Tìm việc làm tổ chức sự kiện từ doanh nghiệp uy tín
Mẫu CV Tổ chức sự kiện đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
Việc làm tổ chức sự kiện – vùng đất hứa cho các bạn trẻ năng động, yêu thích các hoạt động và hòa mình trong không khí sôi động. Là một ngành vô cùng đặc biệt, làm việc đi đôi với trải nghiệm và tận hưởng. Chính vì vậy, nó đem lại niềm vui và ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người làm nghề. Bởi những điều này mà đây là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và săn đón. Cùng website tìm hiểu về việc làm tổ chức sự kiện và biết đâu bạn tìm được niềm đam mê bấy lâu nay của mình.
1. Việc làm tổ chức sự kiện – nơi hội tụ những con người năng động
1.1. Ngành tổ chức sự kiện
Ngành tổ chức sự kiện tuy là ngành “trẻ” và lấn sân vào Việt Nam chưa lâu nhưng đúng với từ “trẻ” thì sức bật của ngành vô cùng lớn. Từ một công việc bị coi là chạy vặt nơi công sở, tổ chức các hoạt động thiếu nhi, họp mặt thì sau hơn một thập kỉ, tổ chức sự kiện đã trở thành một ngành vô cùng hot. Không chỉ thỏa mãn về cuộc sống với thu nhập cao, tổ chức sự kiện đem lại cho người làm nghề sự thỏa mãn về đam mê, sở thích và được sống là chính mình trong môi trường tự do năng động. nếu có đủ đam mê thì bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ngành tổ chức sự kiện.
Vậy thực chất tổ chức sự kiện là gì? Sự kiện hay còn gọi là event (một từ tiếng anh sử dụng để chỉ sự kiện nhưng được dùng vô cùng rộng rãi có ý nghĩa như tiếng việt) là tổ hợp các hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn nhưng với quy mô tương đối lớn, ý nghĩa trọng đại, long trọng nhằm truyền tải thông điệp, mục đích của người tổ chức.
Để có một sự kiện, đầu tiên chúng ta cần có mục đích và lên ý tưởng để tryền đạt mục đích đó đến với mọi người. Tổ chức sự kiện chính là hiện thực hóa ý tưởng của bạn thông qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, tiệc, hoạt động team – building, sự kiện nghệ thuật, triển lãm,…
Bước đầu tổ chức sự kiện xuất hiện trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. nhưng sau hơn chục năm, ngành này có thấy tiềm năng phát triển vô tận của mình khi lấn sân và kết hợp với hầu hết các ngành nghề kinh tế, xã hội. đây là Kể cả những ngành mà bạn tưởng chừng như rất khô khan và cứng nhắc không phù hợp thì tổ chức sự kiện cũng uốn mình theo để kết hợp hài hòa như kinh doanh (thương trường như chiến trường), thể thao, thậm chí là hội thảo về Luật, hội nghị của ngành công an, … các lĩnh vực sự kiện (cả kinh tế và xã hội):
- Sự kiện liên quan đến kinh doanh, doanh nghiệp: tiếp thị (marketing event): hội chợ, khai trương, lễ khánh thành, giới thiệu sản phẩm,…
- Sự kiện giáo dục (educational event): lễ tốt nghiệp, lễ trao bằng, lễ tri ân thầy cô,…
- Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ: triển lãm
- Sự kiện về văn hóa, xã hội
- Sự kiện trong lĩnh vực thể thao
- Lễ hội, liên hoan, gặp gỡ giao lưu, kỉ niệm,…
Có thể thấy, tổ chức sự kiện là một ngành dịch vụ tham gia vào nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức và tên gọi. Tổ chức sự kiện là một nghề thì cũng thể thiếu người làm nghề được đúng không? Nhân viên tổ chức sự kiện là những người dùng sự sáng tạo, tỉ mỉ, cẩn thận và ân cần để tạo nên và đảm bảo sự kiện diễn ra thật trơn tru. sự phát triển trên tạo nhiều cơ hội việc làm ngành tổ chức sự kiện mà bạn có thể lựa chọn tuyển dụng việc làm tổ chức sự kiện yêu thích cho mình.
1.2. Đặc thù công việc tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là các hoạt động liên quan đến thiết kế, triển khai, kiểm soát sự kiện. Là một quá trình bao gồm các công việc:
- Lên ý tưởng, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
- Lập chương trình, kế hoạch chi tiết
- Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc tổ chức
- Tiến hành tổ chức sự kiện theo kế hoạch đúng thời gian và địa điểm
Tổ chức sự kiện có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Sự linh hoạt của nó khiến chúng tôi khó đưa ra một quy chuẩn nào nhưng chắc chắn một điều rằng để tổ chức sự kiện cần trải qua quá trình với 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn chuẩn bị (tức trước khi diễn ra sự kiện): Bạn cần tìm hiểu nguyện vọng, mục đích của bên cần tổ chức cũng như phong cách và yêu cầu của họ (cần chú ý những yêu cầu đặc biệt).
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như ngân sách, nhân sự, ngoại cảnh,…
+ Sau đó lên ý tưởng và chọn thời gian, địa điểm cụ thể để tổ chức.
+ Quảng bá truyền thông đối với sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng rộng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Thực hiện các công tác xây dựng sân khấu, chỗ ngồi, lắp đặt ánh sáng, âm thanh, trang trí,..
+ Đưa ra đề án dự phòng sự cố cho sự kiện.
Giai đoạn tiến hành tổ chức là quản lý điều hành các diễn biến trong sự kiện có thể gồm các công việc sau:
+ Đón tiếp khách mời và khai mạc
+ Phục vụ ăn uống
+ Tổ chức ca nhạc nghệ thuật
+ Phục vụ lưu trú, di chuyển (nếu có)
+ Các hoạt động phụ trợ cho sự kiện
1.3. Cuộc sống của những con người tô màu cho đời
Do tính chất tức thời trong khoảng thời gian ngắn và địa điểm không cố định nên công việc khá là cơ động. có thể là đi xa hoặc gần nhưng chắc chắc bạn phải di chuyển thường xuyên.
Là công việc linh hoạt nên những người làm tổ chức sự kiện luôn phải trong tư thế sẵn sàng ứng biến với các trường hợp, sự cố xảy ra bất thình lình. Điều này đem lại sự nhanh nhẹn, khả năng ứng phó tức thì, nhạy bén cùng đầu óc tư duy để dự đoán các sự cố có thể xảy ra để lên phương án dự phòng.
Tuy địa điểm không cố định phải đi lại nhiều nhưng chính điều này lại tạo nên sự thú vị của công việc. bạn có thể gặp gỡ nhiều người, tham gia và hiểu cơ bản nhiều ngành nghề. Và với niềm đam mê thì những điều trên như bàn đạp chấp cánh cho sự nghiệp của bạn.
2. Tuyển dụng ngành tổ chức sự kiện với một số vị trí
Ngành tổ chức sự kiện là ngành dịch vụ nên con người chính là yếu tố quan trọng của sự thành công. Bởi con người mới có sự sáng tạo về ý thức và thực hiện những kế hoạch có mục đích. Dưới đây là một số cơ hội việc làm ngành tổ chức sự kiện:
2.1. Quản lý sự kiện (Event Manager/Event Planner)
Quản lý sự kiện là người tổng quản và chịu trách nhiệm cao nhất cho chính sự kiện mà mình tổ chức. vị trí này có nhiệm vụ gặp gỡ khách hàng để trao đổi mục đích, ý tưởng. dựa trên thông tin đó, quản lý sẽ thảo luận từ trước của team của mình và các cộng sự để lập bản kế hoạch hoàn thiện. sau đó, phân công công việc chi tiết cho từng nhân sự và thống nhất các vấn đề.
Và để đảm bảo tính chặt chẽ, hạn chế rủi ro thì quản lý sẽ phải tính toán những sai sót có thể xảy ra, tiến hành kiểm tra thường xuyên thậm chí sửa chữa bản kế hoạch ngay khi kế hoạch còn nằm trên giấy. các công việc cần được chi tiết hóa càng tốt để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, quản lý sẽ phân công nhân sự dựa trên năng lực, thế mạnh của mỗi người để xếp họ vào những bộ phận khác nhau, đồng thời liên kết nhân sự, liên kết các bộ phận để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Việc tuyển dụng ngành tổ chức sự kiện với vị trí này rất quan trọng nên yêu cầu người ứng tuyển có đủ năng lực, đủ khả năng đảm nhiệm, lên kế hoạch và sản xuất toàn bộ sự kiện ,tính toán, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch kiểm soát khủng hoảng. bởi vị trí này có tầm ảnh hưởng to lớn đến việc chính sự kiện được tổ chức và uy tín của công ty. bởi nếu phục vụ không tốt sẽ khó khiến khách hàng quay trở lại đặt sự kiện.
2.2. Giám sát sự kiện (Event leader/ Event supervisor)
Nếu quản lý chịu trách nhiệm tổng quan thì giám sát viên sẽ phụ trách giám sát từng hạng mục cụ thể trong sự kiện. đây là vị trí được chuyên môn hóa trong từng khâu và giai đoạn để đảm bảo sự kiện một cách hiệu quả nhất. Trong tổ chức sự kiện có vô số mảng cần phụ trách như truyền thông, quản lý cộng tác viên ( PG, PB, MC…), tổ chức tiếp đón khách mời nổi tiếng, bảo vệ an ninh trực tự cho sự kiện… Tuy nhiên, chức vụ này chỉ có trong những sự kiện mang quy mô lớn, còn nếu sự kiện có quy mô nhỏ thì bạn nên bỏ qua chức vụ này vì có thể nó không cần thiết.
2.3. Nhân viên (Event executive)
Là người trực tiếp thực hiện các công việc chuẩn bị và tiến hành tổ chức sự kiện. Nhân viên sự kiện làm việc theo sự phân công của Quản lí hoặc của giám sát sự kiện. họ là những người sử dụng sự tỉ mỉ, cẩn thận vào những công việc nhỏ nhất cấu thành lên thiết kế, sự phục vụ cho sự kiện. Đây là vị trí tiếp xúc nhiều với những người tham gia sự kiện nên tuyển dụng việc làm tổ chức sự kiện với vị trí này có một số yêu cầu về ngoại hình, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp,…
2.4. Cộng tác viên/Tình nguyện viên (Helper/Volunteer )
Là những bạn part-time, được thuê để làm thời vụ theo dự án, hỗ trợ thực hiện những công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng lắm. những người này được định hình công việc ngay từ khi tuyển dụng tổ chức sự kiện. nếu bạn tìm việc làm ngành tổ chức sự kiện với tư cách này thì bạn có thể hình dung ngay được công việc cụ thể mà mình phải đảm nhận.
3. Kỹ năng cần có ở việc làm ngành tổ chức sự kiện
Để có thể tìm việc tổ chức sự kiện và làm được trong ngành này, ngoài việc phải nắm vững các kiến thức chuyên môn và áp dụng vào thực tế thì phần lớn bạn phải sử dụng những kỹ năng biến lý thuyết thành thực tiễn và ứng phó với các tình huống. dưới đây là một số kỹ năng quan trọng bạn cần có để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
3.1. Khả năng phân tích, tư duy sáng tạo
Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một người làm trong ngành tổ chức sự kiện. nhu cầu về tổ chức sự kiện ngày càng nhiều và đa dạng cùng những tình huống bất ngờ, đòi hỏi bạn cần có tư duy nhanh nhạy, nắm bắt được tình hình, phân tích và có những phương án để bắt kịp, thậm chí là đi đầu xu thế, sáng tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo. Từ đó mới có thể xây dựng được thương hiệu và phát triển nó một cách mạnh mẽ, vươn xa hơn trong tương lai.
3.2. Ham học hỏi và tìm tòi điều mới
Đối với đặc thù của ngành này, bạn không thể lúc nào cũng gò bó theo một khuôn mẫu, đi theo lối mòn nhất định mà phải luôn có sự thay đổi. Hoàn thành công việc nhưng vẫn phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi thêm những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích, phục vụ cho công việc, luôn cố gắng để nâng cao trình độ của bản thân, tạo ra cơ hội thăng tiến và đạt được thành công trong tương lai.
3.3. Khả năng xử lý, giải quyết vấn đề
Bất kỳ sự kiện nào cũng có thể sẽ xảy ra những vấn đề, sự cố, tình huống phát sinh hay khó khăn nhất định. Do đó, đứng trước những vấn đề đó, bạn phải làm chủ được bản thân, luôn bình tĩnh phát hiện ra nguyên nhân, nguồn gốc vấn đề và đưa ra những phương án xử lý kịp thời nhất. Đây là tố chất quan trọng, nhất là các nhà quản lý sự kiện.
3.4. Có tính cẩn thận, tỉ mỉ
Tổ chức sự kiện là ngành đòi hỏi cao về sự cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức. Nhất là khâu chuẩn bị với vô vàn những công việc lắp đặt, sắp xếp đồ đạc,… và khâu tổ chức tiếp đón những người tham gia chính vì vậy, để không xảy ra những sai sót và ấn tượng không tốt thì những người làm trong nghề này cần phải hết sức cẩn thận trong từng khâu, tỉ mỉ trong từng chi tiết, đảm bảo tốt nhất cho sự kiện.
3.5. Nghiêm túc, có kỷ luật và trách nhiệm
Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn làm việc đạt hiệu quả hơn và hơn ai hết, các nhà tuyển dụng ngành tổ chức sự kiện cũng sẽ không tuyển những người thiếu nghiêm túc trong công việc cả. Do vậy, để đảm bảo công việc một cách tốt nhất, bạn phải luôn nghiêm túc, có kỷ luật và thực hiện đúng nội quy đã đề ra của quản lý và công ty. Có như vậy mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ và có những bước tiến mới trong sự nghiệp của mình.
4. Tìm việc làm ngành tổ chức sự kiện hiệu quả ở đâu?
Sự bùng bổ của thời đại công nghệ và phát triển của mạng internet giúp tối ưu hóa việc tìm kiếm thông tin trong đó, website timviec365.vn chú trọng quan tâm tìm việc làm ngành tổ chức sự kiện.
Tìm kiếm việc làm làm nhu cầu vô cùng chính đáng và trong thời buổi kinh tế phát triển sự cạnh tranh trong việc làm cũng tăng cao. Đây chính là nơi để timviec365.vn tìm chỗ đứng của mình. Khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trong những năm qua, chúng tôi đem đến cho bạn những thông tin về tuyển dụng tổ chức sự kiện một cách nhanh chóng cụ thể về cả mô tả công việc và mức thu nhập nhằm để tạo lợi thế cho bạn trong việc nắm bắt thông tin và ứng tuyển cũng như so sánh mức lương của các công ty có cùng vị trí ứng tuyển. tạo thuận lợi cho bạn tìm kiếm việc làm tổ chức sự kiện một cách thuận lợi.
Website timviec365.vn là cấu nối giữa bạn với các nhà tuyển dụng ngành tổ chức sự kiện. Không chỉ dừng lại với việc đưa thông tin tuyển dụng, chúng tôi còn tạo điều kiện để bạn tạo CV xin việc và nộp CV online trực tiếp trên website của mình.
Hy vọng những thông tin về việc làm tổ chức sự kiện cũng như chi tiết công việc nhân sự và cơ hội việc làm tại đây giúp bạn tìm được vị trí phù hợp và tạo đà phát triển sự nghiệp của bạn trong thời gian dài. Và đừng quên thường xuyên ghé qua website timviec365.vn để cập nhật cho mình những cơ hội việc làm ngành tổ chức sự kiện tốt nhất.
+ Xem thêm