Cơ Hội Việc Làm Thực Phẩm - Đồ Uống Uy Tín, Lương Cao
Mẫu CV Thực phẩm - Đồ uống đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
1. Tìm hiểu khái quát về ngành Thực phẩm - Đồ uống
Thực phẩm – Đồ uống hiện nay đang lên ngôi, trở thành một ngành học thuộc vào lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng rất rộng rãi. Tuy vậy, có nhiều người không hiểu rõ ràng về tính chất của ngành cho nên dễ bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp mà ngành mang lại. Một vài thông tin cơ bản sau đây chắc chắn sẽ mang đến cho các bạn những hiểu biết cần thiết, quan trọng nhất về ngành Thực phẩm - Đồ uống để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho sự nghiệp tương lai của mình.
1.1. Ngành Thực phẩm – Đồ uống là gì?
Ngành Thực phẩm – Đồ uống hay cũng được gọi là ngành Công nghệ thực phẩm, chính là một ngành chuyên về lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản, thực hiện việc kiểm tra và đánh giá về mặt chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình chế biến. Đồng thời, ngành còn nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới, tạo nguồn nguyên liệu cho các lĩnh vực từ thực phẩm đến hóa học, dược phẩm,...
Những ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm vô cùng đa dạng vì toàn bộ những kiến thức liên quan đến thức uống, đồ ăn và vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đều ứng dụng từ ngành này.
1.2. Thực trạng ngành Công nghệ thực phẩm
Như đã nói ở trên, ngành công nghệ thực phẩm ngày một chiếm vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Ở nước ta, dân số đông khoảng 90 triệu người, lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khoảng 7,5% mỗi năm thì nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm càng lớn và phong phú hơn, đặc biệt là nhu cầu đối với thực phẩm sạch, chế biến an toàn.
Bên cạnh những lĩnh vực chính thuộc nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật như chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu – bia – nước giải khát, dầu ăn, chế biến tinh bột,... thì lĩnh vực công nghệ thực phẩm đang ngày một mở rộng và thu hút nguồn lao động trong nước.
Việt Nam là một nước luôn đi đầu về hoạt động xuất khẩu nông sản thế nhưng những dòng sản phẩm đã được chế biến sẵn thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc khai thác. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị, và đặc biệt là nguồn nhân lực chính là những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của ngành này.
Thực trạng hiện tại, nước ta đang thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề vững chắc ở trong lĩnh vực này. Đây chính là khó khăn lớn đặt ra cho nền kinh tế nhưng đồng thời nó cũng là cơ hội giúp cho những kỹ sư chuyên ngành công nghệ thực phẩm có thêm cơ hội để thành công. Bởi vậy, ngành công nghệ thực phẩm sẽ chính là một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho bạn khai thác tiềm năng của bản thân và nắm bắt cơ hội để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
1.3. Ngành công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không?
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm rất lớn. Nếu theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ bản, nền tảng nhất, chuyên sâu về sinh học và hóa học, về nguyên liệu chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp chế biến,... với mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cộng đồng.
Khái niệm việc làm ngành Thực phẩm - Đồ uống
Không những thế, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực chế biến cá, công nghệ làm đông lạnh thủy sản, chế biến sữa – chất béo, bảo quản – chế biến lương thực, chế biến đường, đồ uống,...Với những chương trình đào tạo chuyên sâu và đa dạng như thế này thì tốt nghiệp công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc hay không? vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ đang trên con đường định hướng, theo đuổi ngành học này.
1.3.1. Công nghệ thực phẩm ra làm việc gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc ở trong những doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm. Ví dụ như nhà máy chuyên chế biến sữa, thịt, cá, chè, cà phê, đồ ăn hộp,... Hoạt động sản xuất, chế biến diễn ra nhiều nhất tại Nhật Bản, nếu không có điều kiện làm việc ở nước ngoài thì bạn cũng có thể “gia nhập” vào các công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngoài ra, các viện nghiên cứu hay công ty có liên quan tới vấn đề lương thực – thực phẩm cũng có thể xuất hiện trong danh sách định hướng những địa điểm tìm công việc của bạn. Với vị trí này, bạn hoàn toàn có thể đứng vào hàng ngũ của những người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao, phụ trách các đầu việc như bảo quản và chế biến thực phẩm, nâng cao chất lượng thực phẩm, vừa phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thậm chí bạn còn có thể trở thành một chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng tại các trung tâm y tế, trung tâm dinh dưỡng hay y tế dự phòng.
Tóm lại, sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể đảm nhận vị trí công việc sau:
• Nhân viên kiểm định chất lượng – QA
• Nhân viên kiểm soát chất lượng của nguyên liệu – QC
• Kỹ sư công nghệ thực phẩm
• Kỹ sư sản xuất
• Chuyên viên nghiên cứu, phát triển sản phẩm (R&D)
• Kỹ sư sản xuất
• Kỹ thuật viên sản xuất
• Trình dược viên
• Nhân viên bếp
• Chuyên gia dinh dưỡng
• Nhân viên phòng thí nghiệm
• Nhân viên thu mua
• Giám sát viên sản xuất
• Nhân viên vận hành máy
• ...
1.3.2. Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc hay không?
Vốn là một ngành mới có cơ hội việc làm lớn, lại được ứng dụng đa dạng, mang tính thiết yếu trong cuộc sống cho nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề theo học ngành này sẽ khó xin việc.
Với tính ứng dụng cao trong đời sống, lại có nguồn việc làm đa dạng, phong phú cho nên ngành Công nghệ thực phẩm chính là một điểm sáng trong danh sách nghề nghiệp nên lựa chọn theo học. Trong khi nhiều ngành đang có dấu hiệu chững lại, các cơ hội việc làm khác trở nên khó khăn hơn thì Công nghệ thực phẩm vẫn luôn mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
1.4. Thu nhập của ngành Công nghệ thực phẩm
Thu nhập luôn là yếu tố được chúng ta quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Bởi mục đích chủ yếu của chúng ta khi theo đuổi một công việc nào đó bên cạnh việc thỏa mãn sở thích và niềm đam mê chính là mức lương, hơn hết, mức lương chính là nhu cầu của cuộc sống, là cơ sở để bạn trang trải cuộc sống cũng như tạo ra nhiều điều kiện để cháy hết mình với niềm đam mê.
Với ngành công nghệ thực phẩm, mức lương khởi điểm dành cho một tân cử nhân rơi vào khoảng từ 6 đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này được đánh giá là khá cao so với những tân cử nhân của nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Và con số này có thể thay đổi rất nhiều nếu như bạn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho công ty.
Thêm một điểm đáng lưu ý nữa, đó là ngành công nghệ thực phẩm nước ta có được sự phát triển nổi bật như hiện nay đó là nhờ vào sự góp mặt của rất nhiều bên đối tác lớn. Đó là các công ty đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,... Khi bạn nhận được cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài thì mức thu nhập sẽ còn cao hơn nữa. Đồng thời đó là cơ hội vô cùng thuận lợi để bạn có thể học hỏi thật nhiều kiến thức chuyên ngành, trau dồi nhiều kỹ năng quan trọng cho sự nghiệp của mình.
2. Một số vị trí việc làm tiềm năng trong ngành Thực phẩm - Đồ uống
Chúng ta đã liệt kê những việc làm chủ yếu trong ngành Thực phẩm đồ uống ở nội dung trên, sau đây, tìm hiểu chi tiết hơn nữa ở từng vị trí đó sẽ giúp cho bạn biết được ngành nào phù hợp với mình.
2.1. Việc làm qa qc thực phẩm
Việc làm QA – QC nói chung là quản lý chất lượng của sản phẩm, đang là một ngành hết sức phổ biến hiện nay. Nếu muốn thành công ở vị trí việc làm này thì chắc chắn bạn nên tìm hiểu ngay thông tin bên dưới đây:
2.1.1. Công việc chính của ngành QA là làm gì?
QA là từ viết tắt của từ Quality Assurance, chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng sản phẩm dựa vào việc đưa ra quy trình làm việc. Nhiệm vụ chủ yếu mà một QA phải tiến hành đó là:
• Đề xuất và đưa ra những quy trình phát triển sản phẩm.
• Đưa ra tài liệu, biểu mẫu và những hướng dẫn đề có thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
• Kiểm tra lại việc thực hiện quy trình của các bộ phận
• Nhắc nhở bộ phận phát triển sản phẩm
• Điều chỉnh, thay đổi quy trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp
Sau đây là những kỹ năng quan trọng mà một người nhân viên QA cần phải có:
Một QA cần phải hiểu sâu về những kiến trúc hệ thống trong phần mềm bởi vì nhiệm vụ công việc của họ khá rộng. Hơn nữa còn có khả năng phân tích số liệu, làm việc tốt với những số liệu đó, còn phải biết tổ chức, tư duy logic, hệ thống.
Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ và giao tiếp với những nhóm làm việc khác cũng hết sức cần thiết, giúp các bạn khai thác tốt thông tin về dự án, sản phẩm, dễ dàng ứng dụng nó vào trong việc xây dựng hệ thống.
Một yêu cầu nữa bên cạnh việc trau dồi kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực phần mềm thì nhân viên QA còn phải hiểu rõ về những chứng chỉ ISO, CMMI,.. có ở trong phần mềm nhằm xây dựng quy trình chuẩn mực cho đội nhóm.
2.1.2. Việc làm của nhân viên QC
QC - Quality Control, là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm. QC có hai vị trí phổ biến là Manual QC và Automation QC, trong Đó Manual QC thì không đòi hỏi về kỹ năng lập trình còn Automation thì đòi hỏi về kỹ năng lập trình.
Nhiệm vụ chính mà các QC phải thực hiện bao gồm:
• Tìm hiểu về hệ thống, phân tích các tài liệu về hệ thống, thiết kế test và tiến hành test các chương trình phần mềm trước khi giao tới tay khách hàng.
• Lập kế hoạch về kiểm thử. Kiểm thử thường do các Leader QC thực hiện
• Viết Scrip cho Automation test
• Sử dụng test tool tạo các test case hay script chi tiết
• Phối hợp cùng nhóm lập trình để fix bug, báo cáo chi tiết cho các bên liên quan dựa theo từng dự án.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm của các QC rất nhiều ở hầu hết các công ty phần mềm vì vị trí này có liên quan trực tiếp tới việc phát triển sản phẩm. Những người nhân viên PQA và QC sẽ tương tác cùng nhau. Trong đó, PQA thì đưa quy trình làm việc cho nhóm phát triển sản phẩm. QC sẽ kiểm thử sản phẩm, thực hiện những quy trình mà PQA đưa ra. PQA giám sát việc đó.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, mỗi một nhân viên QC cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng sau đây:
• Kỹ năng làm code nếu như bạn đảm nhận cả Automation
• Có kiến thức về các khía cạnh, chức năng của sản phẩm vì phải thực hiện nhiệm vụ review sản phẩm
• Có tính cách cẩn thận, kỹ tính do công việc đòi hỏi sự chính xác cao, chú ý tới mọi khía cạnh của sản phẩm, bao gồm cả những vấn đề có khả năng sẽ phát sinh
• Giao tiếp tốt do QC cần trao đổi, làm việc với nhiều thành viên ở trong đội nhóm, là người truyền đạt ý kiến cũng như phản hồi lại ý kiến của mình cho Project Manager, Deverloper,...
2.2. Việc làm kỹ sư công nghệ thực phẩm
Kỹ sư công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu, có vai trò cụ thể và vị trí như thế nào đối với công việc? chính là những vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ làm việc tại các nhà máy, các công ty chế biến thực phẩm, đảm nhận vai trò của người cán bộ về điều hành, quản lý sản xuất, công nghệ và kỹ thuật, quản lý và đảm bảo chất lượng QA và QC,... Ngoài ra còn gánh vác rất nhiều trọng trách khác, điển hình như lên kế hoạch sản xuất, làm chuyên gia trong phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm,...
Việc làm kỹ sư công nghệ thực phẩm
Ngoài các nhà máy, công ty ra thì kỹ sư công nghệ còn làm việc tại các Viện nghiên cứu về thực phẩm, các trường hệ từ trung cấp chuyên nghiệp đến hệ cao đẳng, đại học; làm việc trong những cơ quan nhà nước về quản lý thực phẩm như trung tâm Y tế dự phòng, chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm từ cấp tỉnh trở lên; những cơ quan phân tích và kiểm định thực phẩm trong vai trò là người cán bộ giảng dạy,
2.3. Việc làm quản lý sản xuất thực phẩm
Người quản lý sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm về những hoạt động sản xuất tại nhà máy, bắt đầu từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào cho tới tổ chức, giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng của sản phẩm, điều phối vận tải, lưu kho, quản lý thiết bị, nhân sự,...
Để xin việc làm vào vị trí này thì bạn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
• Tốt nghiệp bậc Đại học chuyên ngành về Thực phẩm – Đồ uống
• Có kinh nghiệm làm việc, có kiến thức về quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, kho bãi, vận tải, cung ứng.
• Có tố chất, khả năng lãnh đạo
• Có hiểu biết về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
• Giao tiếp tốt, khả năng giải quyết vấn đề
• Khả năng làm việc độc lập
2.4. Việc làm quản lý chất lượng thực phẩm
Vị trí này sẽ theo dõi và kiểm tra chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, sự cố gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cụ thể hơn, người quản lý chất lượng sản phẩm sẽ là người đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu, bao bì sản xuất; đảm bảo vệ sinh thực phẩm từ máy móc, thiết bị, nhà xưởng; kiểm tra nguyên liệu nhập kho và tồn kho, nguyên liệu cung ứng, các điều kiện để lưu kho thực phẩm.
Ngoài ra, nhân viên quản lý còn phải xây dựng những tiêu chuẩn để kiểm tra nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân tích và xem xét những khiếu nại từ phía khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân sản phẩm kém chất lượng.
Khi xin việc làm nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm, bạn hãy tìm hiểu những điều cơ bản nhất trong yêu cầu tuyển dụng:
• Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thực phẩm
• Có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng, hiểu biết những quy trình công nghệ, sản xuất, quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại, quy trình đánh giá sản phẩm, các thủ tục đăng ký,...
• Nắm vững hệ thống thanh kiểm tra của nhà nước, cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm
• Có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động
• Khả năng làm việc dưới áp lực cao
2.5. Việc làm nhân viên quản lý kho
Việc làm quản lý và điều hành đồng thời chịu trách nhiệm đối với các hoạt động về xuất – nhập, lưu kho, giao hàng, bảo quản hàng hóa ở trong bãi. Vừa tổ chức và xây dựng bộ máy, quy trình công việc cho kho, dự báo những hàng tồn,... và rất nhiều công việc khác nữa.
Yêu cầu bạn cần có trình độ đại học trở lên, có khả năng lập kế hoạch cũng như dự báo tốt, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, công việc còn đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kho bãi; có khả năng xử lý tình huống và giao tiếp tốt; nhanh nhẹn hoạt bát và có sức khỏe tốt.
3. Bạn nên tìm việc làm Thực phẩm - Đồ uống ở đâu?
Ngành Thực phẩm – Đồ uống hiện nay đang dần trở nên phổ biến, bao phủ khắp các tỉnh thành. Do đó, bạn có thể tìm việc làm thực phẩm tại Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Tiền Giang, Hải Phòng, Đồng Nai,... Đây là những địa điểm có nhiều cơ hội về việc làm trong lĩnh vực này hơn cả.
Nhưng có lẽ việc làm công nghệ thực phẩm tại Hà Nội, việc làm công nghệ thực phẩm tại Bình Dương và Đà Nẵng có sức hút mạnh mẽ nguồn nhân lực hơn cả. Không khó hiểu điều này bởi đây là những địa điểm có tốc độ phát triển kinh tế cao, dân số sinh sống đông đúc cho nên nhu cầu về thực phẩm rất lớn.
Tìm việc làm công nghệ thực phẩm
Đi kèm với nhu cầu lớn đó chính là những hệ quả trong việc sử dụng thực phẩm. Người tiêu dùng ngày một quan tâm hơn tới chất lượng thực phẩm tiêu dùng cho nên các công ty lớn, có thương hiệu là nơi họ trao gửi niềm tin. Chính bởi vậy, tại các doanh nghiệp này càng cần tới một đội ngũ nhân viên chất lượng.
Bạn có thể chú ý theo dõi thông tin tuyển dụng ở một vài cơ sở có quy mô và uy tín như công ty thực phẩm Vinafood, công ty thực phẩm Vissan, công ty thực phẩm Thiên Hương, công ty thực phẩm Á Châu,... Hoặc những thông tin tuyển dụng công ty thực phẩm Cholimex, thông tin công ty cổ phần thực phẩm Cát Hải tuyển dụng cũng sẽ mang lại cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn.
Có lẽ tìm việc làm ở đâu cũng chưa phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều đáng lưu tâm hơn cả để bạn vừa thoát khỏi tình trạng thất nghiệp lại vừa thực hiện được niềm đam mê của mình đó chính là nắm bắt những kinh nghiệm ứng tuyển việc làm khi các công ty thực phẩm tuyển dụng.
4. Kinh nghiệm tìm việc làm ngành Thực phẩm – Đồ uống
4.1. Những doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm
Những cái tên vừa kể trên chưa thể hiện được hết nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường việc làm ngành công nghệ thực phẩm – đồ uống. Để bạn có thêm sự lựa chọn tìm việc làm, sau đây sẽ là những gợi ý thêm vô cùng hấp dẫn dành cho bạn.
Tại Việt Nam, có rất nhiều tập đoàn và công ty quy mô lớn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm – đồ uống, những cái tên quen thuộc có thể kể tới như Hữu Nghị Food, Tân Hiệp Phát, Vina Acecook, Kinh Đô, Vinamilk, Trung Nguyên, công ty cổ phần chuỗi thực phẩm th tuyển dụng, Vinacafe, Cholimex, Masan, Vissan, Hữu Nghị,…
Một số cái tên ít nổi hơn như công ty thực phẩm cầu tre tuyển dụng, công ty thực phẩm Dân Ôn, thực phẩm Chay Âu Lạc, Tài Ký, Vifon... nhưng nhu cầu tuyển dụng vẫn rất lớn. Do đó, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn của mình tại đây.
Cơ hội càng mở rộng hơn nếu bạn ứng tuyển tại các công ty thực phẩm nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở ở nước ta. Việc đầu quân cho những doanh nghiệp như vậy đang là xu hướng của đội ngũ nhân lực trẻ. Có thể kể tới một số cái tên tiêu biểu nổi danh trong giới Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm cơ sở vừa kể ra đây như Coca Cola, Pepsico, Nestle, Zagro, Ajinomoto, Heineken, Sabeco, Carlberg,...
Tại sao bạn lại có thể tìm kiếm cơ hội ở đây? Rất đơn giản bởi vì chính những tập đoàn này luôn đưa ra mục tiêu tìm kiếm nhân lực tài năng cho rất nhiều các vị trí. Nếu như chưa tự tin vào năng lực của chính mình, các bạn cũng có thể bắt đầu startup tại những cơ sở có quy mô nhỏ hơn để tích lũy cho mình kinh nghiệm thực tế, rèn luyện chuyên môn thêm vững vàng để tạo ra bước đệm quan trọng cho cơ hội nghề nghiệp lớn hơn tại các tập đoàn có tiếng.
4.2. Bí quyết tìm việc ngành công nghệ thực phẩm
Nếu bạn đã có định hướng, có mục tiêu làm việc tại một công ty, doanh nghiệp cụ thể nào đó rồi thì cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là theo dõi thường xuyên trang web hoặc fanpage của doanh nghiệp đó. Việc này giúp bạn chắc chắn cập nhật kịp thời các thông tin tuyển dụng, không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.
Nhưng nếu chỉ sử dụng duy nhất cách làm đó thì có vẻ bạn sẽ phải mất thêm nhiều thời gian hơn nữa mới có thể “săn” được một tin tuyển dụng “có vẻ” phù hợp mà chưa chắc đã ứng tuyển thành công phải không nào. Để xúc tiến tìm việc nhanh chóng, bạn hãy kết hợp tìm kiếm việc làm ngành thực phẩm – đồ uống tại các trang hỗ trợ việc làm uy tín như Timviec365.vn. Ngoài ra, cũng có thể truy cập facebook và tham gia vào các group việc làm liên quan đến ngành này để vừa theo dõi thông tin tuyển dụng vừa có thể trực tiếp đăng tin tìm nhà tuyển dụng.
4.3. Cách viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm ghi điểm
Đôi khi hướng trúng mũi tên vào điểm đích chưa chắc bạn đã có thể bắt trúng tên vào đích. Cũng tương tự như vậy, nếu đã tìm được một môi trường yêu thích mà bạn cảm thấy mình phù hợp để phát triển cũng đâu có dấu hiệu nào chứng tỏ bạn chắc chắn sẽ được chọn vào vị trí đó đúng không.
Vì vậy, mọi sự chuẩn bị tiếp theo là vô cùng quan trọng. Trong đó sự chuẩn bị về CV là một điều không thể thiếu. Có thể khẳng định rằng, việc chuẩn bị một bản CV xin việc làm ấn tượng chính là yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự thành công của mỗi ứng viên dù là bạn đang có nhu cầu xin việc ở ngành công nghệ thực phẩm hay bất cứ ngành nghề nào khác.
Kinh nghiệm tìm việc làm thực phẩm - đồ uống
Trong bản CV bạn hãy thể hiện kiến thức, bằng cấp và các kỹ năng nổi bật phù hợp với những yêu cầu tuyển dụng. Thể hiện chúng trong bản CV một cách rõ ràng, súc tích và đầy đủ. Có như vậy, bộ hồ sơ xin việc ngành công nghệ thực phẩm của bạn mới có cơ hội nổi bật hơn bất cứ một bộ hồ sơ xin việc nào khác.
Đặc biệt lưu ý, do ngành này mang tính đặc thù cao cho nên bạn cần nhấn mạnh tới yếu tố chuyên môn là điều quan trọng nhất. Sau đó mới nói tới kinh nghiệm và các kỹ năng có liên quan tới nghề.
Hiểu tâm lý nhà tuyển dụng, nắm rõ bản chất của nghề nghiệp thì bạn mới có thể viết được một bản CV xin việc hay. Thử đặt mình vào vị trí là một nhà tuyển dụng ngành Thực phẩm – Đồ uống, khi đó, bạn sẽ muốn ứng viên của mình thể hiện được những gì, liệu nhân viên có mang tới những lợi ích cho công ty như bạn mong muốn hay không? Đó cũng chính là những điều nhà tuyển dụng mong chờ ở bạn, hãy thể hiện rõ những điều họ muốn, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng bước vào “vòng 2” – phỏng vấn.
Khi tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm tại Cần Thơ hay tuyển dụng nhân viên phòng thí nghiệm thực phẩm ở bất cứ đâu thì các nhà tuyển dụng đều có một mục đích chung, họ muốn biết rõ ứng viên của mình có khả năng đáp ứng tất cả những mong muốn của họ hay không? Đương nhiên, mỗi một vị trí sẽ có những đòi hỏi, yêu cầu cụ thể riêng và bạn cần nắm rõ về chúng trong thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở nội dung phía trên.
Bên cạnh ngành công nghệ thực phẩm thì bạn cũng có thể áp dụng cách viết CV này khi đi tìm việc làm ngành nghề khác để có thể chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng.
4.4. Nắm bắt những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao
Bạn cần nắm thật rõ những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Nếu bạn đang tìm việc làm thực phẩm thì không cần để ý đến việc làm lâm nghiệp hay bất kỳ ngành nghề nào khác. Hãy tập trung vào ngành nghề mà bạn đang cần tìm việc làm.
Trong ngành công nghệ thực phẩm có rất nhiều vị trí tương đương với cơ hội nghề nghiệp của chúng ta cũng hết sức đa dạng. Ở hầu hết các lĩnh vực trong ngành đều có nhu cầu tuyển dụng lớn, trong đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kiểm nghiệm thực phẩm và tuyển dụng R&D thực phẩm cao hơn cả.
Với rất nhiều lưu ý đã được nói tới trước đó, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh, để ứng tuyển và xin việc làm thành công với hai vị trí này, các bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rõ kiến thức chuyên môn bạn có đối với việc kiểm nghiệm và R&D thực phẩm.
Với riêng việc làm R&D thực phẩm, có lẽ bạn chưa có nhiều hình dung về vị trí này. Vậy hãy tìm hiểu nhiều hơn ngay tại đây.
Những người theo học ngành công nghệ thực phẩm thường có xu hướng thích trở thành một R&D. R&D thực chất là vị trí nhân viên nghiên cứu, phân tích sản phẩm mới, được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Research & Development.
Khi ứng tuyển vị trí này, tất nhiên khâu đầu tiên bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin việc, hãy thực hiện theo những gợi ý phía trên. Sau đó, tập trung đầu tư cho buổi phỏng vấn. Để chuẩn bị phỏng vấn hiệu quả, ghi nhớ những bước dưới đây:
Nắm bắt thông tin công ty muốn ứng tuyển
Để hiểu về công ty quan tâm, bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi cần thiết nhất cho mình như: công ty đang sản xuất về dòng sản phẩm nào? Thương hiệu nổi bật của công ty là gì? Người lãnh đạo R&D là ai, họ đã tạo ra thành tích nào nổi bật ở trên thị trường?
Chuẩn bị tinh thần thật tốt
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn tìm cách “bẫy” bạn bằng những câu hỏi hóc búa. Những câu hỏi này đòi hỏi người nhận phải có khả năng tư duy tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề nhạy bén và đặc biệt phải có phong thái bình tĩnh. Chính vì thế nếu như không chuẩn bị sẵn tinh thần cho mình thì khi đứng trước những câu hỏi hóc búa này, bạn rất dễ bị rối trí, tỏ ra lúng túng và không biết nên xử lý tình huống như thế nào.
Khi bước vào cuộc phỏng vấn chính thức, tốt nhất, bạn hãy đem theo một sản phẩm do chính tay mình làm ra, thuyết trình cho nhà tuyển dụng nghe về các phương diện của nó và ý đồ của bạn gửi gắm vào trong đó. Một sản phẩm bằng xương bằng thịt chính là điều tuyệt vời nhất khi bạn phỏng vấn xin việc ở vị trí R&D bởi vì nó có giá trị gấp rất nhiều lần một tấm bằng đỏ những đối thủ khác của bạn đang sở hữu.
+ Xem thêm