng kể. Tỷ số lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn lao động chất lượng cao có gần 18.000 người.
Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụ văn hóa, nhất là các hoạt động văn hóa cộng đồng, các loại hình văn, hóa nghệ thuật mới, các hoạt động thể thao.
Giai đoạn 2000-2010, dân số đô thị của tỉnh tăng chậm. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.
1.4. Tiềm năng, lợi thế nổi bật của Quảng Nam
1.4.1. Tài nguyên đất của tỉnh
Tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.040.683 ha được hình thành chính từ 9 loại đất khác nhau, bao gồm các cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng và đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá... Trong đó, nhóm đất phù sa ven sông là nhóm quan trọng nhất trong việc phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích đất của tỉnh, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất là 49,4%, tiếp đến là đất cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc và đất cát ven biển chưa được sử dụng và khai thác trên địa bàn tỉnh còn chiếm diện tích lớn.
1.4.2. Tài nguyên rừng của tỉnh
Tỉnh Quảng Nam có 425.912 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt 40,9%, trứ lượng gỗ của tỉnh đạt 30.000.000m3. Diện tích rừng tự nhiên có tới 388.803ha, rừng được trồng là 37,118 ha. Rừng già ở Quảng Nam có diện tích khoảng 10.000 ha, được phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại là các rừng nghèo, rừng trung bình và rừng đang tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 68m3/ha. Các khu bảo tồn của thiên nhiên trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc huyện Nam Giang.
1.4.3. Tiềm năng về thủy điện tại Quảng Nam
Quảng Nam có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch dày đặc với tổng chiều dài trên khoảng 900km, trong đó đã có 337km được đưa vào khai thác, bao gồm hệ thống 9 con sông chính trên địa bàn tỉnh. Các con sông ở Quảng Nam có tốc độ dòng chảy liên tục thay đổi, luân chuyển dòng, luôn được bồi lắng và có hiện tượng xói lở vào mùa mưa lũ. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng các công trình thủy điện ở thượng lưu các con sông kết hợp xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ như; thủy điện Sông Tranh I, thủy điện Sông Tranh II, thủy điện Sông A Vương, thủy điện Sông Bung...
Để hạn chế các hiện tượng lũ lụt, cung cấp đầy đủ nước về mùa khô cho các vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Tạo tiền đề bền vững cho sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư đô thị.
1.4.4. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Nam
Với nhận định chung thì nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Nam là một tiềm năng đang được chú trọng khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Đáng kể đến là than đá ở huyện Nông Sơn có trữ lượng khoảng trên 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng hơn 5 vạn tấn/ năm.
Bên cạnh đó còn có mỏ than Ngọc Kinh đạt trữ lượng khoảng 4 triệu tấn nhưng đã ngừng khai thác từ những năm gần cuối thế kỷ 20 vì tại đây không có khả năng khai thác công nghiệp. Sản lượng vàng gốc, vàng sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương đều có trữ lượng lớn. Chỉ riêng ở Bồng Miêu đã và đang khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kg/năm; cát trằng công nghiệp là khoáng sản có trữ lượng lớn ở khu vực ven biển, phân bố chủ yếu ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành.
Trên địa bàn tỉnh đã thăm dò và phát hiện được khoảng trên 19 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Bên cạnh đó còn các loại khoáng sản như khí metan, uranium, nguyên liệu làm xi măng là đá vôi, được đánh giá là có trữ lượng giàu nhất trong các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía nam của tỉnh. Bên cạnh đó còn có các loại khoáng sản như đá granite, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu dùng để cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh... được phân bố rải rác tại nhiều nơi trong tỉnh.
1.4.5. Tài nguyên thủy sản của tỉnh
Quảng Nam có đường bờ biển trải dài trên 125km và thềm lục địa rộng lớn, với nguồn hải sản vô cùng phong phú và dồi dào thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thủy sản tỉnh Quảng Nam thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá khoảng 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm lên tới khoảng 20 vạn tấn, với trữ lượng mực 7000 tấn, tôm biển 4000 tấn. Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, Quảng Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển các ngành đánh bắt xa bờ cũng như các ngành nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng ven sông, ven biển và đặc biệt ở vùng quần đảo Cù Lao Chàm.
1.4.6. Tài nguyên du lịch của tỉnh
Quảng Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài đường bờ biển lớn nhất khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với nhiều bãi tắm đẹp sạch và thơ mộng nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thanh,... Những bờ biển này đều không bị ô nhiễm có độ dốc ít với các bãi cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh. Đặc biệt có khí hậu biển khá lý tưởng cho việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó có quần đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 5/2009, cùng 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước, khoảng 11000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để thuận lợi cho việc phát triển du lịch Quảng Nam.
Ngoài ra hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng với nhiều loại hình hoạt động văn hóa như hát tuồng, hát đối, hô bài chòi, dân ca, hát hò khoan,...và các quần thể kiến trúc độc đáo khác đã tạo nên những nét riêng biệt nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu.
Cùng với tài nguyên và di sản đó, Quảng Nam còn có nhiều làng nghề sản xuất hoa màu, thủ công mỹ nghệ truyền thống cùng những vùng đồng ruộng, sông nước vẫn giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội tụ đủ để phát triển du lịch đồng quê, du lịch làng nghề, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
2. Các giải pháp phát triển kinh tế - tạo cơ hội việc làm tại Quảng Nam
2.1. Cần phát triển các cụm ngành, cụm đô thị trọng điểm làm động lực cho phát triển kinh tế cho các địa phương tỉnh
Phát triển vùng nguyên liệu có khả năng cạnh tranh cao, gắn với công nghiệp chế biển, khuyến khích việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (như cây cao su ở Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang,...), thảo dược ( như sâm Ba kích ở vùng núi Tât Bắc, sâm Ngọc Linh và quế Trà My ở vùng núi phía Tây Nam), các vùng chăn nuôi (như ở Tây Giang, Duy Xuyên,...), đánh bắt thủy hải sản xa bờ ở vùng Đông ( Hội An , Điện Bàn,...) có chất lượng, với năng suất cao để cung ứng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp dệt may tại các tỉnh Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên,...da giày ở các khu như Tam Kỳ, Đại Lộc và Thăng Bình và các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử tại Chu Lai và hình thành cụm cơ khí đa dụng, dựa trên các cơ sở sản xuất ô tô hiện đang có ở khu kinh tế mở Chu Lai.
Mở rộng phát triển dịch vụ cảng, hàng không, tài chính, ngân hàng, thông quan và tìm kiếm đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế khu vực dịch vụ trong các khu kinh tế ( khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang, trung tâm thương mại tự do trong khu kinh tế mở Chu Lai, trung tâm thương mại ở Hội An, Tam Kỳ,...)
Tăng cường sự liên giữa kết vùng, liên kết hợp tác quốc tế với các thông tin thị trường để tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường cho các sản phẩm địa phương ra thị trường thế giới,
Tăng sự sáng kiến về vấn đề tăng trưởng xanh nhằm trong quá trình quy hoạch và phát triển các đô thị động lực, đặc biệt là các khu đô thị Hội An và Tam Kỳ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các đô thị này theo hướng thành phố sinh thái xanh.
2.2. Phát triển du lịch bền vững bằng cách thúc đẩy việc liên kết đô thị - nông thôn và liên kết vùng sinh thái
Nâng cấp, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và dịch vụ tại những điểm đến quan trọng và tập trung vào những mối liên kết vùng, phát triển các trung tâm du lịch thương mại tại tỉnh.
Phát triển ngành du lịch có giá trị gia tăng cao liên quan đến ngành nông nghiệp và công nghiệp sáng tạo làm tăng doanh thu du lịch và tạo ra cơ hội để cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn như du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề,...
Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch vùng thông qua việc nồng ghép các gói dịch vụ du lịch khác nhau đan xen du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trong hồ chứa tự nhiên, du lịch làng chài,...
Cung cấp các điều kiện với các chính sách ưu đãi cho việc đầu tư du lịch với chứng chỉ xanh hoặc các tiêu chuẩn bền vững của quốc tế khi lập các khu quy hoạch du lịch khu đa dạng sinh học và rừng dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.
2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hướng đến vấn đề phát triển toàn diện và hiệu quả
Xây dựng và nâng cấp hệ thống mạng lưới các cơ sở hạ tầng với các chiến lược phục vụ các trung tâm công nghiệp, khu đô thị chính.
Cần xây dựng và nâng cấp các tuyến đường để phục vụ đa dạng hóa sản phẩm du lịch và thoát nghèo, kết nối các tuyến đường giao thông chính dẫn đến các khu sinh thái có tiềm năng phát triển tạo ra sự thuận lợi nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan ở phía tây như khu bảo tồn Sao La, khu bảo tồn voi ở huyện Nông Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh và một phần khu nhở bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tại tỉnh.
Nạo vét các con sông Cổ Cò, sông Trường Giang để nâng cấp và tạo ra luồng cảng biển Kỳ Hà, cảng biển Tam Hiệp để phục vụ việc phát triển khu kinh tế mở Chu Lai theo hướng thị trường thế giới.
Nâng cấp hạ tầng cơ bản như cấp điện, cấp nước, cấp thoát nước và xử lý nước thải để hỗ trợ phát triển kinh tế, đồng thời qua đó tăng tính bền vững về môi trường cho các trung tâm đô thị chính tại Quảng Nam
Có các kế hoạch để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội cho sự phát triển bền vững nguồn nhân lực - đây là lực lượng chủ chốt của tỉnh trong tương lai góp phần phát triển kinh tế.
Xây dựng chính sách và cơ chế để thu hút sự đầu tư của các đơn vị trong và ngoài tỉnh về cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân và cộng đồng, đặc biệt là liên kết giao thông và hệ thống cấp nước cho các khu đô thị ở từng khu vực của tỉnh.
>>> Xem ngay: tin tức mới nhất về tìm việc làm tại Bắc Ninh với nhiều công việc có mức lương vô cùng hấp dẫn đang được đăng tải liên tục từ những nhà tuyển dụng uy tín.
2.4. Lồng ghép các phương thức quản lý môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
Lồng ghép các chính sách về quản lý môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, có các biện pháp ứng phó các tác động biến đổi khí hậu nhằm phát triển kinh tế tỉnh theo hướng bền vững.
Cải thiện các công tác quản lý về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, tập trung tích cực vào quản lý tài nguyên nước và ứng phó biến đổi khí hậu tại tỉnh.
2.5. Phát triển nông nghiệp – nông thôn, kết nối vùng miền và và kết nối đô thị - nông thôn
Phát triển nông nghiệp – nông thôn và tăng cường kết nối toàn diện giữa các vùng miền và đô thị - nông thôn, khai thác tiềm lực của đô thị và nông thôn, tạo ra mối quan hệ tương hỗ trong phát triển theo hướng bền vững và cân bằng trên địa bàn tỉnh.
2.6. Quản lý nhà nước hiệu lực và hiệu quả
Thực hiện cải cách hành chính và tinh giảm thủ tục hành chính.
Ưu tiên vấn đề nâng cao năng lực và đào tạo cho hệ thống quản lý các đơn vị hành chính của tỉnh.
Cải cách và xây dựng lại mô hình chính quyền kiến tạo phát triển của tỉnh.
Cải cách quy trình quy hoạch và phương pháp đánh giá, hướng tới tầm nhìn dài hạn và phát triển bền vững cho tỉnh, khuyến khích quy hoạch có sự tham gia của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh xuống cấp địa phương, huy động sự đóng góp của các tầng lớp xã hội nhằm sự dụng tài nguyên và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Đưa công nghệ thông tin vào sử dụng rộng rãi, đồng bộ và thống nhất trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các cấp địa phương, bao gồm các lỗ lực xây dựng các web về kinh tế và hành chính như là nguồn thông tin chính thức, áp dụng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp, nhà máy, dự án đầu tư, áp dụng hệ thống dữ liệu điện tử, thông quan điện tử để giải quyết thủ tục hành chính.
Như vậy, thông qua các giải pháp chiến lực để phát triển kinh tế tỉnh sẽ mở ra thị trường cung - cầu lao động ở các lĩnh vực kinh tế cũng như các ngành nghề đang tồn tại và hoạt động trên địa bàn Quảng Nam. Từ đó cũng dẫn đến các vấn đề liên quan đến việc làm, tình trạng thất nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh. Đây cũng khó khăn mà cần có các biện pháp khắc phục để xây dựng nền kinh tế tỉnh bền vững.
3. Thực trạng việc làm – lao động và hướng giải quyết của tỉnh
3.1. Thực trạng việc làm, người lao động tại Quảng Nam
Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế chiếm 70% tổng số người lao động, đây được coi là lực lượng lao động chính của tỉnh. Số người lao động trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế chiếm 15% nhóm lao động này đang có nhu cầu cần tìm việc.
Trong những năm gần đây mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động đang có chuyển biến tích cực, lao động nông, lâm, nghiệp giảm dần, lao động phi nông nghiệp tăng nhanh.
Qua các năm, trình độ học vấn của người lao động từng bước được nâng lên, số lao động có trình độ học vấn thấp ngày càng giảm và số lao động được đào tạo và nâng cao trình độ học vấn ngày càng được tăng lên cả về số lượng và tỉ lệ.
Cùng sự phát triển về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn của tỉnh còn rất cao chiếm 85,62%.
Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chưa nhiều, nguyên nhân là do trình độ thấp chủ yếu là lao động phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đây chính là một tồn tại trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Nam.
Lao động làm việc trong ngành thương mại, dịch vụ còn khá thấp. Các hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán vừa và nhỏ nên không thể thúc đẩy cho việc tăng cường sử dụng lao động, tạo việc làm cho nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Hầu hết lao động nông thôn không có đủ điều kiện để nâng cao trình độ, thì cơ hội được làm việc trong các ngành y tế, giáo dục này là rất nhỏ.
Tình trạng sản xuất hàng hóa còn thấp, người lao động không có điều kiện học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nên khó khăn trong vấn đề tìm việc làm.
Quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm, dẫn đến phân công lao động chưa hợp lý, phần lớn lao động tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp.
Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập, cơ cấu ngành chưa hợp lý, chưa thực sự gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm.
Kiến thức và kinh nghiệm của người lao động ở nông thôn chưa theo kịp những nghiệt ngã của cơ chế thị trường trên địa bàn tỉnh.
3.2. Hướng giải quyết các vấn đề về việc làm – người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Có các hoạt động hướng nghiệp nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nghề nghiệp, trên cơ sở đó hình thành cho họ những thái độ tích cực và hứng thú đối với các hoạt động lao động nghề nghiệp, tạo dựng ý thức chủ động trong việc lựa chọn nghề.
Cung câp các thông tin về nghề, hướng dẫn cách tiếp cận nghề nghiệp. Tư vấn nghề cho người lao động để họ lựa chọn được nghề phù hợp với điều kiện tâm sinh lý, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển của xã hội.
Mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn với nội dung giảng dạy mới phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất và dịch vụ hiện đại của công cuộc đổi mới.
Cần có chính sách để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đào tạo nghề phục vụ tốt hơn cho quá trình giảng dạy.
Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm và thông tin hai chiều giữa đơn vị sử dụng lao động và người lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và nguồn nhân lực. Như mở các trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Nam, qua đây người lao động sẽ được tiếp cận nhiều hơn với tin tuyển dụng và được tư vấn chọn công việc phù hợp với bản thân.
Tổ chức các buổi họp, các phiên chợ việc làm, các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị về vấn đề việc làm.
Có các chính sách phát triển sản xuất và thu hút nguồn lao động nông thôn giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn như:
- Có các chính sách phát triển các ngành nghề của tỉnh:
+ Phát triển ngành nông nghiệp: cơ cấu nông nghiệp dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm cho người lao động.
+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: trong những năm gần đây ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều khởi sắc. Cơ cấu các ngành nghề sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiệp ngày càng phong phú và mở rộng.
+ Phát triển dịch vụ: định hướng trong nền kinh tế thị trường của xã hội tư bản chủ nghĩa, ngành thương mại dịch vụ ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định góp phần gia tăng GDP cho địa bàn tỉnh.
Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho người lao động, đã và đang thu hút được một lượng lớn lao động vào làm việc.
Phát triển các chính sách tín dụng nông thôn: có các chính sách cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ người nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, độ đội hết hạn quân sự xuất ngũ, sinh viên, học sinh đến độ tuổi lao động chưa tìm được việc làm, hỗ trợ phát triển ngành nghề, các dự án chăn nuôi, trung tâm giới thiệu xúc tiến việc làm Quảng Nam. Thức tế việc vay vốn và sử dụng vốn còn gặp nhiều hạn chế.
Hoạt động xuất khẩu lao động: cán bộ chuyên phụ trách công tác nhiệt tình, năng động cần bám sát các đơn vị, công ty xuất khẩu lao động để xin các chỉ tiêu và trực tiếp ký hợp đồng cung ứng lao động. Cần thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước của con người Việt Nam đồng thời phổ biến các tác phong lao động công nghiệp trong xuất khẩu lao động. Chấp hành nghiêm túc pháp luật, phong tục tập quán nước sở tại, làm giàu chính đáng và về nước đúng thời hạn tiếp tục lao động đóng góp cho quê hương.
3.3. Những tồn tại trong việc giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Quảng Nam và nguyên nhân
Những tồn tại trong việc giải quyết việc làm:
- Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thiếu - thừa lao động trong tỉnh.
- Công tác đào tạo phổ cập nghề chưa đáp ứng được cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất.
- Việc tiếp cận thông tin kinh tế của hộ còn thấp chưa hội nhập kịp với xu hướng xã hội.
- Trình độ lao động thấp, lao động chưa tốt nghiệp trung học phổ thông cao, lao động chưa qua đào tạo vẫn còn số lượng lớn ở các vùng trong tỉnh.
- Những hoạt động thương mại trong tỉnh chủ yếu là những hoạt động nhỏ lẻ, chưa có tính chất liên kết với nhau.
- Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp, tính chất bao quát chưa có.
- Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận được vốn của ngân hàng chính sách còn hạn chế, các nguồn vốn ngân hàng chính sách chưa tập trung vào đối tượng hộ nghèo.
Nguyên nhân của những tồn tại:
- Lao động nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu lao động phát triển kinh tế, các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm làm ăn.
- Công tác tuyên truyền phổ biến các lớp đào tạo nghề cho người dân còn yếu, chất lượng cán bộ giáo viên còn thấp chưa có tâm với nghề đã ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.
- Kết cấu hạ tầng, cở sở sản xuất còn nhiều bất cập do nguồn vốn đầu tư cơ bản còn hạn chế, chủ yếu phát triển dựa vào nguồn vốn và ngân sách của trung ương.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển, quy mô của các ngành thương mại dịch vụ là do thiếu vốn và thiếu trình độ. Do vậy mà mức sử dụng lao động ở khu vực ngành nghề này còn thấp.
- Do việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa sản xuất kinh tế đã làm giảm nhu cầu sử dụng lao động. Việc khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới bị suy thoái dẫn đến vấn đề xuất khẩu lao động cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
4. Việc làm tại các khu vực lớn ở tỉnh Quảng Nam
4.1. Khu vực 1: việc làm Hội An
Tại Hội An sau thời kỳ cải cách mở cửa thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là sau khi nơi đây được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, đô thị - thành phố loại 3 thuộc tỉnh Quảng Nam năm 2008, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An vào năm 2009. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại Hội An với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch – dịch vụ - thương mại. Đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm trên góc độ việc làm – nguồn lao động.
Hội An xuất phát từ tính chất một đô thị - trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch văn hóa của tỉnh nên có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tạo điều kiện kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân trong thành phố Hội An nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Tuy nhiên quá trình này diễn ra sẽ đòi hỏi lớn về vấn đề nguồn lao động cũng như thị trường việc làm trên địa bàn.
Tại khu vực Hội An đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển tạo ra lượng việc làm tương đối nhiều như tại Vinpearl nam Hội An tuyển dụng các vị trí như bảo về sở thú, nhân viên bán hàng tại các hệ thống siêu thị của Vin, nhân viên kỹ thuật điện,...
Một số khu công nghiệp tuyển dụng với số lượng lớn tới 25.000 người lao động như: khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc tuyển dụng, khu công nghiệp Quang Phú tuyển dụng,...
Ngoài ra người lao động có thể tham khảo các tin tuyển dụng tại Hội An mới nhất, các bộ phận cần tuyển dụng gấp tại các phương tiện truyền thông, loa, đài, báo chí, mạng xã hội,...
4.2. Khu vực 2: Việc làm Tam Kỳ
Tam kỳ là thành phố có lực lượng lao động dồi dào, có địa hình thuận lợi để xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp và các xí nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ những điều kiện thuận lợi đó mà trong những năm gần đây tại đại bàn thành phố đã thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển. Góp phần tạo điều kiện việc làm cũng như nâng cao thu nhập, đời sống chất lượng cho người dân nơi đây.
Một số đơn vị như siêu thị Coopmart Tam Kỳ tuyển dụng nhân viên thu ngân, nhân viên quản lý, nhân viên kế toán kho,... Điện máy xanh Tam Kỳ tuyển dụng các vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng gian hàng điện tử điện lạnh, kỹ thuật viên,....
4.3. Khu vực 3: Một số khu vực – đơn vị khác tuyển dụng
Một số khu vực như: việc làm tại Chu Lai cũng có lượng tìm kiếm lớn, việc làm ở núi Thanh với các công việc mang tính chất nông nghiệp, việc làm tại Thăng Bình Quảng Nam đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều.
Các đơn vị đang đăng tin tuyển gấp như tuyển dụng pepsico Quảng Nam với 2000 công nhân, công ty giày Rieker tuyển dụng 1500 lao động làm việc tại khâu đóng đế giày. Công ty hàn quốc Hyosung Quảng Nam tuyển dụng 100 công nhân bốc vác kho hàng,...
Ngoài ra còn một số lĩnh vực có nhu cầu việc làm như: việc làm xây dựng cầu đường Quảng Nam, về văn phòng thì việc làm kế toán Quảng Nam cũng có nhu cầu tìm kiếm. Các công việc bán thời gian, việc làm online cũng được rất nhiều đối tượng có nhu cầu...
5. Một số cách để tìm việc làm nhanh – đăng tin tuyển dụng hiệu quả
Việc tuyển dụng đã khó khăn, làm sao để công tác tuyển dụng có nhiều tiến triển, mức độ khả thi cao và tiết kiệm được kinh phí. Đây là những vấn đề mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đang quan tâm và tìm hướng giải quyết, khắc phục. Nắm bắt được các vấn đề trên cũng như xu thế của xã hội bây giờ mà hàng loạt các công ty trung gian về vấn đề tuyển dụng – việc làm được thành lập. Trên thị trường lao động hiện nay có một số website có tên tuổi, thương hiệu uy tin chất lượng như timviec365.vn,...được các nhà tuyển dụng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Đế với timviec365.vn mọi khó khăn của các nhà tuyển dụng đều được giải quyết. Như ở Quảng Nam công ty Coopmart đã lựa chọn website Timviec365.vn để hoàn thành kế hoạch tuyển dụng của mình trong giai đoạn cuối năm. Khi tạo tài khoản nhà tuyển dụng trên hệ thống web công ty sẽ được kích hoạt tài khoản ngay lúc đó, đồng thời được tặng điểm để xem hồ sơ miễn phí theo các tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra, tin tuyển dụng được đăng không giới hạn và không mất phí. Đây là những ưu đãi mà các nhà tuyển dụng được hưởng khi đến với web này.
Đối với các ứng viên thì tìm cho bản thân mình một công việc phù hợp không còn quá khó khăn. Chỉ việc đăng ký tài khoản ứng viên, tạo và tải CV phù hợp với ngành nghề trên hệ thống website. Dựa theo những nội dung trên bản CV mà các nhà tuyển dụng có thể liên hệ được với bạn và mời đi phỏng vấn xin việc. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm tìm kiếm việc làm quanh đây của Timviec365.vn để các công việc quanh khu vực mình sinh sống. Không mất nhiều thời gian, không phải di chuyển chỉ với vài thao tác đơn giản dù bạn ở bất cứ nơi đâu đều có thể tìm được công việc cho mình.
Trên đây là những vấn đề mà tỉnh Quảng Nam đang gặp phải, đưa ra các cách giải quyết phù hợp nhằm hạn chế những vướng mắc khó khăn. Khắc phục tình trạng hiện tại đưa nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống con người được nâng cao. Cũng như thông qua những điều trên mong muốn bạn đọc sẽ có cho mình một việc làm phù hợp, các đơn vị tuyển dụng sẽ đưa ra cho mình phương hướng tuyển dụng tốt nhất. Chúc các bạn luôn luôn thành công trong cuộc sống.
>>> Tham khảo ngay thông tin tìm việc làm tại Lâm Đồng mới nhất với mức lương cao tại địa chỉ Timviec365.vn. Tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm đến từ những nhà tuyển dụng hàng đầu không còn là trở ngại.
+ Xem thêm