Kho việc làm xuất nhập khẩu uy tín lớn nhất, xem ngay
Mẫu CV Xuất - nhập khẩu đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: Có việc siêu tốc cập nhật cv nhanh - bật đèn xanh cho nhà tuyển dụng
Tải CV từ máy tính của bạnAI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
Địa điểm
Công ty
1. Tìm hiểu chung về việc làm xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm
Xuất nhập khẩu là một cụm từ gộp chung hai khái niệm: xuất khẩu và nhập khẩu. Chính vì thế nếu muốn hiểu xuất nhập khẩu là gì thì bạn cần phải hiểu cặn kẽ bản chất của từng khái niệm thành phần bên trong đó.
1.1.1. Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu vốn là một cụm từ đã rất quen thuộc mà ngay cả những người không có nghiệp vụ của ngành kinh tế cũng có thể hiểu. Nhưng chỉ là hiểu thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần phải hiểu thật cặn kẽ, đầy đủ về khái niệm nếu như muốn theo đuổi ngành này, mà điều đó thì không phải ai cũng có thể làm được. Vậy xuất khẩu là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì xuất khẩu được hiểu là công việc bán hàng hóa, dịch vụ của đất nước mình cho đất nước khác dựa trên cơ sở của phương thức thanh toán là tiền tệ. Nhưng trong Luật thương mại năm 2005, khái niệm về xuất khẩu được nêu rõ ràng, cụ thể tại Khoản 1, Điều 28 như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."
1.1.2. Nhập khẩu là gì?
Đi cùng khái niệm xuất khẩu chính là khái niệm nhập khẩu, là hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tìm hiểu khái niệm nhập khẩu là gì sẽ giúp bạn có hiểu biết khái quát nhất về hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc làm xuất nhập khẩu
Xét về lý thuyết, xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có sự trao đổi hàng hóa giữa những quốc gia với nhau dựa trên nguyên tắc ngang giá, tiền tệ là vật môi giới. Cũng theo định nghĩa của Luật thương mại ban hàng 2005 thì nhập khẩu là việc đưa hàng hóa nước ngoài vào khu vực lãnh thổ của Việt Nam.
1.2. Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?
Bộ phận xuất nhập khẩu tại mỗi công ty hoạt động về ngành xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với việc mở rộng về thị trường nhằm thúc đẩy các hoạt động mua bán hàng hóa. Để nhanh chóng đưa hàng hóa vào trong nước hoặc xuất bán hàng hóa nội địa ra bên ngoài thị trường quốc tế với số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào đều phụ thuộc vào chất lượng công việc của phòng xuất nhập khẩu.
Khi hoàn thiện các hồ sơ cũng như thủ tục hải quan sẽ là cơ sở tạo tiền đề cho việc lưu thông hàng hoá tránh xảy ra việc tồn vốn cùng nhiều tổn hại khác về mặt tài chính. Tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô để lựa chọn phương thức thực hiện chuyên môn hóa khác nhau.
Vậy cụ thể hơn, nhân viên xuất nhập khẩu làm gì? Sau đây là sẽ những nhiệm vụ chính yếu, quan trọng của một nhân viên làm về ngành xuất nhập khẩu.
• Thực hiện giao dịch, đàm phán, ký hợp đồng,...
• Hoàn tất thủ tục, chứng từ về xuất nhập khẩu bao gồm: bộ chứng từ vận chuyển, hợp đồng mua bán, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thủ tục giao nhận hàng, thủ tục thanh toán.
• Kết hợp với nhân viên kế toán để thực hiện những hoạt động mở L/C, làm báo cáo bảo lãnh ngân hàng.
• Tiếp nhận, đối chiếu, kiểm tra lại hồ sơ về xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu trong quá trình làm các thủ tục hồ sơ thông quan cho các lô hàng.
• Quản lý hợp đồng, theo dõi các đơn hàng, phối hợp với những bộ phận liên quan để đảm bảo đúng theo tiến độ giao – nhận hàng hóa.
• Tìm khách hàng, mở rộng thị trường theo chiến lược của công ty
• Chăm sóc khách hàng thường xuyên, duy trì tốt mối quan hệ với nhà cung cấp
• Làm công tác tham mưu, lập báo cáo nội bộ và báo cáo với cơ quan thuế, các cơ quan khác có liên quan.
Yêu cầu cơ bản nhất để người nhân viên ngành xuất nhập khẩu có thể làm tốt nhiệm vụ của mình đó là phải giỏi về ngoại ngữ, am hiểu các thủ tục về xuất nhập khẩu, kỹ năng thuyết trình, lập kế hoạch. Đồng thời có hiểu biết về điều kiện cơ bản của luật thương mại quốc tế và những phương thức để thanh toán quốc tế, phương thức vận tải quốc tế, nắm chắc những quy định pháp lý về khai báo hải quan.
2. Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu?
Trong thời đại mới, ngành xuất nhập khẩu ngày một thể hiện rõ tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Ngành đã tăng trưởng với một nhịp độ rất cao về kim ngạch, phong phú và đa dạng về mặt hàng. Thị trường xuất nhập khẩu lại được mở rộng hơn do vậy cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu là rất lớn.
Khi nhắc tới vị trí nhân viên xuất nhập khẩu, có rất nhiều người đã vô tình lầm tưởng rằng đây là một công việc “bàn giấy”, công việc của giấy tờ nhưng bản chất, nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối gắn kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó, giúp cho hoạt động lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mỗi một nhân viên trong ngành này đều phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, và quan trọng nhất là, chỉ với một số lượng nhân lực như hiện nay thì không đủ cung ứng cho hoạt động tại các công ty, vì thế cơ hội của ngành này là rất lớn..
2.1. Ngành xuất nhập khẩu luôn khát nguồn nhân lực có tay nghề
Tính đến năm 2017, ngành xuất nhập khẩu đã đạt được 425,12 tỷ USD, tăng hơn năm 2016 là 21%. Sự phát triển này khá mạnh mẽ, dẫn tới nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Theo dự báo của Trung tâm thông tin & dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thì đến năm 2020, nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ tăng lên hơn 12 triệu người, hướng chủ yếu đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao thuộc các ngành Xuất nhập khẩu – Logistics, Quản trị, Kinh tế, Cơ khí – Điện tử.
Tính riêng việc làm xuất nhập khẩu tại tphcm trong giai đoạn 2015 – 2020 thì nhu cầu về nhân lực của các nhóm ngành chúng ta đang bàn luận ở đây vẫn ở tình trạng bị thiếu hụt tới 80% nguồn lao động qua đào tạo vì có tới chừng 25 ngàn việc làm mỗi năm. Không những vậy, xuất nhập khẩu còn là một ngành mang tới nhiều cơ hội việc làm ở hầu hết mọi ngành kinh tế hiện nay.
Để trở thành một người nhân viên trong ngành xuất nhập khẩu thì bạn nhất định phải thông thạo các kỹ năng nghiệp vụ, có tầm nhìn, tư duy để góp những ý tưởng cải cách tiến bộ, xúc tiến thương mại. Ngoài ra, bạn cần phải có khả năng nhìn nhận và đánh giá rủi ro và pháp lý trong quá trình thực hiện những giao dịch Thương mại Quốc tế, cập nhật nhanh nhạy những thông tin mới trong quy trình xuất nhập khẩu cả ở trong nước và thế giới.
2.2. Sự lựa chọn nghề nghiệp đa dạng
Bạn sẽ có thể lựa chọn rất nhiều vị trí nếu bạn đang có ý định theo đuổi và mong muốn tìm việc làm trong ngành này. Những công việc có thể kể tới các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu như sau:
2.2.1. Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu còn được gọi là Oversea sale. Vị trí này thường được tuyển dụng tại những công ty chuyên làm về trading như là trading cà phê, gạo, cao su,... cho những đối tác người nước ngoài. Vì thế, yêu cầu đầu tiên cho bạn là cần giỏi ngoại ngữ, thường xuyên tìm khách hàng và sale, rao bán nông sản tại các trang web nước ngoài.
Một số công ty luôn ưu tiên nhân viên sale vì vị trí này có thể mang lại lợi nhuận. Và vì thế những công việc có liên quan tới việc mua bán như là book cước tàu,... đều được giao cho người nhân viên kinh doanh đảm nhiệm luôn.
Đồng thời vị trí này cũng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng cũ, tìm khách hàng mới. Ngoài mức lương cơ bản thì nhân viên kinh doanh còn được hưởng mức hoa hồng nếu bán được hàng.
2.2.2. Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu
Nhân viên chứng từ có thể làm ở những bộ phận chứng từ thuộc phòng xuất nhập khẩu ở một doanh nghiệp lớn và chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo ra các chứng từ về xuất nhập khẩu mà thôi. Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu tại tphcm rất nhiều, đa phần nhân viên đều làm việc trong các công ty như Forwarder, công ty về dịch vụ khai báo Hải quan, tức là chuẩn bị toàn bộ các chứng từ có liên quan tới việc thông quan.
Có thể nói, nhân viên chứng từ là vị trí được tuyển dụng rất nhiều. Công việc chính là nhập chứng từ về hàng hóa xuất và hàng hóa nhập, điển hình như làm giấy thông báo hàng đến, làm bill tàu, packing list, invoice,...
Vị trí khá là thích hợp cho những ai yêu thích nhóm việc làm văn phòng, lại không có quá nhiều áp lực. Thế nhưng do mang màu sắc của dạng công việc văn phòng cho nên bạn thường phải làm lặp đi lặp lại các công đoạn quen thuộc, phải nhập nhiều số liệu vào máy tính do vậy vị trí này đòi hỏi tính nhẫn nại và cẩn thận, khá thích hợp với các bạn nữ.
Không những vậy, vị trí nhân viên chứng từ còn thích hợp dành cho các bạn sinh viên mới ra trường vì nó sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Có thể dành từ 1 đến 2 năm làm nhân viên chứng từ rồi sau đó làm sang mảng kinh doanh, sale thì sẽ có được phong thái tự tin và kỹ năng cần thiết nhất.
Khi làm trong các công ty về xuất nhập khẩu thì bạn sẽ chịu trách nhiệm làm chứng từ để hàng hóa được xuất nhập khẩu suôn sẻ. Trong khi nếu làm việc tại các công ty nhỏ thì bạn còn cần phải làm cả việc tổng hợp nhiều đầu việc, từ khâu hợp đồng cho tới đóng hàng hóa, booking, vận chuyển và khai hải quan, thanh toán.
Thế nên có thể nói, đây là vị trí tổng hợp nhất, có nhiều đầu việc cần phải làm nhất. Nếu làm cho công ty có quy mô nhỏ, vừa thì người nhân viên chứng từ sẽ làm những công việc như sau:
• Liên hệ, đàm phán, thỏa thuận những điều khoản về hợp đồng, ký hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
• Hoàn thành bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thủ tục về giao nhận hàng , thủ tục thanh toán.
• Quản lý hợp đồng, đơn hàng xuất nhập
• Liên lạc với ngân hàng để mở L/C
• Lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa
• Liên hệ các hãng tàu, Forwarder để booking hoặc làm dịch vụ
• Liên hệ nhà xe lên kế hoạch trucking lô hàng
Còn nếu làm việc tại các Forwarder, ai cũng biết đây là một công ty dịch vụ, đóng vai trò làm trung gian thế nên nhiệm vụ của nhân viên thủ tục chứng từ có vẻ nhiều hơn vì làm với nhiều bên đối tác. Công việc với khối lượng nhiều đòi hỏi bạn phải chạy đi chạy lại thường xuyên, liên tục đến trực tiếp cảng để làm việc cùng với hải quan.
Không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm làm việc mà còn phải xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp do tính chất việc làm thường xuyên gặp các vấn đề, nhiều lô hàng khó thông quan, lại thêm thủ tục phải làm việc với cơ quan nhà nước. giấy tờ và các thủ tục khá nhiều cho nên đòi hỏi người làm phải có tính cách cẩn thận, luôn kiểm tra thật kỹ giấy tờ trước khi chuyển đến các bộ phận khác.
Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu
Nếu môi trường làm việc ở các hãng tàu thì thường vị trí nhân viên chứng từ này phải thực hiện hai nhiệm vụ chính. Đó là nhập Bill (đơn hàng), làm D/O và cấp hay cược Container. Nhìn chung thì làm việc ở đây bạn sẽ làm việc chuyên về một lĩnh vực hơn, chủ yếu là công việc nhập dữ liệu vào trong hệ thống để lên bill.
2.2.3. Việc làm giao nhận xuất nhập khẩu
Nam giới thường là những người tìm việc giao nhận xuất nhập khẩu hơn là nữ giới vì đây là vị trí thường xuyên phải đi ra ngoài thị trường. Công việc chính là phải đi giao nhận các bộ chứng từ, đi ra cảng hay sân bay hoặc các cửa khẩu, đi nộp thuế, chuyển phát nhanh thủ tục hồ sơ cho các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu. Thậm chí còn đảm nhiệm cả việc hun trùng, làm bảo hiểm, làm C/O,...
Đây là vị trí thường xuyên ra ngoài. Do đó thích hợp nam giới hơn là nữ. Công việc của bạn là phải đi giao nhận bộ chứng từ, đi nộp thuế, ra cảng, sân bay, các cửa khẩu hải quan, chuyển phát nhanh các hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thậm chí đi làm C/O, bảo hiểm, hun trùng….
2.2.4. Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
Cụm từ chuyên ngành sử dụng để miêu tả vị trí này đó là Purchasing Official, làm việc với những nhà cung cấp thông qua nhiều nguồn thông tin trong đó có internet. Đồng thời làm phân tích báo giá, dự toán chi phí nhập khẩu như thuế nhập khẩu hay phí vận tải,...
Nhân viên mua hàng còn trực tiếp soạn thảo nên Hợp đồng ngoại thương, chuẩn bị chứng từ về thanh toán như chuyển tiền hay mở L/C; thực hiện những việc làm cần thiết về vận tải,....
2.2.5. Nhân viên Nhập Khẩu
Giới trong ngành gọi vị trí này là Import Executive, làm những nhiệm vụ tương tự với một người nhân viên mua hàng nhưng đa phần không cần tìm kiếm nhà cung cấp. Vị trí này thường làm việc ở những doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, có nhà cung cấp ổn định, hoặc là các công ty độc quyền về phân phối một nhãn hiệu nào đó.
2.2.6. Nhân viên Xuất khẩu
Ở vị trí tưởng như đối nghịch lại với nhập khẩu, người ta gọi nhân viên xuất khẩu là Export Executive. Nhiệm vụ của nhân viên xuất khẩu cũng giống một người nhân viên kinh doanh, sale xuất nhập khẩu vậy nhưng không cần tìm kiếm khách hàng bởi vì công ty đã có được đầu ra ổn định. Với vị trí này thì người nhân viên chỉ cần thực hiện những đầu việc liên quan tới việc xuất khẩu thông thường mà thôi.
2.2.7. Nhân viên Xuất nhập khẩu hiện trường:
Làm việc ở vị trí này, các bạn phải trực tiếp đi “hiện trường”, tức là tới các cảng hàng không, kho bãi, cảng biển để tiến hành làm thủ tục về thông quan, sau đó nhận hàng từ công ty vận tải. Môi trường làm việc của các nhân viên hiện trường đó là các công ty dịch vụ về khai báo Hải quan, công ty Forwarder.
2.2.8. Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng
Công việc này thường xuất hiện ở ngân hàng, các công ty quy mô lớn. Luôn có một phòng riêng dành cho hoạt động thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ về việc thanh toán quốc tế như là chuyển T/T, D/P, mở L/C, kiểm tra mức độ hợp lệ của các bộ chứng từ,...
Bạn cần có kiến thức chuyên môn ở mảng thanh toán quốc tế, có hiểu biết rõ về những quy định, chuẩn mực đối với việc Thanh toán quốc tế giữa ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với khách. Ngoài ra, bạn còn cần phải giỏi về tiếng Anh. Làm việc với chứng từ khá nhiều cho nên còn đòi hỏi cả sự kỹ tính.
3. Thực trạng tìm việc xuất nhập khẩu
So với nhiều ngành thuộc khối kinh tế như hành chính – văn phòng, kế toán thì Xuất nhập khẩu chính là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển, có nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi. Đến với ngành này, chúng ta không chỉ nhận được một mức lương cao hơn so với mặt bằng chung mà còn là cơ hội thuận lợi dành cho các bạn trẻ năng động. Tính chất công việc luôn đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ năng quan trọng như đàm phán thì bạn sẽ hoàn toàn có một cơ hội để thử thách và tự phát triển bản thân.
Thực trạng tìm việc xuất nhập khẩu
Tìm việc nhà hàng là nhu cầu vốn rất được nhiều người quan tâm, song từ bắt đầu năm 2016, khi ngành xuất nhập khẩu có được những dấu ấn quan trọng thì giới trẻ đổ xô theo đuổi ngành này. Điều đó chứng tỏ sức bật của ngành là rất lớn. Nếu như bạn thực sự yêu thích công việc này thì hoàn toàn có thể theo đuổi với một sự quyết tâm cao độ.
4. Các công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội
Bước vào thời đại hội nhập, đất nước ta đang nỗ lực mỗi ngày để hoàn thành ước mơ vươn tầm thế giới. Ở trong sự nỗ lực đó, chắc chắn không thể nào thiếu đi những vai trò đóng góp to lớn của công ty xuất nhập khẩu khi thực hiện nhiệm vụ đưa sản phẩm nước nhà vươn tầm quốc tế. Sau đây chính là top 7 công ty hoạt động về xuất nhập khẩu hàng đầu tại Hà Nội. Hãy tìm hiểu thật kỹ về những công ty này để nộp CV xin việc ứng tuyển hiệu quả nhất.
4.1. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam
Công ty được thành lập với sứ mệnh chính là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, tư vấn xúc tiến xuất nhập khẩu và logistic. Trên thương trường, HBS Việt Nam đã có 8 năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn xuất khẩu và 5 năm làm nhập khẩu, đó là thời gian để công ty tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại.
Hiện tại, công ty đang đảm nhận làm tư vấn cho hơn 1 ngàn doanh nghiệp trên khắp cả nước, tư vấn ở nhiều ngành nghề khác nhau như đồ gia dụng, nông – thủy sản, thời trang, máy móc, phụ kiện,... Công ty đã xây dựng hai văn phòng đại diện tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Khách hàng lựa chọn HBS như một giải pháp tốt nhất vì công ty mang đến phương thức mua hàng trực tuyến cho khách hàng là mang đến sự thuận lợi, chủ động, đa dạng với nhiều dịch vụ tiện ích; giao hàng chuyên nghiệp, chất lượng; thanh toán an toàn; đảm bảo về xuất xứ, mẫu mã đúng theo yêu cầu của khách hàng.
4.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn thiết bị Tân An Phát
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu các dòng sản phẩm bao gồm: máy móc, vật tư - thiết bị, phụ kiện trong công nghiệp. Công ty chính là địa chỉ tin cậy cung cấp thiết bị về công nghiệp cho các nhà máy đường, nhiệt điện, xi măng, thực phẩm, đóng tàu, thép, khai mỏ, dầu khí, các thiết bị máy móc trong cơ khí, hàn cắt, thiết bị điện, gia công chế tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...
Không những vậy, công ty còn sản xuất, kinh doanh các thiết bị dạy nghề, đưa trình độ sản xuất tân tiến học hỏi được từ các nhãn hàng nổi tiếng đến từ châu Âu, châu Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc,... vào trong quá trình sản xuất của mình để nâng cao chất lượng cho sản phẩm tại các xí nghiệp, nhà máy.
4.3. Công ty cổ phần Otran Việt Nam
Là một công ty xuất nhập khẩu thực phẩm, nông sản hàng đầu tại Việt Nam, công ty hoạt động chủ yếu ở 3 mảng chính đó là chế biến – xuất khẩu hạt điều, nhập khẩu – kinh doanh đậu tương, sản xuất – kinh doanh dầu thực vật. Với những nỗ lực đạt được thì năm 2010, Otran Việt Nam đã lọt vào top 500 các doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ của Otran có thể kể tới đó chính là:
• Dầu đậu nành thô, tinh luyện; dầu đậu nành Otran, dầu Palm Olein
• Nhập khẩu lúa mì, lúa mạch, đậu tương, popcorn
• Xuất khẩu điều, cà phê, hạt macca, dầu đậu nành, sắn lát, Walnuts.
4.4. Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư
Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc khối liên minh hợp tác xã. Sau nhiều quá trình sáp nhập và chia tách thì công ty đi vào hoạt động ổn định với trên gọi là Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư từ năm 1994.
Các công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội
Công ty chuyên cung cấp tới khách hàng những thiết bị bơm công nghiệp cho nhà máy xăng dầu, hóa chất, thiết bị ngành công nghiệp, thiết bị giao thông; thi công hệ thống điện. Ngoài ra, công ty còn hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu.
4.5. Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu khu vực Mekong
Công ty hoạt động ở lĩnh vực xuất nhập khẩu và lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đại lý về nguồn hàng, đại lý về mua hàng cho các nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Với hơn 10 năm đi vào hoạt động thì đến nay, công ty đã vinh danh với vai trò là một chuyên gia của lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam với những sự hiểu biết sâu rộng về nhiều loại mặt hàng.
Các dịch vụ mà công ty cung cấp là cơ sở giúp cho nhà nhập khẩu dễ dàng thiết lập nên một mạng lưới cung cấp bền vững, hiệu quả nhưng chỉ cần đầu tư khoản chi phí thấp nhất. Công ty đã và đang làm tốt nhiệm vụ, vươn tới mục tiêu trở thành một cánh tay đắc lực của ngành xuất khẩu tại Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ của công ty bao gồm:
• Xuất khẩu giày dép, đồ nội thất, nông – lâm - thủy sản, hàng may mặc, sản phẩm từ nhựa, hàng gia dụng, túi xách, thực phẩm, các sản phẩm từ nhựa.
• Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng bằng tre
• Sản xuất giỏ hàng dành cho văn phòng, làm mây tre đan, túi tre, túi cói, giỏ mây, túi xách thời trang.
4.6. Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Artex
Công ty được thành lập vào năm 2008, đến nay đã có sự hoạt động của nhiều phòng ban chức năng và ngành nghề đa dạng. Trong số đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xuất nhập khẩu tổng hợp, dịch vụ. Kim ngạch của ngành xuất nhập khẩu ước tính đạt được 15 triệu USD mỗi năm.
Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty:
• Xuất khẩu chăn bông cao cấp, đồ thủ công mỹ nghệ, sợi các loại cao cấp.
• Nhập khẩu nhựa nguyên liệu, hạt nhựa nguyên sinh
• Các dịch vụ xuất nhập khẩu được ủy thác, phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, viên nén Pellet, thép tấm.
4.7. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân An
Công ty thành lập năm 1995, nhiệm vụ chính là nhập khẩu những loại nguyên – vật liệu về hóa chất, luyện kim, thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp. Ngoài ra, trong suốt quá trình phấn đấu gây dựng, công ty còn được biết tới là một nhà nhập khẩu và chuyên lắp đặt những thiết bị điện nhỏ uy tín nhất Việt Nam. Ngoài nhập khẩu, Tân An còn đẩy mạnh việc xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ tới nhiều đất nước như Trung Quốc, Nhật, Anh, Mỹ, Canada.
Việc làm công ty xuất nhập khẩu tại những địa chỉ nêu trên cũng sôi động như việc làm tại các công ty xuất nhập khẩu nước ngoài. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên mà bạn cần có nếu muốn làm việc tại đây. Không nhất thiết là tiếng Anh, hầu hết sự chúng ta đã có sự giao lưu, hợp tác và trao đổi hàng hóa với rất nhiều nước trên toàn thế giới.
Có những công ty tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu tiếng Nhật thì bạn sẽ phải trang bị cho mình kỹ năng tiếng Nhật cần thiết. Tương tự như vậy, tùy vào yêu cầu về ngôn ngữ là gì thì chuẩn bị cho mình chứng chỉ của thứ ngôn ngữ đó trong bộ hồ sơ khi đi xin việc.
Ngoài những công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội trên đây bạn còn có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm xuất nhập khẩu, tìm việc làm IT Phần cứng-mạng hay bất cứ ngành nghề nào ở các tỉnh thành khác bằng cách tham khảo những thông tin tuyển dụng hấp dẫn trên trang Timviec365.vn hoặc các phương tiện truyền thông khác
5. Kinh nghiệm tìm việc làm xuất nhập khẩu
5.1. Kinh nghiệm thực tập xuất nhập khẩu
Thực tập chính là dịp thuận lợi cho bạn nắm bắt nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng hầu hết các bạn sinh viên khi mới bước chân vào môi trường thực tập thì đều bỡ ngỡ về nhiều thứ như làm sao để chọn được nơi thực tập phù hợp, cần có thái độ giao tiếp ứng xử như thế nào để việc thực tập được suôn sẻ. Nhất là đối với những bạn sinh viên thực tập ngành xuất nhập khẩu thì càng cần phải trang bị nhiều thông tin quan trọng và những định hướng cần thiết trước kỳ thực tập.
Trong nội dung tiếp theo này, chúng tôi gửi đến bạn những lời khuyên bổ ích để bạn có những kiến thức cần thiết nhất cho một kỳ thực tập đạt được những hiệu quả như mong đợi, có thể dễ dàng vượt qua được những quy định khắt khe khi tuyển dụng thực tập sinh xuất nhập khẩu của nhà tuyển dụng.
5.1.1. Định hướng tìm nơi thực tập
Ngành xuất nhập khẩu có rất nhiều vị trí việc làm khác nhau mà chúng ta đã nói đến ở trên. Không phải ai cũng có thể thực tập tại vị trí yêu thích của mình. Chính vì thế cần phải chuẩn bị toàn diện những thứ cần thiết về kỹ năng, kiến thức để dù có được phân vào vị trí nào thì bạn cũng có thể làm tốt ở vị trí đó.
Ở những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bạn có thể đăng ký thực tập tại các vị trí như: nhân viên Sales, nhân viên chứng từ, nhân viên mua hàng, nhân viên giao nhận hiện trường,... Hãy tìm hiểu trước về những yêu cầu trong nghiệp vụ ở các vị trí đó, chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức trước khi thực tập.
5.1.2. Tìm người cố vấn
Khi làm công việc xuất nhập khẩu, bạn hãy yên tâm rằng mình sẽ không phải làm độc lập, công việc là cả một dây chuyền. Đó là cơ sở thôi thúc bạn cần phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức của những “đồng nghiệp” trong công ty thực tập.
Hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ thật tốt đẹp với người có khả năng có thể hỗ trợ và giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. Khám phá về cách mà người đồng nghiệp đó phát triển từ những câu hỏi về công ty, về việc làm, về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
5.1.3. Quan sát và chủ động học hỏi
Khi thực tập xuất nhập khẩu thì bạn sẽ hiểu, lý thuyết và thực tế có nhiều điểm khác nhau. Bạn phải làm nghiệp vụ trực tiếp với những lô hàng chứ không chỉ đơn thuần là hình ảnh, hình dung về chúng như khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chắc chắn khi đó sẽ có những bỡ ngỡ, những vụng về khó tránh được. Những người đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn ở một giới hạn nhất định, dù rất nhiệt tình thì họ cũng không thể dành ra nhiều thời gian để giải thích cho bạn về mọi thứ. Tất cả chỉ có thể được nhận biết nhờ vào khả năng chủ động của chính bạn.
Vậy, hãy chủ động tìm hiểu về công ty xuất nhập khẩu bạn sẽ thực tập, chủ động khám phá kiến thức thực tế hay công việc bạn được phân công. Quan trọng hơn cả là chủ động để quan sát, xử lý những nghiệp vụ xuất nhập khẩu của những đồng nghiệp xung quanh bạn vì không có bất cứ thứ lý thuyết nào mang đến cho bạn nguồn tri thức bổ ích đó cả.
5.1.4. Biết cách chấp nhận thực tế
Mới bắt đầu bước một chân vào nghề từ hoạt động thực tập, việc chưa có kinh nghiệm là điều đương nhiên. Khi đó bạn sẽ va vấp phải một vài sự cản trở trong công việc của mình. Có thể cảm giác của bạn rất tồi tệ khi cho rằng mình là một người kém cỏi, hoặc cảm thấy công việc này sao quá khó khăn.
Nhưng hãy coi đây là một chuyện thường tình, chấp nhận nó vì rằng bạn chỉ là một thực tập sinh mà thôi. Việc của bạn không phải là chán nản hay tự thất vọng về mình, thay vào đó hãy hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được phân công. Sự nhiệt tình và nỗ lực hết mình của bạn chắc chắn sẽ được công nhận, được đánh giá cao.
5.1.5. Rèn luyện tác phong chuyên nghiệp
Rất cần thiết để thể hiện tác phong chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất bạn nhé. Ví dụ như từ chuyện ăn mặc cho đến dáng đi, cách đứng; lớn hơn nữa là tác phong trong công việc và cách chấp hành quy định của nơi thực tập. Quan trọng nhất, hãy luôn luôn đúng giờ vì đây là yếu tố luôn được các công ty xuất nhập khẩu đưa lên hàng đầu, thuận theo đặc trưng nghề nghiệp.
Kinh nghiệm thực tập xuất nhập khẩu
5.2. Kinh nghiệm tìm việc làm xuất nhập khẩu
Sau kỳ thực tập, bạn sẽ phải chuẩn bị nhiều thứ hơn nữa cho một cuộc chiến mới, cuộc chiến chính thức và quan trọng, đó là tìm việc làm xuất nhập khẩu. Không còn ở trạng thái “học việc” hay “cưỡi ngựa xem hoa” như đối với kỳ thực tập nữa, lúc này, bạn thực sự đang phải chiến đấu một mình, phải chịu trách nhiệm về tương lai sự nghiệp của bản thân cho nên theo dõi những kinh nghiệm tìm việc làm ngành xuất nhập khẩu là điều vô cùng quan trọng, cần thiết.
Bạn biết đấy, yếu tố để quyết định bạn có được nhà tuyển dụng lựa chọn vào buổi phỏng vấn hay không bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức nền tảng mà họ tìm thấy trên hồ sơ xin việc. Vì thế, nếu như muốn tìm việc làm ngành xuất nhập khẩu thì bạn hãy thể hiện thật rõ những yếu tố này.
Về mặt kinh nghiệm việc làm, tất nhiên, bạn phải biết chấp nhận bản thân là một người mới. Để nắm bắt cơ hội việc làm xuất nhập khẩu dù không có thế mạnh về mặt này thì tốt hơn hết, bạn hãy liên hệ với bộ phận tuyển dụng ở nhiều công ty, bất kể là trong hay ngoài nước.
Đặc biệt đừng bao giờ kén địa điểm vì như thế bạn đang tự giới hạn những cơ hội tốt nhất cho mình. Do công việc này đang trên đà của sự phát triển, mở rộng, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cả nước. Cụ thể hơn nữa, nếu phân chia theo vùng miền, chúng tôi gợi ý bạn nên hướng sự quan tâm tìm việc tại một số địa điểm sau:
Khu vực miền Bắc: bạn có thể chú ý đến cơ hội việc làm xuất nhập khẩu tại Hải Dương, việc làm xuất nhập khẩu tại Hà Nam, việc làm xuất nhập khẩu tại Vĩnh Phúc,... và đương nhiên, Hà Nội sẽ đứng đầu trong danh sách này vì như đã phân tích, nơi đây tập trung rất nhiều công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra có thể kể tới một số tỉnh thành khác như Bắc Ninh, tìm việc làm xuất nhập khẩu tại Hải Phòng.
Ở khu vực miền trong, bạn có thể tìm việc xuất nhập khẩu tại Đồng Nai, việc làm xuất nhập khẩu logistics tại Bình Dương, Tiền Giang. Nhất là khu vực Đà Nẵng, việc làm xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng trong những năm gần đây có sức hút mạnh mẽ đối với người lao động.
Không những thế, để tìm việc làm thành công với ngành nghề này thì hãy chú ý đến bản CV xin việc. Vốn được coi là tấm giấy thông hành mang về cho bạn cơ hội được gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng cho nên đừng tiếc một chút thời gian đầu tư tìm CV xin việc mẫu và cách viết sao cho ấn tượng, gây chú ý mạnh với nhà tuyển dụng bạn nhé. Khi không có kinh nghiệm thì bạn có thể nhấn vào các thế mạnh, những thành tích đã đạt được trong học tập, trong kỳ thực tập,... thể hiện thông tin càng chi tiết thì càng dễ ghi điểm.
Nhiều nơi chấp nhận tuyển dụng xuất nhập khẩu chưa kinh nghiệm tuy nhiên, ở phía bạn, cần phải chứng minh được những giá trị tốt đẹp của bản thân mình xứng đáng đứng ở vị trí đó. Cùng một xuất phát điểm, bạn và các tân cử nhân khác tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu không có kinh nghiệm, nhưng nếu họ có được những “điểm gỡ” để bù đắp lại cho thiếu hụt này còn bạn thì không, những thứ bạn gửi tới nhà tuyển dụng chỉ là một bản CV giới thiệu cơ bản nhất về mình không hơn không kém. Vậy thử hỏi, thành công nào dành cho bạn?
Để chiếm lĩnh ngay những cơ hội việc làm tốt nhất khi các công ty xuất xuất nhập tuyển dụng, bạn hãy thực hiện ngay những gợi ý mà Timviec365.vn chia sẻ ở trên. Chúc các bạn thành công và tạo ra những đỉnh cao hơn nữa cho sự nghiệp của mình với một ngành đầy triển vọng như thế này.
+ Xem thêm