Tìm việc làm thiết kế đa dạng và hấp dẫn nhất tại đây
Mẫu CV Thiết kế - Mỹ thuật đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Việc làm thiết kế - mỹ thuật từ lâu đã trở thành một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuổi thơ của bạn thường gắn với nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Tom và Jerry, Doremon,...hay những quyển truyện tranh đầy ắp sắc màu thú vị. Lớn nên bạn được tiếp xúc nhiều hơn với các bộ phim truyền hình, phim chiếu rạp có hình ảnh đẹp sắc nét, nội dung lôi cuốn. Hay đôi khi chỉ là những bức ảnh, tấm biển quảng cáo, những clip giới hiệu sản phẩm,... làm bạn ấn tượng khi mới lần đầu xem qua. Tất cả đều là sản phẩm được tạo ra bởi những người làm trong chuyên ngành thiết kế - mỹ thuật. Với sự phát triển nhanh như vũ bão của cuộc sống nhu cầu của ngành quảng cáo, truyền thông, giải trí kỹ thuật số hiện đại đã làm cho ngành thiết kế - mỹ thuật được phát triển đa dạng hơn dưới rất nhiều các thể loại ngành nghề. Mở ra hướng đi mới cũng như cơ hội tìm việc làm cho những người cần xin việc làm với chuyên ngành này. Ta có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành thiết kế - mỹ thuật qua các thông tin tham khảo dưới đây.
1. Việc làm ngành thiết kế - mỹ thuật
1.1. Thiết kế - mỹ thuật là ngành như thế nào?
Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quý ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được như các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, ni mẫu cắt may,...Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gán những ý nghĩa khác nhau. Trong một số trường hợp việc xây dựng tạo hình trực tiếp một đối tượng như nghề gốm, kỹ thuật, lập trình, thiết kế đồ họa,...cũng được coi là vận dụng tư duy thiết kế.
Việc làm thiết kế thường đòi hỏi những cân nhắc về các khía cạnh mang tính thẩm mỹ, công năng, kinh tế và chính trị - xã hội của đối tượng được thiết kế lẫn quá trình thiết kế. Có rất nhiều những thứ trong cuộc sống, trong xã hội có thể trở thành đối tượng của thiết kế như quần áo, giao diện đồ họa của người dùng, các tòa nhà chọc trời, hệ thống nhận dạng gương mặt, thương hiệu, các quy trình kinh doanh và thậm chí là các phương pháp hoặc quá trình thiết kế.
Mỹ thuật ta có thể hiểu đơn giản là nghệ thuật của cái đẹp. Mỹ theo tiếng Hán – Việt nghĩa là đẹp. Đây là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc.
Với bất kỳ ai, người nào cũng thích, cũng yêu cái đẹp. Chính vì điều này những người làm thiết kế đã khéo léo đưa cái đẹp vào trong sản phẩm của mình phục vụ tốt hơn cho cuộc sống. Điều đó đã kiến thiết kế - mỹ thuật có mối liên quan đặc biệt không thể tách rời được. Nói đến thiết kế là nói đến mỹ thuật, nghĩ đến thiết kế là con người nghĩ đến những thứ đẹp đẽ.
1.2. Công việc chính của nhà thiết kế
Công việc của nhà thiết kế - mỹ thuật rất đa dạng, tùy thuộc vào linh vực thiết kế. Nhưng về cơ bản để hoàn thành công việc của mình, nhà thiết kế thương:
- Xác định nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
- Nghiên cứu những đặc tính của sản phẩm như kích cỡ, hình dáng, trọng lượng, màu sắc, chất liệu sử dụng, giá cả, độ tiện dụng, an toàn,...
- Phác thảo hình dáng chung của sản phẩm.
- Tham khảo ý kiến của khách hàng rồi xây dựng bức vẽ chi tiết, mô hình thực hoặc mô hình trên máy tính.
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà thiết kế thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế giúp lược bớt thao tác, có thể thay đổi linh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
1.3. Những yêu cầu của ngành thiết kế cần đạt được
1.3.1. Cần phải để ý đến nhu cầu từ nhiều phía
Nhà thiết kế không thể hoàn toàn tự mình quyết định nên chế tạo một sản phẩm như thế nào. Trước tiên người đó phải có khả năng dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng, đoán được thị trường hiện nay đang thiếu gì, cái gì đã bão hòa, cái gì sắp xuất hiện, sau đó mới đưa ra những ý tưởng mới để tạo ra một sản phẩm hấp dẫn.
Những người sản xuất thường cho rằng họ hiểu rõ tất cả các sản phẩm của mình nhưng chính họ nhiều khi không biết được sản phẩm được sử dụng như thế nào, tuổi thọ của sản phẩm là bao nhiêu,...Còn về phía người sử dụng có khi không thỏa mãn với sản phẩm, chẳng hạn như khó sử dụng, màu sắc, chất liệu không phù hợp... Những điều không hài lòng đó họ lại không biết phản ánh những yêu cầu của mình với ai.
Đây là lý do tại sao nhà thiết kế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc làm ra sản phẩm. Một nhà thiết kế thực thụ luôn nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người sử dụng và đưa vào đó những sản phẩm hấp dẫn hơn.
1.3.2. Phải có cái nhìn toàn diện và có kiến thức về quá trình sản xuất
Công việc chủ chốt của nhà thiết kế là phối hợp chặt chẽ với người sản xuất và có khả năng thuyết phục nhà sản xuất là làm cái gì? – làm như thế nào?
Sự tìm hiểu và quan tâm đến chất liệu sản phẩm và công nghệ chế tạo rất quan trọng với người làm thiết kế.
Khi nhà thiết kế biết khai thác đặc tính của công nghệ chế tạo hay đặc thù của nguyên liệu từ đó có thể tạo ra được sản phẩm độc đáo thu hút khách hàng.
1.3.3. Đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng bằng cách đưa ra những giải pháp sáng tạo
Thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng thường mơ hồ, không rõ ràng, hay bị chi phối bởi thói quen, kinh nghiệm, tác động của những luồng thông tin giả. Nếu chỉ dựa vào đó thì sẽ không bao giờ chế tạo được những sản phẩm có sức hấp dẫn như mong đợi.
Đối với yêu cầu này đòi hỏi khả năng phân tích, sáng tạo của người làm thiết kế, có con mắt nhìn tổng thể cũng như đưa yếu tố mỹ thuật vào trong sản phẩm của mình. Đã là một nhà thiết kế, họ rất nhạy bén, nắm bắt được những điều mà ngay cả người tiêu dùng cũng không thể nghĩ ra được, hay giải thích được vấn đề đó. Nhà thiết kế luôn mang lại những sản phẩm thực tế có ích cho cuộc sống, con người với tính sáng tạo và đột phá cao.
1.4. Những yếu tố bắt buộc phải có của một nhà thiết kế - mỹ thuật
Nhà thiết kế phải có kiến thức:
- Sử dụng thành thạo máy tính với các phần mềm chuyên dụng cho ngành thiết kế - mỹ thuật.
- Có vốn văn hóa sâu rộng, trong nhiều lĩnh vực đời sống.
- Có khả năng ngoại ngữ, thông thường nhà thiết kế cần biết tiếng Anh.
Khả năng cần có:
- Những nhà thiết kế hầu như đều có khả năng thiên bẩm về hội họa, tạo hình.
- Có năng khiếu tạo hình, có bộ óc thẩm mỹ cao.
- Một số lĩnh vực cần có đôi bàn tay khéo léo.
Kỹ năng, thái độ của nhà thiết kế:
- Đối với nhà thiết kế cần có tính kiên trì, vì một sản phẩm thiết kế mang tính mỹ thuật thường mất rất nhiều thời gian để tạo nên đôi khi còn phải làm làm đi làm lại công đoạn đó nhiều lần.
- Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi. Ngành thiết kế - mỹ thuật luôn luôn thay đổi và đòi hỏi sự mới mẻ. Chính vì vậy mà các nhà thiết kế luôn luôn phải trau dồi, học tập, lĩnh hội, tiếp thu nhiều cái mới. Để từ đó tạo ra được nhiều sản phẩm mới mẻ, độc đáo cho con người.
- Yêu vẻ đẹp của con người. Nhà thiết kế cần khai thác những vẻ đẹp tiềm ẩn mà chưa được khai thác của con người để dựa vào đó tạo ra những sản phẩm có vẻ đẹp đó được con người ưa chuộng sử dụng rộng rãi.
1.5. Điều kiện làm việc và cơ hội phát triển của ngành thiết kế - mỹ thuật
Những nhà thiết kế thường làm việc trong văn phòng, xưởng thiết kế. Nghề này cũng là một trong những nghề có tỷ lệ người làm việc tự do cao nhất trên thế giới nói chung và ngành thiết kế của nước ta nói riêng.
Trong những năm trở lại đây, trong các ngành nghề bộ mặt của ngành thiết kế - mỹ thuật có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực. Các lĩnh vực thiết kế - mỹ thuật ngày càng được mở rộng, điều kiện, môi trường làm việc của nhà thiết kế ngày càng hiện đại với thu nhập cao. Đây cũng chính là lý do khiến thiết kế đang trở thành một trong những ngành nghề được các bạn trẻ quan tâm nhiều nhất. Hiện nay cũng có các đơn vị tổ chức nhiều cuộc thi cho các nhà thiết kế trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là đồ họa, thời trang, mở ra nhiều cơ hội phát triển, việc làm trong lĩnh vực này,
1.6. Các mức thu nhập của nhà thiết kế - mỹ thuật hiện nay
Mức lương cho người chưa có kinh nghiệm, mới ra trường thường từ 5 – 6 triệu VND/ tháng.
Mức lương dành cho người có kinh nghiệm:
- Vị trí nhân viên có kinh nghiệm từ 1 năm trở nên thường được hưởng 400 USD trở lên tương đương với 9 triệu VND/ tháng.
- Vị trí cấp điều hành như phó phòng, thiết kế có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên mức lương được hưởng khoảng 900 USD trở lên tương đương khoảng hơn 20 triệu VND/ tháng.
2. Một số nghề nghiệp trong việc làm thiết kế - mỹ thuật
2.1. Việc làm thiết kế đồ họa
Do sự bùng nổ của thương mại điện tử cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thương hiệu, thị trường sản phẩm luôn đòi hỏi sự mới mẻ điều này dẫn đến ngành thiết kế đồ họa sẽ trở thành ngành hót nhất trong những năm tới.
2.1.1. Thiết kế đồ họa là gì?
Ngành thiết kế đồ họa là ngành nghệ thuật giao tiếp bằng hình ảnh mang tính chất ứng dụng. Đó là sự kết hợp giữa ý tưởng, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ và sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra một thông điệp bằng hình ảnh hay một tác phẩm nào đó mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh, thương mại, công nghệ và những mục đích khác của con người.
Các sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa phục vụ cho rất nhiều mục đích như truyền thông, quảng cáo, thương mại, giáo dục, giải trí...Như bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu gồm có logo, poster quảng cáo, bao bì sản phẩm. Ngoài ra còn có bìa sách, tạp chí, giao diện website, hình ảnh truyền hình, nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình,...
Thiết kế đồ họa cũng được coi là một ngành học hấp dẫn. Đó là sự kết tinh của ý tưởng sáng tạo và quan điểm nghệ thuật của người thiết kế. Thông qua các công cụ đồ họa, nhà thiết kế tạo nên những sản phẩm thu hút người xem theo cách ghi nhớ và ấn tượng. Tất cả những sản phẩm ấy đều được gọi là sản phẩm đồ họa, bạn thấy hàng ngày nhưng không biết gọi tên như thế nào.
Ta có thể hiểu đơn giản đồ họa là một từ khái quát bao gồm thiết kế của chữ viết, hình ảnh, màu sắc, bố cục. Nếu bạn là một người hay để ý thì bạn sẽ thấy được những sản phẩm đồ họa trên đều có đầy đủ các yếu tố đó nhưng chỉ khác là được trình bày theo những cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận.
2.1.2. Ngành thiết kế đồ họa được học những gì?
Đối với ngành thiết kế đồ họa chương trình đào tạo bao gồm các học phần, môn học đại cương, cơ sở ngành và hệ thống đồ án chuyên ngành giúp người đọc có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết chuyên sâu để có thể trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp và đầy tính sáng tạo. Các môn cơ sở ngành như:
- Nguyên lý thị giác.
- Nguyên lý thiết kế.
- Cơ sở thiết kế.
- Đồ án chuyên ngành: thiết kế thương hiệu, poster quảng cáo, quảng cáo truyền hình – TVC, thiết kế website, thiết kế sự kiện, thiết kế đồ họa động,...
Đây là ngành học mang tính thẩm mỹ cao. Người học chắc chắn phải có khiếu về mỹ thuật. Nếu bạn không yêu cái đẹp, không có khiếu về mỹ thuật bạn sẽ không thể học được chuyên ngành này. Bạn được học khối lượng kiến thức cơ sở ngành và đồ án chuyên ngành chiếm 2/3 chương trình. Ngay từ năm nhất bạn đã được tiếp xúc với nó rồi. Sinh viên được chủ động học thêm những kiến thức bổ trợ ngành qua các học phần tự chọn về thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất,... Tất cả các sinh viên muốn được tốt nghiệp ra trường đều phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp cuối khóa học.
2.1.3. Những người như thế nào phù hợp với việc học thiết kế đồ họa
- Sáng tạo nhưng trong khuôn khổ: việc bạn sáng tạo trong quá trình học thiết kế đồ họa là một điều không thể thiếu. Nhưng không vì vậy mà bạn có thể sáng tạo bất kỳ cái gì cũng được, mọi sự sáng tạo trong thiết kế đồ họa đều phải dựa trên một số nguyên tắc.
- Yêu màu sắc, thích thú với hình ảnh đẹp và mang tính đồ họa: nếu bạn là người từng mê mẩn với các ấn phẩm đồ họa, có cảm giác khá tốt về màu sắc thì ngành thiết kế đồ họa rất phù hợp với bạn.
- Bạn thích làm việc và không ưa nhàn: công việc này tuy liên quan đến sáng tạo nhưng thực chất không nhàn rỗi chút nào. Theo ngành này bạn nên chuẩn bị tinh thần làm việc liên tục, dù trong quá trình làm việc bị bí ý tưởng nhưng cũng phải vận dụng hết khả năng để hoàn thiện cho kịp deadline.
- Bạn có thể làm việc hơn 8 tiếng/ngày: ngành thiết kế đồ họa có thời gian làm việc khá linh động, nếu bạn biết cách sắp xếp thời gian thì bạn có thể làm việc ít hơn 8 tiếng trong ngày nhưng nếu khi gần đến deadline mà công việc vẫn chưa có bản phác thảo hoặc idea thì việc bạn phải làm thâu đêm là chuyện quá bình thường.
- Không ngừng học hỏi: đây là ngành đang phục vụ nhu cầu thị giác và tinh thần của hơn bẩy tỷ người trên toàn thế giới. Việc mỗi cá nhân đưa ra một ý tưởng hay một nhu cầu thì với bẩy tỷ người là con số khiến các nhà thiết kế đồ họa luôn tìm tòi, lĩnh hội, học hỏi để cho ra mắt những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người.
- Học ngoại ngữ: tại sao ngành thiết kế đồ họa phải học ngoại ngữ? Vì việc học ngoại ngữ trong ngành thiết kế đồ họa vẫn được ưu tiên hàng đầu. Khi bạn biết ngoại ngữ, một thư viện tư liệu khổng lồ sẽ mở ra, nó góp phần giúp bạn nâng cao chuyên môn dễ dàng hơn. Khả năng thông thạo ngoại ngữ cũng là một điểm cộng lớn, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc tại các công ty thiết kế đồ họa.
2.1.4. Những yếu tố cần thiết của một nhà thiết kế đồ họa
Sáng tạo không ngừng, thẩm mỹ hoàn hảo, có phong cách cá nhân riêng
Sáng tạo và thẩm mỹ là hai yếu tố hàng đầu, quan trọng, cần thiết đối với những nhà thiết kế vf đặc biệt là thiết kế đồ họa.
Cần sáng tạo không ngừng:
Sự thành công của một nhà thiết kế đồ họa đó chính là yếu tố sáng tạo. Trong thiết kế không có óc sáng tạo thì việc thất bại là điều tất yếu khi xung trận.
Nghề thiết kế là nghề làm đẹp cho muôn đời được tạo nên bởi tài năng, óc sáng tạo để đưa ra những bản vẽ đẹp mắt, hiện đại và phù hợp nhất. Sáng tạo giúp họ dễ tưởng tượng, dễ hình dung, dễ sắp xếp những thứ tưởng chừng không có trật tự thành những điều tuyệt vời, ý nghĩa và đẹp đẽ nhất.
Thiết kế đồ họa là càng cần bộ óc sáng tạo hơn, ngoài việc truyền tải hình vẽ việc sáng tạo chính là yếu tố tạo nên sự thành công, tạo nên tên tuổi của một nhà thiết kế giỏi.
Có tính thẩm mỹ cao:
Việc bạn sáng tạo thôi chưa đủ, một nhà thiết kế còn cần có con mắt thẩm mỹ cao. Khả năng thẩm mỹ tốt sẽ giúp các nhà thiết kế cho ra những sản phẩm đẹp và cuốn hút. Đôi khi việc tạo nên sản phẩm không có tính thẩm mỹ sẽ làm hỏng cả một công trình sáng tạo của nhà thiết kế.
Mắt thẩm mỹ của mỗi người một khác, tuy nhiên khi bạn đã là một nhà thiết kế bạn cần hướng đến vẻ đẹp chung, có cách nhìn nhận chung cho một xu hướng đẹp nhất định.
Cần có phong cách cá nhân riêng biệt:
Một sản phẩm thiết kế mang tính độc đáo, khác biệt cho thấy rằng nhà thiết kế đồ họa đó đã đạt được thành công trong sự nghiệp của mình là người phải có phong cách cá nhân độc đáo.
Đừng để những sản phẩm mình tạo ra mang tính chất đại trà, phổ thông mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng có thể nghĩ ra được. Để mọi người có thể nhớ đến bạn thì bạn hãy xây dựng cho mình phong cách thiết kế riêng trong mỗi sản phẩm của mình.
Trình độ, kiến thức, tư duy hoàn thiện
Ở tất cả mọi nghề chẳng nói riêng gì ngành thiết kế đồ họa các yếu tố về kiến thức, trình độ, tư duy chính là những yếu tố cần thiết nó tạo ra điều kiện cần và đủ cho sự phát triển thành công của ngành này.
Đối với những nhà thiết kế đồ họa thì trình độ, kiến thức cực kỳ quan trọng. Đó chính là nền tảng giúp họ bắt nhịp được với sự thay đổi hiện đại của cuộc sống ngày nay. Tất cả các kiến thức được học sẽ giúp người thiết kế biết nhìn nhận hơn, biết cách ứng dụng triệt để những lợi ích ở các công cụ hỗ trợ sáng tạo tối ưu mang lại sản phẩm sáng tạo mà logic hợp với thời đại nhất.
Ngoài sự sáng tạo người thiết kế cũng cần đảm bảo trình độ tư duy tốt. Cần có tư duy logic để suy nghĩ và nhìn nhận mọi sự vật theo chiều sâu, kích thích sự phát triển của não bộ và cảm nhận của óc sáng tạo.
Khả năng giao tiếp tốt, đa dang
Việc gia tiếp từ việc trực tiếp đến gián tiếp sẽ nói lên thông điệp của một sản phẩm, giao tiếp thành công khi truyền tải đúng ý của người thiết kế và người yêu cầu.
Người làm thiết kế đồ họa cần phải biết giao tiếp đa dạng từ giao tiếp hình ảnh, giao tiếp ngôn ngữ để có những cái nhìn rộng hơn, phục vụ tốt nhất cho các công trình sáng tạo của mình.
Bên cạnh các yếu tố trên thì các nhà thiết kế đồ họa cũng cần đảm bảo được tính độc lập cũng như tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, việc thuyết trình ý tưởng,...
2.1.5. Cơ hội việc làm, phát triển của ngành thiết kế đồ họa
Sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo, công nghiệp phim ảnh, các đài truyền hình, và sự xuất hiện đổ bộ của các thiết bị điện tử, di động thông minh, mức độ săn đầu người trong lĩnh vực thiết kế đồ họa tích hợp lên thiết bị truyền thông đang rải khắp mọi nơi đặ biệt là cá thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Theo thống kê của trung tâm dự báo nguồn nhân lực của Hà Nội thi trong những năm tới nước ta cần đến hơn 1 triệu nhân lực cho ngành thiết kế đồ họa.
Mặc dù mức độ việc làm rất nhiều nhưng nguồn nhân lực lại đang thiếu hụt trầm trọng và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nguồn nhân lực này trên thị trường việc làm.
Viêc làm thiết kế đồ họa tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm dịch vụ được coi là lớn nhất toàn quốc. Mức độ cạnh tranh của các công ty cũng như của các loại mặt hàng thương hiệu là rất lớn. Để tạo được sự đặc biệt cũng như có thể thu hút được khách hàng tới sản phẩm của mình thì không thể thiếu được vai trò của các thiết kế đồ họa trong công ty. Hiểu được tầm quan trọng của việc tạo hình ảnh thương hiệu mà các nhà thiết kế được săn đón nhiều và mức độ tuyển dụng rất lớn.
Một số công ty tầm cỡ tại Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng thiết kế đồ họa như Công ty TNHH Việt Nam Dong Yun Platemaking Mb, công ty cổ phần Công nghiệp Fuji Việt Nam cần tuyển kỹ sư thiết kế, công ty cổ phần truyền thông y tế Innocare tuyển nhân viên thiết kế đồ họa,... Một số công ty có nhu cầu tuyển dụng nhưng muốn tối ưu hóa thời gian tuyển dụng cũng như chi phí đã liên kết với một số website chuyên về việc làm để đăng các tin tuyển dụng. Như công ty cổ phần tập đoàn Trường Thành Việt Nam đã kết hợn với timviec365.vn đăng tin tuyển dụng nhân viên thiết kế đồ họa với các nội dung:
Mô tả công việc:
- Chịu trách nhiệm thiết kế, quản lý và phát triển về mặt mỹ thuật các sản phẩm thiết kế của công ty.
- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo trên kênh digital makerting như website, facebook, youtube,...cụ thể như banner flash, popup, email template, giao diện website/ ứng dụng, clip,..
- Thiết kế các ấn phẩm in như tờ rơi, brochure, poster, bandroll,... thiết kế các vật phẩm sử dụng trong ngày lễ, sự kiện.
- Giám sát và quản lý chất lượng in ấn của các biểu mẫu, vật phẩm quảng cáo, đảm bảo thực hiện đúng với mẫu thiết kế đã được phê duyệt.
- Thiết kế thống nhất dạng thương hiệu của công ty.
- Phối hợp với các nhân viên phòng sales marketing thực hiện các công tác truyền thông, chiến lược kinh doanh của phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của các lãnh đạo.
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
- Khả năng sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ họa như: Adobe photoshop, adobe illustrator.
- Có hiểu biết về internet, mạng xã hội, thương mại điện tử, công nghệ và các phong cách thiết kế thịnh hành.
- Có kiến thức về thương hiệu và marketing là một lợi thế.
- Có một trong các khả năng như chụp ảnh, dựng video, vẽ tay.
- Đam mê nhiệt tình với công việc, sẵn sàng tiếp thu những kỹ thuật thiết kế mới.
- Dễ dàng hòa nhập môi trường năng động, vui vẻ, tích cực.
- Nhanh nhẹn, có khả năng chịu áp lực trong công việc.
Quyền lợi được hưởng:
- Hưởng lương tháng thứ 13.
- Được đi du lịch nước ngoài hàng năm.
Ngoài ra còn rất nhiều các khu vực khác có nhu cầu tuyển dụng như khu vực miền trung có nhu cầu việc làm thiết kế đồ họa tài Đà Nẵng, miền nam có việc làm thiết kế đồ họa tại Bình Dương và rất nhiều các công ty tuyển thiết kế đồ họa tại thành phố Hồ Chí Minh,...
2.2. Việc làm thiết kế thời trang
2.2.1. Bạn hiểu thế nào là thiết kế thời trang?
Trang phục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, khi ta đi ra đường, xem trên ti vi, đọc báo, đều thấy đủ loại trang phục dài ngắn, màu sắc êm dịu hay sặc sỡ, thiên nhiên hay nhân tạo, dày hay mỏng, mang nét cổ truyền hay hiện đại,... So với thập niên về trước thôi đã thấy phong cách trang phục đã thay đổi rất nhiều và sự thay đổi, phát triển ấy nó còn được nâng cấp hơn nhiều trong thời gian tới để có thể bắt kịp với thị hiếu thẩm mĩ ngày càng cao của xã hội, của con người.
Để có thể hiểu rõ hơn về ngành thiết kế thời trang ta nên tìm hiểu thời trang là gì?
Thời trang là trang phục theo thời nó tập hợp những thói quen thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong một thời gian nhất định. Như ở thời phong kiến thời trang của phụ nữ việt là áo tứ thân, khăn mỏ quạ và cho đến ngày nay là áo sơ mi, quần âu, váy,... Ta có thể thấy được một cái nhìn thoáng qua bộ quần áo cũng có thể giúp ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học hay gọi là niên đại. Bởi bản chất của thời trang là ở chỗ nó luôn gắn liền với quan niệm thẩm mỹ, trình độ văn hóa, kinh tế của một thời đại nhất định. Trang phục chính là tấm gương phản ánh đời sống của xã hội.
Thiết kế thời trang là những người sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm thời trang làm đẹp cho con người cũng như cho cuộc sống.
Các tác phẩm thời trang thường được chia làm hai hướng riêng biệt:
- Hướng trình diễn nghệ thuật: là để các nhà thiết kế thể hiện ý tưởng thẩm mỹ, thử nghiệm các kỹ thuật hay chất liệu mới trong cắt may.
- Hướng ứng dụng thực tế: là giúp tạo ra những bộ quần áo thường ngày mà bạn vẫn thấy, mọi người vẫn mặc ở nhà, đi dự tiệc hoặc mặc đi làm,..
Thiết kế thời trang hiện đại được chia làm hai loại căn bản:
- Thời trang cao cấp được dành riêng cho những khách hàng nhất định và được điều chỉnh để phù hợp với những khách hàng đó một cách chính xác. Nhiều khi thời trang cao cấp cũng có thể được may theo kích thước tiêu chuẩn, chất liệu vải, và các đường cắt may thiết kế biến nó trở thành sản phẩm thời trang cao cấp dành cho các giới thượng lưu, nhà quý tộc.
- Thời trang may mặc sẵn là những sản phẩm làm theo kích thước tiêu chuẩn, không làm cho khách hàng cố định nào cả, vì thế mà chúng phù hợp với tất cả mọi người. Chúng cũng được chia làm hai loại là bộ sưu tập của nhà thiết kế và bộ sưu tập cắt may. Với những bộ sưu tập của nhà thiết kế có chất liệu tốt hơn và hoàn thành như một thiết kế độc nhất, chỉ có một. Chủ yếu được thiết kế để trình diện nhiều hơn để bán.
2.2.2. Với ngành thiết kế thời trang sinh viên được học gì?
Các sinh viên theo học ngành này, bên cạnh việc được đào tạo khả năng cảm thụ và nắm bắt cảc xu hướng thời trang đương đại. Khả năng hoàn thiện theo quy trình khép kín, phác thảo các ý tưởng, việc chọn nguyên liệu, các khâu thiết kế rập – cắt – may. Học cách thiết kế phục trang, thực hành trang điểm. Nắm vững kiến thức quản lý chất lượng, quản lý thương hiệu.
Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp những kỹ năng hỗ trợ như trang điểm, nhiếp ảnh, thiết kế và phối hợp phụ trang,...Để có đầy đủ kiến thức, chuyên môn có thể tự tin làm việc ở tất cả các khâu trong lĩnh vực thời trang.
2.2.3. Tuyển dụng thiết kế thời trang đòi hỏi những gì?
Để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà tuyển dụng trên tất cả mọi phương diện thì một nhân viên chuyên thiết kế thời trang cần có được và trang bị cho mình những yếu tố sau:
Lòng đam mê nghiêm túc
Việc sáng tạo không hề dễ, đặc biệt đó lại là ngành thiết kế thời trang, một ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Đây là một ngành công nghiệp có mức độ cạnh tranh cao và gặp áp lực công việc nhiều nhất. Do vậy yếu tố cốt lõi giúp bạn có thể tồn tại và sống sót trong suốt quá trình học vượt qua mọi áp lực và đạt được những mục tiêu của bản thân đó chính là lòng đam mê, tính yêu chân chính đối với nghề thiết kế thời trang.
Tính sáng tạo và khiếu nghệ thuật
Ngoài yếu tố trên còn cần có tính sáng tạo và khiếu nghệ thuật là yếu tố thứ 2 tiếp lửa cho con đường bạn đang chọn. Đã là một nhà thiết kế thời trang thì chắc chắn bạn muốn tự mình cho ra đời những mẫu thiết kế do mình tự sáng tạo ra hơn là việc bạn đi chép ý tưởng của một người khác.
Khi bạn có khả năng cảm thụ nhiều khía cạnh của nghệ thuật như âm nhạc, văn học, cuộc sống... đó sẽ là chìa khóa mở ra rất nhiều cánh cửa mới, là nguồn dinh dưỡng màu mỡ nuôi sống óc sáng tạo của bạn.
Ngoài ra bạn nên biết hạn chế cái “tôi” của mình và dường như nó không hay trong nhiều mặt khác của cuộc sống. Nhưng một khi bạn đã quyết định trở thành người sáng tạo ra nghệ thuật thì nghiễm nhiên bạn sẽ hiểu được cái “tôi” ấy không còn là vấn đề nữa. Bạn biết kiềm chế bản thân, điềm đạm trong mọi vấn đề của cuộc sống và nhìn nó dưới con mắt của một người nghệ sĩ thực thụ.
Các khả năng, kỹ năng cần thiết
- Vẽ: Đây là phương diện duy nhất giúp nhà thiết kế thời trang truyền tải ý tưởng. Không đòi hỏi là nguệch ngoạc hay trau chuốt, chỉ cần bạn hiểu và người khác hiểu chính xác được nó thì bạn đã hoàn thành được một nửa chặng đường. Ngoài ra bạn nên chú ý đến tỉ lệ và bố cục của các mẫu phác thảo.
- May, drapping, làm rập: ba kỹ năng tiếp theo sau kỹ năng vẽ là may, drapping và làm rập. Khi học trên giảng đường bạn phải học được cách làm rập 2D, drapping và công đoạn may để có thể hiện thực hóa các mẫu thiết kế. Trong ba khâu này có rất nhiều kỹ thuật mà bạn cần phải học và ghi nhớ. Tất cả các kỹ thuật đó bạn sẽ được học và đào tạo trong các buổi học thực hành trên lớp.
- Đồ họa: bạn cần biết các phần mềm photoshop, corel draw, adobe lllustrator, adobe indesing,...Yếu tố này bạn không cần nhất thiết phải giỏi nhưng tối thiếu bạn phải biết đến chúng và các thao tác căn bản của từng ứng dụng. Vì nhưng thao tác này sẽ có ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phác thảo ý tưởng lên hình mẫu của sản phẩm thiết kế của bạn.
2.2.4. Những điều cần chú ý trong quá trình tạo ra sản phẩm của nhà thiết kế
Các chi tiết trên trang phục: đây là điều khá quan trọng. Vì thời trang xoay quanh với những phom hình, kiểu dáng. Những thiết kế mới luôn có một mối liên quan đến tinh thần thời trang của các thập niên cũ cứ thay nhau quay trở lại và liên tục được cải tiến và biến tấu. Bạn cần phải hiểu được rằng các chi tiết sẽ giúp cho mẫu thiết kế của bạn trở nên nổi bật, khác biệt, độc đáo mà không trùng với bất kể mẫu thiết kế nào của người khác.
Có sự am hiểu về màu sắc, các loại vải và chất liệu từng loại vải: khi đã là một nhà thiết kế thực thụ thì bạn chắc chắn biết năm điều mà giới chuyên môn và những người am hiểu thời trang quan tâm trong một bộ sưu tập đó là màu sắc, chất liệu vải, phom dáng, chi tiết và ý tưởng. Bạn cần phải trau dồi cho mình những kiến thức về các loại vải. Bạn cần phân tích được các loại chất liệu mà bạn sử dụng và đảm bảo được chắc chắn nó phù hợp với mẫu thiết kế, với xu hướng thị trường và phụ hợp theo các mùa trong năm.
Đôi khi những sản phẩm bạn tao ra ngoài thực tế khác xa so với những gì bạn thể hiện trên bản vẽ. Nhưng đừng quá lo lắng về điều này, bạn hãy xem xét lại cẩn thận tỉ mỉ bản vẽ cúng như chất liệu tạo nên trang phục mà bạn đã chọn.
Khả năng nghiên cứu và tìm tòi: để tạo ra được những cái mới bạn cần phải am hiểu những cái cũ để dựa vào những cái đã qua bạn thay đổi và phát triển nó theo hướng hiện đại và tiến bộ. Lịch sử mỹ thuật, lịch sử thời trang là hai môn cơ bản mà tối thiểu bạn phải học. Đã là người sống với thời trang bạn tất nhiên sẽ phải biết nhiều về các nhân vật nổi tiếng với những xu nào đã và đang thịnh hành, càng biết nhiều thì lợi thế của bạn càng lớn.
Ở quá trình truy tìm ý tưởng bạn cần phát huy khả năng nghiên cứu thông tin, hình ảnh. Đây là cách thức duy nhất để bạn có thể hiểu được chính bạn đang muốn làm gì. Một bài nghiên cứu càng sâu sắc, càng phong phú thì những sản phẩm nghệ thuật của bạn càng tuyệt vời.
2.2.5. Những lĩnh vực thời trang mà bạn cần nên biết
- Haute couture – thời trang cao cấp.
- Ready to wear – trang phục ứng dụng dành cho nam giới, nữ giới và trẻ em.
- Trang phục lót – underwear, lingeries.
- Trang phục thể thao – sportswear.
- Trang phục dệt kim – knitwear.
- Thiết kế phụ kiện – accessories: túi xách, giày dép, mũ, nón,...
- Thiết kế trang sức – jewelry.
2.2.6. Khâu rập – việc làm thiết kế rập trong ngành thời trang
Khâu rập là một trong các khâu quan trọng trong quá trình thiết kế thời trang. Ta có thể hiểu thiết kế rập đơn giản là:
Trong nghĩa của từ tiếng việt thì thiết kế được hiểu là trình bày tài liệu kỹ thuật có tính toán, bản vẽ cho một công trình xây dựng, cho một sản phẩm hay một mẫu thời trang,... Rập là động từ có nghĩa là đúng với mẫu có sẵn, rập cùng một khuôn, cùng một cách thức làm việc đều khớp với nhau.
Như vậy thiết kế rập là hoạt động tạo ra một bản vẽ kỹ thuật ứng dụng trong may mặc, từ bản vẽ đó mà người thợ cắt và may các chi tiết thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng bản mẫu.
Đối với quá trình sản xuất công nghiệp các sản phẩm thời trang phục vụ cho cuộc sống thì khâu thiết kế rập rất quan trọng không thể thiếu được. Việt Nam hiện nay có hàng nghìn nhà xưởng, các công ty may mặc vẫn đang thiếu nguồn nhân lực khâu thiết kế rập – đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng công nhân rập tại các khu công nghiệp rất lớn.
2.3. Thiết kế cơ khí – việc làm kỹ sư thiết kế cơ khí
2.3.1. Hiểu thế nào là thiết kế cơ khí
Thiết kế cơ khí là một trong những khâu mang tính chất quan trọng trong quá trình tạo ra một sản phẩm cơ khí. Việc tiến hành làm các bản thiết kế cơ khí giúp ta hình dung ra được các sản phẩm mà sắp được chế tạo ra, qua đó ta hiểu được chi tiết các bộ phận cũng như tính toán được công xuất, cách thức hoạt động của sản phẩm,...Người tạo ra các bản vẽ thiết kế cơ khí được gọi là nhân viên thiết kế cơ khí,kỹ sư thiết kế cơ khí.
Công việc của nhân viên thiết kế cơ khí và của kỹ sư thiết kế cơ khi không khác nhau nhiều lắm. Nhưng yêu cầu đối với thiết kế cơ khí thì cần có tính linh động hơn, có khả năng tự học và giải quyết các vấn đề phát sinh, mức độ công việc đương nhiên là khó hơn.
2.3.2.Mức lương trung bình được hưởng
Việc làm kỹ sư thiết kế cơ khí mang tính chất khó đòi hỏi tư duy cao. Do vậy mà mức lương cho kỹ sư thường từ 7 triệu VNĐ trở lên. Khi bạn là kỹ sư có kinh nghiệm từ 10 triệu VND/ tháng trở lên. Mức lương càng cao thì tương ứng với cấp độ quản lý như phó phòng, trưởng phòng. Còn các nhân viên thiết kế thì mức lương họ được nhận từ tầm 5 triệu đến 8 triệu đồng/ tháng.
2.3.3. Các công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí cần làm là
- Thiết kế chi tiết máy móc hệ thống thiết bị nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, lò công nghiệp.
- Thiết kế bản vẽ chi tiết 2D, 3D Autocad.
- Bóc tách bản vẽ.
- Lên bản yêu cầu vật tư.
- Kết hợp với các bộ phận sản xuất – chế tạo để hoàn thành dự án.
- Thiết kế các sản phẩm cơ khí, quản lý bộ phận cơ khí.
- Tham gia và hướng dẫn giám sát quá trình chế tạo sản phẩm và lắp ráp sản phẩm của công ty.
- Tính toán, phân tích, thiết kế nguyên lý, kết cấu máy móc, thiết bị.
- Thực hiện các bản vẽ thiết kế đảm bảo đạt các yêu cầu.
- Xây dựng các bản vẽ mô tả về hệ thống máy móc, thiết bị đảm bảo đạt yêu cầu, đề xuất thực hiện thiết kế cải tiến.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra và lắp ráp máy móc, thiết bị theo bản vẽ thiết kế.
- Lập tiến độ gia công, điều phối nhân lực thực hiện.
- Trực tiếp kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Cập nhận, hoàn thiện các bộ bản vẽ thiết kế.
2.3.4. Cơ hội việc làm kỹ sư thiết kế cơ khí trong tương lai
Trong tương lai tới lượng máy móc, các thiết bị phục vụ quá trình làm việc và sản xuất sẽ không ngừng gia tăng. Quá trình của việc cải cách công nghiệp hướng tới việc hiện đại hóa các giây chuyền sản xuất với công xuất tối ưu đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để đạt được những điều này ta cần đến các bậc thầy trong ngành cơ khí – chế tạo và đặc biệt là đội ngũ các kỹ sư thiết kế cơ khí. Các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng ngày càng được xây dựng nhiều đòi hỏi nguồn nhân lực lớn trong ngành cơ khí - chế tạo chú trọng là các kỹ sư thiết kế cơ khí.
Mặc dù nhu cầu tuyển dụng thì nhiều nhưng nguồn cung thì không đủ để đáp ứng. Nước ta đang tồn đọng vấn đề “thừa thầy thiếu thợ” – người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm rất ít so với những người chỉ có học vấn trong ngành này. Đây là một điều rất đáng lo ngại trong việc phát triển kinh tế. Để có thể khắc phục được điều này thì chỉ có thể nhờ vào chính những sinh viên đang theo ngành thiết kế cơ khí hãy tự mình nâng cao trình độ, chuyên môn của bản thân thì cơ hội việc làm mới luôn rộng mở.
2.4. Việc làm Thiết kế nội thất – tuyển dụng thiết kế nội thất
Được du nhập và tồn tại ở Việt Nam khá lâu nhưng các lĩnh vực thiết kế và trang hoàng nội thất mới thực sự phát triển, được chú ý trong vài năm trở lại đây. Nhiều người sẽ lầm tưởng với nghề kiến trúc sư.
2.4.1. Thiết kế nội thất là?
Thiết kế nội thất là quá trình mô tả một nhóm các dự án khác nhau liên quan đến sự chuyển đổi không gian nội thất thành các thiết lập hiệu quả cho phạm vi các hoạt động của con người xảy ra ở đo. Thiết kế nội thất còn là một nghề kết hợp sự sáng tạo, kiến thức mỹ thuật và các kỹ năng kinh doanh. Nhà thiết kế nội thất làm việc với khách hàng và các chuyên gia thiết kế khác để phát triển các giải pháp thiết kế được an toàn, chức năng, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của những người sử dụng không gian ( trích nguồn Wikipedia ).
2.4.2. Là một nhà thiết kế nội thất cần nắm được 7 quy luật cơ bản
Để tạo ra được một không gian hài hòa, ấn tượng và có tính nghệ thuật thì một nhà thiết kế nội thất cần nắm vững được 7 quy luật cơ bản trong thiết kế nội thất. Những quy luật , nguyên tắc không thể thiếu này bạn sẽ được học khi theo ngành thiết kế nội thất ở các trường đại học,cao đẳng, các khóa đào tạo chuyên ngành.
Quy luật cân băng:
Cân bằng là sự cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian nội thất từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, cấu tạo không gian nội thất, màu sắc, ánh sáng,...
Cân bằng mô tả sự phân bố trọng lượng bằng hình ảnh trong một căn phòng, là yếu tố quan trọng để kết hợp vào tất cả các không gian nội thất. Điều này được thể hiện qua một trong ba cách là đối xứng, không đối xứng và đối tâm.
Cân bằng đối xứng được thể hiện bằng cách các nhà thiết kế nội thất sử dụng đối tượng không giống nhau có trọng lượng hình ảnh tương đương, tạo được sự thu hút. Việc cân bằng đối xứng dẫn đến nhiều thiết kế nội thất đa dạng và sống động.
Đối xứng xuyên tâm là kiểu đối xứng được dàn trận xung quanh một điểm trung tâm. Như thiết kế cầu thang hình xoắn ốc có sự cân bằng đối xứng xuyên tâm, mặc dù nó không được sử dụng nhiều trong nội thất nhưng từ đó ta hiểu được đối trọng trong đối xứng tâm.
Quy luật nhịp điệu:
Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại của nhiều hình, nó thường lặp lại hơn 3 lần. Nhịp điệu để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nhịp điệu hình thành các yếu tố trong một bố cục được lặp lại. Nhịp điệu có thể là màu sắc, hình dạng, bố cục,...Nhịp điệu vận dụng trong thiết kế tạo nên một dòng chảy êm đềm của tầm nhìn, tạo nên sự hài hòa, nhiều khi còn tạo được điểm nhấn, ấn tượng cho căn phòng.
Quy luật nhấn mạnh:
Nhấn mạnh tạo ra hiệu ứng thị giác đủ để thu hút và giữ sự tập trung cho không gian nội thất. Trong nghệ thuật và đặc biệt trong thiết kế “nhấn mạnh” một nguyên tắc không thể thiếu của môi thiết kế, mỗi tác phẩm. Để đạt được hiệu quả của việc nhấn mạnh là tạo ra trung tâm của sự quan tâm hay còn gọi là một tâm điểm.
Quy luật hài hòa:
Hài hòa là sự tổ hợp các yếu tố chung tính chất phổ quát như hình dạng, tổ chức, màu sắc, vật liệu, kiểu dáng,...Để có thể đạt được sự hòa hợp tất cả mọi thứ trong một căn phòng, không gian người thiết kế nội thất nên phối hợp làm nổi bật nên một chủ đề, một tâm trạng, một phong cách.
Luật tương phản:
Tương phản trong nghệ thuật và tương phản trong thiết kế là hai yếu tố khác nhau, chúng đối lập nhau.
Các loại tương phản: nó xảy ra khi bạn sử dụng cùng lúc màu sắc – nóng và lạnh, các đường nét – thẳng và cong, đứng và ngành, hình dạng – vuông và tròn, chất liệu – mịn và thô ráp, nhịp điệu – nhanh và chậm,...tất cả giúp tạo nên sự tương hỗ, độc đáo, khác biệt mà bạn thể hiện trên bản thiết kế.
Luật cân xứng:
Luật cân xứng yêu cầu mọi thành phần trong không gian cần có mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng, đồng nhất bản vẽ thiết kế nội thất. Sự cân xứng bao gồm những mối quan hệ về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh.
Luật tỷ lệ:
Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa, đó là việc so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc tố,... Đảm bảo được các tỷ lệ vàng, tỷ lệ 1/3,...đều là các tỷ lệ đẹp thường được áp dụng trong thiết kế nội thất.
Với việc làm thiết kế nội thất bạn cần nắm rõ những yếu tố trên để tư vấn cho khách hàng trước khi thiết kế đòi hỏi bạn cần phải hiểu sâu về kỹ năng chuyên môn của mình.
2.4.3. Tuyển dụng thiết kế nội thất thường yêu cầu những gì?
Để có thể làm việc được cũng như đáp ứng được các nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, công ty, xưởng sản xuất thì các nhà thiết kế nội thất cần có được những yêu cầu sau:
Một là khảo sát hiện trường:
Việc trang trí nội thất là phần tiếp nối của kiến trúc công trình. Cho nên việc đo đạc, khảo sát hiện trạng kiến trúc là phần không thể thiếu trong bước khởi động công việc thiết kế. Cho dù công trình mới xây, có bản vẽ thiết kế từ kiến trúc sư công trình, công việc khảo sát đo đạc hiện trạng cũng vẫn cần thiết. Đôi khi trong quá trình xây dựng có thể đã có một số thay đổi khác trong bản vẽ.
Nếu như công trình bạn đảm nhận mà bạn không tiến hành khảo sát, kiểm tra đầy đủ thì quá trình thiết kế nội thất của bạn sẽ thiếu chính xác và không đạt được kết quả như mong muốn. Dẫn đến mất rất nhiều công sức và thời gian trong quá trình sửa đổi bản vẽ, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các sản phẩm.
Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng sử dụng:
Một nhà thiết kế không hiểu rõ những đặc điểm về nhu cầu, tính cách cũng như sở thích của người sử dụng thì sẽ chẳng bao giờ trở thành một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp được.
Đơn giản ta có thể hiểu được thiết kế phòng ngủ của người lớn từ kích thước cho đến nội thất, màu sắc cho đến phong cách phải khác phòng ngủ của trẻ em. Không gian phòng cho một em trai hiếu động phải khác với bé gái dịu dàng. Hay khi bạn nhận một đơn thiết kế trang trí nội thất cho một khách sạn, nhà hàng hay trung tâm mua sắm ngoài việc bạn nghiên cứu đối tượng đặt hàng ra thì bạn còn cần nghiên cứu các khách hàng trong tương lai của nơi bạn đang thiết kế. Nhưng những đối tượng này bạn không thể trao đổi trực tiếp hay gặp gỡ hỏi han. Khi đó những hiểu biết về tâm lý con người, về xã hội, óc phán đoán của người thiết kế trở nên quan trọng, quyết định thành công của thiết kế. Bạn sẽ không phải tự mình đưa ra những quyết định được mà cần sự hỗ trợ từ phía khách hàng. Chính họ là người tư vấn cho bạn đối tượng khách hàng mà họ muốn hướng tới là ai, tầng lớp nào, có đặc điểm gì, và điểm cần quan tâm là phong cách cửa hàng họ muốn thể hiện như thế nào,...
Thiết kế công năng sử dụng: trang trí nội thất không chỉ đơn thuần là để ngắm mà nó còn phải có công dụng, tiện lợi cho việc sử dụng. Trước khi vào tìm ý tưởng hay phong cách thẩm mỹ riêng biệt thì nhà thiết kế phải xắp sếp, bài trí các vật dụng như giường, tủ, bàn, ghế,... lên trên mặt bằng. Trong quá trình lên sơ đồ bản vẽ nhà cửa, phòng ốc thì các kiến trúc sư cũng đã mô tả các vị trí của các vật dụng một cách sơ phác trên mặt phẳng. Nhưng đó chỉ là những gợi ý sơ sài mà các nhà thiết kế nội thất vẫn cần phải chủ động trong công cuộc bài trí và sắp xếp các thiết bị đó.
Tìm phong cách chủ đạo: phong cách thiết kế là nhân tố chính tác động đến cảm nhận thẩm mỹ của mọi người khi bước vào không gian nội thất. Để cho mọi người có thể cảm nhận một không gian nhẹ nhàng trẻ trung hay một không gian sang trọng, lịch sự thì việc bạn chọn phong cách ở giai đoạn này sẽ quyết định điều đó. Đôi khi các nhà thiết kế không cần tìm ý tưởng chủ đề sáng tạo cho bản thân mà họ có thể đưa ra được ngay chủ đề cổ điển hay hiện đại,...phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Một điều đáng quan tâm nữa là phong cách nội thất của bạn đưa vào trong không gian phải phù hợp, hài hòa với phong cách kiến trúc sư đã gửi gắm vào công trình. Như một công trình mang tính cổ điển với những đường công tinh tế ta không thể đưa vào đó những nội thất mang tính hiện đại nhiều đường nét vuông tròn.
Thiết kê màu sắc, vật liệu: sau giai đoạn phác thảo và tìm ra chủ đề thì đến giai đoạn nhà thiết kế phải dựa vào đó để lựa chọn màu sắc chủ đạo, các vật liệu thích hợp để hoàn thiện các vật dụng thiết kế. Các kiến thức mà bạn được học như bố cục tạo hình, thẩm mỹ phối màu sẽ phát huy tác dụng ở công đoạn này. Các nhà thiết kế cần có khối kiến thức về các loại vật liệu như sơn, veni, gạch ốp, vải bóc, các loại gỗ,... Không những thế mà còn cần phải am hiểu tường tận tính năng sử dụng cho đến kỹ thuật thi công lắp đặt, giá cả,...để qua đó có thể chọn được vật liệu phù hợp và trong khả năng ngân sách của công trình.
Thiết kế, lựa chọn trang thiết bị: ngoài công việc bố trí các vị trí như bàn, ghế, tủ,...phục vụ chức năng sử dụng mà nó còn là yếu tố quyết định phong cách kiến trúc. Với các đồ nội thất thông dụng, bình thường ta có thể dễ dàng lựa chọn trong các quyển mẫu catalog. Nhưng đối với các nội thất thiết kế cao cấp mang tính thẩm mỹ cao thì rất khó để có thể tìm được mẫu tương ứng vì thế mà nhà thiết kế nội thất còn phải kiêm luôn cả thiết kế mẫu mã. Với các công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp thường có một phòng thiết kế riêng kết hợp với các xưởng sản xuất để đưa vào quá trình sản xuất các sản phẩm thống nhất về phong cách thẩm mỹ và ý đồ thiết kế.
Giám sát thi công: để đảm bảo sản phẩm của mình đúng như bản thiết kế thì các nhà thiết kế nội thất đều phải theo dõi quá trình thi công một cách chặt chẽ, thường xuyên. Công việc giám sát cũng không đơn giản, cần phải chọn lựa, kiểm tra hàng trăm loại vật liệu để có thể đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn thiết kế, phối hợp hài hòa với nhau, giám sát thật tỉ mỉ để đảm bảo các chi tiết trên đồ vật giống y hệt trong bản vẽ của họ.
Ngoài tất cả các yêu cầu trên thì để có thể thành công trên con đường sự nghiệp của mình, phát triển và gắn bó lâu dài được với nghề cũng như nơi làm việc thì một nhà thiết kế còn cần có các yếu tố khác nữa là sự đam mê công việc coi đó là nguồn sống của bản thân mình. Có sự sáng tạo để bắt kịp xu thế thị trường đang ngày một thay đổi. Luôn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, có tính kiên trì. Các nhà thiết kế nội thất cần tìm dấu ấn riêng cho bản thân mình – đó là những ý tưởng, luồng suy nghĩ riêng biệt và độc đáo được mọi người ủng hộ. Có các kỹ năng làm việc như khả năng quản lý dự án, kiểm định và đánh giá công việc, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng sống và kiến thức xã hội.
Trên đây là những yêu cầu khi tuyển dụng thiết kế nội thất. Ngoài ra trong quá trình tìm việc làm tư vấn hay các công việc khác bạn có thể tìm hiểu những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ngành nghề mà mình muốn ứng tuyển bằng cách tham khảo những thông tin việc làm mới nhất, hot nhất trên trang Timviec365.vn.
2.5. Việc làm kỹ sư thiết kế điện
2.5.1. Kỹ sư thiết kế điện là gì?
Kỹ sư thiết kế diện là người thực hiện công việc mô phỏng, xắp sếp các cấu trúc trong mạng lưới điện của một ngôi nhà, tòa nhà, khu chung cư hay các khu công nghiệp,... hay các đồ vật liên quan đến điện hiện diện trong cuộc sống hàng này con người đang sử dụng. Một số lĩnh vực công việc mà các kỹ sư thiết kế điện thường làm:
- Thiết kế hệ thống điện động lực.
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
- Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc.
- Thiết kế hệ thống báo động.
- Thiết kế hệ thống bảo vệ chống sét.
- Thiết kế hệ thống tiếp địa.
- Thiết kế hệ thống điều khiển và đo lường.
- Thiết kế hệ thống điện động lực.
2.5.2. Việc làm kỹ sư thiết kế điện cần những yếu tố, yêu cầu gì?
Các công việc chủ yếu của các kỹ sư thiết kế điện trong quá trình làm việc là:
- Sử dụng các kiến thức khoa học về các hành vi và các tác động của các loại điện để thiết kế, phát triển các hệ thống, thành phần, thiết bị hoặc các thiết bị sử dụng điện.
- Cần có khả năng làm việc theo nhóm dự án đa chức năng với các đồng nghiệp cở các ngành kỹ thuật điện.
- Quản lý được đội ngũ nhân viên cấp dưới và nắm được tiến độ công việc của họ.
- Cần có sự sáng tạo, tối ưu hóa, nâng cấp các loại mạng điện, mạch điện, thiết bị điện,...và thể hiện sự sáng tạo đó thông qua các bản vẽ và xin ý kiến phê duyệt của cấp trên.
- Tuân thủ các nguyên lý trong bản vẽ thiết kế điện.
2.6. Việc làm kỹ sư thiết kế kết cấu
2.6.1. Đặt ra câu hỏi: Kỹ sư thiết kế kết cấu là gì?
Kỹ sư thiết kế kết cấu là người thiết lập, tính toán, vẽ ra nguyên lý, kết cấu, chi tiết các cơ cấu, cụm cơ cấu, máy móc, công trình hay phần mềm thể hiện qua tài liệu thiết kế bao gồm các bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu, lưu đồ,... làm cơ sở cho kỹ sư công nghệ lập ra quy trình công nghệ chế tạo ra các sản phẩm phục vụ cho một ngành nào đó.
2.6.2. Mô tả công việc vị trí của kỹ sư thiết kế kết cấu
Nhiệm vụ và trách nhiệm của kỹ sư thiết kế kết cấu bao gồm:
- Tiến hành tính toán, phân tích kết cấu và đưa ra những nhận định, các giải pháp thiết kế kinh tế và hiệu quả về xây dựng thông qua bản vẽ.
- Đi thực tế công trường khi được yêu cầu.
- Tiến hành kiểm tra chất lượng bản vẽ và tính toán do bản thân hoặc các thành viên khác trong nhóm thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên.
- Đảm bảo các bản vẽ được cấp trên kiểm tra và phê duyệt trước khi đưa ra triển khai.
- Soạn thảo báo cáo vắn tắt về thiết kế kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu.
- Hỗ trợ thực hiện các bản vẽ thiết kế kết cấu khi được yêu cầu.
- Xem xét bản vẽ thi công và trình duyệt vật tư từ nhà thầu, quản lý xây dựng.
- Tuân thủ các quy trình thiết kế của công ty và các quy định, tiêu chuẩn của ngành.
2.7. Các chuyên ngành khác liên quan đến việc làm thiết kế - mỹ thuật
2.7.1. Kỹ sư thiết kế xây dựng
Kỹ sư thiết kế xây dựng là người có khả năng thiết kế các công trình xây dựng. Họ phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng – khoa thiết kế xây dựng tại các trường đại học xây dựng hoặc các trường có chuyên ngành xây dựng.
Việc làm kỹ sư thiết kế xây dựng hiện nay khá phổ biến. Do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của con người ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại. Chính vì lý do này mà ngành thiết kế xây dựng đang trở thành ngành hót mà rất nhiều bạn sinh viên đã và đang có nhu cầu theo học.
2.7.2. Thiết kế game
Ngày nay từ “game” không còn lạ lẫm gì với mỗi chúng ta đặc biệt là giới trẻ. Nhiều loại hình game với đồ họa đẹp mắt thu hút người chơi như game liên minh huyền thoại, Audition, võ lâm,...Ai là người đã tạo ra những ứng dụng game như vậy, giúp con người giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng? Xã hội gọi họ là người thiết kế game.
Thiết kế game là:
Game design – thiết kế game được hiểu giản đơn là lên những ý tưởng cho game bao gồm việc viết những bản mô tả về game: game này là game gì? Cách chơi ra sao, nhân vật trong game như thế nào? Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để có thể thiết kế được một game hay mà khiến cho mọi người đều thích.
Cơ hội việc làm thiết kế game và thách thức:
Vài năm trở lại đây cụm từ game design đã trở nên quá quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Nghề thiết kế game là ngành hót nhất trong các ngành thiết kế - mỹ thuật được ví là nghề hái ra tiền vì mức lương khủng cũng như khoản thu lợi nhuận khổng lồ khi phát hành sản phẩm.
Để có thể ra mắt được một game đủ đô là một danh sách các công việc bao gồm từ những nghề chuyên môn trong ngành như thiết kế đồ họa – vẽ hoạt cảnh, lập mô hình, thiết kế nhân vật, thiết kế bề mặt. Thiết kế các màn chơi và trò chơi, viết chương trình. Quản trị mạng trực tuyến – dành cho bộ phận điều hành trực tuyến các game trên mạng. Sản xuất – tức là lo mọi việc liên quan từ sáng tạo trò chơi đến nội địa hóa game cho thị trường trong nước.
Ngoài các ngành trên thì học thiết kế- mỹ thuật còn có thể làm giáo viên dạy mỹ thuật tại các trường tiểu học hay bạn có kỹ năng chuyên môn tốt có thể học lên cao hơn và xin làm giảng viên dạy thiết kế - mỹ thuật tại các trường đị học có khoa chuyên ngành này.
3. Một số câu hỏi mà các bạn sinh viên hay đặt ra cho việc làm thiết kế - mỹ thuật
3.1. Ở đâu tuyển thiết kế đồ họa không cần kinh nghiệm?
Câu hỏi này được đặt ra khi các bạn sinh viên ngành thiết kế đồ họa mới ra trường. Họ mới hoàn thành xong việc học trên giảng đường và chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Sinh viên cũng gặp không ít khó khăn khi đi xin việc tại các công ty, nhiều khi họ bị từ chối phỏng vấn vì không có kinh nghiệm trong ngành. Sẽ mất thời gian đào tạo rất lâu, nên các công ty lớn cũng rất ái ngại nhận dù bạn có đầu óc sáng tạo phong phú như thế nào đi chăng nữa.
Thực tế chỉ ra, không ít sinh viên ngành thiết kế đồ họa nộp CV xin việc nhưng bị từ chối thẳng thừng. Tất nhiên, một trong số những lí do chủ yếu mà họ đưa ra đó chính là không có kinh nghiệm. Nhìn vào CV xin việc của ứng viên gửi, nhà tuyển dụng thường nhìn ngay vào kinh nghiệm làm việc. Họ sẽ dễ chịu rủi ro nếu như CV xin việc của ứng viên ghi không có một chút kinh nghiệm nào. Vì vậy, nhà tuyển dụng khá ái ngại khi tuyển ứng viên đang còn là sinh viên dù cho họ cảm thấy khá tiềm năng.
Để có thể lựa chọn cho mình một công ty có nhu cầu tuyển dụng thiết kế đồ họa không cần kinh nghiệm, mách bạn một cách rất đơn giản. Hiện nay trên thị trường việc làm có rất nhiều các website chuyên về tuyển dụng việc làm uy tín, chất lượng với các ứng dụng tiện ích phù hợp với các nhu cầu của vấn đề việc làm trong xã hội.
Như website timviec365.vn có tính năng là tìm việc làm theo chức vụ bạn muốn ứng tuyển, khu vực bạn muốn ứng tuyển, công việc bạn đang muốn làm. Thao tác rất đơn giản bạn chỉ cần gõ timviec365.vn ấn vào trang và điền lần lượt các thông tin vào mục tìm kiếm. Chưa đầy 10s bạn rẽ nhận lại được kết quả rất nhiều tin nhà tuyển dụng đang muốn tìm kiếm sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong ngành thiết kế đồ họa.
3.2. Những công ty nào tuyển nhân viên thiết kế đồ họa làm tại nhà?
Nguồn việc làm ngành thiết kế đồ họa vô cùng lớn nó trải rộng trong mọi lĩnh vực, khối lượng công việc cũng rất nhiều. Nên các công ty chuyên thiết kế đồ họa cũng cần tuyển các thiết kế làm ngoài giờ hành chính hoặc nhận công việc về nhà làm mà không cần đến công ty nhưng cũng phải đáp ứng đủ chỉ tiêu được giao. Công việc này cũng phù hợp với các bạn sinh viên đang họ ngành thiết kế đồ họa muốn có kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.
Hiện tại trên web timviec365.vn có hơn 300 tin tuyển dụng nhân viên thiết kế đồ họa làm tại nhà. Bạn có thể tham khảo để tìm được công việc phù hợp tại khu vực mong muốn việc làm cũng như tạo thêm thu nhập cho bản thân.
3.3. Những khu vực nào thuộc miền Nam có nhu cầu tuyển dụng ngành thiết kế - mỹ thuật?
Việc làm thiết kế tại Đồng Nam thuộc khu vực miền nam đang có nhu cầu tuyển dụng lớn với các việc làm freelancer thiết kế, việc làm part time designer, việc làm nhân viên thiết kế 3d,...
Website timviec365.vn với 8 năm hoạt động trong lĩnh vực việc làm đã ký hợp đồng dịch vụ hớn hơn 1000 cty chuyên thiết kế - mỹ thuật đăng tin tuyển dụng các vị trí trong công ty. Thông qua web này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình các công việc có liên quan đến thiết kế - mỹ thuật.
Trên đây là những vấn đề hiện nay đang được quan tâm về việc làm thiết kế - mỹ thuật. Những điều mà bạn còn nhiều thắc mắc về ngành nghề này có thể tham khảo trong bài viết này. Mong qua bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc, từ đó có thể định hướng tương lai nghề nghiệp và cũng tìm được cho bản thân công việc phù hợp. Chúc các bạn thành công.
+ Xem thêm