Top việc làm tại Sơn La ứng tuyển cho mọi vị trí
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnCông ty
Kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với người lao động. Một nước có nền kinh tế phát triển đồng nghĩa người lao động ở nước đó có tỉ lệ thất nghiệp thấp và thu nhập cao. Tại Việt Nam thì vấn đề này còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giải quyết việc làm. Đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi và Sơn La cũng là một trong các tỉnh đang cần giải quyết nhiều vấn đề về việc làm cho người dân. Một số vấn đề nên ưu tiên giải quyết nhu cầu tìm việc làm tại Sơn La.
1. Vấn đề việc làm tại Sơn La
1.1. Đôi nét về tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14,125 km2. Đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi với các cao nguyên lớn như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, màu đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú, phù hợp cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Bên cạnh đó Sơn La có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như tài nguyên đất với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.405,500 ha. Tài nguyên rừng có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, đât đai phù hợp với nhiều loại cây thuận lợi cho việc trồng rừng. Tài nguyên khoáng sản tại tỉnh này cũng khá phong phú có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản.
1.2. Thực trạng lao động tại Sơn La
1.2.1. Nguồn lao động
Nguồn lao động của tỉnh Sơn La chủ yếu là lao động dân tộc thiểu số. Do là tỉnh thuộc vùng núi giáp với biên giới quốc gia, có thành phần dân tộc đa sắc tộc nên lực lượng lao động chủ yếu là người dân tộc. Nguồn lao động dồi dào nhưng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên còn rất thấp.
Tại tỉnh này do giáo dục chưa phát triển dẫn đến trình độ trí thức của người dân nơi đây còn yếu kém. Số người lao động tốt nghiệp trung học cơ sở, phổ thông rất ít thậm trí lượng người lao động không biết chữ khá nhiều.
Người lao động tập trung ở các công việc nông nghiệp như làm nương, rẫy, trồng cây ăn quả, trồng rừng,... không đòi hỏi trình độ cao. Ở các ngành khác thì lực lượng lao động còn khá ít thường chưa có tay nghề hoặc chuyên môn còn yếu kém. Tuy nhiên đã có sự chuyển dịch sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,... Hiện nay tỉnh còn đang khuyến khích người dân tham gia xuất khẩu lao động.
Để có thể phát triển hơn về nền kinh tế thì tỉnh Sơn La cần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng về mặt chất lượng, trình độ, chuyên môn và cả học vấn cho người lao động.
1.2.2. Phân bố lao động
Sự phân bố giữa lao động thành thị và nông thôn ở tỉnh có sự chênh lệch khá lớn. Sơn La có hơn 85% dân số và lao động sinh sống và tập trung ở nông thôn và nông nghiệp.
Tuy ở nông thôn nhưng một số lao động tại tỉnh này đã có xu hướng chuyển đổi sang các nghề khác. Một số bộ phận đã tự tạo ra công việc cho bản thân như khai hoang nương rẫy trồng cây công nghiệp, cây ăn trái,...
Lao động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Nhưng những năm gần đây số lượng lao động tại các ngành này đã có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.
1.2.3. Cơ cấu lao động
Tại tỉnh Sơn La cơ cấu lao động phân theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động nữ và lao động nam. Cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế cũng có nhiều thay đổi qua từng năm như trong ngành nông nghiệp cơ cấu lao động giảm, lao động phi nông nghiệp tăng.
Ngoài ra lao động trong khu vực đô thị cũng tăng nhưng tăng chậm so với khu vực nông thôn. Cả trong cơ cấu lao động các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi căn bản, khu vực ngoài nhà nước đã giải quyết việc làm cho 92% lao động đang có nhu cầu việc làm.
Cơ cấu lao động phân theo trình độ thì tại tỉnh Sơn La số lao động không biết chữ khá lớn chiếm tới 40% tổng số lao động, lao động có trình độ học vấn hết cấp trung học cơ sở thậm trí là tiểu học khá nhiều. Lao động có tay nghề, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ có số lượng rất ít không đủ đáp ứng với nhu cầu của thị trường việc làm tỉnh Sơn La nhất là đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3. Hướng giải quyết những vấn đề bất cập trong sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực Sơn La
1.3.1. Ưu thế phát triển
Nguồn nhân lực là yếu tố đảm bảo cho tốc độ phát triển kinh tế của Sơn La trong những năm qua và trong tương lai. Để đạt được những bước phát triển mới thì tỉnh cần có những công tác dự báo, quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo và sử dụng lao động. Một số vấn đề bất cập cần khắc phục như thiếu lao động qua đào tạo, thiếu cán bộ có trình độ cao và thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề,...
Kinh tế Sơn La có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trường, khai thác tiềm năng của tỉnh. Trong đó, tỉ xuất nông - lâm nghiệp giảm, công nghiệp xây dựng tăng, thương mại dịch vụ tăng dần. Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 42,926 tỉ đồng. Thu nhập đầu người cung tăng lên 600 USD so với năm 2001 gấp 2,5 lần. Từ những số liệu này cho thấy nhu cầu về thị trường lao động đang có sự chuyển động, góp phần làm phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Kinh tế Sơn La đang phát triển theo chiều sâu, và tương đối rõ nét cơ cấu ngành, tiềm năng lợi thế. Cụ thể trên lĩnh vực công nghiệp xây dựng có 57 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 3800 MW đã đưa Sơn La trở thành tỉnh số một về lĩnh vực này. Toàn tỉnh đang hình thành tám cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nhà nước do tỉnh quản lý. Một số các nhà máy xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến chè, cà-phê, cao su, sản xuất giày da xuất khẩu,... hình thành gắn với các vùng sản xuất chuyên canh đang đòi hỏi một lượng lớn lao động có chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao.
Để đảm bảo sự tăng trưởng này, tỉnh Sơn La đã quan tâm đến công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Với số dân toàn tỉnh hơn một triệu người, số lao động chiếm 649 nghìn người đạt 59% dân số, và hằng năm bổ sung vào lực lượng lao động với mức tăng bình quân 4,46%. Đây là lực lượng dồi dào, tương đối trẻ, có độ tuổi dưới 35 chiếm 62,3%.
1.3.2. Khó khăn gặp phải
Tuy nhiên tỉnh Sơn La còn gặp nhiều vấn đề bất cập ở chỗ, số lượng lao động dồi dào, nhưng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn còn rất thiếu. Theo số liệu điều tra trên địa bàn, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn rất thấp so với cả nước.
Cụ thể, năm 2001 lao động chưa qua đào tạo chiếm 91,5% đến năm 2006 giảm xuống còn 87,1% và hiện nay số lao động được đào tạo đạt 25%. Phân tích số liệu cho thấy lao động chuyên môn kỹ thuật cao rất ít lại phân bố không đều ở các ngành. Nhất là các ngành tin học, điện tử, công nghệ. Tình trạng thừa lao động chưa qua đào tạo, nhưng thiếu lượng lớn lao động có trình độ chuyên môn ở tất cả các ngành, thành phần kinh tế.
Một vấn đề nữa tỉnh Sơn La cần khắc phục là tình trạng các cháu sinh viên sau khi học xong tại các trường đại học, đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp ra trường lại không muốn trở về quê hương gắn bó công tác và làm việc. Nguyên nhân là một số ngành nghề ở tỉnh này chưa phát triển, môi trường công tác chưa thuận lợi, xong cái chính là tỉnh Sơn La chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các cháu, nhất là những sinh viên giỏi, có năng lực thực sự. Đây là đối tượng quan trọng trong tương lai góp phần rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Sơn La là tỉnh có số đồng bào dân tộc thiểu số nhiều, bản chất của họ không chú trọng việc học đa số không biết chữ và làm những công việc dùng sức lực. Đây cũng là một yếu tố gây ức chế nền kinh tế của toàn tỉnh.
1.3.3. Phương hướng giải quyết
Trước tình hình lao động thiếu chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc tỉnh Sơn La đã tìm cách khắc phục những bất cập trong công tác đào tạo, tạo nguồn nhân lực. Hằng năm các cơ quan chuyên môn đã tham mưu cho UBND tỉnh về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động, bố trí nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo. Hiện trên địa bàn tỉnh có 600 trường học và các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó 10 cơ sở dạy nghề với quy mô 9372 học viên, bốn trường cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp đào tạo gần mười nghìn học viên, một trường đại học Tây Bắc quy mô đào tạo 12523 sinh viên.
Những năm tới tỉnh Sơn La có chủ trương nâng cấp một số trường lên cao đẳng và đại học, thực hiện liên kết với một số trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyên ngành, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt, mất cân đối số lượng và chất lượng lao động. Ngoài ra tỉnh cần có những kế hoạch xây dựng và nâng cấp các trường học các trung tâm dạy nghề hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập và giảng dạy tốt hơn.
Để thu hút sinh viên quay về làm việc tại địa phương của tỉnh, cũng như thu hút nhân tài tại các tỉnh lân cận và cả nước thì tỉnh Sơn La cần thay đổi cơ chế, bổ sung hoàn thiện các chính sách đãi ngộ. Như cấp đất, xây dựng nhiều nơi ở để sinh viên có thể sinh sống và làm việc tại nhiều địa phương ở xa nhà. Có những kế hoạch khen thưởng động viên với những sinh viên giỏi đạt nhiều thành tích cao trong học tập cũng như với những người lao động trí thức đạt thành tích tốt,...
Đối với vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì tỉnh cần xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô mở rộng, nâng cao chất lượng giảng dạy – giáo dục. Có nhiều chính sách hỗ trợ con em vùng cao đều được đi học biết con chữ. Giảm thiểu số lượng người mù chữ cũng như lao động không biết chữ.
>>> Ngoài những việc làm ở trên, bạn có thể tìm kiếm hàng nghìn việc làm phù hợp từ hàng nghìn nhà tuyển dụng dành cho người muốn tìm việc làm tại Tây Ninh hay tìm việc làm ở bất kì đâu trên toàn quốc. Tất cả được cập nhật nhanh nhất tại website Timviec365.vn
2. Tiềm năng kinh tế tỉnh – hướng giải quyết việc làm theo cơ cấu ngành
2.1. Tiềm năng kinh tế tỉnh Sơn La
2.1.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nằm ở vị trí đầu nguồn hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là vùng phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thủy điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn tiềm năng, lợi thế phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bọt giấy. Ngành công nghiệp này cũng đang cần một lượng lớn lao động phổ thông cũng như lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
Ngoài tiềm năng phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao như dâu tằm, cà-phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh,chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tương – nguồn nguyên liệu chủ yếu cho nền công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là ngành đòi hỏi nguồn lao động nhiều, nhưng với điều kiện phải đảm bảo sức khỏe mới có thể làm việc trong môi trường này.
Tiền năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hóa như vậy sẽ là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc,… tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong tương lai gần nền công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ giúp giảm một lượng lớn lao động đang thất nghiệp cần trong quá trình sản xuất sản phẩm.
2.1.3. Tiềm năng du lịch
Theo quy hoạch của Tổng cục du lịch Việt Nam, Sơn La nằm trong tua du lịch vùng Tây Bắc, Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Lào Cai và là cửa ngõ sang các tỉnh phía bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Mặt khác, được thiên nhiên ưu đãi với những vùng sinh thái đa dạng, cao nguyên Mộc Châu, vùng đất có tiểu khi hậu ôn đới, khu công trường xây dựng thủy điện Sơn La, các di tích lịch sử, hang động kì thú, vùng hồ sông Đà có phong cách sơn thủy hũu tình với 12 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, sắc thái, nếp sống khác nhau – đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Khéo theo là các ngành về dịch vụ cũng theo đó phát triển cả về hình thức và chất lượng. Để có thể phát triển thì không thể thiếu được nguồn lao động làm việc trong các lĩnh vực này.
2.2. Hướng giải quyết việc làm theo cơ cấu ngành
Sơn La là tỉnh có lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Các công ty, công trường, trang trại vẫn đang cần rất nhiều nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, có tay nghề. Để có thể giải quyết vấn đề này tỉnh cần:
Thứ nhất, đổi mới chính sách, cơ cấu của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư của các tỉnh lân cận, trong nước và quốc tế.
Thứ hai, cần mở rộng các khu công nghiệp, vùng chăn nuôi, cây trồng tạo ra nhiều môi trường làm việc mới cho người lao động, thu hút được người lao động đến làm việc.
Thứ ba, tỉnh cần những chiến lực thay đổi về cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp, mở rộng, phát triển nền công nghiệp và dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Thứ năm, cần có những kế hoạch xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ những gia đình trong hộ chính sách, hộ nghèo được vay vốn làm ăn, tự tạo việc làm cho bản thân. Góp một phần trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ sáu, tỉnh cần hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa lại những cơ sở hạ tầng như trường học, điểm nội trú,...tạo môi trường học tập và làm việc tốt cho đối tượng học sinh, sinh viên – một đội ngũ lao động góp phần phát triển kinh tế trong tương lai.
Thứ bẩy, nên có nhiều chương trình trao thưởng động viên các doanh nghiệp xuất sắc, những người lao động tích cực, những con em đạt thành tích cao trong học tập trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một việc góp phần tạo động lực, ý chí phấn đấu cho người lao động cũng như các đơn vị doanh nghiệp làm việc.
Thứ tám, cần mở ra nhiều trung tâm giới thiệu việc làm tại Sơn La, tạo ra nhiều chợ việc làm để giúp các đơn vị tuyển dụng tiếp cận được với người lao động. Thông qua các phiên giao dịch cũng như các buổi họp chợ để cung cấp các thông tin cần thiết về đơn vị tuyển dụng cho người lao động được biết đến cũng như các tin tuyển dụng, vị trí tuyển dụng gửi đến người lao động. Để dựa vào các thông tin đó mà người lao động đang thất nghiệp có thể tìm cho mình một công việc phù hợp.
Thứ chín, để giảm thiểu số người lao động không biết chữ, nâng cao chất lượng lao động thì tỉnh Sơn La cần mở các lớp xóa mù chữ phổ cập giáo dục, các lớp dạy nghề từ cơ bản đến nâng cao trình độ. Hàng năm cử các cán bộ đi bồi dưỡng trí thức góp phần nâng cao dân trí bộ máy lãnh đạo của tỉnh để phục vụ tốt hơn trong công tác lãnh đạo.
3. Xuất khẩu lao động
Không chỉ riêng cả nước mà tỉnh Sơn La cũng đang đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động sang nước ngoài công tác và làm việc. Đây cũng là một hướng giải quyết giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Một số nước đang cần nhập khẩu lao động lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn, Malayxia. Các nước này có nền kinh tế phát triển tốc độ tiêu thụ hàng hóa cũng như xuất khẩu các mặt hàng đứng top đầu thế giới nên cần rất nhiều nguồn lao động.
Sơn La cũng có nhiều chính sách cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động giúp cải thiện cuộc sống, cũng như tích lũy được vốn cho bản thân trong tương lai. Mỗi năm hỗ trợ cấp vốn cho hơn 10.000 lao động vay vốn và đi lao động tại nước ngoài. Đây cũng là điều góp phần làm chất lượng cuộc sống con người nơi đây được nâng cao, nền kinh tế của tỉnh ổn định và phát triển.
4. Một số việc làm tại Sơn La
4.1. Việc làm lái xe tại Sơn La
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, đường xá đi lại cũng còn nhiều khó khăn, phương thức di chuyển chính của các công ty là oto - đảm bảo an toàn, di chuyển nhanh, trở được nhiều hàng hóa. Tại các nông trường việc di chuyển là tất yếu nên tại đây đang thiếu nhiều tài xế lái xe tải. Ví dụ như tại công ty TNHH xúc tiến Thuận Thành – Sơn La đang đăng tin tuyển dụng trên web Timviec365.vn cần tuyển các vị trí lái xe bằng B1, C, D, E dòng xe từ 1,25 tấn đến 30 tấn,...
Mặc dù số lượng tuyển dụng nhiều nhưng các đơn vị tuyển dụng vẫn chưa tuyển đủ số lượng lao động cần thiết. Vì đối với ngành lái xe không phải ai cũng có thể làm được. Công việc này đòi hỏi khá cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc. Tối thiểu người lái xe khi tham gia ứng tuyển phải có kinh nghiệm hai đến ba năm làm việc, linh hoạt khéo léo trong cách xử lí tình huống khi lưu thông trên đường. Thu nhập trong nghề lái xe cũng tương đối cao và ổn định nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều lao động. Phải có sự kiên trì, tính nhận lại thì mới có thể gắn bó với nghề này và tạo cho bản thân nguồn thu nhập ổn đỉnh.
4.2. Việc làm tại Mộc Châu
Tại Sơn La ở địa bàn huyện Mộc Châu có lượng tuyển dụng lao động với số lượng khá nhiều. Do ở đây có nông trường Mộc Châu chuyên nuôi – sản xuất sữa Bò, các sản phẩm từ Bò, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp,...với các nhà máy vừa và nhỏ mỗi năm đều được mở rộng và cần trên 10.000 lao động mỗi năm.
Tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông làm việc tại các nông trường, các nhà máy chế biến,... Như hiện nay tại công ty cổ phần Sữa Mộc Châu tuyển dụng 100 nhân công làm công việc vắt sữa bò, cắt cỏ, trồng cỏ cho bò ăn, 30 công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất sữa chua Mộc Châu,...
Ngoài ra tại các nhà máy chế biến chè, mía,...cũng có nhiều đợt tuyển dụng lao động. Nhất là đang trong giai đoạn cuối năm ngành thực phẩm cần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công tác sản xuất càng được đẩy mạnh nên cần lượng lao động lớn. Có nhiều hình thức làm việc, nếu như lao động chưa có việc có thể làm bán thời gian hoặc làm thời vụ để tránh việc nhàn rỗi, vừa có kinh nghiệm lại có thêm thu nhập.
4.3. Một số việc làm phổ biến khác tại Sơn La
Tại tỉnh hiện nay cũng có một số công việc được tìm kiếm như việc làm kế toán, nhân viên kinh doanh, việc làm bán xăng – dầu, làm thêm buổi tối tại Sơn La.
Các công ty thuộc địa bàn tỉnh Sơn La cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán như kế toán kho, kế toán doanh nghiệp, kế toán tổng hợp với sống lượng từ 1 đến 3 người. Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT – Sơn La tuyển dụng nhân viên kế toán số lượng 2 người mức lương được hưởng từ 5000000 – 10000000 VND với quyền lợi làm việc hấp dẫn...
Ngoài ra để phát triển kinh tế cũng như mở rộng thị trường của các công ty thì đội ngũ nhân viên kinh doanh không thể thiếu được. Tại Sơn La một tỉnh đang phát triển nền chế biến thực phẩm nên các công ty đang đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm đang cần nhiều đội ngũ kinh doanh. Đây cũng là công việc đang được tìm kiếm nhiều tại tỉnh này.
Không chỉ có các công việc văn phòng ngoài ra ở tỉnh còn có các công việc khác như một số việc có thể đem về nhà làm và nhận việc làm tại nhà như thêu thổ cẩm trên quần áo, mây tre đan, dệt len tại nhà,...
5. Một số hình thức tuyển dụng – tìm việc làm hiện nay
Với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hòa nhập với công nghệ số toàn cầu việc sử dụng mạng xã hội ngày càng được mở rộng và nâng cao. Thay vì đăng tin tuyển dụng trên báo giấy, phát tờ rơi, in trên áp bích quảng cáo,...mất nhiều tiền và tốn nhiều thời gian thì qua internet chúng ta có thể sử dụng là phương tiện đăng tin tuyển dụng thông qua các trang web, các ứng dụng mạng xã hội. Cụ thể như thông qua trang web Timviec365.vn như một cầu nối trung gian giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Tại website này các nhà tuyển dụng được đăng tin tuyển dụng miễn phí và không giới hạn tin đăng, các ứng viên thoải mái tạo các hồ sơ xin việc với nhiều CV đẹp và chất lượng. Các ứng viên và nhà tuyển dụng có thể chủ động liên lạc với nhau qua các thông tin để lại trên web hay trên CV, để tuyển dụng ứng viên và tìm được công việc thích hợp cho mình. Đây là một hình thức tuyển dụng hữu ích giúp tiết kiệm thời gian tuyển dụng cho nhà tuyển dụng đồng thời giúp họ lựa chọn được ứng viên theo đúng tiêu chí đưa ra qua các hồ sơ CV. Đối với ứng viên thì qua đó có thể tìm được công việc thích hợp cho bản thân.
Ngoài hình thức trên thì còn có thể đăng tin tuyển dụng hoặc tìm kiếm việc làm nhanh trên facebook, các trang báo mạng, các trang rao vặt,...
Trên đây là một số thông tin về việc làm tại Sơn La mà bạn đọc có thể tham khảo. Mong thông qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu được rõ thêm về Sơn La với những tiềm năng kinh tế, thực trạng việc làm của tỉnh cũng như có các định hướng công việc trong tương lai. Mong những người lao động chưa có việc làm có thể tham khảo các cách tìm việc trên để có thể tìm được công việc phù hợp. Các nhà tuyển dụng cũng có các kế hoạch tuyển dụng tốt nhất, tối ưu hóa thời gian tuyển dụng. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường mình đã chọn.
+ Xem thêm