Việc Làm Thủy Sản, Tuyển Dụng Ngành Thủy Sản Mới Nhất
Mẫu CV Thủy sản đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnĐịa điểm
Công ty
Việt Nam – hai tiếng thân thương đượm chữ tình, một dải đất hình chữ S nằm bên bờ Tây của Biển Đông, thuộc vùng biển lớn Thái Bình Dương. May mắn sở hữu chiều dài đường bờ biển tới 3260 km, biển Việt Nam có đa dạng sinh học đồng thời cũng là nơi phát sinh và phát tán nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, đóng vào quá trình tăng trưởng kinh tế cả nước. Nhu cầu tuyển dụng việc làm thủy sản tạo cơ hội cho nhiều lao động với đa dạng đầu việc làm thủy sản mới nhất. Vậy đâu là cơ hội tìm việc ngành thủy sản tại Việt Nam hiện nay?
1. Quá trình phát triển việc làm ngành thủy sản
Là một quốc gia gần biển, từ thuở xa xưa nhân dân nước Việt ta đã biết khai thác dựa vào nghề cá đã kiếm sống. Dẫu vậy nhưng đến giữa thế kỷ trước nghề này vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Và nghề cá chỉ được xem là nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Sau đó, nhận thấy tiềm năng trong nghề với nhiều phát hiện nguồn tài nguyên thủy sản tại vùng biển nước ta có thể đem lại cho nền kinh tế quốc dân cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Nghề cá đã được Đảng và Nhà nước chú trọng cho thành lập cơ quan quản lý đưa nghề cá trở thành ngành kinh tế chính, nay được lưu truyền với cái tên “ngành thủy sản”.
Đánh dấu sự phát triển của ngành với sự ra đời của Tổng cục Thủy sản năm 1960, ngành Thủy sản Việt Nam chính thức nhận được sự quan tâm phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên giai đoạn này kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, miền Bắc nỗ lực xây dựng kinh tế chi viện cho miền Nam đánh quân xâm lược Mỹ, mọi nguồn lực phải tập trung hết để giải phóng miền nam thống nhất đất nước nên ngành thủy sản chưa có nhiều nhân lực mạnh.
Sau nhiều biến cố có lúc thăng, lúc trầm, năm 1993 Nhà nước xác định xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy nguồn lực đổi mới để phát triển trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước. Ngành thủy sản Việt nam từ đó được chú trọng, đầu tư và được mở rộng về quy mô ngày một nhiều hơn, tạo việc làm mang đến thu nhập ổn định cho người lao động và đóng góp cho nền kinh tế nước nhà nguồn thu không nhỏ. Từ các giải pháp đúng đắn đó, từ cuối những năm thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đến nay ngành thủy sản Việt Nam luôn tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thủy sản lớn nhất thế giới.
2. Việc làm thủy sản – đâu là lợi thế để phát triển tại Việt Nam
Nhìn vào lợi thế địa hình, câu hỏi “đâu là lợi thế để phát triển ngành thủy sản tại Việt Nam?” dường như đã được lý giải phần nào đó. Việt Nam là vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260km với nhiều đảo và các quần đảo đẹp, nổi tiếng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển trong đó có nuôi trồng thủy sản. Thêm nữa, Việt Nam còn có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều đặc sản quý.
Việt nam có tiềm năng lớn về diện tích nuôi thủy sản biển nơi vùng biển xa bờ, bãi triều ven biển và một số hải đảo. Tự hào khi nước ta có tổng diện tích tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000 ha, trong đó diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.000 ha, diện tích nuôi vùng vịnh, eo ngách và ven đảo là gần 80.000 ha và nuôi vùng biển xa bờ 100.000 ha, diện tích còn lại phục hồi nuôi khác.
Biển Việt Nam có đa dạng các loài cá trong đó có các loài cá có giá trị kinh tế, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển chiếm tỷ trọng cao. Sản lượng cho phép khai thác tới 1,7 triệu tấn/ năm. Ngoài ra còn có trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/ năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ, bề bề,…, khoảng 2500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc, sứa. Rong biển cũng chiếm tỷ trọng khai thác cao với từ 45 – 50 nghìn tấn mỗi năm, có giá trị kinh tế trong rong câu, rong mơ,… Một số loại đặc sản quý mà Việt Nam cũng sở hữu như bào ngư, chim biển, đồi mồi cũng nằm trong giá trị kinh tế cao.
Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng phục vụ khai thác mà khả năng tái tạo được nguồn lợi cao. Theo số liệu thống kê được ở tổng cục thủy sản, khả năng của Việt Nam cho phép khai thác cá biển bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Thuận lợi về tự nhiên là không thể phủ nhận tại một quốc gia ngự trị trên vùng đặc khu kinh tế khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn Châu Á nói chung cho phát triển ngành thủy sản, nhưng nguồn lực về con người cũng góp công không nhỏ trong việc tạo lợi thế phát triển này. Hiện cả nước có khoảng 20 triệu dân cư sống ven biển và ở các đảo chiếm tới hơn 22% tổng số dân Việt Nam, là lực lượng lao động quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam có thị trường lao động trẻ dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ, có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến,… Thị trường Việt Nam thuận lợi nằm cạnh các quốc gia không giáp biển như Lào, Campuchia, là cơ hội cho thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài. Giáp ranh với quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung quốc hứa hẹn là một thị trường tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh mà Việt Nam chưa thể thỏa mãn được nhu cầu. Ngoài ra còn có hai quốc gia tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm thủy sản của nước ta như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy gần biển nhưng 2 nước này có lượng cung không đáp ứng được lượng cầu, mà giá trị thủy sản Việt Nam khai thác được lại ở mức khá phù hợp, thúc đẩy nhu cầu nhập thủy sản giúp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh ngạch xuất khẩu, vươn lên tầm cao mới.
Và một nhân tố quan trọng không thể không nhắc tới trong việc tạo ra cơ hội cho ngành thủy sản phát triển là những chính sách được triển khai đúng đắn từ Đảng bộ và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển ngành trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế cả nước. Lợi thế có sẵn, tiềm năng cần được tận dụng thành giá trị trong xuất khẩu, để có sản phẩm thủy sản tốt môi trường nuôi trồng cần được chú trọng về nguồn nước, quy trình nuôi giống,… Con giống có nguồn gen tốt để phát triển hay không? Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, phòng ngừa dịch bệnh, kìm hãm quá trình phát triển gây hại cho con giống nhằm cho ra thị trường chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nâng cao thương hiệu thủy sản Việt Nam trong tâm trí của đối tác nước ngoài.
3. Thực trạng ngành thủy sản – cơ hội việc làm hiện nay
Đặt ra mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển từ Hội nghị lần thứ 4 phấn đấu tới năm 2020 trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển đóng góp công cuộc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với định hướng chiến lược đó, sau nhiều năm triển khai nhấn mạnh khai thác và chế biến hải sản là một trong những ngành góp phần đột phá về kinh tế biển, ven biển nhằm nâng cao đời sống dân cư ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển đến nay chỉ còn một năm để thực hiện mục tiêu, ngành thủy sản không chỉ khẳng định là một ngành kinh tế biển truyền thông mà còn từng bước phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế và cũng là lĩnh vực kinh tế có đóng góp quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo mở ra nhiều cơ hội tìm việc làm thủy sản cho dân cư ven biển và trên vùng đảo.
Trong thời gian qua ngành thủy sản đã phát triển rộng rãi trên nhiều vùng ven biển của đất nước. Các đối tượng nuôi biển chủ yếu là: các biển, nhuyễn thể, giáp xác, rong biển. Trong đó, cá biển chủ yếu hiện nay bao gồm các loại cá có trữ lượng trên biển lớn như cá vược, cá chim vây vàng, cá hồng,… Kết thúc năm 2018 với kết quả mong đợi, ngành thủy sản Việt Nam ghi nhận thành công nổi bật với giá trị sản xuất tâng 7,7,% so với cùng kỳ năm trước đó. Bước sang năm 2019 với dự báo ngay từ đầu năm ngành sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhưng không vì thế mà ngành tụt giảm sản lượng. Theo thống kê tính đến tháng 7 năm nay sản lượng thủy sản cả nước vấn tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018. Nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản công bố mức lợi nhuận tích cực và dường như dự báo đầu năm có vẻ không mấy ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành.
Mặc dù vậy, đưa ra dự báo hẳn các nhà nghiên cứu đã vận dụng, nghiên cứu sâu rộng vì thế mà bên cạnh sự phát triển của nhiều doanh nghiệp thủy sản tạo điểm sáng trong ngành thì theo chiều ngược lại, đáng lo ngại khi một số doanh nghiệp như IDI, ABT đã cùng nhau báo lãi suất giảm chưa kể đến tình cảnh bi đát của AGF và đại gia HVG . Thực trạng hoạt động thủy sản năm nay không mấy khả quan vfa theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định rằng trong khi các chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất hay tổng sản lượng thủy sản về cơ bản phù hợp với năng lực sản xuất của ngành thì mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu lại ở mức khá cao.
Thực tế cho thấy sản lượng Việt Nam khai thác được cùng với sản lượng nuôi trồng thủy sản khá cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nhưng chất lượng thủy sản lại không đạt chuẩn dẫn đến giá trị hàng không cao, tính cạnh tranh so với các quốc gia khác không mấy nổi trội. Nguyên nhân một phần do nghề nuôi biển ở Việt Nam trình độ thấp, chủ yếu ở vùng ven bờ, công nghệ nuôi nhiều hạn chế chưa áp dụng được công nghệ kỹ thuật hiện đại, thị trường chưa ổn định, ngư dân bấp bênh trên biển nhiều ngày nhưng khi về lại bị trả giá quá thấp, rủi ro về thiên tai, môi trường, dịch bệnh chưa được phòng tránh cẩn thận dẫn đến phát triển thiếu bền vững.
4. Chất lượng nguồn lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngành thủy sản
Tiềm năng phát triển kinh tế biển với ngành thủy sản tăng cao. Các Tỉnh ven biển miền Trung có hàng triệu lao động tham gia hoạt động kinh tế trên biển, ven biển và trong các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản. Để đáp ứng xu hướng “cầu” tăng mạnh của người tiêu dùng, tuy năm 2019 còn nhiều “gánh nặng trên vai” với một số doanh nghiệp nhưng với nhiều Công ty lớn tỷ trọng tăng trưởng vẫn luôn dương, nhu cầu tuyển dụng thủy sản vẫn luôn duy trì giải quyết việc làm cho lao động. Nhân lực lao động biển vẫn được săn đón hàng ngày bởi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản hiện chưa theo kịp yêu cầu phát triển, khiến ngành thủy sản chưa phát huy hết tiềm năng. Nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng lao động đáp ứng yêu cầu làm việc còn khá thấp. Lao động trên các tàu cá luôn rơi vào tình trạng thiếu lao động, đặc biệt thiếu đối tượng lao động có khả năng điều khiển trang thiết bị trên tàu. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ra khơi khi nhiều tàu phải ngủ yên nhiều ngày tại bờ. Một thời gian dài tuyển không được thuyền viên, tàu vẫn chưa đi vào hoạt động, nhiều chủ tàu đã phải bán tàu để trả nợ do không có thu nhập.
Một nỗi lo luôn đau đáu trong suy nghĩ của các chủ doanh nghiệp cũng như các tổ chức tư nhân về chất lượng lao động biển về lâu dài khi mà đánh giá lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác. Ngành thủy sản có nhiều nhóm nghề với vị trí cũng như kỹ năng làm việc khác nhau mà lao động phổ thông không thể đáp ứng được. Đặc biệt trên những chuyến tàu đánh bắt xa bờ đòi hỏi lao động phải có trình độ và kiến thức nhất định về thao tác nghiệp vụ, kỹ năng chống chọi trên biển để bảo vệ sự sống khi chẳng may có bão, mưa ấp tới bất chợt. Người làm nghề không được đào tạo chuyên môn chủ yếu lao động là ngư dân tại vùng biển đánh cá theo kiểu cha truyền con nối, người đi trước truyền miệng cho người đi sau. Nhưng do công việc trên biển khá vất vả, nếu không có tình yêu biển nồng nàn hẳn chẳng một ngư dân nào có thể chống chọi được lâu, vì thế mà lớp trẻ hiện nay không muốn theo nghề biển. Nguồn lao động biển hiếm lại càng thêm hiếm, không những lao động chuyên môn mà cả lao động phổ thông cũng không có để huy động tham gia khai thác biển.
Về đào tạo chuyên môn, hiện có nước có hơn 50 trường đại học và cao đẳng chuyên đào tạo, hoặc có đào tạo ngành nghề liên quan tới nuôi trồng và chế biến thủy sản. Hệ thống trường dạy nghề từ bậc cao đẳng tới trung cấp có hơn 300 trường, cùng với hàng nghìn cơ sở đào tạo nghề chế biến thủy sản. Trong đó có một số trường nổi tiếng như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Nông Lâm Huế,… mỗi năm cho ra thị trường lao động hàng trăm kỹ sư, cử nhân hệ chính quy ngành thủy sản, tập trung chủ yếu chuyên ngành nuôi trồng chế biến thủy sản. Một vấn đề đặt ra rằng không phải cứ học thủy sản sẽ tìm việc thủy sản và theo nghề, thực tế đang hiện hữu tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành vẫn đang diễn ra. Phải chăng ngành thủy sản không đủ sức hút? Vậy phải làm sao để chiêu mộ được người lao động có tay nghề đến với biển cả bao la?
Công tác chuyển đổi cơ cấu nghề cá đã được tiến hành nhưng đâu phải dễ dàng. Trước đây khi đánh bắt xa bờ hoạt động đơn lẻ, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro. Đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân, tạo điểm tựa cho bà con ngư dân an tâm bám biển nghiệp đoàn nghề cá được thành lập. Áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương. Việt Nam đang tập trung đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực biển, lấy đó là nhân tố tạo lập bước đột phá ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
5. Tìm việc ngành thủy sản ở đâu?
Đi tìm biển! Người lao động sẽ đến đâu để gắn bó với nghề? Suốt chiều dài 3260km điểm dừng chân là đâu?
Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận trở vào, trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng. Những vùng đánh cá mạnh nhất là Kiên Giang, tiếp đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. Nghề nuôi trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu, Sóc Trăng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.
Cơ sở đào tạo chuyên môn cũng tập trung ở các khu này. Phía miền Bắc, ngành thủy sản phát triển nhưng chưa đủ mạnh để cạnh tranh với miền trong bởi lợi thế đất đai không nhiều. Một số vùng biển ở miền Bắc triển khai đánh bắt, khai thác ngoài biển như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,… Các Tỉnh tập trung nuôi thủy sản như Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn,… tuy nhiên sản lượng nuôi chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Về xuất khẩu vẫn tập trung nhiều ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.
Nếu ai đó có tình yêu với biển, muốn phát triển bản thân thành một chuyên gia nghiên cứu thủy sản biển địa điểm hạ cánh an toàn là sông nước Cửu Long. Cơ hội tìm việc thủy sản ở đây sẽ không làm bạn thất vọng bởi nơi lãnh địa này thuộc về ngành thủy sản. Hãy để tình yêu của mình cống hiến cho ngành thủy sản của Việt Nam vươn cao vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Việc làm thủy sản vẫn luôn dang rộng vòng tay.
+ Xem thêm